Phân tích tác động của truyền thông tới xã hội thông qua sự kiện quốc tế | Tiểu luận lý thuyết truyền thông

Thế kỷ XX đã qua và đã có bao nhiêu cuộc chiến tranh sung đột đã diễn ra trên thế  giới. Năm 2000 là bước đầu của thế kỷ XXI – được nhân loại lấy mốc là một thế kỷ chấm dứt chiến tranh trên toàn thế giới và được sống trong một thế giới hòa bình  hạnh phúc và không có chiến tranh xảy ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và  đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
20 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích tác động của truyền thông tới xã hội thông qua sự kiện quốc tế | Tiểu luận lý thuyết truyền thông

Thế kỷ XX đã qua và đã có bao nhiêu cuộc chiến tranh sung đột đã diễn ra trên thế  giới. Năm 2000 là bước đầu của thế kỷ XXI – được nhân loại lấy mốc là một thế kỷ chấm dứt chiến tranh trên toàn thế giới và được sống trong một thế giới hòa bình  hạnh phúc và không có chiến tranh xảy ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và  đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

19 10 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN
MÔN LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI
Phân tích tác động của truyền thông tới xã hội thông qua sự kiện
quốc tế: Cuộc chiến chống khủng bố các phần tử Hồi Giáo cực đoan
từ sau sự kiện 11/09
SINH VIÊN: Phạm Phương Anh
MÃ SỐ SINH VIÊN: 2251070007
LỚP: Truyền Thông Quốc Tế K42
SĐT: 0966863546
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
1. Tính tất yếu của đề tài
Thế kỷ XX đã qua và đã có bao nhiêu cuộc chiến tranh sung đột đã diễn ra trên
thế giới. Năm 2000 bước đầu của thế kỷ XXI được nhân loại lấy mốc
một thế kỷ chấm dứt chiến tranh trên toàn thế giới được sống trong một thế
giới hòa bình hạnh phúc và không có chiến tranh xảy ra.
Tuy nhiên, vào ngày 11/9/2001 đã xảy ra cuộc tấn công bất ngờ vào nước Mỹ
của bọn khủng bố, diễn ra hai thành phố lớn Newyork Washington của
nước Mỹ.
Vụ việc này đã khiến cho cả thế giới bàng hoàng cùng chung một suy nghĩ
rằng thế kỷ XXI không phải như mong muốn nữa. Sau hành động của bọn
khủng bố này dự luận đông đảo của quần chúng nhân dân cả thế giới đã có phản
ứng và lên án rất kịch liệt.
Thiết nghĩ rằng đó là hành động xuất phát từ mối quan hệ, chính sách, sự chênh
lệch giàu nghèo, toàn cầu hóa trên toàn thế giới nên đã gây ra cuộc khủng bố
này Trào lưu của toàn cầu hóa lại cố tạo ra cạnh tranh tự do giữa những đối
thủ không ngang sức nhau, ngoài ra cũng phải tìm kiếm dầu lửa và an ninh năng
lượng để nuôi sống nền công nghiệp từ các nước phát triển.
Khi giữa hai đối thủ cạnh tranh không ngang sức thì phái mạnh sẽ đè phái
yếu ngay phái yếu sẽ phải dùng cách nào đó để trả đũa đó hành động
khủng bố mà đã xảy ra trên đất nước Mỹ.
Với sự kiện 11/9 này qua một thời gian em tìm hiểu em quyết định chọn đề
tài cuộc chiến chống khủng bố các phần tử Hồi giáo cực đoan t sau sự
kiện 11/9 bởi những tác động truyền thông to lớn sự kiện này để lại trên
toàn thế giới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tổng quan về truyền thông
- Phân tích các hiệu ứng truyền thông của sự kiện 11/9
- Phân tích những tác động của truyền thông đến xã hội sau sự kiện 11/9
3. Đối tượng nghiên cứu
- Những khái niệm cơ bản về truyền thông và lý thuyết truyền thông
- Hiệu ứng truyền thông và những tác động của truyền thông đến xã hội sau
sự kiện 11/9
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm nguồn tài liệu ở những cuốn sách về truyền thông, những bài báo, video
nói về những hoạt động truyền thông tại Mỹ và trên thế giới về sự kiện 11/9
- Áp dụng bản chất và những lý thuyết truyền thông cơ bản để đưa ra những
phân tích cụ thể
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
1. Tổng quan về truyền thông
1.1. Khái niệm truyền thông
Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về truyền thông. Thông qua
nghiên cứu nhiều phát biểu của chuyên gia trong ngành có thể rút ra cách
hiểu sau: Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin, kiến thức, kinh
nghiệm, tư tưởng, tình cảm của tổ chức đến đối tượng mục tiêu để tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và
thái độ sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng
đồng xã hội.
1.2. Khái niệm hiệu ứng truyền thông
Hiệu ứng truyền thông mô tả cách thức mà các câu chuyện do phương tiện
truyền thông xuất bản có thể ảnh hưởng và/hoặc khuếch đại xu hướng thị
trường hiện tại. Nếu lí thuyết này đúng thì sau khi đọc một tiêu đề hoặc bài
viết, nó sẽ tác động tới người đi vay và/hoặc nhà đầu tư để hành động một
cách nhanh chóng đối với tin tức này.
1.3. Tác động của truyền thông
1.3.1. Đối với chính quyền nhà nước
- Giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính sách
kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công
chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra chính phủ
cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành
các văn bản pháp lý. Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chính các chính
sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng.
- Truyền thông làm cho chính phủ, những người thừa hành pháp luật được
trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối
tượng dân chúng trong xã hội.
1.3.2. Đối với công chúng
- Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật
trong và ngoài nước. Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống
những người xung quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu.
Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn
hóa, thời trang…
- Ngoài ra truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói
của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
1.3.3. Đối với nền kinh tế
- Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ,
giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền
thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty
tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển. Hơn 90%
ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền
thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận
biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ.
- Bản thân truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một quốc
gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế.
- Truyền thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về chất
lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.
1.4. Một số lý thuyết truyền thông
1.4.1. Lý thuyết thâm nhập xã hội
a) Nội dung
- Lý thuyết thâm nhập xã hội cho rằng mỗi cá nhân và mỗi nhóm xã hội bao
giờ cũng có nhu cầu thâm nhập vào người khác
- Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy nhu cầu
truyền thông giữa các cá nhân, nhóm và cộng đồng
b) Hệ quả của lý thuyết thâm nhập xã hội
- Muốn tạo ra tính tích cực trong truyền thông cần phải khơi dậy nhu cầu thâm
nhập xã hội của con người
- Cần chú ý đến mối liên hệ giữa nhu cầu và khả năng/điều kiện của cá nhân
khi họ có ý định hoặc bắt đầu, đang và đã tham gia vào các quá trình truyền
thông
- Cần chú ý rèn luyện các kĩ năng cơ bản: hỏi và lắng nghe nhằm rút ngắn
khoảng cách tiếp xúc
1.4.2. Lý thuyết xét đoán xã hội
- Trong quá trình truyền thông, phân tích, chia nhỏ các nhóm đối tượng có
thái độ và nhận thức khác nhau:
Đồng tình
Trung lập
Phản đối
- Đồng thời phải tiến hành chia nhóm đối tượng, phân loại mức độ, nhận thức,
thái độ hành vi của đối tượng/nhóm đối tượng để chọn thông điệp, tìm thời
điểm, thời gian và kênh truyền thông phù hợp
- Để đạt được hiệu quả của truyền thông, ta cần chuẩn bị các thông điệp nhằm
vào nhóm đối tượng trung lập trước, từ đó lôi kéo từ trung lập sang
đồng tình Trong giao tiếp 1-1 để có thể truyền thông đạt hiêu quả cao nhất ta
cần phân loại các vấn đề, các nội dung cần phải đạt được qua truyền thông.
Cần đưa ra những vấn đề có tính chất trung lập trước, những vấn đề gây ra
sự phản đối nên để sau
1.4.3. Thuyết viên đạn ma thuật
- “Thuyết viên đạn ma thuật” (Magic bullets) phát biểu rằng: Các phương tiện
truyền thông có thể tác động đến công chúng mạnh mẽ đến mức có thể làm
cho đám đông tiếp nhận thông điệp một cách thụ động và mặc nhiên, tạo ra
các phản ứng giống nhau ở mọi người
- Thừa nhận khả năng gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn xã hội của các
phương tiện truyền thông
1.4.4. Thuyết lây nhiễm
- Đám đông có tác động “thôi miên” đối với cá nhân, nghĩa là có thể làm biến
đổi chiều hướng của mỗi cá nhân, làm cho cá nhân đó cuốn theo thái độ và
hành động giống như các cá nhân trong đám đông đó. Cá nhân bị tác động sẽ
trở thành một phần của đám đông và quá trình tác động đó sẽ vẫn tiếp diễn
đám đông có khả năng tự lây nhiễm và lan rộng.
- Thuyết lây nhiễm gồm các dạng thức sau:
Lây nhiễm thái độ ( Chủ thể này làm ảnh hưởng đến thái độ, ảnh
hưởng của chủ thể khác thông qua các cảm ứng có ý thức hay
vô thức)
Lây nhiễm hành vi (Là loại ảnh hưởng xã hội thể hiện hành vi nhất
định của một người được sao chép bởi những người khác)
Thuyết lây nhiễm mang khuynh hướng tập thể (Nghe và tin theo số
đông; tín nhiệm tập thể; khuất phục tập thể)
1.4.5. Thuyết hiệu ứng mồi
- Công chúng sẽ dễ dàng bị gợi ý, các tình tiết mà một người tiếp nhận được
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (như phim ảnh) sẽ kích
hoạt ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc, xu hướng hành động trong tâm trí của đối
tượng hành động
- Phim ảnh là một trong các phương tiện truyền thông đại chúng có khả năng
làm cho bức thông điệp trở nên dễ cảm thụ nhất (dù cho người tiếp nhận
thong tin bị mù chữ), phim ảnh dễ dàng tác động và dẫn dắt cảm xúc người
xem bằng hình ảnh và âm nhạc. Phim ảnh sẽ dễ dàng tạo ra kinh nghiệm
gián tiếp cho người xem, nó hướng dẫn họ chi tiết cách hành động
1.4.6. Thuyết thiết lập chương trình nghị sự
- Lý thuyết này tập trung mô tả sự ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông
trong việc xác lập tầm quan trọng của thông tin được gửi tới công chúng.
Water Lippman trong cuốn Công luận đã chỉ ra rằng con người không thể
quan tâm hết tất cả những vấn đề trong xã hội mà chỉ có thể để ý tới một số
khía cạnh nhất định. Một người bình thường sẽ không thể đưa ra những
quyết định chính trị quan trọng mà cần phải sự định hướng từ chuyên gia
hay người có tầm ảnh hưởng, và cách cơ bản nhất để công chúng tiếp cận
những người này chính là phương tiện truyền thông.
- Một giải thích khác về sự thiết lập chương trình nghị sự như sau: Khi lựa
chọn và hiển thị tin tức, biên tập viên, nhân viên phòng tin tức.. đóng vai trò
quan trọng trong việc định hình các quan điểm. Người đọc không chỉ tìm
hiểu thông tin mà còn nhận biết tầm quan trọng cuả thông tin thông qua sự
tác động của phương tiện truyền thông như cách thức, thời lượng, tần suất
lặp lại, vị trí đăng tin...
1.4.7. Thuyết hiệu ứng đóng khung
- Hiệu ứng đóng khung tâm lí hay hiệu ứng khung là một xu hướng của nhận
thức khi đó não bộ sẽ đưa ra quyết định về thông tin dựa trên cách thông tin
được trình bày.
- Hiệu ứng đóng khung tâm lí thường được sử dụng trong mục đích tăng năng
suất kinh doanh. Nó thường được tận dụng để mọi người có thể cùng nhận
một thông tin nhưng lại đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau dựa vào việc chọn
lựa cụ thể có thể đưa ra một khung âm hay khung tích cực.
2. Tác động của truyền thông tới xã hội thông qua Cuộc chiến chống
khủng bố các phần tử Hồi Giáo cực đoan từ sau sự kiện 11/09
2.1. Sự kiện khủng bố 11/9
2.1.1. Tổng quan sự kiện 11/9
Sự kiện ngày 11 tháng 09 hay chính là Cuộc tấn công ngày 11 tháng 9
(thường được gọi đơn giản là 11/9) là ngày một loạt bốn cuộc tấn công
khủng bố có sự tham gia của nhóm khủng bố Hồi giáo AI-Qaeda nhằm
chống lại Hoa kỳ diễn ra vào sáng thứ ba ngày 11 tháng 09 năm 2001.
Vào sáng thứ Ba, 04 máy bay thương mại từ Đông Bắc Hoa Kỳ được lên kế
hoạch từ trước là sẽ hạ xuống California. Khi những chiếc máy bay này đang
trong lộ trình bay thì lại gặp sự số. Máy bay bị cướp bởi 19 tên khủng bố AI-
Qaeda. Và hai trong số đó, chuyến bay 11 của American Airlines và chuyến
bay 175 của United Airlines lần lượt đâm vào tòa tháp Bắc và Nam của khu
phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới ở Lower Manhattan. Trong vòng
1 giờ 42 phút, cả hai tòa tháp 110 tầng đều sụp đổ. Sự sụp đổ của Trung tâm
Thương mại Thế giới đã mở đầu cho sự sụp đổ của cấu trúc các tòa Trung
tâm Thương mại thế giới: Trung tâm thương mại thế giới số 7 và làm hư hại
đáng kể những tòa nhà xung quanh.
Chuyến bay thứ 3, chuyến bay 77 của American Airlines khởi hành từ sân
bay Quốc tế Dulles đã bị cướp khi bay qua Ohio. Vào lúc 9h37 sáng, chuyến
bay 77 đã đâm vào phía tây Lầu Năm Góc (trụ sở của quân đội Mỹ) ở quận
Arlington, Virginia làm sụp đổ một phần của phía tây.
Chuyến bay thứ 4 cũng là chuyến bay cuối cùng, chuyến bay 93 của United
Airlines ban đầu bay về hướng Washington, D.C nhưng đã rơi xuống cánh
đồng gần Shanksville, Pennsylvania sau một cuộc giằng co giữa hành khách
và không tặc. Các nhà điều tra xác định rằng mục tiêu của chuyến bay 93
này là Điện Capitol hoặc Nhà Trắng.
Ngay sau khi các cuộc tấn công xảy ra, mọi mối nghi ngờ nhanh chóng đổ
dồn về phía AI-Qaeda. Hoa Kỳ chính thức đáp trả bằng việc phát động Cuộc
chiến khủng bố và đưa quân vào Afghanistan nhằm hạ bệ Taliban, vốn
không tuân theo yêu cầu của Mỹ về việc trục xuất AI-Qaeda ra khỏi
Afghanistan và dẫn độ thủ lĩnh Osama bin Laden. nhiều quốc gia cũng đã
tăng cường ban hành các pháp lệnh chống khủng bố, mở rộng quyền hạn của
những cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tình báo để ngăn chặn các cuộc
tấn công khủng bố.
Loạt vụ tấn công trên đã làm 2.976 người thiệt mạng, hơn 6.000 người khác
bị thương và gây ra thiệt hại ít nhất 10 tỷ USD về tài sản và cơ sở hạ tầng,
đồng thời gây những tổn thất tổng cộng ước tính lên tới 3.000 tỷ USD. Đây
cũng là thảm họa gây thiệt hại về người lớn nhất đối với lực lượng lính cứu
hỏa và hành pháp trong lịch sử nước Mỹ, với 343 lính cứu hỏa và 72 sĩ quan
hành pháp thiệt mạng. Thảm kịch 11/9/2001 cũng đã để lại vô số hệ lụy về
sức khỏe, gây ra những vết thương tâm lý dai dẳng, đặc biệt đối với người
dân New York.
Vụ tấn công trên đã làm thay đổi gần như mọi mặt của nước Mỹ, từ an ninh
sân bay cho tới những hoạt động bình thường của cuộc sống hằng ngày như:
đi lại, ra vào các tòa nhà, cách thức nuôi dạy con cái…. Gần như khó có thể
xác định được thứ gì đó vẫn còn nguyên vẹn và không bị ảnh hưởng bởi
thảm họa kinh hoàng đó.
2.1.2. Ảnh hưởng sau sự kiện 11/9
Vụ khủng bố 11/9 đã khiến nước Mỹ rời vào trạng thái bị động, chịu tổn thất
nghiêm trọng, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy khủng khiếp lên kinh tế, chính trị
và các hoạt động xã hội.
Vụ khủng bố kinh hoàng đã giáng một đòn mạnh mẽ vào danh dự an ninh
của chính quyền Mỹ, vào những giá trị mà người Mỹ luôn tự hào đứng đầu
thế giới,một trong số đó là hệ thống phòng thủ. Tòa tháp đôi WTC sụp đổ
cũng đánh dấu sự đổ sụp niềm tin của người dân Mỹ vào một “đất nước
được đảm bảo an toàn”. Ngay sau sự kiện 11/9/2001, Ngoại trưởng Mỹ
Colin Powell tuyên bố đất nước ở trong tình trạng chiến tranh với chủ nghĩa
khủng bố, và Tổng thống George W.Bush thông báo bắt đầu “cuộc chiến
tranh đầu tiên của thế kỷ XXI” – cuộc chiếnchống khủng bố. “Chủ nghĩa
khủng bố” chính trở thành mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại và các
chiến lược an ninh suốt 2 nhiệm kỳ của tổng thống George W. Bush.
Có thể nói, sự kiện 11/9 là một cột mốc quan trọng trong nền chính trị thế
giới, đặc biệt là nước Mỹ. Đồng thời cũng là mốc khởi đầu cho cuộc chiến
chống chủ nghĩa khủng bố kéo dài cho đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu
chấm dứt. Thậm chí trong các phân tích của nhiều chuyên gia, có thể coi vụ
khủng bố 11/9 là mốc mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại - thời
kỳ Hậu hiện đại.
2.2. Các hiệu ứng truyền thông sau sự kiện 11/9
2.2.1. Báo chí, truyền hình
a) Phản ứng của báo chí Mỹ sau sự kiện 11/9
Tạp chí The Wired của Mỹ tối muộn ngày 9-9 (giờ Việt Nam) chạy tít “20
năm sau sự kiện 11-9, giám sát và chịu sự giám sát đã trở thành lối sống
thường nhật”. Bài báo đưa ra quan sát và nhận định rằng 20 năm sau khi xảy
ra sự kiện khủng bố 11-9, những hoạt động tưởng chừng như đơn giản và ai
cũng cho là “tất lẽ dĩ ngẫu” như tiễn người thân ra máy bay, đi dạo quanh
khu thương mại-văn phòng, hay đi qua những con đường gần các tòa nhà
chính phủ... đã không còn có thể thực hiện được dễ dàng nữa. Sau vụ tấn
công khủng bố, người dân Mỹ đã nhận được những lời hứa “bảo vệ nền dân
chủ” từ những người hữu trách. Nhưng những gì họ thực hiện sau 20 năm lại
trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ Mỹ bằng cách biến các
thành phố của nước Mỹ thành các khu vực giám sát an ninh. Nước Mỹ đã
chi hàng tỷ đô la để bảo vệ “lối sống của mình” nhưng kết quả đã được
chứng minh là hoàn toàn vô dụng và chẳng ai có thể biết được liệu có thể
xoay ngược được xu hướng này hay không.
Trong khi đó, thực hiện hãng tin ABC News cùng tờ Washington Post
một khảo sát thông qua hình thức gọi điện trực tiếp bằng tiếng Anh và tiếng
Tây Ban Nha cho các mẫu phỏng vấn thuộc tất cả các cộng đồng chủng tộc
khác nhau hiện đang sinh sống tại Mỹ. Kết quả cho thấy chỉ chưa đến 50%
người Mỹ cho rằng nước Mỹ hiện tại an toàn hơn so với trước khi xảy ra vụ
khủng bố 11-9, trong khi có tới 41% người được hỏi cho rằng nước Mỹ hiện
tại kém an toàn hơn. Như vậy, trong thời gian 20 năm, số người Mỹ tin rằng
nước Mỹ an toàn hơn đã giảm dần từ 67% xuống 49%, trong khi số người
tin rằng người nước Mỹ ngày càng ít an toàn hơn tăng từ mức 27% lên 41%.
Click2Houston, đài truyền hình thuộc hãng tin NBC, có bài “Thế giới đã
thay đổi ra sao 20 năm sau sự kiện 11-9?” trên trang điện tử của mình. Bài
báo khẳng định nước Mỹ đã thay đổi rất nhiều từ cả góc độ cá nhân và tổ
chức sau ngày 11-9-2001, trong có đó thể kể đến sự thay đổi của các hoạt
động giám sát an ninh tại sân bay và các địa điểm công cộng, sự phát triển
của công nghệ và cả trong huấn luyện chiến đấu của quân đội. Tờ báo trích
lời Dan Crenshaw, từng là thành viên Đội đặc nhiệm số 3 SEAL: “Trước 11-
9, rất hiếm khi một quân nhân đội SEAL phải thực hiện nhiệm vụ thực
chiến. Sau 11-9, mỗi quân nhân phải thực hiện 100-200 nhiệm vụ thực chiến
trong một lần triển khai quân”.
Kênh truyền hình Good Morning Amrerca (Chào buổi sáng nước Mỹ),
đăng trailer về bộ phim tài liệu “20 năm sau sự kiện 11-9: Bóng đêm dài
nhất” của hãng ABC News. Trailer cho biết Tổng thống Biden dự kiến sẽ
công bố một số tài liệu điều tra về vụ khủng bố 11-9 trong dịp này dưới áp
lực của gia đình các nạn nhân. Trailer cũng hé lộ việc FBI vẫn tiếp tục điều
tra liệu có hay không vai trò của Saudi Arabia trong tổ chức thực hiện vụ
khủng bố bất chấp nước này phủ nhận có dính líu đến vụ tấn công.
CNN, hãng truyền hình trực tiếp đưa tin tại hiện trường và ghi hình trực
tiếp cú đâm thứ hai vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới vào
ngày 11-9-2001, chạy tít “Vụ khủng bố 11-9 mãi mãi làm thay đổi cách di
chuyển đường không của người Mỹ”. Bài báo viết: “Trước đây, bạn có thể
tới sân bay khoảng 20 phút trước khi máy bay cất cánh và người yêu bạn có
thể đi qua cổng kiểm tra an ninh để chia tay bạn. Bạn vẫn có thể bay khi
trong hành lý xách tay của mình thiếu mất giấy tờ tùy thân có ảnh và trong
đó có mang một vài lưỡi dao hay một số loại chất lỏng… Nhưng cách đây
20 năm, sau khi 19 kẻ khủng bố bắt cóc 4 máy bay thương mại của chúng ta
ở vùng Đông Bắc và tiến hành vụ khủng bố khiến 3.000 người thiệt mạng thì
cách di chuyển bằng đường không của người Mỹ đã mãi mãi bị thay đổi”.
b) Phản ứng của báo chí quốc tế sau sự kiện 11/9
Tờ The Hindu có trụ sở tại Ấn Độ đăng bài “20 năm sau sự kiện 11-9, việc
xác minh danh tính nạn nhân vẫn chưa hoàn tất”, chỉ ra rằng còn tới 1.106
nạn nhân thiệt mạng tại hai tòa tháp của Trung tâm thương mại thế giới
(WTC) còn chưa được xác định danh tính khi đã tìm được hài cốt. Bài báo
cũng cho biết mới có thêm 2 bộ hài cốt được xác định danh tính trong tuần
này và chính quyền vẫn đang tiếp tục công việc hết sức khó khăn là xác định
và trao trả hài cốt cho người thân của các nạn nhân.
Hãng tin Aljazeera (Qatar) rút tít “Các gia đình nạn nhân gây áp lực bạch
hóa thông tin về vai trò của Saudi Arabia trong vụ khủng bố ngày 11-9”.
Theo đó, bài báo nhấn mạnh 1.700 người thân trong các gia đình nạn nhân
đã ký vào một bức thư phản đối sự có mặt của Tổng thống Mỹ Joe Biden
trong lễ tưởng niệm 20 năm sự kiện 11-9 tới đây nếu chính quyền của ông
không bạch hóa thông tin liên quan một số quan chức Saudi Arabia trong vụ
tấn công cách đây 20 năm. Đại sứ quán Saudi Arabia tại Washington chưa
có phản ứng gì với thông tin này. Trước sau Saudi Arabia đều phủ nhận vai
trò của quốc gia này trong sự kiện 11-9.
Hãng tin Reuters ngoài đưa tin về các hoạt động kỷ niệm còn đăng lại
những hình ảnh liên quan vụ tấn công bằng máy bay thương mại vào các địa
điểm WTC, Trụ sở Bộ Quốc phòng (Lầu Năm Góc), và ở bang
Pennsylvania. Reuters cũng đăng tải nhiều bài viết khai thác sâu nỗi đau mất
người thân của các gia đình nạn nhân cũng như nỗi ám ảnh của những người
thoát chết trong gang tấc trong ngày 11-9-2001.
Với sự sụp đổ của chính quyền Kabul hồi tháng 8 vừa qua, công chúng lại
một lần nữa đặt dấu hỏi với kết quả chống khủng bố của Mỹ. Hãng tin
Aljazeera có bài chính “20 năm sau ngày 11-9, nước Mỹ liệu đã thắng chủ
nghĩa khủng bố?” Khi bắt đầu tấn công trả đũa lực lượng khủng bố al-Qaeda
vào ngày 20-9-2001, Tổng thống Mỹ lúc đó là George W. Bush phát biểu
trước Quốc hội: “Cuộc chiến chống khủng bố của chúng ta bắt đầu với mạng
lưới al-Qaeda, nhưng đó không phải là nơi để kết thúc. Cuộc chiến của
chúng ta sẽ chỉ kết thúc khi tất cả các nhóm khủng bố trên thế giới được tìm
ra, ngăn chặn và đánh bại”. Bài báo khẳng định dù khả năng bị tấn công trên
lãnh thổ Mỹ đã giảm đi, nhưng những nhóm khủng bố khác vẫn phát triển ở
khắp các châu lục. Ngay bản thân al-Qaeda vẫn tồn tại với các chi nhánh
mọc lên ở 17 quốc gia trên khắp thế giới. Hai mươi năm sau tuyên bố của
Tổng thống Bush, với hàng nghìn tỷ đô la chi ra và hàng chục nghìn thường
dân trên khắp thế giới cũng như hàng nghìn binh lính Mỹ thiệt mạng và
mang thương tật cả đời, mục tiêu đặt ra của nước Mỹ vẫn chưa thể hoàn
thành
2.2.2. Chiến dịch tưởng niệm
Bảo tàng và Đài tưởng niệm 11-9 đã phát động một chiến dịch giáo dục và
gây quỹ có tên là “Quỹ Không bao giờ quên”. Toàn bộ số tiền quyên góp
sẽ được sử dụng cho các chương trình giáo dục người trẻ về cuộc tấn công
khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ và những tác động toàn
cầu.
2.2.3. Phim ảnh, chương trình truyền hình
20 năm sau ngày 11-9-2001, theo thống kê của EW, có đến 17 phim hoặc
loạt phim tài liệu mới được nước Mỹ công bố vào dịp này. Đó là chưa tính
đến hàng chục phim tài liệu và phim điện ảnh hư cấu từng được thực hiện
suốt 20 năm nay.
Các phim mới ra mắt là Turning Point: 9/11 and the War on Terror (Bước
ngoặt: 11 tháng 9 và cuộc chiến chống khủng bố) của Netflix; 9/11: One
Day in America của National Geographic; 9/11: Inside the President's War
Room (11-9: Bên trong Phòng Chiến tranh của Tổng thống Mỹ) của Apple
TV+ và BBC One...
Có những bộ phim đi sâu vào cuộc sống của những nhóm người như
Rebuilding Hope: The Children of 9/11 (Xây lại hy vọng: Những đứa trẻ của
ngày 11-9) của Discovery+; Women of 9/11 (Những người phụ nữ của ngày
11-9) của ABC kể về số phận của những phụ nữ sống sót hoặc mất đi người
thân sau sự kiện.
Các phim tài liệu về 11-9 không thể thiếu nhãn cảnh báo nội dung "có hình
ảnh bạo lực, có thể gây phản cảm", bởi nhà làm phim không thể từ bỏ những
hình ảnh chân thực, trần trụi, nhưng cần cảnh báo trước cho người xem.
Chương trình truyền hình đặc biệt cho lễ kỷ niệm ngày 11-9 phỏng vấn
những người sống sót và những người mất người thân, chuyện thăng hoa về
những cuộc giải cứu và chuyện đau khổ của những người đã thiệt mạng
trong nỗ lực thoát thân.
2.3. Tác động của truyền thông đến xã hội sau sự kiện khủng bố 11/9
Thảm kịch 11/09/2001 không chỉ Mỹ mà nhiều nước khác trên thế giới đã bị
cuốn vào một cuộc chiến "chống khủng bố toàn cầu" do Tổng thống Mỹ
phát động. Sau hơn 20 năm với 4 đời Tổng thống Mỹ cùng những chiến lược
khác nhau "cuộc chiến chống khủng bố" trên toàn cầu của Mỹ đã thu về
được một số kết quả đáng kể số vụ tấn công khủng bố xảy ra trên đất mỹ làm
suy yếu nhóm khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Tuy nhiên dù cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu đã dạt được những
kết quả đáng kể sau 20 năm nhưng thực tế chủ nghĩa khủng bố vẫn chưa
chấm dứt. Thậm chí có xu hướng phát triển theo chiều hướng phức tạp. Dù
bị đánh bật ra khỏi khu vực chiếm đóng ở Syria nhưng những tàn quân IS
vẫn lẩn trốn tại các khu vực sa mạc rộng lớn ở biên giới Syria-Iraq. Nhìn
chung, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã thành công từ góc độ chiến
thuật trong ngăn chặn các cuộc tấn công và làm gián đoạn mạng lưới khủng
bố. Song nhìn từ góc độ chiến lược, thành công lại không rõ rệt. Sau cuộc
khủng bố năm 2001, nhiều người có yếu tố "cực đoan hóa" hơn, mối đe dọa
khủng bố cũng đa dạng hơn và phân hóa trên phạm vi toàn cầu.
Hơn 20 năm sau khi xảy ra sự kiện khủng bố 11/09, những hoạt động tưởng
chừng như đơn giản và ai cũng cho là "lẽ tất nhiên' như việc đưa tiễn người
thân ra máy bay, đi dạo quanh khu thương mại - văn phòng hay đi qua
những con đường gần các tòa nhà chính phủ,.... đã không còn có thể thực
hiện một cách dễ dàng. Trải qua nhiều năm nhưng cuộc sống người dân Mỹ
vẫn bị ảnh hưởng bởi sự kiện 11/09/2001. Từ việc an ninh của các sân bay
đến quân sự hóa cảnh sat, những cuộc chiến tranh kéo dài làm hao tổn người
tốn của và cả bản chất quyền tự do của nước Mỹ đã được định nghĩa bởi sự
kiện này. Những thay đổi sâu rộng với luật giám sát trong nước sau ngày
11/09 bao gồm việc ra đời đạo luật yêu nước (patriot Act) chỉ sáu tuần sau
vụ tấn công, trao cho cơ quan tình báo quyền hạn lớn hơn rất nhiều trong
việc phát hiện những kẻ khủng bố.
Ngoài ra, loạt vụ tấn công đã khiến Mỹ phải thực thi chính sách nhập cư
cứng rắn hơn, hạn chế hơn. Và tàn dư để lại sau sự kiện 11/09 là có nhiều
người bị bệnh và tử vong vì tiếp xúc các chất ô nhiễm độc hại và bụi ở Vùng
Không và các khu vực lân cận phía Nam manhattan trong những tuần và
tháng sau khi các tòa tháp đổ sập.
Phần III: KẾT LUẬN
Cuộc chiến chống khủng bố các phần tử Hồi Giáo cực đoan từ sau sự kiện 11/09 có
tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như các hoạt động xã hội
không chỉ của nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Trong đó, truyền thông đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong việc “định hướng” và “dẫn dắt” dư luận.
Những hệ quả từ sau Cuộc chiến chống khủng bố các phần tử Hồi Giáo cực đoan
từ sau sự kiện 11/09 đến nay đã chịu tác động không nhỏ từ những hiệu ứng truyền
thông.
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng có sức mạnh và những khả năng
to lớn để giải quyết các nhiệm vụ công tác tư tưởng chính trị trên phạm vi toàn xã
hội. Nó có tác động trực tiếp tới tình hình chính trị của mỗi quốc gia.
Không những có vai trò và ảnh hướng quan trọng đối với chính trị mà truyền thông
còn có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế. Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế
toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, các nước đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công
nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng một cách rộng rãi và linh hoạt hơn trong
các hoạt động kinh tế. Những thông tin do hệ thống truyền thông đại chúng cung
cấp có ý nghĩa quan trọng đối với những quyết định khôn khéo về kinh tế và cá
nhân, cũng như đối với những sự lựa chọn lựa đúng đắn về chính trị.
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng có sức mạnh và khả năng to lớn
để giải quyết các nhiệm vụ công tác tư tưởng trên phạm vi toàn xã hội. Sức mạnh
và khả năng to lớn đấy được thể hiện ở chỗ các phương tiện truyền thông đại
chúng là công cụ duy nhất có thể tác động đông thời, nhanh chóng tới từng thành
viên trong xã hội, liên kết truyền tải các giá trị văn hóa tích cực. Truyền thông đại
chúng vừa đóng vai trò là một môi trường sư phạm, người thầy, vừa có khả năng
trở thành một người bạn, hay một môi trường văn hóa đối với mỗi người dân. Hoạt
động truyền thông đại chúng là một phần đời sống văn hóa của xã hội hiện đại bản
thân nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa xã hội.
| 1/20

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN
MÔN LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG ĐỀ TÀI
Phân tích tác động của truyền thông tới xã hội thông qua sự kiện
quốc tế: Cuộc chiến chống khủng bố các phần tử Hồi Giáo cực đoan
từ sau sự kiện 11/09
SINH VIÊN: Phạm Phương Anh
MÃ SỐ SINH VIÊN: 2251070007
LỚP: Truyền Thông Quốc Tế K42 SĐT: 0966863546 MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
1. Tính tất yếu của đề tài
Thế kỷ XX đã qua và đã có bao nhiêu cuộc chiến tranh sung đột đã diễn ra trên
thế giới. Năm 2000 là bước đầu của thế kỷ XXI – được nhân loại lấy mốc là
một thế kỷ chấm dứt chiến tranh trên toàn thế giới và được sống trong một thế
giới hòa bình hạnh phúc và không có chiến tranh xảy ra.
Tuy nhiên, vào ngày 11/9/2001 đã xảy ra cuộc tấn công bất ngờ vào nước Mỹ
của bọn khủng bố, diễn ra ở hai thành phố lớn Newyork và Washington của nước Mỹ.
Vụ việc này đã khiến cho cả thế giới bàng hoàng và cùng chung một suy nghĩ
rằng thế kỷ XXI không phải như mong muốn nữa. Sau hành động của bọn
khủng bố này dự luận đông đảo của quần chúng nhân dân cả thế giới đã có phản
ứng và lên án rất kịch liệt.
Thiết nghĩ rằng đó là hành động xuất phát từ mối quan hệ, chính sách, sự chênh
lệch giàu nghèo, toàn cầu hóa trên toàn thế giới nên đã gây ra cuộc khủng bố
này Trào lưu của toàn cầu hóa là lại cố tạo ra cạnh tranh tự do giữa những đối
thủ không ngang sức nhau, ngoài ra cũng phải tìm kiếm dầu lửa và an ninh năng
lượng để nuôi sống nền công nghiệp từ các nước phát triển.
Khi mà giữa hai đối thủ cạnh tranh không ngang sức thì phái mạnh sẽ đè phái
yếu ngay và phái yếu sẽ phải dùng cách nào đó để trả đũa và đó là hành động
khủng bố mà đã xảy ra trên đất nước Mỹ.
Với sự kiện 11/9 này qua một thời gian em tìm hiểu và em quyết định chọn đề
tài “cuộc chiến chống khủng bố các phần tử Hồi giáo cực đoan từ sau sự
kiện 11/9” bởi những tác động truyền thông to lớn mà sự kiện này để lại trên toàn thế giới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tổng quan về truyền thông
- Phân tích các hiệu ứng truyền thông của sự kiện 11/9
- Phân tích những tác động của truyền thông đến xã hội sau sự kiện 11/9
3. Đối tượng nghiên cứu
- Những khái niệm cơ bản về truyền thông và lý thuyết truyền thông
- Hiệu ứng truyền thông và những tác động của truyền thông đến xã hội sau sự kiện 11/9
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm nguồn tài liệu ở những cuốn sách về truyền thông, những bài báo, video
nói về những hoạt động truyền thông tại Mỹ và trên thế giới về sự kiện 11/9
- Áp dụng bản chất và những lý thuyết truyền thông cơ bản để đưa ra những phân tích cụ thể
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
1. Tổng quan về truyền thông
1.1. Khái niệm truyền thông
Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về truyền thông. Thông qua
nghiên cứu nhiều phát biểu của chuyên gia trong ngành có thể rút ra cách
hiểu sau: Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin, kiến thức, kinh
nghiệm, tư tưởng, tình cảm của tổ chức đến đối tượng mục tiêu để tăng
cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và
thái độ sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội.
1.2. Khái niệm hiệu ứng truyền thông
Hiệu ứng truyền thông mô tả cách thức mà các câu chuyện do phương tiện
truyền thông xuất bản có thể ảnh hưởng và/hoặc khuếch đại xu hướng thị
trường hiện tại. Nếu lí thuyết này đúng thì sau khi đọc một tiêu đề hoặc bài
viết, nó sẽ tác động tới người đi vay và/hoặc nhà đầu tư để hành động một
cách nhanh chóng đối với tin tức này.
1.3. Tác động của truyền thông
1.3.1. Đối với chính quyền nhà nước
- Giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính sách
kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công
chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra chính phủ
cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành
các văn bản pháp lý. Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chính các chính
sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng.
- Truyền thông làm cho chính phủ, những người thừa hành pháp luật được
trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối
tượng dân chúng trong xã hội.
1.3.2. Đối với công chúng
- Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật
trong và ngoài nước. Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống
những người xung quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu.
Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn hóa, thời trang…
- Ngoài ra truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói
của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
1.3.3. Đối với nền kinh tế
- Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ,
giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền
thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty
tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển. Hơn 90%
ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền
thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận
biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ.
- Bản thân truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một quốc
gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế.
- Truyền thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về chất
lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.
1.4. Một số lý thuyết truyền thông
1.4.1. Lý thuyết thâm nhập xã hội a) Nội dung
- Lý thuyết thâm nhập xã hội cho rằng mỗi cá nhân và mỗi nhóm xã hội bao
giờ cũng có nhu cầu thâm nhập vào người khác
- Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy nhu cầu
truyền thông giữa các cá nhân, nhóm và cộng đồng
b) Hệ quả của lý thuyết thâm nhập xã hội
- Muốn tạo ra tính tích cực trong truyền thông cần phải khơi dậy nhu cầu thâm
nhập xã hội của con người
- Cần chú ý đến mối liên hệ giữa nhu cầu và khả năng/điều kiện của cá nhân
khi họ có ý định hoặc bắt đầu, đang và đã tham gia vào các quá trình truyền thông
- Cần chú ý rèn luyện các kĩ năng cơ bản: hỏi và lắng nghe nhằm rút ngắn khoảng cách tiếp xúc
1.4.2. Lý thuyết xét đoán xã hội
- Trong quá trình truyền thông, phân tích, chia nhỏ các nhóm đối tượng có
thái độ và nhận thức khác nhau:  Đồng tình  Trung lập  Phản đối
- Đồng thời phải tiến hành chia nhóm đối tượng, phân loại mức độ, nhận thức,
thái độ hành vi của đối tượng/nhóm đối tượng để chọn thông điệp, tìm thời
điểm, thời gian và kênh truyền thông phù hợp
- Để đạt được hiệu quả của truyền thông, ta cần chuẩn bị các thông điệp nhằm
vào nhóm đối tượng trung lập trước, từ đó lôi kéo từ trung lập sang
đồng tình Trong giao tiếp 1-1 để có thể truyền thông đạt hiêu quả cao nhất ta
cần phân loại các vấn đề, các nội dung cần phải đạt được qua truyền thông.
Cần đưa ra những vấn đề có tính chất trung lập trước, những vấn đề gây ra
sự phản đối nên để sau
1.4.3. Thuyết viên đạn ma thuật
- “Thuyết viên đạn ma thuật” (Magic bullets) phát biểu rằng: Các phương tiện
truyền thông có thể tác động đến công chúng mạnh mẽ đến mức có thể làm
cho đám đông tiếp nhận thông điệp một cách thụ động và mặc nhiên, tạo ra
các phản ứng giống nhau ở mọi người
- Thừa nhận khả năng gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn xã hội của các
phương tiện truyền thông
1.4.4. Thuyết lây nhiễm
- Đám đông có tác động “thôi miên” đối với cá nhân, nghĩa là có thể làm biến
đổi chiều hướng của mỗi cá nhân, làm cho cá nhân đó cuốn theo thái độ và
hành động giống như các cá nhân trong đám đông đó. Cá nhân bị tác động sẽ
trở thành một phần của đám đông và quá trình tác động đó sẽ vẫn tiếp diễn
đám đông có khả năng tự lây nhiễm và lan rộng.
- Thuyết lây nhiễm gồm các dạng thức sau:
 Lây nhiễm thái độ ( Chủ thể này làm ảnh hưởng đến thái độ, ảnh
hưởng của chủ thể khác thông qua các cảm ứng có ý thức hay vô thức)
 Lây nhiễm hành vi (Là loại ảnh hưởng xã hội thể hiện hành vi nhất
định của một người được sao chép bởi những người khác)
 Thuyết lây nhiễm mang khuynh hướng tập thể (Nghe và tin theo số
đông; tín nhiệm tập thể; khuất phục tập thể)
1.4.5. Thuyết hiệu ứng mồi
- Công chúng sẽ dễ dàng bị gợi ý, các tình tiết mà một người tiếp nhận được
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (như phim ảnh) sẽ kích
hoạt ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc, xu hướng hành động trong tâm trí của đối tượng hành động
- Phim ảnh là một trong các phương tiện truyền thông đại chúng có khả năng
làm cho bức thông điệp trở nên dễ cảm thụ nhất (dù cho người tiếp nhận
thong tin bị mù chữ), phim ảnh dễ dàng tác động và dẫn dắt cảm xúc người
xem bằng hình ảnh và âm nhạc. Phim ảnh sẽ dễ dàng tạo ra kinh nghiệm
gián tiếp cho người xem, nó hướng dẫn họ chi tiết cách hành động
1.4.6. Thuyết thiết lập chương trình nghị sự
- Lý thuyết này tập trung mô tả sự ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông
trong việc xác lập tầm quan trọng của thông tin được gửi tới công chúng.
Water Lippman trong cuốn Công luận đã chỉ ra rằng con người không thể
quan tâm hết tất cả những vấn đề trong xã hội mà chỉ có thể để ý tới một số
khía cạnh nhất định. Một người bình thường sẽ không thể đưa ra những
quyết định chính trị quan trọng mà cần phải sự định hướng từ chuyên gia
hay người có tầm ảnh hưởng, và cách cơ bản nhất để công chúng tiếp cận
những người này chính là phương tiện truyền thông.
- Một giải thích khác về sự thiết lập chương trình nghị sự như sau: Khi lựa
chọn và hiển thị tin tức, biên tập viên, nhân viên phòng tin tức.. đóng vai trò
quan trọng trong việc định hình các quan điểm. Người đọc không chỉ tìm
hiểu thông tin mà còn nhận biết tầm quan trọng cuả thông tin thông qua sự
tác động của phương tiện truyền thông như cách thức, thời lượng, tần suất
lặp lại, vị trí đăng tin...
1.4.7. Thuyết hiệu ứng đóng khung
- Hiệu ứng đóng khung tâm lí hay hiệu ứng khung là một xu hướng của nhận
thức khi đó não bộ sẽ đưa ra quyết định về thông tin dựa trên cách thông tin được trình bày.
- Hiệu ứng đóng khung tâm lí thường được sử dụng trong mục đích tăng năng
suất kinh doanh. Nó thường được tận dụng để mọi người có thể cùng nhận
một thông tin nhưng lại đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau dựa vào việc chọn
lựa cụ thể có thể đưa ra một khung âm hay khung tích cực.
2. Tác động của truyền thông tới xã hội thông qua Cuộc chiến chống
khủng bố các phần tử Hồi Giáo cực đoan từ sau sự kiện 11/09
2.1. Sự kiện khủng bố 11/9
2.1.1. Tổng quan sự kiện 11/9
Sự kiện ngày 11 tháng 09 hay chính là Cuộc tấn công ngày 11 tháng 9
(thường được gọi đơn giản là 11/9) là ngày một loạt bốn cuộc tấn công
khủng bố có sự tham gia của nhóm khủng bố Hồi giáo AI-Qaeda nhằm
chống lại Hoa kỳ diễn ra vào sáng thứ ba ngày 11 tháng 09 năm 2001.
Vào sáng thứ Ba, 04 máy bay thương mại từ Đông Bắc Hoa Kỳ được lên kế
hoạch từ trước là sẽ hạ xuống California. Khi những chiếc máy bay này đang
trong lộ trình bay thì lại gặp sự số. Máy bay bị cướp bởi 19 tên khủng bố AI-
Qaeda. Và hai trong số đó, chuyến bay 11 của American Airlines và chuyến
bay 175 của United Airlines lần lượt đâm vào tòa tháp Bắc và Nam của khu
phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới ở Lower Manhattan. Trong vòng
1 giờ 42 phút, cả hai tòa tháp 110 tầng đều sụp đổ. Sự sụp đổ của Trung tâm
Thương mại Thế giới đã mở đầu cho sự sụp đổ của cấu trúc các tòa Trung
tâm Thương mại thế giới: Trung tâm thương mại thế giới số 7 và làm hư hại
đáng kể những tòa nhà xung quanh.
Chuyến bay thứ 3, chuyến bay 77 của American Airlines khởi hành từ sân
bay Quốc tế Dulles đã bị cướp khi bay qua Ohio. Vào lúc 9h37 sáng, chuyến
bay 77 đã đâm vào phía tây Lầu Năm Góc (trụ sở của quân đội Mỹ) ở quận
Arlington, Virginia làm sụp đổ một phần của phía tây.
Chuyến bay thứ 4 cũng là chuyến bay cuối cùng, chuyến bay 93 của United
Airlines ban đầu bay về hướng Washington, D.C nhưng đã rơi xuống cánh
đồng gần Shanksville, Pennsylvania sau một cuộc giằng co giữa hành khách
và không tặc. Các nhà điều tra xác định rằng mục tiêu của chuyến bay 93
này là Điện Capitol hoặc Nhà Trắng.
Ngay sau khi các cuộc tấn công xảy ra, mọi mối nghi ngờ nhanh chóng đổ
dồn về phía AI-Qaeda. Hoa Kỳ chính thức đáp trả bằng việc phát động Cuộc
chiến khủng bố và đưa quân vào Afghanistan nhằm hạ bệ Taliban, vốn
không tuân theo yêu cầu của Mỹ về việc trục xuất AI-Qaeda ra khỏi
Afghanistan và dẫn độ thủ lĩnh Osama bin Laden. nhiều quốc gia cũng đã
tăng cường ban hành các pháp lệnh chống khủng bố, mở rộng quyền hạn của
những cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tình báo để ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố.
Loạt vụ tấn công trên đã làm 2.976 người thiệt mạng, hơn 6.000 người khác
bị thương và gây ra thiệt hại ít nhất 10 tỷ USD về tài sản và cơ sở hạ tầng,
đồng thời gây những tổn thất tổng cộng ước tính lên tới 3.000 tỷ USD. Đây
cũng là thảm họa gây thiệt hại về người lớn nhất đối với lực lượng lính cứu
hỏa và hành pháp trong lịch sử nước Mỹ, với 343 lính cứu hỏa và 72 sĩ quan
hành pháp thiệt mạng. Thảm kịch 11/9/2001 cũng đã để lại vô số hệ lụy về
sức khỏe, gây ra những vết thương tâm lý dai dẳng, đặc biệt đối với người dân New York.
Vụ tấn công trên đã làm thay đổi gần như mọi mặt của nước Mỹ, từ an ninh
sân bay cho tới những hoạt động bình thường của cuộc sống hằng ngày như:
đi lại, ra vào các tòa nhà, cách thức nuôi dạy con cái…. Gần như khó có thể
xác định được thứ gì đó vẫn còn nguyên vẹn và không bị ảnh hưởng bởi thảm họa kinh hoàng đó.
2.1.2. Ảnh hưởng sau sự kiện 11/9
Vụ khủng bố 11/9 đã khiến nước Mỹ rời vào trạng thái bị động, chịu tổn thất
nghiêm trọng, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy khủng khiếp lên kinh tế, chính trị
và các hoạt động xã hội.
Vụ khủng bố kinh hoàng đã giáng một đòn mạnh mẽ vào danh dự an ninh
của chính quyền Mỹ, vào những giá trị mà người Mỹ luôn tự hào đứng đầu
thế giới,một trong số đó là hệ thống phòng thủ. Tòa tháp đôi WTC sụp đổ
cũng đánh dấu sự đổ sụp niềm tin của người dân Mỹ vào một “đất nước
được đảm bảo an toàn”. Ngay sau sự kiện 11/9/2001, Ngoại trưởng Mỹ
Colin Powell tuyên bố đất nước ở trong tình trạng chiến tranh với chủ nghĩa
khủng bố, và Tổng thống George W.Bush thông báo bắt đầu “cuộc chiến
tranh đầu tiên của thế kỷ XXI” – cuộc chiếnchống khủng bố. “Chủ nghĩa
khủng bố” chính trở thành mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại và các
chiến lược an ninh suốt 2 nhiệm kỳ của tổng thống George W. Bush.
Có thể nói, sự kiện 11/9 là một cột mốc quan trọng trong nền chính trị thế
giới, đặc biệt là nước Mỹ. Đồng thời cũng là mốc khởi đầu cho cuộc chiến
chống chủ nghĩa khủng bố kéo dài cho đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu
chấm dứt. Thậm chí trong các phân tích của nhiều chuyên gia, có thể coi vụ
khủng bố 11/9 là mốc mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại - thời kỳ Hậu hiện đại.
2.2. Các hiệu ứng truyền thông sau sự kiện 11/9
2.2.1. Báo chí, truyền hình
a) Phản ứng của báo chí Mỹ sau sự kiện 11/9
Tạp chí The Wired của Mỹ tối muộn ngày 9-9 (giờ Việt Nam) chạy tít “20
năm sau sự kiện 11-9, giám sát và chịu sự giám sát đã trở thành lối sống
thường nhật”. Bài báo đưa ra quan sát và nhận định rằng 20 năm sau khi xảy
ra sự kiện khủng bố 11-9, những hoạt động tưởng chừng như đơn giản và ai
cũng cho là “tất lẽ dĩ ngẫu” như tiễn người thân ra máy bay, đi dạo quanh
khu thương mại-văn phòng, hay đi qua những con đường gần các tòa nhà
chính phủ... đã không còn có thể thực hiện được dễ dàng nữa. Sau vụ tấn
công khủng bố, người dân Mỹ đã nhận được những lời hứa “bảo vệ nền dân
chủ” từ những người hữu trách. Nhưng những gì họ thực hiện sau 20 năm lại
trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ Mỹ bằng cách biến các
thành phố của nước Mỹ thành các khu vực giám sát an ninh. Nước Mỹ đã
chi hàng tỷ đô la để bảo vệ “lối sống của mình” nhưng kết quả đã được
chứng minh là hoàn toàn vô dụng và chẳng ai có thể biết được liệu có thể
xoay ngược được xu hướng này hay không.
Trong khi đó, hãng tin ABC News cùng tờ Washington Post thực hiện
một khảo sát thông qua hình thức gọi điện trực tiếp bằng tiếng Anh và tiếng
Tây Ban Nha cho các mẫu phỏng vấn thuộc tất cả các cộng đồng chủng tộc
khác nhau hiện đang sinh sống tại Mỹ. Kết quả cho thấy chỉ chưa đến 50%
người Mỹ cho rằng nước Mỹ hiện tại an toàn hơn so với trước khi xảy ra vụ
khủng bố 11-9, trong khi có tới 41% người được hỏi cho rằng nước Mỹ hiện
tại kém an toàn hơn. Như vậy, trong thời gian 20 năm, số người Mỹ tin rằng
nước Mỹ an toàn hơn đã giảm dần từ 67% xuống 49%, trong khi số người
tin rằng người nước Mỹ ngày càng ít an toàn hơn tăng từ mức 27% lên 41%.
Click2Houston, đài truyền hình thuộc hãng tin NBC, có bài “Thế giới đã
thay đổi ra sao 20 năm sau sự kiện 11-9?” trên trang điện tử của mình. Bài
báo khẳng định nước Mỹ đã thay đổi rất nhiều từ cả góc độ cá nhân và tổ
chức sau ngày 11-9-2001, trong có đó thể kể đến sự thay đổi của các hoạt
động giám sát an ninh tại sân bay và các địa điểm công cộng, sự phát triển
của công nghệ và cả trong huấn luyện chiến đấu của quân đội. Tờ báo trích
lời Dan Crenshaw, từng là thành viên Đội đặc nhiệm số 3 SEAL: “Trước 11-
9, rất hiếm khi một quân nhân đội SEAL phải thực hiện nhiệm vụ thực
chiến. Sau 11-9, mỗi quân nhân phải thực hiện 100-200 nhiệm vụ thực chiến
trong một lần triển khai quân”.
Kênh truyền hình Good Morning Amrerca (Chào buổi sáng nước Mỹ),
đăng trailer về bộ phim tài liệu “20 năm sau sự kiện 11-9: Bóng đêm dài
nhất” của hãng ABC News. Trailer cho biết Tổng thống Biden dự kiến sẽ
công bố một số tài liệu điều tra về vụ khủng bố 11-9 trong dịp này dưới áp
lực của gia đình các nạn nhân. Trailer cũng hé lộ việc FBI vẫn tiếp tục điều
tra liệu có hay không vai trò của Saudi Arabia trong tổ chức thực hiện vụ
khủng bố bất chấp nước này phủ nhận có dính líu đến vụ tấn công.
CNN, hãng truyền hình trực tiếp đưa tin tại hiện trường và ghi hình trực
tiếp cú đâm thứ hai vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới vào
ngày 11-9-2001, chạy tít “Vụ khủng bố 11-9 mãi mãi làm thay đổi cách di
chuyển đường không của người Mỹ”. Bài báo viết: “Trước đây, bạn có thể
tới sân bay khoảng 20 phút trước khi máy bay cất cánh và người yêu bạn có
thể đi qua cổng kiểm tra an ninh để chia tay bạn. Bạn vẫn có thể bay khi
trong hành lý xách tay của mình thiếu mất giấy tờ tùy thân có ảnh và trong
đó có mang một vài lưỡi dao hay một số loại chất lỏng… Nhưng cách đây
20 năm, sau khi 19 kẻ khủng bố bắt cóc 4 máy bay thương mại của chúng ta
ở vùng Đông Bắc và tiến hành vụ khủng bố khiến 3.000 người thiệt mạng thì
cách di chuyển bằng đường không của người Mỹ đã mãi mãi bị thay đổi”.
b) Phản ứng của báo chí quốc tế sau sự kiện 11/9
Tờ The Hindu có trụ sở tại Ấn Độ đăng bài “20 năm sau sự kiện 11-9, việc
xác minh danh tính nạn nhân vẫn chưa hoàn tất”, chỉ ra rằng còn tới 1.106
nạn nhân thiệt mạng tại hai tòa tháp của Trung tâm thương mại thế giới
(WTC) còn chưa được xác định danh tính khi đã tìm được hài cốt. Bài báo
cũng cho biết mới có thêm 2 bộ hài cốt được xác định danh tính trong tuần
này và chính quyền vẫn đang tiếp tục công việc hết sức khó khăn là xác định
và trao trả hài cốt cho người thân của các nạn nhân.
Hãng tin Aljazeera (Qatar) rút tít “Các gia đình nạn nhân gây áp lực bạch
hóa thông tin về vai trò của Saudi Arabia trong vụ khủng bố ngày 11-9”.
Theo đó, bài báo nhấn mạnh 1.700 người thân trong các gia đình nạn nhân
đã ký vào một bức thư phản đối sự có mặt của Tổng thống Mỹ Joe Biden
trong lễ tưởng niệm 20 năm sự kiện 11-9 tới đây nếu chính quyền của ông
không bạch hóa thông tin liên quan một số quan chức Saudi Arabia trong vụ
tấn công cách đây 20 năm. Đại sứ quán Saudi Arabia tại Washington chưa
có phản ứng gì với thông tin này. Trước sau Saudi Arabia đều phủ nhận vai
trò của quốc gia này trong sự kiện 11-9.
Hãng tin Reuters ngoài đưa tin về các hoạt động kỷ niệm còn đăng lại
những hình ảnh liên quan vụ tấn công bằng máy bay thương mại vào các địa
điểm WTC, Trụ sở Bộ Quốc phòng (Lầu Năm Góc), và ở bang
Pennsylvania. Reuters cũng đăng tải nhiều bài viết khai thác sâu nỗi đau mất
người thân của các gia đình nạn nhân cũng như nỗi ám ảnh của những người
thoát chết trong gang tấc trong ngày 11-9-2001.
Với sự sụp đổ của chính quyền Kabul hồi tháng 8 vừa qua, công chúng lại
một lần nữa đặt dấu hỏi với kết quả chống khủng bố của Mỹ. Hãng tin
Aljazeera có bài chính “20 năm sau ngày 11-9, nước Mỹ liệu đã thắng chủ
nghĩa khủng bố?” Khi bắt đầu tấn công trả đũa lực lượng khủng bố al-Qaeda
vào ngày 20-9-2001, Tổng thống Mỹ lúc đó là George W. Bush phát biểu
trước Quốc hội: “Cuộc chiến chống khủng bố của chúng ta bắt đầu với mạng
lưới al-Qaeda, nhưng đó không phải là nơi để kết thúc. Cuộc chiến của
chúng ta sẽ chỉ kết thúc khi tất cả các nhóm khủng bố trên thế giới được tìm
ra, ngăn chặn và đánh bại”. Bài báo khẳng định dù khả năng bị tấn công trên
lãnh thổ Mỹ đã giảm đi, nhưng những nhóm khủng bố khác vẫn phát triển ở
khắp các châu lục. Ngay bản thân al-Qaeda vẫn tồn tại với các chi nhánh
mọc lên ở 17 quốc gia trên khắp thế giới. Hai mươi năm sau tuyên bố của
Tổng thống Bush, với hàng nghìn tỷ đô la chi ra và hàng chục nghìn thường
dân trên khắp thế giới cũng như hàng nghìn binh lính Mỹ thiệt mạng và
mang thương tật cả đời, mục tiêu đặt ra của nước Mỹ vẫn chưa thể hoàn thành
2.2.2. Chiến dịch tưởng niệm
Bảo tàng và Đài tưởng niệm 11-9 đã phát động một chiến dịch giáo dục và
gây quỹ có tên là “Quỹ Không bao giờ quên”. Toàn bộ số tiền quyên góp
sẽ được sử dụng cho các chương trình giáo dục người trẻ về cuộc tấn công
khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ và những tác động toàn cầu.
2.2.3. Phim ảnh, chương trình truyền hình
20 năm sau ngày 11-9-2001, theo thống kê của EW, có đến 17 phim hoặc
loạt phim tài liệu mới được nước Mỹ công bố vào dịp này. Đó là chưa tính
đến hàng chục phim tài liệu và phim điện ảnh hư cấu từng được thực hiện suốt 20 năm nay.
Các phim mới ra mắt là Turning Point: 9/11 and the War on Terror (Bước
ngoặt: 11 tháng 9 và cuộc chiến chống khủng bố) của Netflix; 9/11: One
Day in America của National Geographic; 9/11: Inside the President's War
Room (11-9: Bên trong Phòng Chiến tranh của Tổng thống Mỹ) của Apple TV+ và BBC One...
Có những bộ phim đi sâu vào cuộc sống của những nhóm người như
Rebuilding Hope: The Children of 9/11 (Xây lại hy vọng: Những đứa trẻ của
ngày 11-9) của Discovery+; Women of 9/11 (Những người phụ nữ của ngày
11-9) của ABC kể về số phận của những phụ nữ sống sót hoặc mất đi người thân sau sự kiện.
Các phim tài liệu về 11-9 không thể thiếu nhãn cảnh báo nội dung "có hình
ảnh bạo lực, có thể gây phản cảm", bởi nhà làm phim không thể từ bỏ những
hình ảnh chân thực, trần trụi, nhưng cần cảnh báo trước cho người xem.
Chương trình truyền hình đặc biệt cho lễ kỷ niệm ngày 11-9 phỏng vấn
những người sống sót và những người mất người thân, chuyện thăng hoa về
những cuộc giải cứu và chuyện đau khổ của những người đã thiệt mạng trong nỗ lực thoát thân.
2.3. Tác động của truyền thông đến xã hội sau sự kiện khủng bố 11/9
Thảm kịch 11/09/2001 không chỉ Mỹ mà nhiều nước khác trên thế giới đã bị
cuốn vào một cuộc chiến "chống khủng bố toàn cầu" do Tổng thống Mỹ
phát động. Sau hơn 20 năm với 4 đời Tổng thống Mỹ cùng những chiến lược
khác nhau "cuộc chiến chống khủng bố" trên toàn cầu của Mỹ đã thu về
được một số kết quả đáng kể số vụ tấn công khủng bố xảy ra trên đất mỹ làm
suy yếu nhóm khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Tuy nhiên dù cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu đã dạt được những
kết quả đáng kể sau 20 năm nhưng thực tế chủ nghĩa khủng bố vẫn chưa
chấm dứt. Thậm chí có xu hướng phát triển theo chiều hướng phức tạp. Dù
bị đánh bật ra khỏi khu vực chiếm đóng ở Syria nhưng những tàn quân IS
vẫn lẩn trốn tại các khu vực sa mạc rộng lớn ở biên giới Syria-Iraq. Nhìn
chung, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã thành công từ góc độ chiến
thuật trong ngăn chặn các cuộc tấn công và làm gián đoạn mạng lưới khủng
bố. Song nhìn từ góc độ chiến lược, thành công lại không rõ rệt. Sau cuộc
khủng bố năm 2001, nhiều người có yếu tố "cực đoan hóa" hơn, mối đe dọa
khủng bố cũng đa dạng hơn và phân hóa trên phạm vi toàn cầu.
Hơn 20 năm sau khi xảy ra sự kiện khủng bố 11/09, những hoạt động tưởng
chừng như đơn giản và ai cũng cho là "lẽ tất nhiên' như việc đưa tiễn người
thân ra máy bay, đi dạo quanh khu thương mại - văn phòng hay đi qua
những con đường gần các tòa nhà chính phủ,.... đã không còn có thể thực
hiện một cách dễ dàng. Trải qua nhiều năm nhưng cuộc sống người dân Mỹ
vẫn bị ảnh hưởng bởi sự kiện 11/09/2001. Từ việc an ninh của các sân bay
đến quân sự hóa cảnh sat, những cuộc chiến tranh kéo dài làm hao tổn người
tốn của và cả bản chất quyền tự do của nước Mỹ đã được định nghĩa bởi sự
kiện này. Những thay đổi sâu rộng với luật giám sát trong nước sau ngày
11/09 bao gồm việc ra đời đạo luật yêu nước (patriot Act) chỉ sáu tuần sau
vụ tấn công, trao cho cơ quan tình báo quyền hạn lớn hơn rất nhiều trong
việc phát hiện những kẻ khủng bố.
Ngoài ra, loạt vụ tấn công đã khiến Mỹ phải thực thi chính sách nhập cư
cứng rắn hơn, hạn chế hơn. Và tàn dư để lại sau sự kiện 11/09 là có nhiều
người bị bệnh và tử vong vì tiếp xúc các chất ô nhiễm độc hại và bụi ở Vùng
Không và các khu vực lân cận phía Nam manhattan trong những tuần và
tháng sau khi các tòa tháp đổ sập.
Phần III: KẾT LUẬN
Cuộc chiến chống khủng bố các phần tử Hồi Giáo cực đoan từ sau sự kiện 11/09 có
tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như các hoạt động xã hội
không chỉ của nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Trong đó, truyền thông đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong việc “định hướng” và “dẫn dắt” dư luận.
Những hệ quả từ sau Cuộc chiến chống khủng bố các phần tử Hồi Giáo cực đoan
từ sau sự kiện 11/09 đến nay đã chịu tác động không nhỏ từ những hiệu ứng truyền thông.
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng có sức mạnh và những khả năng
to lớn để giải quyết các nhiệm vụ công tác tư tưởng chính trị trên phạm vi toàn xã
hội. Nó có tác động trực tiếp tới tình hình chính trị của mỗi quốc gia.
Không những có vai trò và ảnh hướng quan trọng đối với chính trị mà truyền thông
còn có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế. Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế
toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, các nước đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công
nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng một cách rộng rãi và linh hoạt hơn trong
các hoạt động kinh tế. Những thông tin do hệ thống truyền thông đại chúng cung
cấp có ý nghĩa quan trọng đối với những quyết định khôn khéo về kinh tế và cá
nhân, cũng như đối với những sự lựa chọn lựa đúng đắn về chính trị.
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng có sức mạnh và khả năng to lớn
để giải quyết các nhiệm vụ công tác tư tưởng trên phạm vi toàn xã hội. Sức mạnh
và khả năng to lớn đấy được thể hiện ở chỗ các phương tiện truyền thông đại
chúng là công cụ duy nhất có thể tác động đông thời, nhanh chóng tới từng thành
viên trong xã hội, liên kết truyền tải các giá trị văn hóa tích cực. Truyền thông đại
chúng vừa đóng vai trò là một môi trường sư phạm, người thầy, vừa có khả năng
trở thành một người bạn, hay một môi trường văn hóa đối với mỗi người dân. Hoạt
động truyền thông đại chúng là một phần đời sống văn hóa của xã hội hiện đại bản
thân nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa xã hội.