-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ | Văn mẫu lớp 10 Kết Nối Tri Thức
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạttuyển chọn 2 mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh lớp 10 tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về văn phân tích đánh giá tác phẩm ngày một tốt hơn.a
Văn mẫu 10 171 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Phân tích tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ | Văn mẫu lớp 10 Kết Nối Tri Thức
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạttuyển chọn 2 mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh lớp 10 tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về văn phân tích đánh giá tác phẩm ngày một tốt hơn.a
Chủ đề: Văn mẫu 10 171 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.3 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Phân tích bài Chữ bầu lên nhà thơ - Mẫu 1
Thơ là một phương tiện thể hiện rõ cảm xúc và ý chí của con người. Làm thơ rất dễ,
nhưng để trở thành một nhà thơ lại không dễ. Bởi thơ là một bản nhạc, người tấu lên
nó một cách hay nhất thì phải trải qua quá trình dài luyện tập. Thơ có thể đưa chúng ta
thoát ra khỏi hiện tại, đi đến niềm vui và hạnh phúc. Nó cũng có thể thể hiện được rõ
nhất những gì đang có ở hiện tại, là những cảm xúc bồn bã u ám của con người. Vấn
đề những con chữ biến ảo đó được Lê Đạt thể hiện qua cái nhìn của bản thân trong tác
phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ”.
Lê Đạt là một nhà thơ đặc biệt luôn đi tìm tòi những điều độc đáo trong văn chương,
trong từng con chữ. Ông có khát khao đi tìm hiểu hết ý nghĩa của thơ, sống vì thơ và
cống hiến hết mình. Không chỉ là những chữ ghép lại, thơ theo định nghĩa của Lê Đạt
là một thứ “đạo”. Ông xác định cả đời của mình đều dành cho thơ, để gọt giũa những
vần thơ và tạo nên những con chữ tuyệt mỹ. Với Lê Đạt, công việc “nghệ thuật” nhất
chính là tạo ra những tác phẩm từ những con chữ giao tiếp hàng ngày. Trong công
việc, nhất là liên quan đến thơ ông thường có những yêu cầu rất nghiêm khắc. Ông
quan điểm: “Nhà thơ không coi rẻ chữ như những vật vô tri vô giác, những công cụ
quẳng đi khi đã hết tác dụng mà tôn trọng chữ như những sinh vật có hồn, lắng nghe
tiếng nói của chữ và trò chuyện với chữ như những nhà ngoại cảm lắng nghe và trò
chuyện với thế giới bên kia.”
Để khẳng định cho điều đó, từ ngay những dòng ban đầu ông đã đưa ra lập luận rất
thuyết phục. Ông coi trọng “ý tại ngôn toại” của văn thơ, một bài thơ phải làm cho
người đọc vừa hiểu được nội dung, vừa đắm chìm trong mạch cảm xúc đó. Không như
lời nói hàng ngày, theo Lê Đạt, thơ là một điều lạ lùng mà không cần nói ra những
người ta vẫn cảm nhận được điều bạn muốn biểu đạt. Bởi riêng ngôn ngữ, thơ đã là
một nơi cất chứa cảm xúc vô tận, chắt lọc những tinh túy từ con chữ tầm thường. Cái
mà một nhà thơ thực thụ hướng tới không phải là chất “thương mại” tầm thường, mà
là âm điệu, sự gợi cảm của từng vần, từng nhịp.
Ông cũng bày tỏ thái độ “ghét” của mình với những quan niệm: “Các nhà thơ Việt
Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”. Theo ông, nó chỉ đúng với những nhà
thơ được thiên phú, vì có khi “thời” hết, thiên phú lụi tàn thì không có sự cố gắng, họ
sẽ thực sự phải dừng lại. Tuy nhiên, những người thực sự rèn luyện, gắn bó với con
chữ thì sẽ mãi tràn đầy linh cảm. Bởi vậy, ông rất đề cao những con người này. Ông
cho rằng đây mới chân chính là những người tạo ra dòng lịch sử mới cho thơ ca, vĩnh
viễn tồn tại theo thời gian chứ không phải nhất thời. Bởi trên con đường họ đi không
có hoa hồng trải sẵn, họ phải đổ mồ hôi, bỏ thời gian ra để nghiên cứu và luyện tập.
Lê Đạt cho rằng “chữ Bầu lên nhà thơ”, ý nghĩa là đề cao những con chữ và sự thấu
hiểu nó của một nhà thơ đích thực. Mỗi người sẽ có một phong cách riêng, một không
gian riêng để “lưu trữ” những ý nghĩ táo bạo. Đó chính là sự khác biệt mà một nhà thơ
nên có và một bài thơ nên cần. Và tất cả những gì hiển hiện trong không gian đó đều
được tạo thành từ những chữ cái bình thường nhưng lại vô cùng linh hoạt. Cũng vì
vậy, Lê Đạt khẳng định: “Người làm thơ tự trọng trên lĩnh vực ngôn ngữ phải bận tâm
đến việc mở mang bờ cõi ngôn ngữ, tương tự một nhà bác học mở rộng bờ cõi của
khoa học, đổi khác cách nhìn tự nhiên”.
Sự đặc sắc, thăng hoa của ngôn từ còn được gắn với số phận và con đường “không thể
quay đầu” mà họ chọn. Bởi, hoàn cảnh tác động rất nhiều đến phong cách và vần thơ
của một người, cũng khiến nó trở thành một “chất riêng” không bị nhầm lẫn. Ông thể
hiện quan điểm của mình qua câu nói: “Những câu thơ hay đều kỳ ngộ, nhưng là kỳ
ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối làm động lòng quỉ thần,
chứ không phải may rủi đơn thuần. Làm thơ không phải đánh quả, và không ai trúng
số độc đắc suốt đời”. Thứ đồi hỏi một nhà thơ thực thụ không chỉ cần sự rèn luyện, mà
cũng cần nhiều sự sáng tạo, linh cảm của từng người.
Lê Đạt sử dụng nhiều từ thuần Việt, xoay chuyển linh hoạt giữa những con chữ mà
ông coi trọng. Các từ được dùng đều thể hiện rất rõ tính cách và quan điểm của ông về
câu chữ. Lập luận của ông cũng rất sắc bén và logic, những ví dụ đều vô cùng chính
xác và dễ hiểu. Đó là một trong những thành công lớn nhất của một bài luận.
Lê Đạt là một người đam mê những con chữ, không ai có thể nghi ngờ được điều này.
Nhan đề và nội dung của bài đều vô cùng hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Qua đây, ta
có thể nhận thấy đượ rất nhiều vấn đề. Thứ nhất là sự quan trọng của con chữ trong
việc tạo ra những tác phẩm, thứ hai là sự khẳng định tầm quan trọng của tác giả và
cuối cùng, ta hiểu được những tinh hoa chắt lọc trong việc sáng tác thơ. Thơ không
đơn giản chỉ để đọc, nó còn là sợi dây chia sẻ, cảm nhận.
Phân tích Chữ bầu lên nhà thơ - Mẫu 2
Tựa như con sóng ngoài khơi luôn đưa đẩy, níu giữ những chiếc thuyền lênh đênh trên
biển , thơ ca đi vào thế giới nội tâm của con người một cách nhẹ nhàng và thanh thoát,
từ đó hướng họ đến những vẻ đẹp của của cuộc sống muôn màu. Thơ là là tiếng đàn
muôn thuở gãy lên những giai điệu du dương đưa ta vào những chiều không gian khác,
khi là thoát khỏi hiện thực u tối để bay đến ngày mai tươi sáng hơn , khi là đưa ta về
lại với những kỉ niệm tươi đẹp trong quá khứ. Nhưng làm sao ta nghe được tiếng đàn
ấy, khi nó chỉ là những nét mực vô tri in hằn lên tờ giấy trắng, không, nó không chỉ
đơn thuần là nét mực, mà nó là con chữ, là ngôn từ nghệ thuật. Nhà thơ Viên Mai đã
từng nói rằng : “Chỉ có lời thơ tinh vi đẹp đẽ mới có thể khiến cho người đọc cảm kích
mà phấn chấn, còn như lời thơ qua ngay thẳng, thật thà, tầm thường, cũ kĩ thì có thể
làm cho ai hứng thú được không”, là một nhà thơ có tầm hiểu biết, Viên Mai đã hiểu
được tầm quan trọng của ngôn từ nghệ thuật trong bất cứ một thi phẩm nào, bởi nó
không chỉ là cách để nhà thơ truyền đạt nội dung, tư tưởng, tình cảm của mình đến với
độc giả mà theo một cách kì lạ nào đó từ những con chữ ấy người đọc lại có thêm
những tư duy khác theo chính cảm xúc của mình. Hiểu được những điều kì diệu mà
con chữ mang lại, nhà thơ Lê Đạt đã có những cái nhìn chiêm nghiệm khách quan
nhất về vấn đề qua văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”.
Lê Đạt (1929-2008), tên khai sinh là Đào Công Đạt, quê ở tỉnh Bắc Giang. Ông là nhà
thơ luôn có ý thức tìm tòi, cách tân, đề cao lao động chữ nghĩa và từng tự nhận mình
là “phu chữ”. Bao nhiêu nhà thơ trên đời này ao ước một lần hiểu được ý nghĩa của
thơ, để trả lời cho câu hỏi : “Thơ là gì?”. Lê Đạt cũng như vậy, suốt cuộc đời ông sống
vì thơ, vì con chữ, ông đối thoại với những dòng thơ thơ như đối thoại với chính mình.
Thơ hiện lên trong tâm thức ông không chỉ có những câu thơ đa nghĩa như một thứ
“bóng chữ” mà còn có cả những ưu tư trăn trở của ông về nó. Với ông, thơ như một
thứ đạo, một thứ tôn giáo, một thứ cơ duyên. Nói như Đặng Tiến: “Người đời ví thi
nhân với kiếp tằm, Lê Đạt tự xem mình như một lá dâu, còn lại trơ gân, xác xơ thân
xác”. “Không người làm thơ nào không phải trải qua những cơn tuyệt vọng muốn
quẳng bút đi làm nghề khác cho nó khỏe. Nhưng thơ là một nghiệp, một tình yêu đắm
đuối” , đối với ông thơ mà một thứ nghiệp chướng mà cả đời ông không thể dứt ra
được, ông tự cho mình là kẻ phu chữ, suốt một đời này phải gắn liền với cái công việc
gọt rửa từng con chữ sao cho trở nên mĩ miều tuyệt diệu nhất có thể để đưa vào làm
chất liệu cho những tác phẩm sáng tạo nghệ thuật của mình. Đối với ông chữ không
chỉ đơn thuần là một kí hiệu giao tiếp mà như một sinh thể luôn cựa quậy, là một thứ
mặc khải để thi nhân bộc lộ quan niệm nhân sinh của mình. Sự linh diệu của thơ bao
giờ cũng hiển lộ ở chữ. Và sự linh diệu của chữ chính là sự linh diệu của thơ. Lê Đạt
đặt ra một yêu cầu rất nghiêm khắc đối với nhà thơ: “ Nhà thơ không coi rẻ chữ như
những vật vô tri vô giác, những công cụ quẳng đi khi đã hết tác dụng mà tôn trọng chữ
như những sinh vật có hồn, lắng nghe tiếng nói của chữ và trò chuyện với chữ như
những nhà ngoại cảm lắng nghe và trò chuyện với thế giới bên kia.”.
Ngay đầu những lí lẽ ban đầu của văn bản, ông đã nêu ra được những lập luận của
mình. Đối với văn xuôi, đó là “Ý tại ngôn tại”, có nhầm hay không khi từ “tại” được
lặp lại, không, đó là dụng ý của tác giả. Ông quan niệm rằng đối với những tác phẩm
văn xuôi, truyện thơ, kí, … chỉ cần ta đọc hết tác phẩm, đọc từng câu từng chữ và tiêu
hoá nó, ta sẽ hiểu được nội dung, giá trị sâu bên trong mà nó muốn truyền tải đến
người đọc. Còn đối với thể loại thơ thì khác, nó là “Ý tại ngôn ngoại”, có nghĩa là
người đọc thơ chỉ đọc hết từng câu thơ thì không thể nào tường tận hết được những gì
mà kẻ làm thơ muốn nói, một điều kì diệu nữa ở chỗ những con chữ ấy mà người
thưởng thức thơ còn có thể sáng tạo ra nhiều tầng ý nghĩa thích hợp với cảm xúc của
họ, khác hoàn toàn với những gì mà nhà thơ muốn truyền tải đến, Lê Đạt đã cho ta
thấy sự kì diệu và thần kì của ngôn từ nghệ thuật trong thi ca. Thơ thường không bộc
lộ ở những điều được viết ra mà là ở những chỗ trống, những khoảng trắng, ở sự im
lặng giữa các chữ các lời. Ngôn ngữ tho là ngôn ngữ được chưng cất từ cảm xúc, chắt
chiu và gạn lọc, đạt đến độ tinh, nên có sự đa dạng về mặt ý nghĩa cũng như cách hiểu.
Chính vì những điều đặc biệt ấy, sự lắng nghe và cảm thụ của người đọc là quá trình
giải mã phát hiện ra những vẻ đẹp bất ngờ, tinh tế của thơ ca, người đọc ngoài năng
lực rung cảm, thẩm bình và nhạy bén trước ngôn ngữ thi ca thì sự đồng điệu với tác
giả cũng là một con đường để đến với thơ. Lê Đạt cho rằng. : “Nhà thơ làm chữ chủ
yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tư vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ
vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ” , không thể
phủ nhận được ý kiến như vậy. Trong bài : “Mấy ý nghĩ về thơ”, Nguyễn Đình Thi nói:
“Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng…”
Thơ muốn lay động chiều sâu tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ,
đúng là không chỉ nhìn vào con chữ, nhìn vào cái nghĩa tự vị hay tiêu dùng của nó mà
hiểu được ý tình của tác giả trong câu thơ này, làm sao có cả mây trắng rồi xanh rồi
vàng, rồi làm sao lại liên quan đến ta và nàng, ấy vậy mà trong lòng mỗi người đã có
những câu trả lời riêng cho mình rồi, đó là sức mạnh vang động của thơ ca vào tâm
hồn người đọc, thật là diệu ngộ. “Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình
cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cây số. Văn xuôi lôi
cuốn người như dòng nước, đưa ta đi lần lượt, từ điểm này qua điểm khác. Thơ, trái
lại, chỉ chọn một ít điểm chín, bám vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo” –
Nguyễn Đình Thi. Nói như Trần Nhựt Tân: “ Ngôn ngữ thơ ca là một ngôn ngữ có nội
dung phản ánh được dư vang nghệ thuật”.
Lê Đạt bày tỏ thái độ “ghét” với cái quan niệm quái gở : “Các nhà thơ Việt Nam
thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”, ý này chỉ những nhà thơ được phú trời cho,
ban cho mình cái khả năng “thở cũng ra thơ”. Nhưng đã cho thì cũng bủn xỉn lắm, rồi
một ngày nào đó cái phú ấy cũng lụi tàn đi, vậy những nhà thơ ấy sẽ còn lại gì nếu
không thực sự lao động nghệ thuật bằng mồ hôi chính mình. Bởi vì vậy ông đề cao
những nhà thơ “một nắng hai sương, lầm lũi, lực điện trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ
hôi lấy từng hạt chữ”. Ông cho ra thiên hạ lại ca ngợi thể loại thơ gắn liền với những
cảm xúc bộc phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng, của những nhà thơ thiên
phú, rồi cái phút bốc đồng ấy có tồn tại vĩnh viễn với thời gian hay phải nhường chỗ
cho những nhà thơ chân chính đổi mồ hôi lấy chữ như ông đã từng nói, những thứ ấy
chỉ là cái tạm thời, không thể nào so sánh với những người như ông và các nhà thơ
cùng chí hướng. Hoạt động sáng tạo thơ ca là một con đường dài và gian khổ, trên con
đường ấy không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của những kẻ phu chữ đã phải trải
dài, nơi đó không có chỗ cho những thứ thơ tầm thường chỉ có những giá trị tức thời,
rẻ rúng. Xem chữ như là một người bạn chân chính, người bạn ấy không phải tự đến
với chúng ta hay được ai gọi mang đến cho ta cả ta phải tự đi tìm nó. Phải biết lắng
nghe và trò chuyện với chữ, nghĩa là ta đang nói chuyện với một tri kỉ. Chữ trong thơ
đã trở thành người bạn tri âm của thi sĩ, chọn lựa chữ trong thơ cũng chính là sự chọn
lựa của tình yêu và trách nhiệm với ngòi bút của mình. Theo Lê Đạt:
“Với đa số chữ là tình nghĩa
Với nhà thơ chữ là tình yêu”.
Chính vì rất đề cao vai trò của chữ trong thơ mà ông đã xác quyết: “Một nhà thơ có
kinh nghiệm là nhà thơ biết im lặng để nghe chữ phát biểu”. Ông cho rằng: “chữ bầu
lên nhà thơ” , và nhà thơ bao giờ cũng là người bộ hành cần mẫn dấn thân trên con
đường chọn lựa “giữa nghĩa và hàm nghĩa, giữa chữ và bóng chữ”. Hiện hữu của nhà
thơ chính là hiện hữu của chữ trong thơ. Nhà thơ nếu không tạo ra được một sự riêng
về ngôn ngữ, nghĩa là đã tự đánh mất sự hiện hữu của mình. Và khi đó thơ chỉ là một
“nấm mộ lạnh lẽo” trong nghĩa trang thơ. Chữ trong thơ, vì thế là một “nhãn hiệu cầu
chứng” cho sự hiện tồn của thi nhân, là một trong những yếu tố quan trọng nhất nếu
không nói là yếu tố quyết định tạo nên phong cách nhà thơ. Vũ trụ của mỗi nhà thơ
được tạo nên từ những tinh tú của ngôn ngữ thơ mà ngôn ngữ thơ bao giờ cũng là hiện
thân của chữ. Vì vậy, trong quan niệm của Lê Đạt, để khẳng định sự tồn sinh của mình
“Người làm thơ tự trọng trên lĩnh vực ngôn ngữ phải bận tâm đến việc mở mang bờ
cõi ngôn ngữ, tương tự một nhà bác học mở rộng bờ cõi của khoa học, đổi khác cách nhìn tự nhiên”.
Theo Lê Đạt: “Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng
người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả. Ta có thể nói con đường thơ chính
là số phận của một nhà thơ”. Mỗi một nhà thơ đều có một con đường riêng cho mình,
mà một khi đã chọn thì khó có thể quay đầu, hay còn gọi là số phận của chính họ
trong thế giới nghệ thuật khắc nghiệt. Dù chọn cho mình đi theo hướng nào, lao động
chữ là việc không thể nào bỏ qua, đó là một yếu tố cơ bản tiên quyết nên sự thành
công của những tác phẩm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của chính họ. Bởi vậy
ông quan niệm rằng : “Những câu thơ hay đều kỳ ngộ, nhưng là kỳ ngộ kết quả của
một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối làm động lòng quỉ thần, chứ không
phải may rủi đơn thuần. Làm thơ không phải đánh quả, và không ai trúng số độc đắc
suốt đời”. Không có những sự thăng hoa diệu kỳ trong sáng tạo thì không thể có
những câu thơ hay. Sáng tạo thơ bao giờ cũng là sự ám ảnh của vô thức và tâm linh.
Đi vào thế giới của thơ là đi vào thế giới của những ảo diệu, của mặc khải để người
nghệ sĩ thể hiện những dự phóng sáng tạo của mình. Theo ông: “Cái trẻ, cái già của
nhà thơ quyết định không phải do ở tuổi đời, mà ở nội lực chữ” , Picasso nói một câu
rất thâm thuý : “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ”. Nhà thơ phải không
ngừng nỗ lực, cải tiến lối tư duy có thể héo mòn theo năm tháng, không ngừng lao
động cần mẫn để trở được những cử tri chữ bầu chọn trong nhiệm kỳ kế tiếp, đừng để
đánh mất đi cái tài năng của mình. Chính thế giới “ngôn ngữ riêng” này sẽ làm nên
một hệ giá trị trong vũ trụ thơ của thi nhân. Nó khẳng định sự hiện tồn của nhà thơ
trong tâm thức người đọc cũng như định vị tư cách nhà thơ trên thi đàn. Thơ luôn
“chống lại nguy cơ sa mạc hoá của tâm cảnh”. Và khi nào nhà thơ không để cho tâm
cảnh của mình bị sa mạc hoá, lúc đó nhà thơ mới có cái nhìn linh động về cuộc sống
và khi đó thế giới ngôn ngữ của nhà thơ mới phong phú và linh động
Tại sao người ta ca ngợi Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”, hay là “nhà thơ của
phụ nữ” , ta cùng tìm hiểu nét độc đáo trong cách sử dụng con chữ để gầy dựng lên tên tuổi của mình.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!” (Tự tình II )
Bạn cách sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc
tả mạnh, những động từ chỉ tình thái (dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc ), những tính
từ chỉ trạng thái (say, tỉnh, khuyết, tròn), phối hợp với cách tổ chức ngôn ngữ một
cách sáng tạo nghệ thuật: đối, đảo ngữ, cách bắt nhịp, Hồ Xuân Hương đã bộc lộ được
tâm trạng bất mãn với cuộc đời số phận và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi. Đó là
cách chơi chữ độc đáo của bà, làm cho tên tuổi vang xa và để lại tiếng thơm muôn đời.
Bằng hàng loạt những lí luận sắc bén, Lê Đạt đã thể hiện những quan điểm về công
cuộc phu chữ của nhà thơ một cách vô cùng thuyết phục và mang cá tính sáng tạo của
riêng ông. Những lí lẽ dẫn chứng mà ông viết trong văn bản thực sự đã mang người
đọc hiểu hơn về quá trình lao động nghệ thuật của những nhà thơ chân chính, từ đó đặt
ra những yêu cầu khắt khe đối với họ. Bên cạnh đó t thấy được sự hiểu biết và chiêm
nghiệm của ông trong thế giới của nghệ thuật, một con người hết đời vì thơ ca vì con
chữ, đề cao những giá trị nhân văn mà nó đem lại.
Tác giả đã đưa ra nhận định hay và thú vị là Chữ bầu lên nhà thơ, để làm nổi bật tầm
quan trọng của chữ đối với các nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chữ bầu
lên nhà thơ là khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ; ngôn ngữ là yếu tố
không thể thiếu trong văn học; nó khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ.
Ngôn ngữ thơ là tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là kiến trúc ngôn từ đặc biệt; tạo lập
và tôn vinh vị thế nhà thơ. Khi nhà thơ cần mẫn với chữ thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp
nhất để diễn đạt ý cần nói, để tiếng lòng của mình được vang lên, được hữu hình hóa
thành câu chữ, âm thanh, nhịp điệu. Làm thơ là dùng lời và những dấu hiệu thay cho
lời nói, tức là dùng chữ để thể hiện trạng thái tâm lý đang rung chuyển khác thường.
Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm sống dậy một tình cảm,
một nỗi niềm trong lòng người đọc. Bài thơ là sợi dây tình cảm cho người đọc, cái
trạng thái tâm lý ấy là người đọc tự tạo cho mình, chính là khi nhìn những chữ, nghe
những lời từ đó tâm hồn rung lên vì chạm thấy những ý nghĩ những tình cảm mà lời
và chữ của bài thơ kéo theo đằng sau như ngọn đuốc trong đêm.