-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phân tích tác phẩm truyện Áo Tết - Ngữ Văn 8
Đã từng có một câu nói nhận định về văn học nổi tiếng rằng: “Mỗi một tác phẩm văn học là một thứ ánh sáng riêng rọi chiếu vào tâm hồn con người”. Đúng vậy, mỗi tác phẩm văn học là một lời đề nghị về lẽ sống. Văn học cũng giống như cuộc sống, nó phảm ánh muôn vàn những sự việc, vấn đề ngoài kia. Chúng rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng bằng chiều sâu tư tưởng của tác giả. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu chung Ngữ Văn 8 87 tài liệu
Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Phân tích tác phẩm truyện Áo Tết - Ngữ Văn 8
Đã từng có một câu nói nhận định về văn học nổi tiếng rằng: “Mỗi một tác phẩm văn học là một thứ ánh sáng riêng rọi chiếu vào tâm hồn con người”. Đúng vậy, mỗi tác phẩm văn học là một lời đề nghị về lẽ sống. Văn học cũng giống như cuộc sống, nó phảm ánh muôn vàn những sự việc, vấn đề ngoài kia. Chúng rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng bằng chiều sâu tư tưởng của tác giả. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 8 87 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 8
Preview text:
Phân tích tác phẩm truyện Áo Tết
Đã từng có một câu nói nhận định về văn học nổi tiếng rằng: “Mỗi một tác phẩm
văn học là một thứ ánh sáng riêng rọi chiếu vào tâm hồn con người”. Đúng vậy, mỗi tác
phẩm văn học là một lời đề nghị về lẽ sống. Văn học cũng giống như cuộc sống, nó phảm
ánh muôn vàn những sự việc, vấn đề ngoài kia. Chúng rọi vào bên trong chúng ta một
ánh sáng riêng bằng chiều sâu tư tưởng của tác giả. Còn đối với nhà văn nữ Nguyễn Ngọc
Tư, bà là một tác giả xuất sắc trong nền văn học Việt Nam. Truyện của bà thường kahi
thác và được lấy cảm hứng từ những tình tiết giản dị trong cuộc sống, tiêu biểu là tác
phẩm “Áo Tết”. Qua đó, nhà văn muốn ca ngợi một tình bạn hồn nhiên, ngây thơ và còn
là cách ứng xử tinh tế của con người trong cuộc sống.
Bằng giọng văn dân dã mộc mạc trong tác phẩm truyện ngắn của mình, tác giả
Nguyễn Ngọc Tư đã thành công xây dựng cốt truyện “Áo Tết” với những tình tiết rất đơn
giản nhưng để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc. Câu chuyện
xoay quanh hai nhân vật chính đó là bé Em và Bích – một đôi bạn thân thiết với nhau.
Trong tác phẩm, nhân vật bé Em hiện lên trong hình ảnh của một đứa trẻ có hoàn cảnh
gia đình khá giả nhưng bạn thân của nó – bé Bích lại có một gia cảnh hoàn toàn trái
ngược, nhà nghèo lại còn đông anh em nên kinh tế khá hạn hẹp. Truyện được bắt nguồn
từ một tình huống rất nhỏ và bình thường trong cuộc sống thường ngày: khi được mua
cho những bộ quần áo mới diện mặc ngày Tết, bé Em rất vui sướng nên muốn khoe áo
với bạn Bích của mình. Nó có tận những bốn bộ quần áo mới, đặc biệt nhất phải kể tới
cái áo đầm màu hồng thắt nơ bâu viền kim tuyến nó thích nhất. Nó muốn khoe với Bích
nhưng chỉ vì thấy Bích có duy nhất một bộ quần áo để mặc Tết thì nó lại ngập ngừng,
không muốn chia sẻ với bạn nữa. Nó chỉ dám hỏi gièm bạn thôi vì sợ bạn sẽ buồn và tủi
thân. Thế nhưng tới cuối câu chuyện, tình huống kết thúc và khép lại bằng một hình ảnh
cả hai đứa bé Em và Bích đi chơi Tết nhà cô giáo trong hai bộ đồ tương xứng với nhau.
Đó là một chi tiết vô vùng ý nghĩa bởi thay vì chiếc đầm hồng lấp lánh mà Bé Em vô
cùng yêu thích nhưng nó lại quyết định mặc một chiếc áo thun giống Bích.
Ấn tượng đầu tiên trong tác phẩm trước hết là ở nhan đề của câu chuyện mang tên
“Áo Tết”. Khi đọc nhan đề, độc giả sẽ có thể tưởng tượng ngay ra những bộ quần áo
được mặc vào dịp Tết như áo dài, áo yếm hay cả những bộ váy tuyệt đẹp sẽ được tác giả
miêu tả trong tác phẩm của mình. Tưởng chừng đó sẽ là một bộ đồ diện Tết được nhà văn
khắc họa qua bức tranh đầy màu sắc với từng mảnh vải, cái nơ hay họa tiết của nó.
Nhưng thực tế, đó chính là từ khóa để bắt nguồn cho cảm hứng sáng tác của tác giả.
Nguyễn Ngọc Tư muốn lấy chính khung cảnh hồn nhiên của hai đứa trẻ con chơi thân với
nhau háo hức mong chờ ngày Tết để diện những chiếc áo mới mà mẹ mua. “Áo Tết”
cũng chính là hình ảnh trung tâm xuyên suốt tác phẩm, đầu mối của truyện và làm tỏa
sáng ý nghĩa của cả câu chuyện. Tác giả đã khai thác được trọn vẹn thông điệp và giá trị
nhân văn sâu sắc của mình qua hai nhân vật chính – bé Em và bé Bích. Tuy được xây
dựng trong hai hoàn cảnh khác nhau nhưng hai đứa trẻ con ấy lại chơi rất thân với nhau,
đi học ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm. Là một đứa trẻ được sinh ra trong hoàn cảnh
gia đình khá giả, thế nhưng không vì vậy mà bé Em có sự phân biệt đối xử giàu nghèo
với bạn Bích. Nhân vật bé Em là một người bạn rất tốt, giàu tình yêu thương, biết đồng
cảm, chia sẻ với bạn bè và đặc biệt là ở cái độ tuổi còn trẻ con, ngây thơ, hồn nhiên như
vậy mà em lại có một cách ứng xử vô cùng tinh tế với người bạn thân của mình như vậy.
Khi thấy Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má đi xách cặn cho heo, bé Em muốn khoe
chiếc đầm hồng mà nó thích với Bích nhưng sợ bạn tủi thân nên nó chỉ hỏi gièm. Và khi
nghe được Bích nói rằng nó chỉ được may đúng một bộ đồ, bé Em trơn mắt ngạc nhiên và
rồi lại không định khoe nữa, chỉ sợ cảm xúc của Bích sẽ buồn. Và tình tiết quan trọng
nhất bộc lộ lên toàn bộ tính cách của nhân vật bé Em, đó chính là tình huống kết thúc câu
chuyện, then chốt cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Bé em đã quyết định mặc chiếc áo
thun có in hình một con mèo bự cho giống chiếc áo trắng bâu sen mà Bích mặc. Chính
chi tiết nhỏ và lời nói của bé em: “Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu
coi gì được, vậy sao coi là bạn thân.” đã thể hiện lên sự tinh tế trong hành động và cách
ứng xử của bé Em. Ở cái độ tuổi còn non nớt như vậy mà bé Em đã rất hiểu chuyện và
biết nghĩ cho cảm xúc của người bạn mình như vậy, quả thật là một phẩm chất quý báu
đáng khen ngợi và học tập. Bên cạnh đó, nhân vật Bích cũng hiện lên là một đứa trẻ rất
ngoan ngoãn và nghe lời. Nó cũng còn là một người bạn rất tốt chân thành, quý mến bạn
của mình, không có sự ghen tị với gia cảnh của bạn mà lợi dụng. Bích đã nhường lại cơ
hội may áo Tết cho hai đứa em của mình. Vì biết mình là chị lớn nên cũng không so đo
với em, luôn nhường nhịn em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh hai để lại. Áo
của nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tan, kéo nhẹ
thôi cũng rách. Dù nhà nghèo nhưng được cái mấy chị em nó biết thân lo học chứ không
lo nghĩ chuyện cũ mới. Qua đó, độc giả có thể cảm nhận được rằng Bích là một người
con hiếu thảo, biết nhường nhịn với anh em trong gia đình và rất hiểu chuyện. Khi thấy
bé Em muốn chia sẻ niềm vui vì được mua cái áo mới với mình, Bích cũng rất vui vẻ và
hoan hỉ đón nhận mà không ghen tị hay ganh đua với bạn. Thông qua hai nhân vật bé Em
và Bích, tác giả đã thành công chứng minh cho câu nói: “Áo cũ nhưng tâm hồn luôn
mới.” để thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của hai đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và một tình
bạn vô cùng đẹp đẽ. Không những thế qua hai nhân vật, nhà văn còn muốn gửi gắm một
thông điệp về cách ứng xử tinh tế trong cuộc sống của con người.
Với nội dung như vậy tác phẩm Áo Tết đã thể hiện tình yêu thương, đồng cảm,
sự sẻ chia của những đứa trẻ nhỏ. Còn rất nhỏ nhưng chúng đã biết cư xử với nhau
một cách văn minh, biết quên đi niềm vui của bản thân để không làm người khác
buồn, chúng đã cư xử với nhau đúng với nghĩa của tình bạn, đó là không phân biệt
giàu nghèo, giai cấp, chơi với nhau bằng tất cả tình cảm yêu thương, chân thành. Tình
bạn của những đứa trẻ thật đáng để mỗi người chúng ta tự suy ngẫm.
Không chỉ để lại những bài học nhân văn sâu sắc về cách sống và một tình bạn
đẹp, tác phẩm còn để lại những ấn tượng trong lòng độc giả với những nét nghệ thuật
xây dựng câu chuyện tài tình của tác giả. Với ngôi kể chuyện thứ ba, nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư sử dụng ngòi bút tài hoa của bản thân phác họa nên bức tranh theo chiều sâu
không gian, thời gian đồng thời dễ dàng thâm nhập vào bên trong ngõ ngách dòng
cảm xúc, tâm tư nhỏ bé, tâm hồn của hai đứa trẻ để khám phá và cảm nhận hơn. Ngôn
ngữ kể trong sáng, mộc mạc, đậm màu sắc Nam Bộ. Có đôi lúc người kể chuyện như
đã hoá thân thành nhân vật Bé Em để nói hộ những suy tư, tình cảm của cô bé này.
Đối với một số tác phẩm, thường đem lại dấu ấn cho người đọc bởi những tình tiết
gay cấn, ly kì nhưng với nhà văn đề bạt sự bình dị và gần gũi cuộc sống con người.
Tác phẩm không sử dụng tình tiết lôi cuốn, gay cấn hay ly kỳ, nó vẫn giữ được chất
đặc trưng của văn Nguyễn Ngọc Tư. Đó là khai thác từ những chất liệu rất đời thường
của cuộc sống để gửi gắm thông điệp, ý đồ nghệ thuật. Chi tiết áo Tết vốn rất gần gũi,
quen thuộc đi vào trong tác phẩm trở thành một hình ảnh ẩn dụ để soi chiếu tính cách
của các nhân vật. Với ý đồ nghệ thuật xây dựng nên một tình huống rất đỗi quen thuộc
trong đời sống hằng ngày và sự khám phá, phân tích tâm lý, cảm xúc về mối quan hệ
giữa bạn bè thì tác phẩm “Áo Tết “ chảy trôi như những dòng sông êm dịu, bình yên
song lại chứa đựng những chiếc thuyền thông điệp gửi đến bạn đọc thông qua từng
hành động, lời nói để từ đó mà chúng ta tìm ra được cách hành xử sao cho đúng mực
nhất, giữ gìn được tình bạn vĩnh cửu bền chặt. Nhờ chiếc áo tết người đọc đồng cảm
hơn với hoàn cảnh nghèo nàn của gia đình cái Bích, thương em hơn vì sự hy sinh của
em cho đàn em nhỏ của mình. Nhờ chiếc áo Tết mà Bé Em đã thể hiện được phẩm
chất tốt đẹp của mình, biết yêu thương và san sẻ những khó khăn với bạn, hy sinh vì bạn.
Có thể nói văn bản “Áo Tết” của Nguyễn Ngọc Tư là một truyện ngắn xuất sắc
cho thấy cái nhìn ấm áp và nhân hậu của nhà văn về cuộc sống. Thông qua trang văn
người đọc khâm phục cái tâm và đặc biệt là cái tài của nhà văn khi đã có sự khám phá
và phân tích tâm lý nhân vật trẻ em rất đặc sắc.