Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng | HVNH

Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40419767
Downloaded by ?? Hòa (thanhhoa14102003@gmail.com)
HỌC VIÊ
N NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH
------o0o------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CHỦ ĐỀ:
CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
PGD PHẠM VĂN ĐỒNG
Sinh viên thực hiện
:
Mai Tùng Dương
Lớp niên chế
:
K21TCI
Khóa
:
2018
- 2022
Khoa
:
Tài Chính
GVHD
:
ThS. Trần Anh Tuấn
Hà Nội, tháng 05 năm 2022
lOMoARcPSD| 40419767
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Chuyên đề tốt nghiệp đề i: “Công tác phân tích tài chính
khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng PGD Phạm Văn Đồng” là công trình nghiên cứu của cá nhân
em, ới sự hướng dẫn của Thầy Trần Anh Tuấn. Những số liệu kết quả nghiên
cứu hoàn toàn trung thực, là sự nỗ lực của em trong quá trình học tập và thực tập tại
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng PDG Phạm Văn Đồng. Ngoài ra, trong
bài có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn rõ ràng.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa, nhà trường về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 20 thàng 5 năm 2022
Tác giả
Mai Tùng Dương
lOMoARcPSD| 40419767
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng, em xin
gửi lời cảm ơn đến các Quý Thầy Cô khoa Tài chính Học viện Ngân Hàng đã tạo cơ
hội cho em trải nghiệm thực tế. Đây là một hội tốt để em học hỏi, thực hành các
kiến thức kỹ năng đã học trên lớp và đúc kết từ những trải nghiệm thực tế tại ngân
hàng, giúp em ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm
ơn đến Giảng viên hướng dẫn ThS. Trần Anh Tuấn đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi
đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp em giải quyết được các vấn đề gặp phải trong
quá trình thực hiện chuyên đề.
Cùng với đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến c anh chị tại Ngân hàng VPBank
PGD Phạm Văn Đồng. Được sự tạo điều kiện rất nhiệt tình của Ban Lãnh đạo và
sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình của anh chị trong ngân hàng đã giúp em hiểu rõ hơn về
ngành tài chính ngân hàng, hiểu hơn các công việc cần m, quy trình hoạt động
của một ngân hàng. Từ đó giúp em nâng cao nghiệp vụ của bản thân, bổ sung những
kiến thức knăng cần thiết để hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp một cách tốt
nhất.
Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy toàn thể các anh chị tại VPBank
PGD Phạm Văn Đồng luôn thật nhiều sức khỏe, đạt được nhiều thành ng trong
cuôc sống và công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 thàng 5 năm 2022
Tác giả
Mai Tùng Dương
lOMoARcPSD| 40419767
iii
MỤC LỤC
Lời mở đầu...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG PGD PHẠM VĂN ĐỒNG.................................3
1.1 Giới thiệu chung.........................................................................................3
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................4
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng4
1.2.2. Lịch sự hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Phạm Văn Đồng...5
1.3 Cơ cấu tổ chức............................................................................................6
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức................................................................................6
1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban....................................................................7
1.4 Chức năng nhiệm vụ..................................................................................8
1.5 Vị trí thực tập Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại phòng
Khánh hàng doanh nghiệp..........................................................................8 TÓM
TẮT CHƯƠNG I.........................................................................................10
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TI CHÍNH KHÁCH
HNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG PGD PHẠM VĂN ĐỒNG.....11
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng PGD Phạm Văn Đồng giai đoạn năm 2019-2021......................11
2.2 Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng PGD Phạm Văn Đồng..........................15
2.2.1. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp 15
2.2.2. Phương pháp phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp...................16
2.2.3. Quy trình phân tích tài chính khách ng doanh nghiệp trong hoạt động cho
vay của VPBank Phạm Văn Đồng....................................................................16
lOMoARcPSD| 40419767
iv
2.2.4. dụ cụ thể về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng...............................23
2.3 Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách ng doanh nghiệp
trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
PGD Phạm Văn Đồng.........................................................................................35
2.3.1 Những kết quả đạt được.......................................................................35
2.3.2 Hạn chế................................................................................................36
Kết luận chương 2..................................................................................................40
Chương 3: GIẢI PHÁP HON THIỆN CÔNG C PHÂN TÍCH TI CHÍNH
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG PGD PHẠM VĂN ĐỒNG......41
3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
trong hoạt động tín dụng tại VPBank Phạm Văn Đồng.........................41
3.1.1. Nâng cao chất lượng thông tin thu thập............................................41
3.1.2. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích...............................42
3.2. Một số kiến nghị.......................................................................................44
3.2.1. Kiến nghị với NHNN và Chính Phủ.................................................44
3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng...............46
Kết luận chương 3....................................................................................................1
Kết luận....................................................................................................................2
Tài liệu tham khảo...................................................................................................3
Phụ lục......................................................................................................................4
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
Nội dung
Trang
lOMoARcPSD| 40419767
v
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD Phạm Văn Đồng.
7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ
Nội dung
Trang
Biểu đồ 2.1
Cơ cấu cổ đông CTCP Sông Đà 12
24
Biểu đồ 2.2
Doanh thu thuần của Sông Đà 4 2019 - 2021
27
Biểu đồ 2.3
Cơ cấu tổng tài sản Sông Đà 4 2019 - 2021
30
Biểu đồ 2.4
Cơ cấu tổng nguồn vốn Sông Đà 4 2019 - 2021
30
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 2-1
Kết quả HĐKD của VPBank Phạm Văn Đồng giai đoạn 2019
2021
11
Bảng 2-2
Cơ cấu dư nợ cho vay của Phòng giao dịch VPBank Phạm Văm
Đồng
12
Bảng 2-3
Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng tại VPBank Phạm
Văn Đồng
13
Bảng 2-4
Cơ cấu dư nợ cho vay đối với khách hàng SME theo nhóm ngành
tại VPBank Phạm Văn Đồng
13
Bảng 2-5
Danh mục hồ sơ tín dụng
18
Bảng 2-6
Cơ cấu giá vốn hàng bán của Công ty CP Sông Đà 4
28
Bảng 2-7
Vốn lưu động ròng của Sông Đà 4
29
Bảng 2-8
Tiền và tương đương tiền của Sông Đà 4
30
lOMoARcPSD| 40419767
vi
Bảng 2-9
Phải thu khách hàng của Sông Đà 4
30
Bảng 2-10
Tài sản cố định hữu hình của Sông Đà 4
31
Bảng 2-11
Phải trả người bán của Sông Đà 4
32
Bảng 2-12
Vay và nợ thuê tài chính của Sông Đà 4
33
Bảng 2-13
Các dữ liệu để tính khả năng thanh toán của Sông Đà 4
35
Bảng 2-14
Các dữ liệu để tính chỉ số thu nhập của Sông Đà 4
36
lOMoARcPSD| 40419767
[Type the document title] Học Viện Ngân Hàng DANH
MỤC VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Chú thích
1
BCĐKT
Bảng cân đối kế toán
2
BCKQHĐKD
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3
BCKQHĐKD
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
4
BCLCTT
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5
BCTC
Báo cáo tài chính
6
BCTC
Báo cáo tài chính
7
CP
Cổ phần
8
CT
Công ty
9
CVKD
Chuyên viên kinh doanh
10
ĐHĐCĐ
Đại hội đồng cổ đông
11
DN
Doanh nghiệp
12
DPRR
Dự phòng rủi ro
13
DTT
Doanh thu thuần
14
DTT
Doanh thu thuần
15
GVHB
Giá vốn hàng bán
16
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
17
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
18
HĐQT
Hội đồng Quản trị
19
HTK
Hàng tồn kho
20
KH
Khách hàng
21
KHDN
Khách hàng doanh nghiệp
22
LNST
Lợi nhuận sau thuế
23
NHNN
Ngân hàng nhà nước
24
PGD
Phòng giao dịch
25
PTTC
Phân tích tài chính
26
PTTC
Phân tích tài chính
lOMoARcPSD| 40419767
27
SXKD
Sản xuất kinh doanh
28
TD
Tín dụng
[Type the document title] Học Viện Ngân Hàng
29
TĐTD
Thẩm định tín dụng
30
TMCP
Thương mại Cổ phần
31
VAMC
Vietnam Asset Management Company
32
VCSH
Vốn chủ sở hữu
lOMoARcPSD| 40419767
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động của nh, các ngân hàng thương mại luôn m ch để thu
được lợi nhuận cao nhất có thể. Vì thế đôi khi có nhiều rủi ro xảy ra trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay - một hoạt động
mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho c ngân hàng. Để hạn chế được rủi ro đó, trong
quá trình thẩm định để đi đến quyết định cho vay, các ngân hàng thường rất chú trọng
đến công tác phân tích tài chính khách hàng. Một khách hàng khả năng tài chính
đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết một trong những điều kiện tiên quyết để
xem xét có cho vay hay không. Điều kiện y vừa mang lại thuận lợi cho ngân hàng
lẫn khách hàng. vậy, phân tích tài chính khách hàng có một vai trò cùng quan
trọng trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại. Với mong muốn
được sự hiểu biết sâu sắc toàn diện hơn về vấn đề y, tác giả đã chọn đề tài nghiên
cứu của chuyên đề là: “Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng PGD Phạm Văn
Đồng”. Chuyên đề tiếp cận vấn đề dưới góc độ của nhà đầu tư tín dụng là ngân hàng,
đánh giá công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay. Trên
sở đánh giá những ưu, nhược điểm công tác phân tích tài chính khách hàng tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng PGD Phạm Văn Đồng, chuyên đề đưa ra
những giải pháp để hoàn thiện và các kiến nghị để thực hiện thành công các giải pháp
đó.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh ợng PGD Phạm Văn Đồng.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Chuyên đề tập trung tiếp cận nguồn thông tin về thực trạng công
tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng PGD Phạm Văn Đồng.
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng PGD Phạm Văn Đồng.
lOMoARcPSD| 40419767
2
Về thời gian: từ năm 2019 đến năm 2021. Trong đó, giai đoạn 2019-2021: Thu
thập dữ liệu nghiên cứu; giai đoạn 2022-2021: Giải pháp và kiến nghị.
1. Phương pháp nghiên cứu
Dưới đây là những phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong chuyên đề:
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích thông tin
2. Kết cấu chuyên đề
Bên cạnh phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham
khảo và kết luận, chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương chính:
Chương 1: Giới thiệu về Ngân ng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng PGD
Phạm Văn Đồng.
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng PGD Phạm Văn Đồng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng PGD Phạm Văn Đồng.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – PGD PHẠM VĂN ĐỒNG
1.1. Giới thiệu chung
Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng tên viết
tắt ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM PROSPERITYJOINT STOCK
COMMERCIAL BANK.
Viết tắt: VP Bank
Logo:
lOMoARcPSD| 40419767
3
Địa chỉ hội sở chính: Tầng 1, tòa nhà Công ty Kỹ thuật và công trình, km số 9
đường Phạm Văn Đồng, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: (84-4) 3 792 0015/17/18/19
Website: https://www.vpbank.com.vn
Trực thuộc: Chi Nhánh THĂNG LONG
Tầm nhìn của VP Bank
VPBank đã đặt mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2018-2022 với tham vọng
trở thành Ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và
lọt vào nhóm 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam.
Sứ mệnh của VP Bank
VPBank tin tưởng rằng ngân hàng sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình là mang lại
lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động
cổ đông, y dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh đóng góp hiệu quả vào sự
phát triển của cộng đồng.
Giá trị cốt lõi
Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên n hóa doanh nghiệp của
VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi:
Khách hàng là trọng tâm
Hiệu quả
Tham vọng
Phát triển con người
Tin cậy
Tạo sự khác biệt
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Từ một ngân hàng tư nhân nhỏ được thành lập ngày 12/8/1993, sau hơn 26 năm
hoạt động VPBank đã những bước tăng trưởng thần tốc với mạng lưới 227 điểm
lOMoARcPSD| 40419767
4
giao dịch với đội ngũ 27.000 cán bộ nhân viên nhanh chóng trở thành một trong những
ngân hàng nhân lớn nhất Việt Nam, xét cả về tiềm lực i chính, quy khách
hàng và giá trị thương hiệu.
VPBank từng bước khẳng định uy tín của một ngân ng năng động, năng
lực tài chính ổn định trách nhiệm với cộng đồng. từ m 2016 đến nay, hoạt
động kinh doanh của ngân hàng không ngừng tăng lên và đạt những con số ấn tượng.
Tính đến nay, tổng tài sản của VPBank đã lên tới 377.205 tỷ đồng với vốn điều lệ
25.299 tỷ đồng.
Giai đoạn năm 1993
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày
12/8/1993, là một trong những ngân hàng TMCP có lịch sử lâu đời tại Việt Nam.
Giai đoạn năm 2010
VPBank thực hiện chiến lược chuyển đổi sang hình ngân hàng bán lẻ hiện
đại, ớc phát triển mạnh mẽ. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện
sinh động mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc
cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối..
Giai đoạn 2015
VPBank thành công chuyển đổi hoạt động tín dụng tiêu dùng sang một pháp
nhân độc lập mới với tên gọi Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng (được nhận diện với Thương hiệu FE Credit). Đến nay, FE Credit đã
thống lĩnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam với khoảng 50% thị phần.
Giai đoạn 2017
VPBank niêm yết cổ phiếu thành công trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
(HOSE), mở ra giai đoạn phát triển hội nhập mới, với vị thế hàng đầu Việt Nam.
Giai đoạn 2019 đến nay
VPBank lần đầu tiên và đại diện ngân hàng nhân duy nhất của Việt Nam
lọt vào top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới, ở thứ hạng 361, xếp hạng
A và mức định giá 354 triệu USD.
lOMoARcPSD| 40419767
5
VPBank hoàn tất việc bán 49% vốn điều lệ của FE Credit cho Công ty Tài chính
Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do tập đoàn Sumitomo Mitsui
Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn; đồng thời đổi tên thành ng ty Tài
chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC.
1.
1.1.
1.1.1.
1.2.2. Lịch sự hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Phạm Văn
Đồng
Phòng giao dịch Phạm Văn Đồng được thành lập hoạt động o 09/2006.
Phòng giao dịch có địa chỉ tại Tầng 1, tòa nhà Công ty Kỹ thuật và công trình, km số
9 đường Phạm Văn Đồng, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Đây là nơi dân cư
đông đúc khu vực tập chung nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Phòng giao dịch hoạt động với quy mô khá nhỏ, gồm 22 nhân viên, trực
thuộc 3 bộ phận gồm: Phòng khách hàng doanh nghiệp (khối Ngân hàng doanh
nghiệp), Phòng khách hàng cá nhân (khối bán lẻ) và phòng vận hành.
Trải qua hơn 15 năm hoạt động, VPBank PGD Phạm Văn Đồng đã thực hiện
tốt các chính sách từ ngân hàng vầ phát triển lớn mạnh. Sánh bước cùng VPBank và
toàn thể chi nhánh, phòng giao dịch khác, PGD Phạm Văn Đồng đã và đang góp súc
mình vào việc tăng lợi nhuận, nâng cao giá trị ròng của ngân hàng. n cạnh đó, PGD
cũng đào tạo n đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết, y dựng môi
trường làm việc thân thiện, lành mạnh và hạnh phúc. Tất cả những điều ấy nâng cao
cả về giá trị lẫn vật chất tinh thần của VPBank.
1.3. Cơ cấu tổ chức
lOMoARcPSD| 40419767
6
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD Phạm Văn Đồng.
1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban
Bộ phận điều hành
Khối Vận nh các chức năng, nhiệm vụ chính như: Tổ chức, triển khai, quản
xử tập trung các giao dịch của tất cả các nghiệp vụ ngân ng; vận hành về
nghiệp vụ các hệ thống công nghệ xử lý giao dịch nhằm đảm bảo thực thi chính xác,
hiệu quả các quy trình nghiệp vụ, giao dịch của VP Bank, giảm thiểu tối đa rủi ro và
tối ưu hóa chất lượng dịch vụ.
Bộ phận khách hàng cá nhân
Chịu chỉ tiêu kinh doanh của nhân, thực hiện bán chính các sản phẩm, dịch
vụ khách hàng cá nhân, bán chéo các sản phẩm doanh nghiệp.
Phát triển sản phẩm dựa trên chính sách, quy định của Pháp luật, thị hiếu của
khách hàng và thông tin của đối thủ cạnh tranh.
Bộ phận khách hàng doanh nghiệp
lOMoARcPSD| 40419767
7
Tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ khách hàng. Đây là một công việc đặc thù chỉ
có ở một số ngành nghề đặc trưng như ngân hàng, tài chính, bất động sản,…
Tổng hợp, phân tích, phân loại nhóm đối tượng khách hàng.
Nghiên cứu, đánh giá hành vi, tâm lý mua hàng của từng nhóm đối ợng khách
hàng đã phân loại.
Lên kế hoạch, đề xuất, tổ chức các công việc chương trình, sự kiện làm thỏa
mãn, hài lòng nhu cầu khách hàng.:
1.4. Chức năng nhiệm vụ
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng PDG Phạm Văn Đồng một chi nhánh
phòng giao dịch hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng tại địa
phận quận Cầu Giấy, Nội thông qua các hoạt động y nhằm tăng cường tích
lũy vốn, đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường, gia tăng thị phần, nâng cao
năng lực cạnh tranh. Cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ NH bán buôn
bán lẻ trong và ngoài nước phong phú và đa dạng như:
- Huy động vốn bằng việc nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm từ các nhân
và tổ chức, có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng cả VNĐ và ngoại tệ.
- Đầu tư tín dụng như cho vay ngắn hạn, dài hạn các cá nhân tổ chức bằng
VNĐ, ngoại tệ và các hoạt đồng tài trợ, đầu tư khác.
- Thanh toán và tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, dịch
vụ chuyển tiền kiều hối, thanh toán trong và ngoài nước.
- Thẻ ngân hàng điện tử phát hành thanh toán thẻ tín dụng nội địa,
thẻ tín dụng quốc tế; dịch vụ thẻ: Internet, SMS, …
- Cùng các dịch vụ khác: In sao tài khoản, kiểm đếm tiền, rút tiền mặt,…
1.5. Vị trí thực tập Chuyên viên quan hkhách hàng doanh nghiệp tại phòng
Khánh hàng doanh nghiệp
Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại VP Bank PGD Phạm Văn
Đồng là người chịu trách nhiệm tiếp cận, vấn, chăm sóc phát triển khách hàng
doanh nghiệp. Đây một vị trí nhân lực quan trọng, là gương mặt đại diện của VP
Bank PGD Phạm Văn Đồng khi làm việc với khách hàng doanh nghiệp.
lOMoARcPSD| 40419767
8
Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại PGD Phạm Văn Đồng
những người tiếp xúc, liên hệ trực tiếp với khách hàng để tư vấn và bán các sản phẩm
VPBank cung cấp. Các sản phẩm ấy thể các khoản vay vốn hoặc thẻ,.....
đồng thời họ cũng là những người tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng doanh
nghiệp trước khi chuyển cho bộ phận có liên quan thẩm định lại.
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của chuyên viên quan hệ khách hàng doanh
nghiệp:
- Tìm kiếm, tiếp thị khách hàng tiềm năng, tiếp nhận nhu cầu sử dụng các
sản phẩm, dịch vụ tín dụng , đánh giá nhu cầu của khách hàng với các quy định trong
hoạt động tín dụng.
- Hướng dẫn khách ng cung cấp hồ đầy đủ theo quy định của ngân
hàng.
- Phân tích tín dụng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
- Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời khi khách hàng nhu cầu tìm
hiểu, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
- Theo dõi lập hồ giải ngân cho khách hàng theo nhu cầu của khách
hàng và quy định của ngân hàng sau khi kí hợp đồng.
- Chăm sóc khách hàng sau khi kí hợp đồng.
- Giữ mối quan hệ, liên lạc với khách hàng sau khi kết thúc hợp đồng,
vấn thêm các dịch vụ phù hợp với khách hàng.
Sau quá trình thực tập vị trí Chuyên viên Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp tại
VPB em đã học hỏi tích luỹ được nhiều kiến thức về nghiệp v năng m
việc. Trong quá trình thực tập, em có thể vận dụng những kiến thức đã được thầy cô
giảng dạy trên lớp vào thực tế, giúp ích rất nhiều trong công tác phân tích tài chính
khách hàng trong hoạt động tín dụng. Em đã được các anh chị hỗ trợ, chỉ dạy tận tình
về các nghiệp vụ, quy trình làm hồ sơ tín dụng của một đối tượng khách hàng doanh
nghiệp cụ thể. Sau khi thực tập tại Ngân hàng VP Bank PGD Phạm Văn Đồng, em
đã được học hỏi thêm rất nhiều điều trong hoạt động thực tế của ngân hàng, vận dụng
được những kiến thức đã được học vào thực hành.
lOMoARcPSD| 40419767
9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TI
CHÍNH KHÁCH HNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HNG TMCP VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG – PGD PHẠM VĂN ĐỒNG
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng – PGD Phạm Văn Đồng giai đoạn năm 2019-2021
Bảng 2-0-1: Kết quả HĐKD của VPBank Phạm Văn Đồng giai đoạn 2019
2021
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2019
2020
2021
% Tăng trưởng
2020/2019
2021/2020
Huy động vốn
3.505
3.550
3.572
1,28%
0,62%
Cho vay
1.333
1.657
1.676
24,31%
1,15%
Doanh thu thuần
78.869
81.800
82.300
3,72%
0,61%
Doanh thu dịch vụ +
Doanh thu khác
17.774
19.000
19.550
6,90%
2,89%
Chi hoạt động
32.821
33.800
33.950
2,98%
0,44%
Lợi nhuận trước DPRR
61.822
65.000
65.900
5,14%
1,38%
Tỷ lệ nợ quá hạn
1%
1%
1,3%
-
-
Tỷ lệ nợ xấu
0,2%
0,2%
0,3%
-
-
(Nguồn: BCTC PGD các năm 2019 2021)
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch tăng trưởng đều trong giai
đoạn 2019 2021, chỉ số tài chính được thể hiện trên các báo cáo đều ở mức ổn định.
Mặc dù, m 2020 toàn ngành ngân hàng nói chúng và VPBank Phạm Văn Đồng nói
riêng đã gặp rất nhiều khó khăn do các đợt bùng phát của dịch Covid-19, tuy nhiên
Phòng giao dịch VPBank Phạm Văn Đồng vẫn đạt được những thành tựu kinh doanh
nhất định.
lOMoARcPSD| 40419767
10
Năm 2021, VPBank Phạm Văn Đồng có kết quả huy động vốn là 3.572 tỷ đồng
và cho vay đạt 1.676 tỷ đồng, so với cùng ký năm 2020 có sự tăng nhẹ (1,01%). Thế
mạnh của Phòng giao dịch tập trung vào hoạt động cho vay đối với ngành bán lẻ. Bên
cạnh đó, hiện nay Phòng giao dịch cũng đã đang đẩy mạnh khai thác lĩnh vực thanh
toán quốc tế với hai nghiệp vụ chính Phát hành LC bảo lãnh hoạt dộng y
mang lại nguồn thu khá lớn. So với cùng năm 2019 2020, lợi nhuận trước dự
phòng rủi ro của năm 2021 tăng nh(lần lượt 61,822; 65,000; 65,900 tđồng), điều
này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch đã có những bước phát
triển chắc chắn.
Về tình trang nợ quá hạn, Phòng giao dich VPBank Phạm Văn Đồng luôn duy
trì tỷ lệ này mức rất thấp (thấp hơn 1,5%). Tỷ lệ nợ xấu luôn được đảm bảo do
Phòng giao dịch luôn chủ động xây dựng những phương án, bám sát các kế hoạch đề
ra của Chi nhánh tổng về phương pháp xử lý nợ xấu, có những giải pháp nhằm ngăn
chặn nợ xấu phát sinh, quy trình ra sóa và phân loại nợ, chính vì thế, tỷ lệ nợ xấu của
phòng giao dịch luôn được duy trì ở mức dưới 0,5%.
Bảng 2-2: Cơ cấu dư nợ cho vay của Phòng giao dịch VPBank Phạm Văm Đồng
(Đơn vị: tỷ đồng)
2019
2020
2021
% Tăng trưởng
2020/2019
2021/2020
THEO THỜI HẠN
1.333
1.657
1.676
24,31%
1,15%
Ngắn hạn
868
1.150
1.070
Trung và dài hạn
465
507
606
THEO LOẠI TIỀN
1.333
1.657
1.676
24,31%
1,15%
VNĐ
1.310
1.571
1.524
USD (Nghìn USD)
1.031
3.700
6.535
258,87%
76,62%
(Nguồn: BCTC PGD các năm 2019 2021)
nợ cho vay tại Phòng giao dịch VPBank Phạm Văn đồng tăng mạnh 324 t
đồng trong giai đoạn 2019 đến 2020, tuy nhiên giai đoạn 2020 đến 2021 chỉ sự
lOMoARcPSD| 40419767
11
tăng nhẹ do hậu quả của việc dẫn cách hội bởi dịch bệnh Covid-19. Dư nợ cho vay
trung và dài hạn cũng tăng 99 tỷ đồng trong năm 2021 để hỗ trợ người dân và doanh
nghiệp nhu cầu vay vốn trở lại hoạt động kinh doanh sản xuất sau giai đoạn kinh
doanh bị trì trệ do dịch bệnh Covid-19.
Bảng 2-3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng tại VPBank Phạm Văn Đồng
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2
020
2
021
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Khách hàng cá nhân
634
38,26%
765
45,64%
Khách hàng SME
1.023
61,74%
911
54,36%
Tổng dư nợ
1.657
100%
1.676
100%
(Nguồn: BCTC PGD các năm 2020 2021)
Nhìn vào bản trên có thể thấy dư nợ cho vay tại phòng giao dịch VPBank Phạm
Văn đồng tập trung vào nhóm khách hàng nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Với định hướng kinh doanh mà ban lãnh đạo của VPBank đã đưa ra cho
các chi nhánh phòng giao dịch thì điều này hoàn toàn phù hợp, định hướng
chính tập trung vào hoạt động bán lẻ. VPBank điểm mạnh chính các sản phẩm
cho vay tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng doanh
nghiệp nhỏ vừa. Đối với mạng khách hàng doanh nghiệp lớn chia ra khối ngân
hàng bán buôn phụ trách.
Bảng 2-4: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với khách hàng SME theo nhóm ngành tại
VPBank Phạm Văn Đồng
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2020
2021
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
DN thức ăn chăn nuôi
59,543
5,82%
46,231
5,07%
DN viễn thông
126,390
12,35%
180,413
19,80%
DN xây lắp
270,196
26,40%
171,109
18,78%
lOMoARcPSD| 40419767
12
DN thiết bị điện
344,121
33,62%
390,533
42,86%
DN vận tải
131,895
12,89%
42,490
4,66%
Cho vay mục đích khác
91,340
8,92%
80,388
8,82%
Tổng
1.023,485
100%
911,164
100%
(Nguồn: Phòng KHDN VPBank Phạm Văn Đồng)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy phòng giao dịch VPBank Phạm Văn Đồng tập trung
phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp đối với các ngành nghề trọng điểm n
doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp y lắp, doanh nghiệp thiết bị điện tử. Đặc
biệt đối với doanh nghiệp viễn thông thiết bị điện tử tăng trưởng tương đối mạnh
lần lượt 7,45% và 9,24%. Thy được tầm quan trọng mức độ tăng trưởng của
ngành công nghiệp điện tử hạ tầng viễn thông trong bối cảnh toàn cầu hóa VPBank
Phạm Văn đồng đã đẩy mạnh việc cho vay đối với những doanh nghiệp thuộc lĩnh
vực trên.
Nhìn chung các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng VPBank lĩnh vực hoạt
động khá đa dạng tuy nhiên với định hướng trong thời gian tới của VPBank cũng như
của phòng giao dịch VPBank Phạm Văn Đồng đó chính là tập trung cho vay đối với
những ngành nghề phát triển mạnh như viễn thông công nghệ nhằm đảm bảo an toàn
vốn trong hoạt động cho vay trước những biến động lớn của nền kinh tế.
Kết luận chung: Về hoạt động kinh doanh hoạt động cho vay vốn của VPBank
Phạm Văn Đồng đang hoạt động khá tốt. Trong đó hoạt động cho vay luôn tăng trưởng
với tỷ lệ nợ quá hạn tlệ nợ xấu mức thấp, cho thấy sự an toàn vốn đối với những
khoản vay tại VPBank Phạm Văn Đồng. Nhờ quá trình phân tích tài chính doanh
nghiệp đã giúp VPBank nắm được thông tin tình hình kinh doanh tài chính
doanh nghiệp giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro như nợ quá hạn và nợ xấu. Nhiều lĩnh
vực nhiều khả năng phát triển trong ơng lai đang được phòng giao dịch tập trung
cho vay trong khi các lĩnh vực khác bị tác động mạnh bởi những biến động của thị
trường đang có xu hướng đưa phòng giao dịch giảm ttrọng cho vay trong hoạt động
vay vốn.
lOMoARcPSD| 40419767
13
2.2 sở thuyết của hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng
2.2.1. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp
a. Nguồn cung cấp thông tin
Thông tin do chính khách hàng DN cung cấp: chuyên viên có thể chủ động gặp
mặt để trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi gián tiếp qua điện thoại với lãnh đạo nhân
viên của doanh nghiệp ngoài việc sử dụng các hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp.
- Thông tin từ nội bộ ngân hàng VPBank: Báo o của VPBank về nh vực,
ngành nghề kinh doanh của khách hàng DN, quan hệ tín dụng của KHDN với Phòng
giao dịch VPBank Phạm Văn Đồng, uy tín mà khách hàng đã y dựng nên trong thời
gian làm việc với VPBank Phạm Văn Đồng.
- Thông tin thu thập từ bên thứ ba: Chuyên viên thu nhập thông tin về khách
hàng DN từ các đối tác đầu vào đầu ra của doanh nghiệp, công ty kiểm toán, các
quan quản lý, trung tâm CIC của NHNN, quan thuế, hoặc tìm kiếm thông tin
trên các phương tiện đại chúng...
b. Các loại thông tin
Thông tin tài chính:
- BCTC của doanh nghiệp trong ít nhất 03 m liền kề với thời điểm
phân tích (trừ doanh nghiệp mới thành lập), bao gồm: BCĐKT, BCKQHĐKD,
BCLCTT, Thuyết minh BCTC.
- Các tài liệu liên quan khác:
+ Hợp đồng kinh doanh có giá trị lớn hoặc thấy cần thiết phải kiểm tra.
+ Sổ tổng hợp sổ chi tiết các tài khoản công nợ, các tài khoản chi phí trả
trước ngắn hạn dài hạn, tài khoản chi phí phải trả, báo cáo nhập xuất tồn kho
hàng tháng.
Thông tin phi tài chính:
- Tài liệu về pháp lý doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng doanh
nghiệp, điều lệ công ty, các quyết định bổ nhiệm của công ty.
- Cơ cấu vốn chủ sở hữu.
lOMoARcPSD| 40419767
14
- Hoạt động kinh doanh của KH doanh nghiệp: các sản phẩm dịch
vụ chính mà công ty đang kinh doanh, năng lực cơ sở vật chất, nguồn cung cấp
đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh thị trường tiêu thụ.
- Tình hình ngành hàng.
- Đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chất lượng quản lý: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, năng lực
của các thành viên trong ban lãnh đạo, hệ thống thông tin quản trị nội bộ (ISO,
HCCAP,
GMP), môi trường nhân sự nội bộ
2.2.2. Phương pháp phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
Chuyên viên khách hàng tại VPBank Phạm Văn Đồng chủ yếu áp dụng phương
pháp so sánh và phương pháp tỷ sổ để PTTC KHDN.
Phương pháp so sánh thường được chuyên viên khách hàng áp dụng để phân
tích BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT.
Phương pháp tỷ số thường được chuyên viên áp dụng để tính toán và đánh giá
các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.
2.2.3. Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt
động cho vay của VPBank Phạm Văn Đồng
- Trước khi bắt đầu quy trình phân tích, chuyên viên cần tìm kiếm
sáng lọc khách hàng.
Chuyên viên sẽ nghiên cứu, tìm kiếm, tiếp cận khai thác nhu cầu của KH,
tổng hợp các thông tin bản nhập liệu chính xác vào hệ thống sàng lọc KH
theo đúng bộ quy định của NH. Việc thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ ở giai đoạn sàng lọc
khách hàng sẽ giúp hiệu quả cho quy trình phân tích tài chính KH. Do dó, VPBank
đã xây dụng phương án Firstcheck để trợ giúp cho việc đánh giá ban đầu về KH được
chính xác, minh bạch nhất.
Chuyên viên sử dụng sàng lọc Khách hàng. Bước sàng lọc đầu tiên sẽ đánh giá
giúp tự động từ chối, loại bỏ các KH tiềm ẩn rủi ro cao ngay từ khi tiếp cận, đối với
tất cả các khách hàng mới nhu cầu cấp tín dụng tại VPBank. Sàng lọc sẽ từ
chối các khách hàng thuộc những tiêu chí sau:
lOMoARcPSD| 40419767
15
- KH có rủi ro cao theo cảnh báo rủi ro CRA: danh sách đen, bị khiếu nại,
khiếu kiện, cơ quan chức năng cảnh báo và yêu cầu dừng giao dịch.
- KH nợ xấu nhóm 3/4/5 (nợ tín dụng thẻ tín dụng) tại thời điểm
VPBank xét duyệt phục vụ cấp tín dụng, nợ bán VAMC tại VPBank các tổ chức
tín dụng, VPBank từng thực hiện nghĩa vụ thay KH.
- KH thuộc đối tượng không tài trợ theo điều 126 Luật TCTD trừ trường
hợp phương án cấp tín dụng phát hành thẻ tín dụng hoặc đối ợng không tài trợ
không có TSĐB không tài trợ với điều kiện ưu đãi theo điều 127 Luật TCTD.
- KH thuộc các đối tượng ngừng hoạt động, giải thể, phá sản,…
- Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của KH nằm trong danh mục các ngành
nghề VPBank không tài trợ.
Các bước thực hiện sàng lọc:
Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng (tên KH, số ĐKKD/MST)
Bước 2: Tra cứu thông tin trên hệ thống chung
Đối với tiêu chí đối tượng KH: sử dụng số ĐKKD/MST để nhập liệu vào hệ
thống, hệ thống tự động kiểm tra và trả kết quả cảnh báo vi phạm.
Đối với tiêu chí ngành nghề lĩnh vực kinh doanh: CV thu thập từ Giấy chứng
nhận ĐKKD thông tin phỏng vấn thông tin tra cứu tại trang
https:/dangkykinhdoanh.gov.vn/ thu thập từ kênh khác trước khi tiếp cận KH CV đối
chiếu lĩnh vực kinh doanh của KH với các danh mục các ngành nghề VPBank không
tài trợ, chọn thỏa mãn không thỏa mãn tiêu chí ngành nghề kinh doanh.
Bước 3: Thu thập thông tin CIC của KH: tra cứu thông tin vquan hệ tín dụng
(CIC tín dụng CIC thẻ tín dụng trong trường hợp KH nợ thê tín dụng). Sau
đó nhập vào hệ thống chung ra kết quả cuối cùng.
Đến với quy trình PTTC KHDN, chuyên viên sẽ nghiên cứu tình hình hoạt
động kinh doanh để đánh giá tiềm năng cơ hội và rủi ro dựa trên BCTC, hồ sơ
pháp lý và các giấy tờ liên quan khác nhằm đưa ra hn mức phù hợp nhất với nhu
cầu tín dụng KH tại thời điểm đó.
Bước 1: Thu thập báo cáo tài chính
Sau khi sàng lọc khách hàng, CV cần thu thập hồ sơ theo bảng sau:
lOMoARcPSD| 40419767
16
Bảng 2-5: Danh mục hồ sơ tín dụng
Mục
Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng trung và dài hạn
1
Hồ sơ pháp lý, tài chính
Hồ pháp lý, tài chính của bên
thứ 3 (trường hợp tài trợ dự án)
2
Thông tin tài sản đảm bảo
3
Tài liệu do CBQL cấp
4
Tài liệu do thẩm định cung cấp
5
Thông tin phương án
(Nguồn: Phòng KHDN VPBank Phạm Văn Đồng)
Sau khi đã tổng hợp đầy đủ về hồ sơ, cán bộ quản tiến hành kiểm tra hồ
đảm bảo các tiêu chí sau:
- Tính đầy đủ: Hồ sơ đã đủ các mục theo liệt kê hay chưa.
- Tính chân thực: Hồ sơ, chứng từ không sử dụng dầu giả mạo, không phù
hợp quy định pháp luật như sau:
+ Hồ sơ không rách nát, chắp vá.
+ Hồ sơ không bị tẩy xóa các thông tin (con số, chữ ký, con dấu,..), cán bộ quản
lý sẽ yêu cầu kiểm tra nh chân thực của hồ sơ nếu trường hợp chưa đủ tín nhiệm với
hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp.
+ Chữ ký, con dấu, màu mực đúng quy định, tài liệu không bị tháo, bỏ trang,...
+ Hồ sơ, chứng từ được ký có sử dụng chữ ký được tạo ra từ con dấu không có
giá trị về mặt pháp lý.
- Tính trùng hợp giữa các hồ sơ, bản scan từ bản gốc/bản sao y/photo
bản gốc: Cần phải so sánh đảm bảo các nội dung trên các hồ này trùng khớp
nhau hoàn toàn.
Như vậy, có thể thấy, hồ sơ phápvà hồ sơ tài chính của KH (vàc bên liên
quan trong trường hợp cấp tín dụng trong dài hạn với mục đích tài trdự án) yếu
tố cần thiết, cần ưu tiên.
lOMoARcPSD| 40419767
17
Theo quy định của VPBank, BCTC của khách hàng doanh nghiệp khi vay vốn
phải đáp ứng đủ 03 (ba) điều kiện sau:
Thứ nhất, theo Nghị định 105/2004/NĐ CP (Thông 64) BCTC hàng năm
của doanh nghiệp tổ chức vay vốn ngân hàng bắt buộc phải được doanh nghiệp
kiểm toán kiểm toán theo quy định của pháp luật về luật tín dụng.
Thứ hai, hồ tài chính của doanh nghiệp bắt buộc đầy đủ thông tin gồm:
BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT, thuyết minh BCTC theo Quyết định số
234/2003/QĐ-BTC tờ khai thuế VAT, đảm bảo tối thiểu báo cáo của 02 hoặc
03 năm gần nhất.
Thứ ba, các số liệu trên BCTC của doanh nghiệp phải đảm bảo chính xác và phù
hợp với số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 2: Lựa chọn BCTC để phân tích:
Chuyên viên sẽ lựa chọn BCTC để phân tích theo nguyên tắc:
- Chuyên viên phân tích BCTC của pháp nhân được cấp tín dụng. Trường
hợp có bên thứ ba đứng ra bảo lãnh toàn bộ giá trị khoản cấp tín dụng đó thì chuyên
viên phân tích BCTC của bên thứ ba.
- Chuyên viên lựa chọn BCTC có độ tin cậy cao nhất để phân tích Các loại
BCTC do doanh nghiệp cung cấp sắp xếp theo thứ tự mức độ tin cậy giảm dần là:
BCTC đã được kiểm toán Báo cáo quyết toán thuế, BCTC đã được cấp trên phê duyệt
thông qua và BCTC do doanh nghiệp lập. BCTC của công ty con đã được công ty mẹ
phê duyệt thông qua hay BCTC của CTCP đã được ĐHĐCĐ thông qua thường sẽ có
độ tin cậy cao hơn so với loại BCTC chưa được phê duyệt do doanh nghiệp lập. Đối
với báo cáo quyết toán thuế, các chỉ tiêu liên quan đến các khoản thuế phải nộp
thuế được khấu trừ thường sẽ được các quan thuế xem xét đánh giá lại. Do đó, báo
cáo quyết toán thuế độ chính xác tương đối cao. Cuối cùng, BCTC đã được kiểm
toán thường độ tin cậy cao nhất trong các loại BCTC. Tuy nhiên, độ tin cậy của
loại BCTC y lại phụ thuộc nhiều vào uy tín của tổ chức kiểm toán, phương pháp
kiểm toán, phạm vi kiểm toán và sai số trọng yếu. Đối với BCTC đã được kiểm toán,
chuyên viên cần cý xem xét ý kiến loại trừ của kiểm toán. Một lưu ý quan trọng
nữa là chuyên viên cũng cần chú ý phân tích các khoản mục đã được điều chỉnh hay
lOMoARcPSD| 40419767
18
loại trừ, hiện chưa được đánh giá trên BCTC đã được kiểm toán. Như vậy, chuyên
viên nên ưu tiên sử dụng BCTC đã được kiểm toán hoặc quyết toán thuế.
Bước 3: Tiến hành phân tích
Phân tích thông tin phi tài chính
- Pháp khách hàng: Chuyên viên TĐTD kiểm tra hồ vay vốn, h
pháp lý khách hàng cung cấp đã đầy đủ, đáp ứng quy định hay chưa.
- cấu vốn chủ sở hữu: kiểm tra vốn điều lệ đã được góp đủ hay chưa,
đồng thời đánh giá sự biến động của cơ cấu vốn góp của các cổ động thành viên
góp vốn.
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Sản phẩm, dịch vụ: Chuyên viên TĐTD đánh giá đặc tính chất lượng của sản
phẩm, dịch vụ chính doanh nghiệp đang kinh doanh cấu doanh thu chiếm
từ 20% trở trên.
+ Năng lực sở vật chất: Chuyên viên TD đánh giá cụ thể thực trạng
công suất thiết kế, công suất hoạt động thực tế của máy móc thiết bị, nxưởng. Công
nghệ, quy trình sản xuất của doanh nghiệp những lợi thế (về chất lượng, giá
cả,...) so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
+ Nguồn cung cấp đầu vào thị trường tiêu thụ: Tìm hiểu về các đối tác đầu
vào đầu ra của doanh nghiệp, các đặc điểm chủ yếu về phương thức mua hàng,
phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, phương thức giao hàng.
- Tình hình ngành hàng: Cập nhật thông tin, phân tích về diễn biến ngành
trong thời gian vừa qua (12 tháng gần nhất) đánh giá xu hướng ngành trong thời
gian tới. Ngoài ra, chuyên viên TĐTD cần tóm tắt các nhân tố chính của ngành có thể
gây ra ảnh hưởng xấu đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp.
- Vị thế/Thị phần của doanh nghiệp trong ngành nghề kinh doanh.
- Đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp: Đánh giá số ợng năng
lực (về sản phẩm kênh tiêu thụ thị phần, sức mạnh tài chính...) của các đối thủ cạnh
tranh hiện tại.
- Khả năng cạnh tranh: Chuyên viên TĐTD đưa ra nhận định về lợi thế, bất
lợi về sản phẩm chất lượng, giá ca), về kênh tiêu thụ của khách hàng so với các đối
thủ cạnh tranh.
lOMoARcPSD| 40419767
19
- Chất lượng quản lý:
+ hình tổ chức quản lý: Chuyên viên TĐTD đưa ra nhận xét về sự phù
hợp của hình tổ chức quản mà doanh nghiệp đang áp dụng với loại hình
doanh nghiệp đã đăng doanh nghiệp đã ban hành những quy định cụ thể, ràng
về chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban hay chưa.
+ Năng lực của bộ máy lãnh đạo
+ Hệ thống thông tin quản trị nội bộ
+ Môi trường nhân sự nội bộ: Chuyên viên thẩm định nhận xét về số lượng nhân
sự hiện tại của doanh nghiệp phát hiện xem doanh nghiệp phát sinh vấn đề công
đoàn, bãi công, tranh chấp giữa chủ doanh nghiệp lao động đáng kể trong 12 tháng
qua hay không, đánh giá chính sách lương, chế độ đãi ngộ có hợp lý.
Phân tích BCTC
- Đối với BCĐKT, chuyên viên thẩm định sẽ phân tích quy doanh
nghiệp vay vốn. Việc xác định quy mô DN phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm: nguồn
vốn, tài sản, doanh thu lợi nhuận,… Sau đó tiến hành đánh giá sự biến động về
quy cấu của tổng tài sản, nợ phải trả vốn chủ sở hữu. Cuôi cùng tiến
hành phân tích các khoản mục nhỏ trong BCĐKT dựa trên các nguyên tắc:
+ Các khoản mục có rủi ro cao, tiềm ẩn ảnh hưởng bất lợi đến khách hàng.
+ Các khoản mục chiếm tỷ trọng trên 20% khoản mục lớn (tài sản ngắn hạn, tài
sản dài hạn, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, VCSH) trở lên.
+ Các khoản mục có biến động lớn (trên 10%) so với kỳ trước.
- Đối với BCKQHĐKD, chuyên viên thẩm định đánh giá về biến động của
sản ợng doanh thu thuần, về tlệ GVHB các chi phí so với DTT, về LNST
đồng thời tìm ra nguyên nhân đằng sau những biến động đó. Nếu doanh nghiệp có từ
2 sản phẩm dịch vụ trở lên, chuyên viên thẩm định cần phân tích thêm về biến động
cơ cấu sản phẩm dịch vụ, tỷ trọng doanh thu và xu hướng tăng trưởng của mỗi khoản
mục trong cơ cấu.
- Dựa vào các thông tin được đề cập trên BCTC 3 m gần nhất, CVKH
thực hiện phân tích theo chiều dọc phân tích theo chiều ngang. Phân tích theo chiều
ngang giúp CVKH đánh giá sự phát triển của DN theo thời gian, sau đó so sánh tốc
lOMoARcPSD| 40419767
20
độ tăng trưởng của DN đối với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Phân tích theo chiều
dọc giúp CVKH nhận biết được cấu tỉ trọng của từng khoản mục trên báo cáo tài
chính. Từ đóđánh giá tổng quan về c động của những yếu tố khách quan trên thị
trường hay những yếu tchủ quan như môi trường doanh nghiệp tới sự tồn tại phát
triển của DN.
- Phân tích các chỉ số i chính: Chuyên viên TĐTD đánh giá biến động
củacác chỉ số tài chính của doanh nghiệp.
+ Chỉ số khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán hiện hành thông thường cần
đạt >1 thì doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn, song
cần lưu ý các khoản phải thu khó đòi, HTK chậm luân chuyển. Khả năng thanh toán
nhanh thông thường cần đạt > 0,6 - 0,7.
+ Chỉ số hiệu quả hoạt động: Chuyên viên TĐTD cần lưu ý doanh nghiệp thương
mại thường vòng quay vốn lưu động vòng quay HTK cao hơn so với doanh
nghiệp sản xuất. Vòng quay khoản phải thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm
kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách bán hàng,...
+ Chỉ số cân nợ: Đòn bẩy tài chính gia tăng so với năm trước hay không,
đe dọa đến hiệu quả ROE khả năng trả nợ đến hạn của doanh nghiệp hay không.
Doanh nghiệp có biện pháp gì để cải thiện hệ số nợ hay không.
+ Chỉ số thu nhập: Hiệu quả sinh lời diễn biến theo hướng tích cực, ổn định hay
tiêu cực.
Bên cạnh đó, chuyên viên thẩm định cũng cần phải nghiên cứu về chính sách và giải
pháp kinh doanh của doanh nghiệp đối với tình hình hiện tại trong tương lai.
VPBank sẽ nghiên cứu về mức độ khả thi, kh năng sinh lời những vướng mắc,
khó khăn của dự án kinh doanh, từ đó đưa ra phán quyết cấp khoản vay phù hợp.
Song song, xác định triển vọng phát triển, những chính sách những dự án trong
tương lai của DN. Nắm rõ các kế hoạch, chính sách sản xuất kinh doanh của DN giúp
ngân hàng đề xuất những tư vấn chuyên sâu hơn và quy trình xử lý nghiệp vụ nhanh
hơn, giúp doanh nghiệp và ngân hàng cùng phát triển trong tương lai.
Bước 4: Đưa ra kết luận đánh giá về doanh nghiệp
Thông qua việc chấm điểm xếp hạng tín dụng, phân tích KD tài chính của
DN, chi nhánh sẽ đưa ra phán quyết cấp khoản vay cho DN. Một doanh nghiệp đủ
lOMoARcPSD| 40419767
21
điều kiện vay vốn phải đảm bảo đáp ứng đủ 03 yếu tố như: tình hình tài chính cân
đối, lành mạnh, doanh thu và lợi nhuận đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam
kết, phương án vay vốn phải khả thi hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật
và dựa theo các quy định của doanh nghiệp và của VPBank.
2.2.4. Ví dụ cụ thể về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng
Tổng quan về khách hàng: Công ty Cổ phần Sông Đà 4 được thành lập trên cơ
sở cổ phần hoá Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà 4 thuộc Tổng Công
ty Sông Đà theo Quyết định số 1329/QĐBXD ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng, Giấy chứng nhận đăng kinh doanh số 3903000162 (số này đã điều chỉnh
thành mã số doanh nghiệp là 5900189325) ngày 15/11/2007 của Sở Kế hoạch Đầu
tư Tỉnh Gia Lai. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã 10 lần điều chỉnh Giấy chứng
nhận đăng kinh doanh (nay Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp), lần điều
chỉnh gần nhất vào ngày 15/11/2016 do Sở Kế hoạch Đầu Thành phố Nội
cấp.
a. Phân tích thông tin phi tài chính
Pháp lý khách hàng:
- Căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp số 5900189325,
người đại diện theo pháp luật của Công ty Ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng Giám
đốc
- Vốn điều lệ: 103.000.000 đồng
- Trụ sở chính: Tầng 3 nhà TM Khu đô thị Văn Khê, Phường La Khê,
Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Cơ cấu chủ sở hữu của doanh nghiệp
Theo BCTC năm 2021, Vốn điều lệ của ng ty đã được góp đủ. Công ty duy
trì vốn điều lệ 103 tỷ đồng từ năm 2010. Trong đó, sở hữu nnước chiếm ttrọng
lớn nhất là 65% và có 1,91% là sở hữu của nđầu tư nước ngoài.
lOMoARcPSD| 40419767
22
Các sản phẩm dịch vụ chính
- Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông đường bộ, công
trình công nghiệp, dân dụng.
- Thi công xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 110 KV.
- Đầu tư xây dựng khu công nghiệp và đô thị.
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét (chỉ hoạt động sau khi được quan thẩm
quyền của Nhà nước cho phép);
- Sản xuất vật liệu y dựng từ đất sét (Chi tiết: Sản xuất vật tư, vật liệu
xây dựng, cấu kiện bê tông, đường ống cấp thoát nước);
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (Chi tiết: Kinh
doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, đường ống cấp thoát nước);
- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện (chỉ hoạt động sau khi được
quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép);
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào
đâu (Chi tiết: Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thiết bị khí, giới công nghệ
xây dựng);
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD của Công ty.
Năng lực cơ sở vật chất
Trụ sở chính: Tầng 3 Tòa nhà hỗn hợp TM, Khu đô thị Văn Khê, Phường La
Khê, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
Công ty có 7 đơn vị trực thuộc:
Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 4.05 (Chi nhánh đang đăng tạm ngưng
hoạt động từ ngày 01/07/2021 đến ny 30/06/2022); Chi nhánh Công ty Cổ phần
lOMoARcPSD| 40419767
23
Sông Đà 4.06; Chi nhánh ng ty Cổ phần Sông Đà 4.07; Chi nhánh ng ty Cổ
phần Sông Đà 4.08; Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 4.09; Chi nhánh Công ty
Cổ phần Sông Đà 4.10 (Chi nhánh đang đăng tạm ngưng hoạt động từ ngày
01/07/2021 đến ngày 30/06/2022); Nhà y Thủy điện Iagrai 3.
Hiện nay, công ty có hơn 200 đầu xe máy móc, thiết bị với tổng giá trị 465,5 t
đồng
Nguồn cung cấp đầu vào cho hoạt động SXKD
Các đối tác đầu vào chủ yếu là CTCP THT Hoàng Long, Công ty TNHH MTV
Bảo Giáp, CTCP Vật liệu y dựng Miền Trung,… bên cạnh đó còn các đối c
các bên liên quan như CTCP Sông Đà 3, Sông Đà 2, Sông Đà 6, Sông Đà 10.9,…
Tình hình ngành kinh doanh
Trong năm 2021, ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn từ việc giãn cách kéo dài
dẫn tới nhiều dự án không thể triển khai, giá nguyên vật liệu tăng cao làm thu hẹp
biên lợi nhuận ngành y dựng đặc biệt áp lực cạnh tranh khi thiếu dự án mới
trong giai đoạn 2019-2020. m 2022, ngành xây dựng đang được kvọng sẽ sớm
bước vào chu ktăng trưởng mới ng với qtrình mở rộng nền kinh tế từ các chính
sách kích cầu của chính phủ, cũng như nền tảng kinh doanh thấp của năm 2021.
Được biết, sau đại dịch, chủ trương của Chính phủ đưa ra tập trung quy hoạch
lại các khu đất đô thị, mở ra cơ hội phát triển cho mảng bất động sản thương mại, dân
dụng. Chưa kể, chúng ta đã nghe rất nhiều về sự dịch chuyển dòng vốn khỏi Trung
Quốc, Việt Nam được đánh giá điểm đến hấp dẫn: Điều y tạo nên làn sóng
đầu tư vào các khu công nghiệp, kéo theo nhu cầu xây dựng tăng.
Đặc biệt, làn sóng đầu tư công mạnh mẽ thời gian qua cũng đã, đang và tiếp tục
thúc đẩy mảng xây dựng hạ tầng khởi sắc. Nhìn chung, tiềm năng phát triển của ngành
bất động sản xây dựng hiện rất lớn. Một khảo sát từ đầu m cho thấy, tăng
trưởng mạnh mẽ thời gian qua, tuy nhiên tlệ sở hữu nhà của người dân Việt nam
vẫn còn ở mức rất thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, giống như m 2021, áp lực chi phí đầu vào tiếp tục một thách
thức đối với doanh nghiệp xây dựng. Theo đó, lạm phát kỷ lục đang có dấu hiệu bùng
nổ tại Mỹ, châu Âu, Anh, châu Á… sau khi c quốc gia đều đồng loạt thực hiện các
gói kích cầu quy lớn, điều y mặc giúp kinh tế hồi phục nhanh nhưng m
lOMoARcPSD| 40419767
24
theo lạm phát cao đã đẩy giá hàng hóa cơ bản như dầu, thép, đồng, lương thực… tăng
cao. Để kiểm soát lạm phát, các ngân hàng trung ương lớn đang chuẩn bị thực hiện
thắt chặt chính sách tiền tệ.Giá nguyên liệu cơ bản dấu hiệu hạ nhiệt giai đoạn cuối
năm 2021 nhưng lại có dấu hiệu tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2022. Trong đó, theo
dữ liệu của Trading Economics, từ 30/11/2021 đến 11/2/2022, g thép y tăng
19,7% từ 4.176 lên 4.999 CNY/tấn.
Ngoài ra, giá dầu, nguyên liệu bản của mọi ngành nghề tiếp tục đà tăng mạnh.
Trong đó, từ 1/12/201 đến 11/2/2022, gdầu Brent tăng 36,1% từ 68,57 lên 93,35
USD/thùng nhiều chuyên gia dự báo giá dầu thể tiếp tục duy trì mức cao
thậm chí sớm lên mốc 3 con số.
Nếu giá dầu tiếp tục duy trì tăng cao, điều y sẽ gây áp lực lạm phát chi phí
đẩy và dẫn tới giá hàng hóa, nguyên liệu, dịch vụ tăng theo để đắp lạm phát và đây
một thách thức có thể m giảm biên lợi nhuận của các doanh nghiệp y dựng
trong năm 2022.
Được biết, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện gói kích cầu 350.000 tỷ đồng,
thực hiện nhiều giải pháp kích cầu như giảm thuế VAT… điều y được dự báo sẽ
giúp kinh tế hồi phục nhưng khó tránh khỏi lạm phát tăng vào giai đoạn cuối năm.
Nói như vậy để thấy triển vọng ngành xây dựng đang tương đối sáng trong năm
2022, tuy nhiên sẽ chịu một phần áp lực giá nguyên liệu đầu vào tăng, điều y
thể giảm biên lợi nhuận. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Sông Đà 4 các công y y dựng lớn khác trên thị
trường như Công ty CP xây dưng Coteccons, Công ty Cổ phần Tập đoàn y dựng
Hòa Bình, Công ty CP Fecon, Công ty CP Hưng Thịnh Incons, Công ty Cổ phần Dầu
tư Xây dựng Ricons,…
Vị thế, khả năng cạnh tranh của khách hàng
- Công ty đã tham gia triển khai nhiều dự án trọng điểm quốc gia như: Nhà
máy thủy điện Ialy (công suất 720MW), Nhà máy thủy điện Se San 3 (290MW),
Nhà y thủy điện Se San 4 (360MW), Nhà máy thủy điện Ban Ve (320MW), N
máy thủy điện Lai Châu (1400MW), Nmáy thủy điện Ry Ninh 2 (8.3MW), Ayun
Thượng 1A (16MW); (ii) Công trình ng nghiệp: Nhà máy Xi măng Luks Việt Nam,
Nhà máy xi măng Hà Long và Quốc lộ Hồ Chí Minh. SD4 là đối tác được nhiều các
lOMoARcPSD| 40419767
25
đơn vị lớn tín nhiệm như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Các đơn vị sử dụng điện công
suất lớn trên địa bàn Miền Trung và Tây Nguyên
- Qua việc tham gia những công trình lớn, công ty đã nắm bắt được những
công nghệ phương thức quản xây dựng tiên tiến trên thế giới như công nghệ sản
xuất tông lạnh của hãng LIEBHERR (Cộng hòa Liên bang Đức), ng nghệ sản
xuất đá dăm (Nga).
- SD4 đối tác được nhiều các đơn vị lớn tín nhiệm như: Tập đoàn Điện
lực Việt Nam, Các đơn vị sử dụng điện công suất lớn trên địa bàn Miền Trung và Tây
Nguyên....
Chất lượng quản lý
Mô hình tổ chức của Công ty phù hợp với quy mô của Công ty. Công ty đã ban
hành những quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban.
- Năng lực của bộ máy lãnh đạo:
Đội ngũ lãnh đạo công ty những người trình độ chuyên môn, tâm huyết,
có nhiều kinh nghiệm, có sự am hiểu về hoạt động đặc thù kinh doanh của công ty
do đã công tác lâu năm, đóng góp lớn vào sự phát triển của công ty.
- Hệ thống thông tin quản trị nội bộ:
+ Sông Đà 4 hoạt động với hệ thống thông tin quản trị tiên tiến, được xây dựng
cải tiến trong suốt thời gian hơn 10 năm trên sở kế thừa nâng cấp. Công ty
luôn chú trọng việc quản hệ thống quản trị nội bộ để nâng cao hiệu quả HĐKD.
Việc kiểm soát nội bộ của công ty dần được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn kiểm soát chất
lượng ISO 9000:2001, các bộ phận sẽ tự kiểm soát lẫn nhau và đặt dưới sự kiểm soát
của Ban kiểm soát, trên cơ sở đó, ban kiểm soát nội bộ sẽ gửi báo cáo lên HĐQT
ĐHĐCĐ.
+ Hệ thống thông tin, chứng từ, sổ sách được giám sát chặt chẽ. Công ty lập
BCTC hàng quý, kiểm toán BCTC hàng năm.
b. Phân tích BCTC
BCTC năm 2019, 2020 2021 BCTC đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH
Kiểm toán kế toán AAC tại Nội. Báo cáo được chấm nhận toàn phần, được
đánh giá là phản ánh trung thực và hợp lý tình hình của Công ty.
Phân tích BCKQHĐKD
lOMoARcPSD| 40419767
26
- Biến động sản lượng, doanh thu:
Năm 2021, DTT của Công ty đạt 531.160.654.898 đồng giảm 310.265 triệu
đồng tương đương 36,87% so với m 2020, giảm 43,46% so vớim 2019. So ảnh
hưởng của nhiều đợt giãn cách dịch bệnh Covid-19 trong m 2020, DTT đã sụt
giảm đáng kể so với cùng kỳ các năm trước đó.
Đơn vị: triệu đồng
- Biến động tỷ lệ GVHB và các chi phí so với DTT:
GVHB m 2021 của Công ty 447.033 triệu đồng chiếm ttrọng 84,2% so
với DTT, giảm so với tỷ trọng năm 2020 (4,1%).
Bảng 2-6: Cơ cấu giá vốn hàng bán của Công ty CP Sông Đà 4
Đơn vị: triệu đồng
Chi tiết
2019
Tỷ
trọng
2020
Tỷ
trọng
2021
Tỷ
trọng
Tỷ trọng/
Doanh thu
2020
2021
Dịch vụ
797.171
98.19%
726.885
97.83%
429.848
96.16%
86,39%
80,93%
xây lắp
Sản xuất
điện năng
14.731
1.81%
16.147
2.17%
17.184
3.84%
1,92%
3,24%
Tổng
811.902
100%
743.032
100%
447.032
100%
88,31%
84,16%
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
531,161
Biểu đồ 2.2: Doanh thu thuần của Sông Đà 4 2019 -
2021
Đơn vị: triệu đồng
lOMoARcPSD| 40419767
27
(Nguồn: BCTC 2020 - 2021)
Hai lĩnh vực trọng yêu trong cơ cấu doanh thu của Công ty là dịch vụ xây lắp và sản
xuất điện năng. Trong đó dịch vụ xây lắp luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn (trên 90%).
+ Chi phí tài chính năm 2021 là 36.476 triệu đồng, giảm mạnh so với năm
2020 (giảm 19.7189 triệu đồng). Ttrọng chi phí tài chính so với doanh thu năm 2021
là 6,87%, tăng nhẹ so với tỷ trọng năm 2020 (tăng 0,19%). Chi phí lãi vay năm 2021
là 34.957,416 triệu đồng, giảm 34,49% so với năm 2020.
+ Chi phí quản doanh nghiệp m 2021 là 43.077 triệu đồng, giảm so với
năm 2020 (giảm 748 triệu đồng tương đương 1.71%), Chiếm ttrọng 8,11% so với
DTT, tăng so với năm 2019 2,9%.
- Biến động lợi nhuận:
Năm 2021, LNST của Công ty 2.007 triệu đồng, tăng vượt bậc so với năm 2020
(tăng 1,835 triệu đồng tương đương 1070,83%). Tỷ suất lợi nhuận so với DTT của
năm 2021 0,38%, tăng 0,36% so với năm 2020. Nguyên nhân do Công ty giảm
được tỷ trọng chi phí gvốn, chi phí tài chính, chi phí quản doanh nghiệp, trong
khi đó các chi phí phát sinh khác có tăng nhưng không đáng kể.
Phân tích BCĐKT
- Biến động TTS, Nợ phải trả và VCSH:
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tổng tài sản Sông Đà 4 2019 - 2021
n vị : triệu
đồng
lOMoARcPSD| 40419767
28
+ Tổng tài sản: Tại 31/12/2021, quy TTS của Công ty 1.349.330 triệu
đồng, tăng 138.898 triệu đồng (+11,48%) so với cuối m 2020. Tài sản tăng chủ yếu
khoản mục phải thu ngắn hạn (+43,274 triệu đồng), hàng tồn kho (+121.438 triệu
đồng), và tài sản ngắn hạn khác (+5.265 triệu đồng).
+ Tổng nguồn vốn: ơng ứng với TTS tăng, tại 31/12/2021, tổng nguồn vốn
tăng 138.898 triệu đồng (+11,48%) so với cuối năm 2020. Nguồn vốn tăng hầu hết là
do tăng nợ phải trả 136,898 triệu đồng, trong đó tăng từ nợ ngắn hạn (+139.518 triệu
đồng). Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 86,61% tổng nguồn vốn.
+ VCSH: Tại 31/12/2021, VCSH của Công ty 180,741 triệu đồng, chiếm
13,39% Tổng nguồn vốn, tăng 2.007 triệu đồng (1,12%) so với cuối knăm 2020.
Toàn bộ số tiền tăng đến từ LNST chưa phân phối, còn vn góp chủ sở hữu duy trì ở
mức 103.000 triệu đồng, quỹ đầu tư phát triển duy trì ở mức 48.269 triệu đồng.
- Cơ cấu tài chính:
Vốn lưu động ròng qua các năm: Đều lớn hơn 0, cho thấy Công ty không bị mất
cân đối nguồn vốn.
Bảng 2-7: Vốn lưu động ròng của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng)
Nội dung
2019
2020
2021
Tài sản ngắn hạn
1,168,140
1,066,887
1,230,275
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tổng nguồn vốn Sông Đà 4 2019 - 2021
n vị: triệu
đồng
lOMoARcPSD| 40419767
29
Nợ ngắn hạn
1,099,744
971,523
1,111,041
Vốn lưu động ròng
68,396
95,364
119,234
(Nguồn: BCTC 2019 - 2021)
+ cấu tài sản: Công ty hoạt động trong lĩnh vực y dựng, ngoài ra còn
hình Công ty mẹ con với Công ty mẹ Tập Đoàn Sông Đà. vậy, ngoài tài sản
ngắn hạn chiếm t trọng lớn (1.230.275 triệu đồng tương đương 91,18% TTS
31/12/2021), trong đó các khoản phải thu hàng tồn kho 2 khoản mục trọng
yếu, chiếm tỷ trọng lần lượt là 60,42% và 28,53% so với tổng tài sản.
- Chất lượng tài sản ngắn hạn:
+ Tiền tương đương tiền: Tại 31/12/2021, Tiền tương đương tiền của Công
ty là 2.502 triệu đồng, giảm 6.589 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2020. Chi tiết như
sau:
Bảng 2-8: Tiền và tương đương tiền của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng)
Tiền và
các khoản
tương
đương
tiền
31/12/2019
31/12/2020
31/12/2021
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tiền mặt
4.888
79,75%
4.055
44,60%
1.639
65,51%
Tiền gửi
ngân hàng
không kỳ
1.241
20,25%
3.866
42,53%
863
34,49%
hạn
Tiền đang
chuyển
-
-
1.170
12,87%
-
-
Tổng
6.129
100%
9.091
100%
2.502
100%
(Nguồn: BCTC các năm 2019, 2020, 2021)
+ Các khoản phải thu ngắn hạn
Tại 31/12/2021, các khoản phải thu khách hàng là 815.199 triệu đồng, tăng
43,274 so với cùng knăm 2020, ttrọng so với TTS giảm từ 63,77% xuống còn
60,42%.
lOMoARcPSD| 40419767
30
Bảng 2-9: Phải thu khách hàng của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng)
Tên khách hàng
2019
2020
2021
Ban điều hành Dự án thủy điện
Xêkaman 1
187.029
187.029
187.029
Công ty CP thủy điện Pắc Ma
11.653
51.862
46.180
Công ty TNHH Xây dựng Hưng Hải
107.480
79.380
70.770
Công ty CP Điện lực Tây Bắc
56.893
56.185
53.001
CT TNHH Hà Thành
37.617
36.117
41.630
CTCP Vật tư xăng dầu Lai Châu
47.322
15.270
15.270
Các đối tượng khác
278.252
309.769
332.598
Tổng
726.447
735.523
746.479
(Nguồn: BCTC các năm 2019, 2020, 2021)
Khoản phải thu khách hàng của Công ty tập trung chủ yếu các đối tác công ty
cung cấp dịch vụ y lắp. Còn lại phân bổ khá đồng đều c đơn vị dịch vụ xây
dựng cung cấp vật liệu xây dựng. Các khoản thu xu ớng tng trong các năm
gần đây, ở các công ty Xây dựng khoản phải thu thường lớn do tính chất của ngành.
+ Trả trước người bán: Tại 31/12/2021, trả trước người bán 60.702 triệu đồng,
tăng 25.515 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2020. Đây các khoản tạm ứng của Công
ty cho đối tác trước khi giao hàng, cung cấp dịch vụ, chủ yếu là các đơn vị cung cấp
nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho qu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hàng tồn kho: Tại 31/12/2021, HTK 384.945 triệu đồng (chiểm 28,53%
TTS); tăng 121.438 triệu đồng so với cùng kỳ 2020. Hàng tồn kho của Công ty trong
3 năm gần đây chi tiết như sau:
- Chất lượng tài sản dài hạn:
Tài sản cố định: Tại 31/12/2021, TSCĐ của Công ty 110.766 triệu đồng, giảm
19.122 triệu đồng so với năm 2020, chiếm 8,21% TTS.Trong đó toàn bộ TCSĐ
hữu hình chi tiết như sau:
lOMoARcPSD| 40419767
31
Bảng 2-10: Tài sản cố định hữu hình của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng)
Hạng mục
Nhà cửa,
vật kiến
trúc
Máy móc
thiết bị
P.tiện vận
tải truyền
dẫn
Thiết bị,
dụng cụ
quản lý
Tổng
Nguyên giá
Số đầu năm
178.525
144.520
61.012
365
384.422
Mua sắm trong năm
-
-
-
-
-
T/lý, nhượng bán
-
3.738
670
-
4.408
Số cuối năm
178.525
140.782
60.342
365
380.015
Khấu hao
Số đầu năm
95.626
113.323
45.220
365
254.534
Mua sắm trong năm
7.353
6.552
5.009
-
18.914
T/lý, nhượng bán
3.531
670
-
4.200
Số cuối năm
102.979
116.344
49.560
365
269.248
Giá trị còn lại
Số đầu năm
82.899
31.197
15.792
-
129.888
Số cuối năm
75.545
24.438
10.783
-
110.766
(Nguồn: BCTC năm 2021)
+ Đầu tài chính dài hạn: Tính đến 31/12/2021, Sông Đà 4 đang có khoản đầu
dài hạn vào Công ty CP Thủy Điện Sông Đà Tây Nguyên với tlệ vốn 13,92%. Khoản
đầu tư này chiếm 0,49% TTS.
- Nợ ngắn hạn:
+ Phải trả người bán: Tại 31/12/2021, phải trả người bán 274.561 triệu đồng,
tăng 48.358 triệu đồng so với cùng knăm ngoái; chiếm 20,35% tổng nguồn vốn,
tăng 1.66% so với năm 2020. Các khaonr phải trả người bán phân tán ở nhiều đối tác
cung cấp hàng háo, dịch vụ, một số khoản phải trả có giá trị lớn của Sông Đà 4:
Bảng 2-11: Phải trả người bán của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng)
Tên khách hàng
2019
2020
2021
lOMoARcPSD| 40419767
32
Công ty CP THT Hoàng Long
1.375
3.755
3.755
Công ty CP Sông Đà 2
38.689
38.689
38.689
Công ty TNHH MTV Bảo Giáp
16.682
25.786
15.480
CTCP Vật liệu xây dựng Miền Trung
8.105
7.545
10.342
Các đối tượng khác
209.711
150.429
202.039
Tổng
274.561
226.203
270.305
(Nguồn: BCTC các năm 2019, 2020, 2021)
+ Phải trả người lao động: Tại 31/12/2021 là 54.264 triệu đồng tăng 4,289 triệu đồng
(tương đương 8,58%) so với năm 2020, chiếm 4,02% tổng nguồn vốn. Đây các
khoản chi phí ơng, thưởng cho cán bộ nhân viê. Điều này phản ánh chế độ chính
sách cho người lao động làm việc tại công ty ngày một được cải thiện.
+ Vay và nợ thuê tài chính:
Tại 31/12/2021, vay ngắn hạn của Công ty là 411.028 triệu đồng, giảm 48.155
triệu đồng so với cùng kỳ năm 2020. Đây là các khoản vay vốn dài hạn đến hạn trả,
mục đích vay vốn để bổ sung vốn đầu tư các loại phương tiện vận tải, máy móc thiết
bị, nguyên vật liệu xây dựng phục vụ hoạt động SXKD thường xuyên của Công ty.
Tại 31/12/2021, vay dài hạn của Công ty là 57,549 triệu đồng, giảm 2,627 triệu
đồng so với cùng kỳ năm 2020. Do Công ty vay vốn bổ sung đầu tư các loại phương
tiện vận tải, y móc thiết bị nguyên vật liệu xây dựng phục vụ hoạt động SXKD
như đã trình bày ở trên.
Bảng 2-12: Vay và nợ thuê tài chính của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng)
31/12/2020
Tăng
Giảm
31/12/2021
Vay ngắn hạn
451.865
240.642
285.842
406.665
BIDV Gia Lai
279.964
117.297
119.040
278.221
Vietcombank Tây Hà Nội
44.992
34.145
38.105
41.032
Vietinbank Sông Nhuệ
64.394
77.680
94.850
47.224
SHB Lào Cai
62.515
-
32.347
30.168
CTCP Năng lượng Ecowin
-
2.000
-
2.000
Nguyễn Thị Linh Thương
-
4.700
-
4.700
lOMoARcPSD| 40419767
33
Giang Văn Chinh
-
3.800
1.501
2.299
Phan Anh Dũng
-
1.020
-
1.020
Vay đến hạn
7.318
3.519
6.474
4.363
Vay dài hạn
60.157
1.471
7.052
57.549
Vietcombank Tây Hà Nội
2.220
1.471
833
2.859
Vietcombank Hoàng Mai
1.686
-
1.686
-
Tổng CT Sông Đà
62.326
-
4.081
58.245
Vietinbank Đô Thành
195
-
150
45
TPBank Tây Hà Nội
1.065
-
301
764
Vay đến hạn
7.318
4.636
Tổng
512.022
242.113
292.894
464.214
(Nguồn: BCTC các năm 2020, 2021)
+ Phải trả ngắn hạn khác: Tại 31/12/2021 85.077 triệu đồng, tăng 1.171triệu
đồng so với cuối năm 2020. Đây các khoản cổ tức, lợi nhuận phải trả, thù lao cho
HĐQT, Ban kiểm soát; kinh phí công đoàn...
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD m 2021 đạt 43.354 triệu đồng >0,
giảm 50.601 triệu đồng so với năm 2020,
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu năm 2021 đạt +243 triệu đồng
>0, giảm 9.587 triệu đồng so với năm 2020.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2021 -50.187 triệu
đồng <0, tăng 50.637 triệu đồng so với năm 2020.
Phân tích các chỉ số tài chính
Bảng 2-13: Các dữ liệu để tính khả năng thanh toán của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2020
2021
Tài sản ngắn hạn
(1)
1.066.887
1.230.275
Nợ ngắn hạn
(2)
971.523
1.111.041
Hàng tồn kho
(3)
263.507
384.945
LN trước thuế
(4)
516
2.711
lOMoARcPSD| 40419767
34
Chi phí lãi vay
(5)
53.364
34.957
Tiền và các khoản tương đương tiền
(6)
9.091
2.502
(Nguồn: BCTC các năm 2020, 2021)
- Khả năng thanh toán: Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành [=(1)/(2)] tại
31/12/2021 của Công ty mức 1,11 lần, tăng so với mức 1.09 lần cuối năm 2020.
Chỉ tiêu thanh toán nhanh {=[(1)-(3)]/(2)} lại giảm từ 0,82 lần cuối năm 2020 xuống
0.76 lần tại 31/12/2021. Chỉ tiêu thanh toán tức thời (=(6)/(2)) giảm từ 0.0094 lần tại
31/12/2020 xuống 0,0023 lần tại 31/03/2021. Nhìn chung khả năng thanh toán đối
với các khoản nngắn hạn chưa thực sự tốt. Năm 2021, chỉ tiêu về khả năng trả nợ
EBIT/Chi phí lãi vay [=((4)+(5)/(5)] đạt 1.08 lần > 1, cho thấy khả năng tài chính của
công ty có thể đáp ứng việc trả nợ lãi Ngân hàng.
- Chỉ số hiệu quả hoạt động: Vòng quay vốn u động m 2021 53,46
vòng (6,83 ngày/vòng) giảm so với năm 2020 105,88 vòng (3,45 ngày/vòng), cho
thấy khả năng quay vòng vốn của Công ty chậm lại, khả năng thu hồi các khoản phải
thu còn thấp và tốc độ luân chuyển HTK chậm. Cụ thể, vòng quay phải thu 1,09 vòng
(334,85 ny vòng) năm 2020 xuống 0.66 vòng (560,18 ngày/vòng) năm 2021. Vòng
quay HTK cũng giảm từ 2,3 vòng năm 2020 xuống 1,38 vòng năm 2021.
- Chỉ số cân nợ Tlệ Nợ phải trả/TTS tại thời điểm cuối m 2021
86,61%, tăng so với 2020 (85.23%), chỉ số này của Công ty tăng do Công ty tăng
vay ndài hạn trong năm 2021 đề tài trợ cho các phương án đầu của Công ty,
thể thấy hệ số nợ của Công ty nhìn chung là khá cao.
Bảng 2-14: Các dữ liệu để tính chỉ số thu nhập của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2020
2021
Lợi nhuận sau thuế
(1)
171
2.007
Vốn chủ sở hữu
(2)
178.734
180.741
Doanh thu hàng bán
(3)
841.426
531.161
Lợi nhuận gộp
(4)
98.393
84.128
lOMoARcPSD| 40419767
35
Tổng tài sản
(5)
1.210.432
1.349.331
(Nguồn: BCTC các năm 2020, 2021)
Chỉ số thu nhập: Năm 2021, các chỉ số thu nhập của Công ty được cải thiện. Cụ thể,
ROE (=(1)/(2)*100%) tăng từ 0,1% lên 1,11%, Biên lợi nhuận gộp (=(4)/(3)*100%)
tăng từ 11,69% lên 15,84% và ROA (=(1)/(5)*100%) tăng từ 0,01% lên 0,15%.
2.3 Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
PGD Phạm Văn Đồng
2.3.1 Những kết quả đạt được
VPBank Phạm n Đồng đã không ngừng đưa ra những cải tiến để ng cao
hoàn thiện công tác PTTCKHDN. Nhờ đó, PGD đã hoàn thành xuất sắc các chtiêu
kế hoạch đặt ra. Nhìn chung, một số kết quả công tác PTTC KHDN trong hoạt
động tín dụng tại VPBank Phạm Văn Đồng đã đạt được là:
Năm 2020, 2021 dịch Covid-19 đã y ảnh hưởng xấu đến tình hình SXKD của
nhiều doanh nghiệp, dẫn đến rủi ro tín dụng cao hơn, trong khi đó sự cạnh tranh giữa
các NTHM ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh đó, Ban giám đốc VPBank Phạm
Văn Đồng đã những chính sách đúng đắn, kịp thời nhằm thực hiện mục tiêu kép:
vừa chống dịch Covid 19, vừa m sát tình hình thực tiễn để đưa ra các quyết sách
đảm bảo sự phát triển bền vững. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc VPBank Phạm
Văn Đồng, ng tác PTTCKHDN đã được nghiêm túc thực hiện giúp PGD không chỉ
tăng trưởng về quy mô tín dụng mà còn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng trongm
2020.
- Về công tác thu nhập thông tin:
+ Các doanh nghiệp nhu cầu n dụng đều cung cấp đầy đủ các tài liệu
VPBank Phạm Văn Đồng yêu cầu như hpháp (Giấy chứng nhận đăng doanh
nghiệp, điều lệ công ty,...), hồ tài chính (BCTC, Sổ tổng hợp số chi tiết các tài
khoản,...), hồ phương án sử dụng vốn (phương án sử dụng vốn văn bản phê duyệt
kế hoạch kinh doanh,...),.. để phục vụ công tác PTTC KHDN.
+ Một số cán bộ TĐTD đã tinh thần chđộng kiểm tra tính trung thực, hợp
của BCTC doanh nghiệp cung cấp bằng các cách trao đổi với doanh nghiệp qua
lOMoARcPSD| 40419767
36
điện thoại c nội dung cần làm trong BCTC; thu nhập thêm thông tin từ các
quan quản lý, quan thuế, công ty kiểm toán, CIC của NHNN, c đối tác đầu ra
đầu vào, thông tin trên các phương tiện đại chúng, trực tiếp đi khảo sát, kiểm tra tình
hình nhà xưởng, y móc, HTK của doanh nghiệp nhằm xác định khác biệt nếu
giữa báo cáo trên giấy với tình hình thực tế.
- Về phương pháp phân tích: Cán bộ TĐTD sử dụng phối hợp
phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số trong công tác PTTC KHDN.
- Về nội dung phân tích:
+ Cán bộ TĐTD lựa chọn các khoản mục trên BCTC và các chỉ số tài chính để
phân tích tương đối phù hợp. Ngoài ra, trước đây cán bộ TĐTD thường chỉ sử dụng
thông tin tài chính trong quá trình phân tích, nhưng giờ đây cán bộ TĐTD đã chú
trọng hơn trong việc sử dụng cả thông tin tài chính và phi tài chính. Thông tin phi tài
chính thực sự nguồn dữ liệu quan trọng giúp cho các cán bộ TĐTD đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác hơn. Ngành hàng ồn
định, doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh, bạn hàng đầu vào đầu ra tốt
những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ đến hạn và có tiềm
năng phát triển ổn định trong tương lai.
+ Nội dung PTTC KHDN cơ bản đã đánh giá khái quát được tình hình tài chính
của KHDN, phân tích được khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng như xác định được
những rủi ro tiềm ẩn nếu ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp, đáp ứng được
phần lớn yêu cầu của cấp thẩm quyền trong việc xem xét phê duyệt phương án cấp
tín dụng.
Về công tác đào tạo nguồn nhân lực: VPBank Phạm Văn Đồng thường xuyên tổ
chức các đợt tập huấn ngắn ngày vào cuối tuần để đào tạo nghiệp vụ, cũng cố các kiến
thức về tài chính và pháp luật cho đội ngũ cán bộ nhân viên PGD bao gồm các cán bộ
TĐTD. Nhờ đó, VPBank Phạm Văn Đồng có được đội ngũ cán bộ nhân viên với kiến
thức chuyên môn tương đối vững vàng, có nhiều kinh nghiệm và có đạo đức nghề
nghiệp.
2.3.2 Hạn chế
Thứ nhất, về Thông tin sử dụng trong phân tích:
lOMoARcPSD| 40419767
37
+ BCTC do KHDN cung cấp cho VPBank Phạm Văn Đồng chưa được thực sự
đảm bảo về độ chính xác. BCTC do KHDN cung cấp thường là BCTC đã được kiểm
toán hoặc quyết toán thuế, các loại BCTC y độ tin cậy ơng đối cao. Tuy nhiên,
với báo cáo quyết toán thuế, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng các doanh nghiệp
hạch toán chưa trung thực nhằm giảm thiểu chi phí thuế hay phục vụ mục đích vay
vốn. Còn đối với BCTC đã được kiểm toán, độ tin cậy của loại BCTC này phụ thuộc
nhiều vào uy tín của tổ chức kiểm toán, thực tế vẫn còn tồn tại không ít các trường
hợp doanh nghiệp thuê tổ chức kiểm toán uy tín kém. Do đó, việc kiểm tra độ chính
xác của BCTC là vô cùng quan trọng.
+ Cán bộ TĐTD chưa thu nhập thông tin môi trường vĩ mô.
Thứ hai, về Phương pháp phân tích, cán bộ TĐTD chỉ sử dụng phối hợp phương
pháp so sánh phương pháp tỷ số chưa sử dụng các phương pháp khác trong
công tác PTTC KHDN như phương pháp Dupont, phương pháp dự đoán...
Thứ ba, về Nội dung phân tích:
+ Nội dung phân tích BCLCTT chưa thực sự đầy đủ, cần được bổ sung: Cán bộ
TĐTD chưa phân ch BCLCTT một cách chi tiết, chưa đánh giá lưu chuyển tiền
thuần của doanh nghiệp.
+ Cán bộ TĐTD chưa so sánh chỉ số tài chính của doanh nghiệp với chỉ số của
các doanh nghiệp tương tự khác trong ngành hay với chỉ số trung bình ngành Vì mỗi
lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh lại có những đặc thù riêng nên việc so sánh KHDN
với các doanh nghiệp cùng ngành với trung bình ngành sẽ giúp n bộ TĐTD có
được cái nhìn bao quát hơn về năng lực hoạt động khả năng cạnh tranh của KHDN
trong ngành.
Thứ tư, về Công nghệ thông tin, cán bộ TĐTD thường nhập dữ liệu một cách
thủ công, việc tính toán vẫn chi thông qua phần mềm tính toán Microsoft Excel,
việc đồng bộ và liên kết giữa các dữ liệu còn tốn nhiều thời gian.
Thứ năm, trình độ giữa các cán bộ TĐTD trong phòng KHDN tại VPBank Phạm
Văn Đồng chưa đồng đều. Ngoài ra, mỗi n bộ TĐTD thường đảm nhiệm nhiều
KHDN các lĩnh vực kinh doanh khác nhau chứ chưa sự chuyên sâu theo lĩnh vực
kinh doanh. Việc này có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng phân tích vì mỗi lĩnh vực,
ngành nghề kinh doanh lại mang những đặc thù riêng.
lOMoARcPSD| 40419767
38
Nguyên nhân của những hạn chế trên:
- Từ phía Ngân hàng
Cán bộ TD thường chỉ chú trọng thực hiện PTTC khi doanh nghiệp đặt vấn
đề quan hệ tín dụng với chi nhánh, công tác PTTC KHDN phục vụ việc tìm kiếm
KHDN mới còn mang tính chất hình thức, chưa thực sự hiệu quả.
VPBank Phạm Văn Đồng chưa đưa o ứng dụng những phần mềm y tính
tiên tiến phục vụ việc thu nhập, u trữ, xử phân tích dữ liệu. Việc nhập xử
lý dữ liệu một cách thủ công không chỉ tốn nhiều thời gian mà còn dễ dẫn đến những
sai sót.
Các khóa đào tạo của VPBank không bắt buộc tất cả các cán bộ TĐTD đều phải
tham gia, điều y là một trong những nguyên do gây ra sự không đồng đều trình độ
giữa các cán bộ TĐTD trong phòng KHDN tại VPBank Phạm Văn Đồng. Năm 2020,
2021 do tình hình dịch Covid, phương pháp đào tạo trực tuyến đã được triển khai thực
hiện, song bộ bài giảng điện tử chưa được cập nhật thường xuyên. Ngoài ra, VPBank
Phạm Văn Đồng ít khi tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi kinh nghiệm giữa các cán
bộ TĐTD trong cùng một chi nhánh hay giữa các chi nhánh với nhau.
Thực tế mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh lại mang những đặc thù riêng
trong khi ít ai có thể am hiểu sâu rộng mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Do đó,
việc mỗi cán bộ TĐTD thường đảm nhiệm nhiều KHDN các lĩnh vực kinh doanh
khác nhau chứ chưa có sự chuyên sâu theo lĩnh vực kinh doanh thể dẫn đến việc
PTTC KHDN đôi khi chưa được chuyên sâu và chi tiết.
- Từ phía khách hàng doanh nghiệp
BCTC thường được sử dụng như nguồn thông tin chính khi PTTC KHDN nên
chất lượng thông tin trong BCTC có ảnh hưởng rất lớn đến công tác PTTC KHDN.
Nếu doanh nghiệp điều chỉnh số liệu trong BCTC mà cán bộ TĐTD không phát hiện
ra thì rủi ro nợ xấu cho ngân hàng là lớn.
nhiều nguyên do, thông tin trong BCTC do KHDN cung cấp cho VPBank
Phạm Văn Đồng đôi khi chưa chính xác. BCTC doanh nghiệp cung cấp chưa được
đảm bảo về độ chính xác thể do trình độ lập BCTC của doanh nghiệp còn yếu
kém. Hơn nữa, một số doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng công tác kế toán. Song,
nguyên nhân chính số liệu trong BCTC chưa chính xác thường đến từ việc bản thân
lOMoARcPSD| 40419767
39
doanh nghiệp đã cố ý thực hiện điều chỉnh số liệu trong BCTC phục vụ các mục tiêu
nhất định. Chẳng hạn, đối với mục tiêu vay vốn, các doanh nghiệp sẽ chỉnh sửa số
liệu trong BCTC theo hướng tích cực để đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, đặc biệt là
các doanh nghiệp kinh doanh không có lợi nhuận cần phải vay vốn để phục hồi hoạt
động SXKD. Trong nhiều trường hợp, số liệu được điều chỉnh một cách rất tinh vi
khiến cán bộ TĐTD khó có thể phát hiện ra.
lOMoARcPSD| 40419767
40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ thông tin thu thập được tại đơn vị thực tập trong chương 2, tác giđã đưa ra
được quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay
tại VPBank Phạm Văn Đồng. Dựa vào đó đưa ra ví dụ về phân tích tài chính Công ty
Cổ phần Sông Đà 4 phục vụ cho hoạt động tín dụng tại ngân ng. Từ đó, đưa ra được
những nhận xét về những điều đã đạt được, song song với đó những tồn tại hạn chế
và nguyên nhân của nó. Đây chính là tiền đề để chương 3 tác giả sẽ đưa ra những đề
xuất, giải pháp hoàn thiện hơn quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
trong hoạt động cho vay tại VPBank Phạm Văn Đồng.
lOMoARcPSD| 40419767
41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG –
PGD PHẠM VĂN ĐỒNG
3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp trong hoạt động tín dụng tại VPBank Phạm Văn Đồng
3.1.1. Nâng cao chất lượng thông tin thu thập
Hiệu quả của quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp cao hay không phụ
thuộc chính vào yếu tố chất lượng của nguồn thông tin phục vụ phân tích. Các nguồn
tin này chủ yếu do các doanh nghiệp cung cấp dựa trên sự tín nhiệm của doanh
nghiệp đó. Do vậy, ngân hàng cần chủ động đề ra những phương án để xác định, kiểm
soát thông tin nay một cach chặt chẽ nhất.
Ngân hàng chỉ định các doanh nghiệp cung cấp thông tin tài chính tối thiểu 03
năm liền kề gần nhất. Mặc việc PTTCDN đa phần sử dụng thông tin của 02 m
liên tiếp để so nh nhận định. Song, việc thu hẹp phạm vi thông tin như vậy dẫn
đến tình trạng đánh giá không bao quát về tài chính của DN, gây ra việc phân tích
thiếu chính xác về tiềm năng phát triển, khả năng hoàn trả ncủa DN đó. Do đó,
VPBank cần bổ sung và thay đổi quy định đối với công ty về vấn đề cung cấp thông
tin tài chính cho ngân hàng để hạn chế rủi ro đảm bảo hiệu quả phân tích. Trong
quy định đó, ngân hàng nên yêu cầu công ty cung cấp báo cáo tài chính đã kiểm toán
bởi các công ty kiểm toán lớn (KPMC, ANC,...) để giảm tải công việc cho CBTD
trong khâu kim tra, rà soát hồ sơ tài chính.
Trách nhiệm của chuyên viên QHKH doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến
việc rà soát, kiểm tra nh trung thực của hồ sơ tài chính do công ty cung cấp. Ngoài
việc sử dụng báo cáo tài chính, sau khi đàm phán với khách hàng về dự án, kế hoạch
cân câp tín dụng, chuyên viên tín dụng cần btrí thời gian đi thực địa để thu thập
thông tin một cách trực tiếp về công trình, nhà xưởng, máy móc, nơi m việc,.,
trao đổi với BLĐ công ty về những điều còn chưa minh bạch để ban lãnh đạo công ty
giải trình cụ thể bằng văn bản. Bên cạnh đó, CBTD khi đã chịu trách nhiệm thực hiện
hợp đồng cấp n dụng, cần định kxem xét, nhận định tình hình tài chính công ty
lOMoARcPSD| 40419767
42
cũng như theo dõi cập nhật tình trạng QHTD trên CIC, nhằm mục đích ngăn ngừa rủi
ro tín dụng và luôn trong tâm thế chủ động sẵn sàng đưa ra giải pháp kịp thời cho tình
thế xấu.
3.1.2. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích
a. Nâng cao trình độ công nghệ phục vụ cho công tác phân tích khách hàng
doanh nghiệp
Sự phát triển sự tân tiến của ng nghngày nay, các ngân ng nói chung
ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng đều áp dụng các thiết bị hiện đại để
phục vụ cho hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, VPBank đang hướng đến mục đích
là ngân hàng hiện đại và thuận tiện nhất, bởi vậy không chỉ cải tiến trong SPDV cung
cấp đến khách hàng trong khâu nội bộ, xử công việc cũng đã được cải tiến
nâng cao hơn. VPBank đã trang bị các thiết bị y tính, y móc n phòng (scan,
máy in, photo,..) hiện đại một cách đầy đủ thỏa mãn nhu cầu sử dụng trong quá trình
làm việc của cán bộ tín dụng. Bên cạnh việc nâng cấp thiết bị máy móc, hệ thông
phân mêm nội bộ cũng cân được cải thiên. Hệ thống nội bộ đã đáp ứng được yêu cầu
về bảo mật thông tin, tuy nhiên còn hay gặp trục trặc trong khâu xửhồ khi được
cán bộ tín dụng gửi lên. Do vậy, yếu điểm này cần được bên bộ phận CNTT nhanh
chóng khắc phục nhằm hỗ trợ tốt nhất cho cán bộ tín dụng, tăng tính chủ động đảm
bảo xử lý công việc đúng tiến độ, rút ngắn thời gian một cách tối đa.
b. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng VPBank tại PGD Phạm Văn Đồng
Trong việc y dựng một doanh nghiệp, nhân sự chính yếu tố cốt yếu, mang
tính chất quyết định đến hiệu quả công việc. Đối với việc phân tích tài chính doanh
nghiệp, cán bộ tín dụng buộc phải đáp ứng yêu cầu về: đánh giá thuần thục các chỉ
tiêu, nhìn nhận những yếu tố quan trọng trong TC của DN cả những năng
mềm cần thiết. Đặc biệt, việc xử nhiều thông tin tài chính với đa dạng loại hình
doanh nghiệp sẽ bắt buộc CBTD có sự nhanh nhạy với các chỉ tiêu TC. Như vậy, có
thể hình dung được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân sự trong
việc cải tiến chất lượng PTTCDN.
Đối với khâu tuyển dụng, tùy thuộc vào chiến lược phát triển trong từng thời
kỳ, ngân hàng sẽ đưa ra yêu cầu tuyển dụng thích hợp. VPBank được đánh giá là cái
nôi đào tạo nhân lực cho ngành ngân hàng, điều này đã phần nào khẳng định chất
lOMoARcPSD| 40419767
43
lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, VPBank tập trung
đến đối tượng nguồn nhân lực trẻ có tư duy tốt, nhiệt huyết, sáng tạo nhằm góp phần
thực hiện mục tiêu NH hiện đại thuận lợi nhất. Cũng xây dựng kế hoạch tuyển
dụng giống như các ngân hàng khac, VPBank tổ chức đợt tuyển dụng tập trung với
quy mô lớn, mở rộng hội. Đâu tiên cơ hội dành cho ứng viên thể hiện bản thân
chứng minh năng lực, đồng thời ngân hàng sẽ chiêu mộ được nhân viên tài năng, thích
hợp. Trong khâu tuyển dụng, Ngân hàng đã thực hiện tương đối hoàn chỉnh và quy
trình, đem lại nguôn lực mới, tre trung, nhiệt huyêt, năng động và sáng tạo, phù hợp
với tiêu chí phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, trong quy tình tuyển dụng chỉ
vòng phòng vấn trực tiếp thiêu đi vòng kiêm tra kiên thức chuyên ngành. Ngân
hàng nên bổ sung vòng thi này để sàng lọc tỉ mỉ hơn những ứng viên sáng giá.
Đối với khâu đào tạo, tại mỗi trí, VPBank luôn xây dựng quy trình đào tạo
hợp lộ trình thăng tiến ràng. Sau khi đã tổ chức tuyển dụng, chương trình
dành cho các sinh viên mới ra trường sẽ bao gồm thời gian đào tạo tại hội sở chính
trước khi nhận việc tại chi nhánh. Đây là một điểm sáng trong quy khâu đào tạo của
ngân hànơ bởi lẽ chương trình đào tạo tại hội sở sẽ cung cấp cho ứng viên cái nhìn
tổng quan, bao quát về vị trí công việc mình sẽ tiếp nhận. Đồng thời, ứng viên sẽ
thời gian quan sát, làm quen với các nghiệp vụ ngân ng. Tuy nhiên, quá trình
đào tạo y chưa sự kiêm tra đầu ra sát sao mà chỉ thông qua việc báo cáo trực tiếp
với CBQL đào tạo. Do vậy, ngân hàng cần bổ sung những bài thi đánh giá năng lực
cho các ứng viên tập sự phân là để ứng viên nghiêm túc hơn trong quá trình đào tạo,
bên cạnh đó ngân hàng sẽ đánh giá khách quan nhất về ứng viên cho vị trí đó. Đối
với cán bộ m việc chính thức chi nhánh cần nâng cao nghiệp vụ ngân hàng cho
chuyên viên quan hệ khách hàng về: kĩ năng phát hiện tính xác thực của báo cáo, khả
năng phân tích,..., đông thời cũng sẽ thường xuyên tiến hành những bài kiểm tra chất
lượng của CBTD. Bên cạnh đó, khi sự thay đổi về các quy định, quy chế nội bộ
hay của NHNN, Chính phủ, CBQL cân thông tin đến chuyên viên một cách kịp thời,
nhanh chóng đầy đủ để chuyên viên nắm bắt triển khai với khách hàng. Chất
lượng nguồn nhân sự không thể chỉ đề cập đên nghiệp vụ hay tài năng của cán bộ tín
dụng, cán bộ tín dụng còn cần giữ vững phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
thể thấy, chế độ lươmg thưởng việc thể hiện mức độ đánh giá về năng suất lao động
lOMoARcPSD| 40419767
44
cũng như thể hiện giá trị của cán bộ tín dụng. Do đó, nhằm khích lệ tinh thần và hiệu
quả làm việc của nhân viên, bộ phận quản cân y dựng nhiều hơn các chương
trình thi đua khen thưởng cũng như các quy định phạt rõ ràng, hợp lý và cân bằng.
Cách thức nâng cao chất lượng nguồn nhân sự ngân hàng thể thực hiện
đó là triển khai một môi trường công sở thân thiện, năng động cùng các cơ sở vật chất
được nâng cao, cải tiến thích hợp với nhân viên. Đồng thời, có sự phân giao kèm cặp
đối giữa nhân viên mới những nhân viên kinh nghiệm lâu năm để sự tương
tác, hỗ trợ, đồng hành. Như vậy, sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho nhân viên và nâng
cao tinh thần làm việc theo nhóm, hỗ trợ và hợp tác để xúc tiến cồng việc được phân
giao. Bên cạnh đó, cán bộ quản nên lập kế hoạch tổ chức những buổi KICK-OFF
hoặc BONDING để gắn kết tinh thần sẻ chia kinh nghiệm với các nhân viên của
mình, cùng chia sẻ những khó khăn và đưa ra giải pháp một cách hợp lý nhất.
3.2. Một số kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị với NHNN và Chính Phủ
Với NHNN:
NHNN có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý tiền tệ, các hoạt động thuộc
về NH và ngoại hối. Đối với ngân hàng, hoạt động của NHNN là nhằm mục đích bảo
đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng, các hoạt động tín dụng và hệ thống các TCTD;
bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - hội. Do đó, ngân hàng nhà nước cần nâng cao trách nhiệm của
mình trong việc đưa ra những quyết định nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính
KHDN phục vụ hoạt động cấp tín dụng.
Đầu tiên, NHNN cần xây dựng một bộ văn bản quy định chung về quy trình
PTTCDN áp dụng cho hệ thống các ngân hàng thưomg mại. Hiện nay, NHNN chưa
đưa ra quy định o liên quan đến quy trình phân tích tín dụng, như vậy, ngân hàng
nhà nước sẽ khó kiểm soát đánh giá kết quả tín dụng. Do đó, NHNN nên hình
thành văn bản, quy chế hướng dẫn cụ thế về tiêu chí và quy trình đánh giá PTTC KH
một cách thống nhất giữa các NHTM đồng thời, ngân hàng nhà nước cũng cần có sự
cập nhật, điều chỉnh luật Ngân hàng trong trường hợp phát hiện các điều khoản chưa
hợp một cách kịp thời. Ngân hàng nhà nước cũng sẽ chịu trách nhiệm đề xuất, kiến
lOMoARcPSD| 40419767
45
nghị các bất cập trong hoạt động chung của ngân hàng, hoặc hoạt động tín dụng nói
riêng với Bộ Tài chính và các ban ngành có liên quan một cách thường xuyên sao cho
phù hợp nhất với tình hình kinh tế.
Thứ hai, NHNN cần thiết lập hệ thống lưu giữ các thồng tin của thể nhân
pháp nhân một cách đầy đủ chi tiết. Hệ thống CIC được lập ra đã ghi nhận thống
kê các thông tin về QHTD của DN. Ngân hàng nhà nước có thể đề xuất bồ sung trên
hệ thống các loại thông tin về: loại hình công ty, thông tin chỉ số tài chính tình
hình kinh doanh, tình hình hoàn trả nợ của doanh nghiệp,...Như vậy, cán bộ tín dụng
sẽ nhận định một cách khách quan hơn vdoanh nghiệp. Để y dựng được hệ
thống như vậy, cân có sự liên kết giữa các công ty, ngân hàng cùng các cơ quan kiêm
toán, quan thuế btài chính. Điều y sẽ giúp nâng cao nguồn thông tin phục
vụ PTTCDN. Ngân hàng nhà nước sẽ cần đưa ra những quy định bàng văn bản về
yêu cầu của thồng tin gửi lên hệ thống để thông báo đến các doanh nghiệp, bảo đảm
các doanh nghiệp buộc phải trung thực khi cung cấp thông tin. Việc nâng cao hệ thống
như vậy sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các NHTM , bởi NHTM luôn gặp rất nhiều khó khăn
khi muốn tiếp cận đến nguồn thông tin chính thông, sự kiểm duyệt của các quan
ban ngành thẩm quyển. Do vậy, NHNN cần kết hợp với bộ ban ngành liên quan
cùng phối hợp liên kết với nhau để tạo ra hệ thống tra cứu tài chính mang nh xác
thực cao và rất hữu ích.
Với Chính Phủ:
Đầu tiên, các quan thẩm quyền nhà ớc cần hoàn thiện quy định về hệ
thống kiểm toán. Việc kiểm toán định kvới mỗi ng ty cần được tiến hành một
cách thường xuyên và nghiêm túc. Để thực hiện được điều này, các cơ quan cấp điều
hành thẩm quyền, đặc biệt Bộ Tài chính cần biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập đồng thời mở rộng số lượng công ty
kiểm toán. Bên cạnh việc tăng số lượng công ty kiểm toán, quan cấp thẩm quyền
cũng cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng của kiểm toán viên kiểm toán.
Đồng thời, quá trình kiểm toán cần có quy định vê quy trinh va nhưng tieu chi cụ thê
để công ty kiểm toán tuân thủ theo, tránh trường hợp xảy ra việc gian lận, thiêu trung
thực trong kết quả kiểm toán. Quy định ban hành cần có chế tài xử phạt những trường
lOMoARcPSD| 40419767
46
hợp gian lận, cồng ty liên kết với kiểm toán để m sai sổ sách, tạo ra lồ hồng trong
việc thực hiện kiểm toán, y nên hậu quả nghiêm trọng trong quá trình triên khai cấp
tín dụng.
Thứ hai, quan nhà nước cần nâng cao kiêm tra, giám sát HĐTD ngân hàng
bằng cách đổi mới các chế chính sách, công cụ quản nội dung thẩm
quyền của nhà nước. Nhà nước cần định hướng NHTM theo hướng tự chủ, phát huy,
khẳng định vai trò quan trọng ng cao trách nhiệm của NHTM trong hoạt động
tín dụng. Tương tự như việc đưa ra chế tài với quá trình kiểm toán, nhà ớc cũng
cần kiểm soát tính trung thực, tạo hành lang pháp vững chắc làm sở cho ngân
hàng thương mại xây dựng các hoạt động n dụng tuân thủ theo các quy định đó.
Việc y sẽ giúp nhà nước quản lý, kiểm soát được sát sao hơn tình hình HĐTD
kịp thời, nhanh chóng phát hiện ra sai phạm khi cán bộ tín dụng cô ỹ lách luật. Đồng
thời, nhà nước kết hợp với bộ ban ngành có thẩm quyển thường xuyên tổ chức những
cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất với các NHTM nhằm phát hiện những sai phạm
trong tín dụng để ngăn chặn và đưa ra phướng hướng xử lý hợp lỹ, ng như kiểm tra
việc tuân thủ quy định của NHTM.
3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Thứ nhất, tổ chức tập huấn, đào tạo CBTD về quy trình, nghiệp vụ phân tích
và rủi ro gặp phải trong quá trình thực hiện phân tích tài chính và câp tín dụng cho
KH - NH cần cập nhật thường xuyên các quy chế, quy định ban hành của ngân hàng
nhà ớc, các bộ ban ngành liên quan để truyền thông đến nhân viên tránh trường
hợp nhân viên thiếu thông tin do cán bộ quản chưa sthông báo đầy đủ như
vậy sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín cũng như KQKD của ngân hàng nói
chung và chi nhánh nói riêng.
Thứ hai, ngân hàng chi nhánh cần chú trọng đến việc nâng cấp máy móc,
thiết bị công nghệ phục vụ cho cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống nội bộ ngân
hàng để xử lý xét duyệt hồ sơ cũng cần thêm để đảm bảo tính nhanh nhạy, chính xác
và thời gian.
lOMoARcPSD| 40419767
47
Thứ ba, VPBank kết hợp với các quan thẩm quyền nhằm mục đích đa
dạng hóa nguồn thông tin chính thống phục vụ PTTCDN cũng như thể xác thực
lại nguồn thông tin nhanh chóng hơn.
lOMoARcPSD| 40419767
1
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên nền tảng thực tế và phân tich quy trình phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng,
trong chương 3 tác giả đã đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình
phân tích tài chính doanh nghiệp ng nnhững kiến nghị cụ thể đối với Ngân hàng
nhà nước nói chung và với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng.
lOMoARcPSD| 40419767
1
KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các doanh nghiệp hình thành
ngày càng nhiều, với sự đa dạng phong phú về các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
Nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các DN
ngày càng lớn, do đó các dịch vụ cho vay tài chính dành cho KHDN cũng tăng trưởng
mạnh trong những năm gần đây. Cho vay được xem là hoạt động chính của ngân
hàng vì nó đem lại lợi nhuận rất lớn và chiếm tỉ trọng chủ yếu đối với doanh thu của
ngân hàng. Do đó, các ngân hàng liên tục chạy đua để mang đến những sản phẩm
cho vay với các mức lãi suất hợp nhiều ưu đãi để thu hút DN nhu cầu vay
vốn. Tuy nhiên, hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn những rủi ro cho ngân hàng,khi
rủi ro y càng cao thì càng ảnh hưởng đến nguồn vốn sự ổn định trong hoạt động
kinh doanh của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó, công tác cho vay của ngân hàng
cần phải được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả và đảm bảo khả năng cạnh tranh
trên thị trường. Đặc biệt, công tác phân tích tài chính KHDN cần phải được chú trọng
tại mọi thời điểm, vì nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xét cấp khoản vay
cho khách hàng và phòng ngừa rủi ro cho ngành ngân hàng.
Hoạt động cho vay tại Vbank Phạm Văn Đồng được đánh giá khá tốt, tuy nhiên
công tác phân tích tài chính KHDN vẫn chưa thực sự được thực sự quan tâm. Xuất
phát từ mong muốn giúp nâng cao công tác phân tích TCDN nhu cầu vay vốn tại
chi nhánh, khóa luận đã hệ thống những luận bản về phân tích tài chính, các
bước trong quy trình phân tích tài chính đối với doanh nghiệp. Đây là cơ sở để đánh
giá thực trạng công tác phân tích BCTCDN có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Từ
đó, đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình phân tích tài chính KHDN
trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trên sở đó khóa luận đã đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công c phân tích TCDN nhằm đảm bo công tác cho
vay vốn đối với doanh nghiệp tại Sacombank đạt hiệu quả cao và giảm thiều rủi ro.
Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, khóa
luận không tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong nhận được những góp ý, 2
chỉ bảo thêm của thầy bạn đồng nghiệp để chuyên đề thêm hoàn thiện
nâng cao hiểu biết của bản thân về vấn đề.
lOMoARcPSD| 40419767
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sông Đà 4 năm 2019,2020,2021
lOMoARcPSD| 40419767
PHỤ LỤC
1. Báo cáo tài chính Công ty CP Sông Đà 4 năm 2021
lOMoARcPSD| 40419767
lOMoARcPSD| 40419767
lOMoARcPSD| 40419767
2. Báo cáo tài chính Công ty CP Sông Đà 4 năm 2020
lOMoARcPSD| 40419767
lOMoARcPSD| 40419767
lOMoARcPSD| 40419767
lOMoARcPSD| 40419767
3. Báo cáo tài chính Công ty CP Sông Đà 4 năm 2020
lOMoARcPSD| 40419767
lOMoARcPSD| 40419767
lOMoARcPSD| 40419767
lOMoARcPSD| 40419767
NHẬN XÉT C A GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….…
Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)
| 1/72

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40419767
HỌC VIÊ N NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH ------o0o------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHỦ ĐỀ:
CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG –
PGD PHẠM VĂN ĐỒNG
Sinh viên thực hiện
: Mai Tùng Dương Lớp niên chế : K21TCI Khóa
: 2018 - 2022 Khoa : Tài Chính GVHD
: ThS. Trần Anh Tuấn
Hà Nội, tháng 05 năm 2022
Downloaded by ?? Hòa (thanhhoa14102003@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40419767 i LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Chuyên đề tốt nghiệp đề tài: “Công tác phân tích tài chính
khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng” là công trình nghiên cứu của cá nhân
em, dưới sự hướng dẫn của Thầy Trần Anh Tuấn. Những số liệu và kết quả nghiên
cứu hoàn toàn trung thực, là sự nỗ lực của em trong quá trình học tập và thực tập tại
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PDG Phạm Văn Đồng. Ngoài ra, trong
bài có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn rõ ràng.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa, nhà trường về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 20 thàng 5 năm 2022 Tác giả Mai Tùng Dương lOMoAR cPSD| 40419767 ii LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng, em xin
gửi lời cảm ơn đến các Quý Thầy Cô khoa Tài chính Học viện Ngân Hàng đã tạo cơ
hội cho em trải nghiệm thực tế. Đây là một cơ hội tốt để em học hỏi, thực hành các
kiến thức và kỹ năng đã học trên lớp và đúc kết từ những trải nghiệm thực tế tại ngân
hàng, giúp em ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm
ơn đến Giảng viên hướng dẫn ThS. Trần Anh Tuấn đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi và
đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp em giải quyết được các vấn đề gặp phải trong
quá trình thực hiện chuyên đề.
Cùng với đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại Ngân hàng VPBank
– PGD Phạm Văn Đồng. Được sự tạo điều kiện rất nhiệt tình của Ban Lãnh đạo và
sự hỗ trợ, hướng dẫn tận tình của anh chị trong ngân hàng đã giúp em hiểu rõ hơn về
ngành tài chính ngân hàng, hiểu rõ hơn các công việc cần làm, quy trình hoạt động
của một ngân hàng. Từ đó giúp em nâng cao nghiệp vụ của bản thân, bổ sung những
kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy Cô và toàn thể các anh chị tại VPBank –
PGD Phạm Văn Đồng luôn thật nhiều sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong
cuôc sống và công việc.̣
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 thàng 5 năm 2022 Tác giả Mai Tùng Dương lOMoAR cPSD| 40419767 iii MỤC LỤC
Lời mở đầu...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – PGD PHẠM VĂN ĐỒNG.................................3 1.1
Giới thiệu chung.........................................................................................3 1.2
Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................4 1.2.1.
Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng4 1.2.2.
Lịch sự hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Phạm Văn Đồng...5 1.3
Cơ cấu tổ chức............................................................................................6 1.3.1.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức................................................................................6 1.3.2.
Nhiệm vụ của các phòng ban....................................................................7 1.4
Chức năng nhiệm vụ..................................................................................8
1.5 Vị trí thực tập – Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại phòng
Khánh hàng doanh nghiệp..........................................................................8 TÓM
TẮT CHƯƠNG I.........................................................................................10
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TI CHÍNH KHÁCH
HNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – PGD PHẠM VĂN ĐỒNG.....11 2.1
Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng giai đoạn năm 2019-2021......................11
2.2 Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng..........................15
2.2.1. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp 15 2.2.2.
Phương pháp phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp...................16
2.2.3. Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho
vay của VPBank Phạm Văn Đồng....................................................................16 lOMoAR cPSD| 40419767 iv
2.2.4. Ví dụ cụ thể về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng...............................23
2.3 Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
– PGD Phạm Văn Đồng.........................................................................................35 2.3.1
Những kết quả đạt được.......................................................................35 2.3.2
Hạn chế................................................................................................36
Kết luận chương 2..................................................................................................40
Chương 3: GIẢI PHÁP HON THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TI CHÍNH
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – PGD PHẠM VĂN ĐỒNG......41
3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
trong hoạt động tín dụng tại VPBank Phạm Văn Đồng.........................41 3.1.1.
Nâng cao chất lượng thông tin thu thập............................................41 3.1.2.
Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích...............................42 3.2.
Một số kiến nghị.......................................................................................44 3.2.1.
Kiến nghị với NHNN và Chính Phủ.................................................44 3.2.2.
Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng...............46
Kết luận chương 3....................................................................................................1
Kết luận....................................................................................................................2
Tài liệu tham khảo...................................................................................................3
Phụ lục......................................................................................................................4 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Nội dung Trang lOMoAR cPSD| 40419767 v
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD Phạm Văn Đồng. 7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Sơ đồ Nội dung Trang
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu cổ đông CTCP Sông Đà 12 24
Biểu đồ 2.2 Doanh thu thuần của Sông Đà 4 2019 - 2021 27
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tổng tài sản Sông Đà 4 2019 - 2021 30
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu tổng nguồn vốn Sông Đà 4 2019 - 2021 30
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang
Kết quả HĐKD của VPBank Phạm Văn Đồng giai đoạn 2019 – Bảng 2-1 11 2021
Cơ cấu dư nợ cho vay của Phòng giao dịch VPBank Phạm Văm Bảng 2-2 12 Đồng
Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng tại VPBank Phạm Bảng 2-3 13 Văn Đồng
Cơ cấu dư nợ cho vay đối với khách hàng SME theo nhóm ngành
Bảng 2-4 tại VPBank Phạm Văn Đồng 13
Bảng 2-5 Danh mục hồ sơ tín dụng 18
Bảng 2-6 Cơ cấu giá vốn hàng bán của Công ty CP Sông Đà 4 28
Bảng 2-7 Vốn lưu động ròng của Sông Đà 4 29
Bảng 2-8 Tiền và tương đương tiền của Sông Đà 4 30 lOMoAR cPSD| 40419767 vi
Bảng 2-9 Phải thu khách hàng của Sông Đà 4 30
Bảng 2-10 Tài sản cố định hữu hình của Sông Đà 4 31
Bảng 2-11 Phải trả người bán của Sông Đà 4 32
Bảng 2-12 Vay và nợ thuê tài chính của Sông Đà 4 33
Bảng 2-13 Các dữ liệu để tính khả năng thanh toán của Sông Đà 4 35
Bảng 2-14 Các dữ liệu để tính chỉ số thu nhập của Sông Đà 4 36 lOMoAR cPSD| 40419767 [Type the document title]
Học Viện Ngân Hàng DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Chú thích 1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 2 BCKQHĐKD
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 BCKQHĐKD
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 4 BCLCTT
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5 BCTC Báo cáo tài chính 6 BCTC Báo cáo tài chính 7 CP Cổ phần 8 CT Công ty 9 CVKD Chuyên viên kinh doanh 10 ĐHĐCĐ
Đại hội đồng cổ đông 11 DN Doanh nghiệp 12 DPRR Dự phòng rủi ro 13 DTT Doanh thu thuần 14 DTT Doanh thu thuần 15 GVHB Giá vốn hàng bán 16 HĐKD Hoạt động kinh doanh 17 HĐKD Hoạt động kinh doanh 18 HĐQT Hội đồng Quản trị 19 HTK Hàng tồn kho 20 KH Khách hàng 21 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 22 LNST Lợi nhuận sau thuế 23 NHNN Ngân hàng nhà nước 24 PGD Phòng giao dịch 25 PTTC Phân tích tài chính 26 PTTC Phân tích tài chính lOMoAR cPSD| 40419767 27 SXKD Sản xuất kinh doanh 28 TD Tín dụng [Type the document title]
Học Viện Ngân Hàng 29 TĐTD Thẩm định tín dụng 30 TMCP Thương mại Cổ phần 31 VAMC
Vietnam Asset Management Company 32 VCSH Vốn chủ sở hữu lOMoAR cPSD| 40419767 1 LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại luôn tìm cách để thu
được lợi nhuận cao nhất có thể. Vì thế đôi khi có nhiều rủi ro xảy ra trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay - một hoạt động
mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các ngân hàng. Để hạn chế được rủi ro đó, trong
quá trình thẩm định để đi đến quyết định cho vay, các ngân hàng thường rất chú trọng
đến công tác phân tích tài chính khách hàng. Một khách hàng có khả năng tài chính
đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để
xem xét có cho vay hay không. Điều kiện này vừa mang lại thuận lợi cho ngân hàng
lẫn khách hàng. Vì vậy, phân tích tài chính khách hàng có một vai trò vô cùng quan
trọng trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại. Với mong muốn có
được sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài nghiên
cứu của chuyên đề là: “Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong
hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn
Đồng”. Chuyên đề tiếp cận vấn đề dưới góc độ của nhà đầu tư tín dụng là ngân hàng,
đánh giá công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay. Trên cơ
sở đánh giá những ưu, nhược điểm công tác phân tích tài chính khách hàng tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng, chuyên đề đưa ra
những giải pháp để hoàn thiện và các kiến nghị để thực hiện thành công các giải pháp đó.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Chuyên đề tập trung tiếp cận nguồn thông tin về thực trạng công
tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng.
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng. lOMoAR cPSD| 40419767 2
Về thời gian: từ năm 2019 đến năm 2021. Trong đó, giai đoạn 2019-2021: Thu
thập dữ liệu nghiên cứu; giai đoạn 2022-2021: Giải pháp và kiến nghị.
1. Phương pháp nghiên cứu
Dưới đây là những phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong chuyên đề:
- Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích thông tin
2. Kết cấu chuyên đề
Bên cạnh phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham
khảo và kết luận, chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương chính:
Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng.
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – PGD PHẠM VĂN ĐỒNG
1.1. Giới thiệu chung
Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng tên viết
tắt ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM PROSPERITYJOINT STOCK COMMERCIAL BANK. Viết tắt: VP Bank Logo: lOMoAR cPSD| 40419767 3
Địa chỉ hội sở chính: Tầng 1, tòa nhà Công ty Kỹ thuật và công trình, km số 9
đường Phạm Văn Đồng, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: (84-4) 3 792 0015/17/18/19
Website: https://www.vpbank.com.vn
Trực thuộc: Chi Nhánh THĂNG LONG
Tầm nhìn của VP Bank
VPBank đã đặt mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2018-2022 với tham vọng
trở thành Ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và
lọt vào nhóm 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam.
Sứ mệnh của VP Bank
VPBank tin tưởng rằng ngân hàng sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình là mang lại
lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và
cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và đóng góp hiệu quả vào sự
phát triển của cộng đồng. Giá trị cốt lõi
Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp của
VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi:
• Khách hàng là trọng tâm • Hiệu quả • Tham vọng
• Phát triển con người • Tin cậy • Tạo sự khác biệt
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Từ một ngân hàng tư nhân nhỏ được thành lập ngày 12/8/1993, sau hơn 26 năm
hoạt động VPBank đã có những bước tăng trưởng thần tốc với mạng lưới 227 điểm lOMoAR cPSD| 40419767 4
giao dịch với đội ngũ 27.000 cán bộ nhân viên nhanh chóng trở thành một trong những
ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam, xét cả về tiềm lực tài chính, quy mô khách
hàng và giá trị thương hiệu.
VPBank từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng
lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. từ năm 2016 đến nay, hoạt
động kinh doanh của ngân hàng không ngừng tăng lên và đạt những con số ấn tượng.
Tính đến nay, tổng tài sản của VPBank đã lên tới 377.205 tỷ đồng với vốn điều lệ là 25.299 tỷ đồng.
Giai đoạn năm 1993
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày
12/8/1993, là một trong những ngân hàng TMCP có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Giai đoạn năm 2010
VPBank thực hiện chiến lược chuyển đổi sang mô hình ngân hàng bán lẻ hiện
đại, và có bước phát triển mạnh mẽ. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện
sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc
cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối.. Giai đoạn 2015
VPBank thành công chuyển đổi hoạt động tín dụng tiêu dùng sang một pháp
nhân độc lập mới với tên gọi Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng (được nhận diện với Thương hiệu FE Credit). Đến nay, FE Credit đã
thống lĩnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam với khoảng 50% thị phần. Giai đoạn 2017
VPBank niêm yết cổ phiếu thành công trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
(HOSE), mở ra giai đoạn phát triển hội nhập mới, với vị thế hàng đầu Việt Nam.
Giai đoạn 2019 đến nay
VPBank lần đầu tiên và là đại diện ngân hàng tư nhân duy nhất của Việt Nam
lọt vào top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới, ở thứ hạng 361, xếp hạng
A và mức định giá 354 triệu USD. lOMoAR cPSD| 40419767 5
VPBank hoàn tất việc bán 49% vốn điều lệ của FE Credit cho Công ty Tài chính
Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do tập đoàn Sumitomo Mitsui
Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn; đồng thời đổi tên thành Công ty Tài
chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC. 1. 1.1. 1.1.1. 1.2.2.
Lịch sự hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Phạm Văn Đồng
Phòng giao dịch Phạm Văn Đồng được thành lập và hoạt động vào 09/2006.
Phòng giao dịch có địa chỉ tại Tầng 1, tòa nhà Công ty Kỹ thuật và công trình, km số
9 đường Phạm Văn Đồng, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Đây là nơi dân cư
đông đúc và là khu vực tập chung nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Phòng giao dịch hoạt động với quy mô khá nhỏ, gồm 22 nhân viên, trực
thuộc 3 bộ phận gồm: Phòng khách hàng doanh nghiệp (khối Ngân hàng doanh
nghiệp), Phòng khách hàng cá nhân (khối bán lẻ) và phòng vận hành.
Trải qua hơn 15 năm hoạt động, VPBank – PGD Phạm Văn Đồng đã thực hiện
tốt các chính sách từ ngân hàng vầ phát triển lớn mạnh. Sánh bước cùng VPBank và
toàn thể chi nhánh, phòng giao dịch khác, PGD Phạm Văn Đồng đã và đang góp súc
mình vào việc tăng lợi nhuận, nâng cao giá trị ròng của ngân hàng. Bên cạnh đó, PGD
cũng đào tạo nên đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt huyết, xây dựng môi
trường làm việc thân thiện, lành mạnh và hạnh phúc. Tất cả những điều ấy nâng cao
cả về giá trị lẫn vật chất tinh thần của VPBank. 1.3. Cơ cấu tổ chức lOMoAR cPSD| 40419767 6
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGD Phạm Văn Đồng.
1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban
Bộ phận điều hành
Khối Vận hành có các chức năng, nhiệm vụ chính như: Tổ chức, triển khai, quản
lý và xử lý tập trung các giao dịch của tất cả các nghiệp vụ ngân hàng; vận hành về
nghiệp vụ các hệ thống công nghệ xử lý giao dịch nhằm đảm bảo thực thi chính xác,
hiệu quả các quy trình nghiệp vụ, giao dịch của VP Bank, giảm thiểu tối đa rủi ro và
tối ưu hóa chất lượng dịch vụ.
Bộ phận khách hàng cá nhân
Chịu chỉ tiêu kinh doanh của cá nhân, thực hiện bán chính các sản phẩm, dịch
vụ khách hàng cá nhân, bán chéo các sản phẩm doanh nghiệp.
Phát triển sản phẩm dựa trên chính sách, quy định của Pháp luật, thị hiếu của
khách hàng và thông tin của đối thủ cạnh tranh.
Bộ phận khách hàng doanh nghiệp lOMoAR cPSD| 40419767 7
Tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ khách hàng. Đây là một công việc đặc thù chỉ
có ở một số ngành nghề đặc trưng như ngân hàng, tài chính, bất động sản,…
Tổng hợp, phân tích, phân loại nhóm đối tượng khách hàng.
Nghiên cứu, đánh giá hành vi, tâm lý mua hàng của từng nhóm đối tượng khách hàng đã phân loại.
Lên kế hoạch, đề xuất, tổ chức các công việc chương trình, sự kiện làm thỏa
mãn, hài lòng nhu cầu khách hàng.: 1.4.
Chức năng nhiệm vụ
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – PDG Phạm Văn Đồng là một chi nhánh
phòng giao dịch hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng tại địa
phận quận Cầu Giấy, Hà Nội và thông qua các hoạt động này nhằm tăng cường tích
lũy vốn, đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường, gia tăng thị phần, nâng cao
năng lực cạnh tranh. Cung cấp ra thị trường các sản phẩm dịch vụ NH bán buôn và
bán lẻ trong và ngoài nước phong phú và đa dạng như: -
Huy động vốn bằng việc nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân
và tổ chức, có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng cả VNĐ và ngoại tệ. -
Đầu tư tín dụng như cho vay ngắn hạn, dài hạn các cá nhân tổ chức bằng
VNĐ, ngoại tệ và các hoạt đồng tài trợ, đầu tư khác. -
Thanh toán và tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, dịch
vụ chuyển tiền kiều hối, thanh toán trong và ngoài nước. -
Thẻ và ngân hàng điện tử phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa,
thẻ tín dụng quốc tế; dịch vụ thẻ: Internet, SMS, … -
Cùng các dịch vụ khác: In sao kê tài khoản, kiểm đếm tiền, rút tiền mặt,…
1.5. Vị trí thực tập – Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại phòng
Khánh hàng doanh nghiệp
Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại VP Bank PGD Phạm Văn
Đồng là người chịu trách nhiệm tiếp cận, tư vấn, chăm sóc và phát triển khách hàng
doanh nghiệp. Đây là một vị trí nhân lực quan trọng, là gương mặt đại diện của VP
Bank PGD Phạm Văn Đồng khi làm việc với khách hàng doanh nghiệp. lOMoAR cPSD| 40419767 8
Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại – PGD Phạm Văn Đồng là
những người tiếp xúc, liên hệ trực tiếp với khách hàng để tư vấn và bán các sản phẩm
mà VPBank cung cấp. Các sản phẩm ấy có thể là các khoản vay vốn hoặc thẻ,.....
đồng thời họ cũng là những người tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng doanh
nghiệp trước khi chuyển cho bộ phận có liên quan thẩm định lại.
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp: -
Tìm kiếm, tiếp thị khách hàng tiềm năng, tiếp nhận nhu cầu sử dụng các
sản phẩm, dịch vụ tín dụng , đánh giá nhu cầu của khách hàng với các quy định trong hoạt động tín dụng. -
Hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ đầy đủ theo quy định của ngân hàng. -
Phân tích tín dụng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng. -
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng. -
Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời khi khách hàng có nhu cầu tìm
hiểu, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. -
Theo dõi và lập hồ sơ giải ngân cho khách hàng theo nhu cầu của khách
hàng và quy định của ngân hàng sau khi kí hợp đồng. -
Chăm sóc khách hàng sau khi kí hợp đồng. -
Giữ mối quan hệ, liên lạc với khách hàng sau khi kết thúc hợp đồng, tư
vấn thêm các dịch vụ phù hợp với khách hàng.
Sau quá trình thực tập vị trí Chuyên viên Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp tại
VPB em đã học hỏi và tích luỹ được nhiều kiến thức về nghiệp vụ và kĩ năng làm
việc. Trong quá trình thực tập, em có thể vận dụng những kiến thức đã được thầy cô
giảng dạy trên lớp vào thực tế, giúp ích rất nhiều trong công tác phân tích tài chính
khách hàng trong hoạt động tín dụng. Em đã được các anh chị hỗ trợ, chỉ dạy tận tình
về các nghiệp vụ, quy trình làm hồ sơ tín dụng của một đối tượng khách hàng doanh
nghiệp cụ thể. Sau khi thực tập tại Ngân hàng VP Bank – PGD Phạm Văn Đồng, em
đã được học hỏi thêm rất nhiều điều trong hoạt động thực tế của ngân hàng, vận dụng
được những kiến thức đã được học vào thực hành. lOMoAR cPSD| 40419767 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TI
CHÍNH KHÁCH HNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HNG TMCP VIỆT NAM THỊNH
VƯỢNG – PGD PHẠM VĂN ĐỒNG
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng – PGD Phạm Văn Đồng giai đoạn năm 2019-2021
Bảng 2-0-1: Kết quả HĐKD của VPBank Phạm Văn Đồng giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 % Tăng trưởng
2020/2019 2021/2020 Huy động vốn 3.505 3.550 3.572 1,28% 0,62% Cho vay 1.333 1.657 1.676 24,31% 1,15% Doanh thu thuần 78.869 81.800 82.300 3,72% 0,61% Doanh thu dịch vụ + 17.774 19.000 19.550 6,90% 2,89% Doanh thu khác Chi hoạt động 32.821 33.800 33.950 2,98% 0,44% Lợi nhuận trước DPRR 61.822 65.000 65.900 5,14% 1,38% Tỷ lệ nợ quá hạn 1% 1% 1,3% - - Tỷ lệ nợ xấu 0,2% 0,2% 0,3% - -
(Nguồn: BCTC PGD các năm 2019 – 2021)
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch tăng trưởng đều trong giai
đoạn 2019 – 2021, chỉ số tài chính được thể hiện trên các báo cáo đều ở mức ổn định.
Mặc dù, năm 2020 toàn ngành ngân hàng nói chúng và VPBank Phạm Văn Đồng nói
riêng đã gặp rất nhiều khó khăn do các đợt bùng phát của dịch Covid-19, tuy nhiên
Phòng giao dịch VPBank Phạm Văn Đồng vẫn đạt được những thành tựu kinh doanh nhất định. lOMoAR cPSD| 40419767 10
Năm 2021, VPBank Phạm Văn Đồng có kết quả huy động vốn là 3.572 tỷ đồng
và cho vay đạt 1.676 tỷ đồng, so với cùng ký năm 2020 có sự tăng nhẹ (1,01%). Thế
mạnh của Phòng giao dịch tập trung vào hoạt động cho vay đối với ngành bán lẻ. Bên
cạnh đó, hiện nay Phòng giao dịch cũng đã và đang đẩy mạnh khai thác lĩnh vực thanh
toán quốc tế với hai nghiệp vụ chính là Phát hành LC và bảo lãnh vì hoạt dộng này
mang lại nguồn thu khá lớn. So với cùng kì năm 2019 và 2020, lợi nhuận trước dự
phòng rủi ro của năm 2021 tăng nhẹ (lần lượt là 61,822; 65,000; 65,900 tỷ đồng), điều
này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch đã có những bước phát triển chắc chắn.
Về tình trang nợ quá hạn, Phòng giao dich VPBank Phạm Văn Đồng luôn duy
trì tỷ lệ này ở mức rất thấp (thấp hơn 1,5%). Tỷ lệ nợ xấu luôn được đảm bảo do
Phòng giao dịch luôn chủ động xây dựng những phương án, bám sát các kế hoạch đề
ra của Chi nhánh tổng về phương pháp xử lý nợ xấu, có những giải pháp nhằm ngăn
chặn nợ xấu phát sinh, quy trình ra sóa và phân loại nợ, chính vì thế, tỷ lệ nợ xấu của
phòng giao dịch luôn được duy trì ở mức dưới 0,5%.
Bảng 2-2: Cơ cấu dư nợ cho vay của Phòng giao dịch VPBank Phạm Văm Đồng
(Đơn vị: tỷ đồng) 2019 2020 2021 % Tăng trưởng 2020/2019 2021/2020 THEO THỜI HẠN 1.333 1.657 1.676 24,31% 1,15% Ngắn hạn 868 1.150 1.070 Trung và dài hạn 465 507 606 THEO LOẠI TIỀN 1.333 1.657 1.676 24,31% 1,15% VNĐ 1.310 1.571 1.524 USD (Nghìn USD) 1.031 3.700 6.535 258,87% 76,62%
(Nguồn: BCTC PGD các năm 2019 – 2021)
Dư nợ cho vay tại Phòng giao dịch VPBank Phạm Văn đồng tăng mạnh 324 tỷ
đồng trong giai đoạn 2019 đến 2020, tuy nhiên ở giai đoạn 2020 đến 2021 chỉ có sự lOMoAR cPSD| 40419767 11
tăng nhẹ do hậu quả của việc dẫn cách xã hội bởi dịch bệnh Covid-19. Dư nợ cho vay
trung và dài hạn cũng tăng 99 tỷ đồng trong năm 2021 để hỗ trợ người dân và doanh
nghiệp có nhu cầu vay vốn trở lại hoạt động kinh doanh sản xuất sau giai đoạn kinh
doanh bị trì trệ do dịch bệnh Covid-19.
Bảng 2-3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng tại VPBank Phạm Văn Đồng
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2 020 2 021 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Khách hàng cá nhân 634 38,26% 765 45,64% Khách hàng SME 1.023 61,74% 911 54,36% Tổng dư nợ 1.657 100% 1.676 100%
(Nguồn: BCTC PGD các năm 2020 – 2021)
Nhìn vào bản trên có thể thấy dư nợ cho vay tại phòng giao dịch VPBank Phạm
Văn đồng tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Với định hướng kinh doanh mà ban lãnh đạo của VPBank đã đưa ra cho
các chi nhánh và phòng giao dịch thì điều này là hoàn toàn phù hợp, vì định hướng
chính là tập trung vào hoạt động bán lẻ. VPBank có điểm mạnh chính là các sản phẩm
cho vay tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Đối với mạng khách hàng doanh nghiệp lớn chia ra khối ngân
hàng bán buôn phụ trách.
Bảng 2-4: Cơ cấu dư nợ cho vay đối với khách hàng SME theo nhóm ngành tại
VPBank Phạm Văn Đồng
(Đơn vị: tỷ đồng) 2020 2021 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng DN thức ăn chăn nuôi 59,543 5,82% 46,231 5,07% DN viễn thông 126,390 12,35% 180,413 19,80% DN xây lắp 270,196 26,40% 171,109 18,78% lOMoAR cPSD| 40419767 12 DN thiết bị điện 344,121 33,62% 390,533 42,86% DN vận tải 131,895 12,89% 42,490 4,66% Cho vay mục đích khác 91,340 8,92% 80,388 8,82% Tổng 1.023,485 100% 911,164 100%
(Nguồn: Phòng KHDN VPBank Phạm Văn Đồng)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy phòng giao dịch VPBank Phạm Văn Đồng tập trung
phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp đối với các ngành nghề trọng điểm như
doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp thiết bị điện tử. Đặc
biệt đối với doanh nghiệp viễn thông và thiết bị điện tử tăng trưởng tương đối mạnh
lần lượt là 7,45% và 9,24%. Thấy được tầm quan trọng và mức độ tăng trưởng của
ngành công nghiệp điện tử và hạ tầng viễn thông trong bối cảnh toàn cầu hóa VPBank
Phạm Văn đồng đã đẩy mạnh việc cho vay đối với những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trên.
Nhìn chung các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng VPBank có lĩnh vực hoạt
động khá đa dạng tuy nhiên với định hướng trong thời gian tới của VPBank cũng như
của phòng giao dịch VPBank Phạm Văn Đồng đó chính là tập trung cho vay đối với
những ngành nghề phát triển mạnh như viễn thông công nghệ nhằm đảm bảo an toàn
vốn trong hoạt động cho vay trước những biến động lớn của nền kinh tế.
Kết luận chung: Về hoạt động kinh doanh và hoạt động cho vay vốn của VPBank
Phạm Văn Đồng đang hoạt động khá tốt. Trong đó hoạt động cho vay luôn tăng trưởng
với tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, cho thấy sự an toàn vốn đối với những
khoản vay tại VPBank Phạm Văn Đồng. Nhờ quá trình phân tích tài chính doanh
nghiệp đã giúp VPBank nắm rõ được thông tin tình hình kinh doanh và tài chính
doanh nghiệp giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro như nợ quá hạn và nợ xấu. Nhiều lĩnh
vực có nhiều khả năng phát triển trong tương lai đang được phòng giao dịch tập trung
cho vay trong khi các lĩnh vực khác bị tác động mạnh bởi những biến động của thị
trường đang có xu hướng đưa phòng giao dịch giảm tỷ trọng cho vay trong hoạt động vay vốn. lOMoAR cPSD| 40419767 13
2.2 Cơ sở lý thuyết của hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng
2.2.1. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
a. Nguồn cung cấp thông tin
Thông tin do chính khách hàng DN cung cấp: chuyên viên có thể chủ động gặp
mặt để trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi gián tiếp qua điện thoại với lãnh đạo và nhân
viên của doanh nghiệp ngoài việc sử dụng các hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp. -
Thông tin từ nội bộ ngân hàng VPBank: Báo cáo của VPBank về lĩnh vực,
ngành nghề kinh doanh của khách hàng DN, quan hệ tín dụng của KHDN với Phòng
giao dịch VPBank Phạm Văn Đồng, uy tín mà khách hàng đã gây dựng nên trong thời
gian làm việc với VPBank Phạm Văn Đồng. -
Thông tin thu thập từ bên thứ ba: Chuyên viên thu nhập thông tin về khách
hàng DN từ các đối tác đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, công ty kiểm toán, các
cơ quan quản lý, trung tâm CIC của NHNN, cơ quan thuế, hoặc tìm kiếm thông tin
trên các phương tiện đại chúng...
b. Các loại thông tin
Thông tin tài chính: -
BCTC của doanh nghiệp trong ít nhất 03 năm liền kề với thời điểm
phân tích (trừ doanh nghiệp mới thành lập), bao gồm: BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT, Thuyết minh BCTC. -
Các tài liệu liên quan khác:
+ Hợp đồng kinh doanh có giá trị lớn hoặc thấy cần thiết phải kiểm tra.
+ Sổ tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản công nợ, các tài khoản chi phí trả
trước ngắn hạn và dài hạn, tài khoản chi phí phải trả, báo cáo nhập – xuất – tồn kho hàng tháng.
Thông tin phi tài chính: -
Tài liệu về pháp lý doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, điều lệ công ty, các quyết định bổ nhiệm của công ty. -
Cơ cấu vốn chủ sở hữu. lOMoAR cPSD| 40419767 14 -
Hoạt động kinh doanh của KH doanh nghiệp: các sản phẩm và dịch
vụ chính mà công ty đang kinh doanh, năng lực cơ sở vật chất, nguồn cung cấp
đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh thị trường tiêu thụ. - Tình hình ngành hàng. -
Đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. -
Chất lượng quản lý: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, năng lực
của các thành viên trong ban lãnh đạo, hệ thống thông tin quản trị nội bộ (ISO, HCCAP,
GMP), môi trường nhân sự nội bộ 2.2.2.
Phương pháp phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
Chuyên viên khách hàng tại VPBank Phạm Văn Đồng chủ yếu áp dụng phương
pháp so sánh và phương pháp tỷ sổ để PTTC KHDN.
Phương pháp so sánh thường được chuyên viên khách hàng áp dụng để phân
tích BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT.
Phương pháp tỷ số thường được chuyên viên áp dụng để tính toán và đánh giá
các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.
2.2.3. Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt
động cho vay của VPBank Phạm Văn Đồng -
Trước khi bắt đầu quy trình phân tích, chuyên viên cần tìm kiếm và
sáng lọc khách hàng.
Chuyên viên sẽ nghiên cứu, tìm kiếm, tiếp cận và khai thác nhu cầu của KH,
tổng hợp các thông tin cơ bản và nhập liệu chính xác vào hệ thống và sàng lọc KH
theo đúng bộ quy định của NH. Việc thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ ở giai đoạn sàng lọc
khách hàng sẽ giúp hiệu quả cho quy trình phân tích tài chính KH. Do dó, VPBank
đã xây dụng phương án Firstcheck để trợ giúp cho việc đánh giá ban đầu về KH được
chính xác, minh bạch nhất.
Chuyên viên sử dụng sàng lọc Khách hàng. Bước sàng lọc đầu tiên sẽ đánh giá
giúp tự động từ chối, loại bỏ các KH tiềm ẩn rủi ro cao ngay từ khi tiếp cận, đối với
tất cả các khách hàng mới và cũ có nhu cầu cấp tín dụng tại VPBank. Sàng lọc sẽ từ
chối các khách hàng thuộc những tiêu chí sau: lOMoAR cPSD| 40419767 15 -
KH có rủi ro cao theo cảnh báo rủi ro CRA: danh sách đen, bị khiếu nại,
khiếu kiện, cơ quan chức năng cảnh báo và yêu cầu dừng giao dịch. -
KH có nợ xấu nhóm 3/4/5 (nợ tín dụng và thẻ tín dụng) tại thời điểm
VPBank xét duyệt phục vụ cấp tín dụng, nợ bán VAMC tại VPBank và các tổ chức
tín dụng, VPBank từng thực hiện nghĩa vụ thay KH. -
KH thuộc đối tượng không tài trợ theo điều 126 Luật TCTD trừ trường
hợp phương án cấp tín dụng phát hành thẻ tín dụng hoặc đối tượng không tài trợ
không có TSĐB không tài trợ với điều kiện ưu đãi theo điều 127 Luật TCTD. -
KH thuộc các đối tượng ngừng hoạt động, giải thể, phá sản,… -
Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của KH nằm trong danh mục các ngành
nghề VPBank không tài trợ.
Các bước thực hiện sàng lọc:
Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng (tên KH, số ĐKKD/MST)
Bước 2: Tra cứu thông tin trên hệ thống chung
Đối với tiêu chí đối tượng KH: sử dụng số ĐKKD/MST để nhập liệu vào hệ
thống, hệ thống tự động kiểm tra và trả kết quả cảnh báo vi phạm.
Đối với tiêu chí ngành nghề lĩnh vực kinh doanh: CV thu thập từ Giấy chứng
nhận ĐKKD thông tin phỏng vấn thông tin tra cứu tại trang
https:/dangkykinhdoanh.gov.vn/ thu thập từ kênh khác trước khi tiếp cận KH CV đối
chiếu lĩnh vực kinh doanh của KH với các danh mục các ngành nghề VPBank không
tài trợ, chọn thỏa mãn không thỏa mãn tiêu chí ngành nghề kinh doanh.
Bước 3: Thu thập thông tin CIC của KH: tra cứu thông tin về quan hệ tín dụng
(CIC tín dụng và CIC thẻ tín dụng trong trường hợp KH có dư nợ thê tín dụng). Sau
đó nhập vào hệ thống chung ra kết quả cuối cùng.
Đến với quy trình PTTC KHDN, chuyên viên sẽ nghiên cứu tình hình hoạt
động kinh doanh để đánh giá tiềm năng cơ hội và rủi ro dựa trên BCTC, hồ sơ
pháp lý và các giấy tờ liên quan khác nhằm đưa ra hạn mức phù hợp nhất với nhu
cầu tín dụng KH tại thời điểm đó.
Bước 1: Thu thập báo cáo tài chính
Sau khi sàng lọc khách hàng, CV cần thu thập hồ sơ theo bảng sau: lOMoAR cPSD| 40419767 16
Bảng 2-5: Danh mục hồ sơ tín dụng Mục
Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng trung và dài hạn
Hồ sơ pháp lý, tài chính 1
Hồ sơ pháp lý, tài chính của bên
thứ 3 (trường hợp tài trợ dự án) 2
Thông tin tài sản đảm bảo 3 Tài liệu do CBQL cấp 4
Tài liệu do thẩm định cung cấp 5 Thông tin phương án
(Nguồn: Phòng KHDN VPBank Phạm Văn Đồng)
Sau khi đã tổng hợp đầy đủ về hồ sơ, cán bộ quản lý tiến hành kiểm tra hồ sơ
đảm bảo các tiêu chí sau: -
Tính đầy đủ: Hồ sơ đã đủ các mục theo liệt kê hay chưa. -
Tính chân thực: Hồ sơ, chứng từ không sử dụng dầu giả mạo, không phù
hợp quy định pháp luật như sau:
+ Hồ sơ không rách nát, chắp vá.
+ Hồ sơ không bị tẩy xóa các thông tin (con số, chữ ký, con dấu,..), cán bộ quản
lý sẽ yêu cầu kiểm tra tính chân thực của hồ sơ nếu trường hợp chưa đủ tín nhiệm với
hồ sơ mà doanh nghiệp cung cấp.
+ Chữ ký, con dấu, màu mực đúng quy định, tài liệu không bị tháo, bỏ trang,...
+ Hồ sơ, chứng từ được ký có sử dụng chữ ký được tạo ra từ con dấu không có
giá trị về mặt pháp lý. -
Tính trùng hợp giữa các hồ sơ, bản scan từ bản gốc/bản sao y/photo và
bản gốc: Cần phải so sánh và đảm bảo các nội dung trên các hồ sơ này trùng khớp nhau hoàn toàn.
Như vậy, có thể thấy, hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài chính của KH (và các bên liên
quan trong trường hợp cấp tín dụng trong dài hạn với mục đích tài trợ dự án) là yếu
tố cần thiết, cần ưu tiên. lOMoAR cPSD| 40419767 17
Theo quy định của VPBank, BCTC của khách hàng doanh nghiệp khi vay vốn
phải đáp ứng đủ 03 (ba) điều kiện sau:
Thứ nhất, theo Nghị định 105/2004/NĐ – CP (Thông tư 64) BCTC hàng năm
của doanh nghiệp và tổ chức vay vốn ngân hàng bắt buộc phải được doanh nghiệp
kiểm toán kiểm toán theo quy định của pháp luật về luật tín dụng.
Thứ hai, hồ sơ tài chính của doanh nghiệp bắt buộc đầy đủ thông tin gồm:
BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT, thuyết minh BCTC theo Quyết định số
234/2003/QĐ-BTC và tờ khai thuế VAT, đảm bảo có tối thiểu báo cáo của 02 hoặc 03 năm gần nhất.
Thứ ba, các số liệu trên BCTC của doanh nghiệp phải đảm bảo chính xác và phù
hợp với số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 2: Lựa chọn BCTC để phân tích:
Chuyên viên sẽ lựa chọn BCTC để phân tích theo nguyên tắc: -
Chuyên viên phân tích BCTC của pháp nhân được cấp tín dụng. Trường
hợp có bên thứ ba đứng ra bảo lãnh toàn bộ giá trị khoản cấp tín dụng đó thì chuyên
viên phân tích BCTC của bên thứ ba. -
Chuyên viên lựa chọn BCTC có độ tin cậy cao nhất để phân tích Các loại
BCTC do doanh nghiệp cung cấp sắp xếp theo thứ tự mức độ tin cậy giảm dần là:
BCTC đã được kiểm toán Báo cáo quyết toán thuế, BCTC đã được cấp trên phê duyệt
thông qua và BCTC do doanh nghiệp lập. BCTC của công ty con đã được công ty mẹ
phê duyệt thông qua hay BCTC của CTCP đã được ĐHĐCĐ thông qua thường sẽ có
độ tin cậy cao hơn so với loại BCTC chưa được phê duyệt do doanh nghiệp lập. Đối
với báo cáo quyết toán thuế, các chỉ tiêu có liên quan đến các khoản thuế phải nộp và
thuế được khấu trừ thường sẽ được các cơ quan thuế xem xét đánh giá lại. Do đó, báo
cáo quyết toán thuế có độ chính xác tương đối cao. Cuối cùng, BCTC đã được kiểm
toán thường có độ tin cậy cao nhất trong các loại BCTC. Tuy nhiên, độ tin cậy của
loại BCTC này lại phụ thuộc nhiều vào uy tín của tổ chức kiểm toán, phương pháp
kiểm toán, phạm vi kiểm toán và sai số trọng yếu. Đối với BCTC đã được kiểm toán,
chuyên viên cần chú ý xem xét ý kiến loại trừ của kiểm toán. Một lưu ý quan trọng
nữa là chuyên viên cũng cần chú ý phân tích các khoản mục đã được điều chỉnh hay lOMoAR cPSD| 40419767 18
loại trừ, hiện chưa được đánh giá trên BCTC đã được kiểm toán. Như vậy, chuyên
viên nên ưu tiên sử dụng BCTC đã được kiểm toán hoặc quyết toán thuế.
Bước 3: Tiến hành phân tích
Phân tích thông tin phi tài chính -
Pháp lý khách hàng: Chuyên viên TĐTD kiểm tra hồ sơ vay vốn, hồ sơ
pháp lý khách hàng cung cấp đã đầy đủ, đáp ứng quy định hay chưa. -
Cơ cấu vốn chủ sở hữu: kiểm tra vốn điều lệ đã được góp đủ hay chưa,
đồng thời đánh giá sự biến động của cơ cấu vốn góp của các cổ động và thành viên góp vốn. -
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Sản phẩm, dịch vụ: Chuyên viên TĐTD đánh giá đặc tính chất lượng của sản
phẩm, dịch vụ chính mà doanh nghiệp đang kinh doanh có cơ cấu doanh thu chiếm từ 20% trở trên.
+ Năng lực cơ sở vật chất: Chuyên viên TĐTD đánh giá cụ thể thực trạng và
công suất thiết kế, công suất hoạt động thực tế của máy móc thiết bị, nhà xưởng. Công
nghệ, quy trình sản xuất của doanh nghiệp có những lợi thế gì (về chất lượng, giá
cả,...) so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
+ Nguồn cung cấp đầu vào và thị trường tiêu thụ: Tìm hiểu về các đối tác đầu
vào – đầu ra của doanh nghiệp, các đặc điểm chủ yếu về phương thức mua hàng,
phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, phương thức giao hàng. -
Tình hình ngành hàng: Cập nhật thông tin, phân tích về diễn biến ngành
trong thời gian vừa qua (12 tháng gần nhất) và đánh giá xu hướng ngành trong thời
gian tới. Ngoài ra, chuyên viên TĐTD cần tóm tắt các nhân tố chính của ngành có thể
gây ra ảnh hưởng xấu đến hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp. -
Vị thế/Thị phần của doanh nghiệp trong ngành nghề kinh doanh. -
Đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp: Đánh giá số lượng và năng
lực (về sản phẩm kênh tiêu thụ thị phần, sức mạnh tài chính...) của các đối thủ cạnh tranh hiện tại. -
Khả năng cạnh tranh: Chuyên viên TĐTD đưa ra nhận định về lợi thế, bất
lợi về sản phẩm chất lượng, giá ca), về kênh tiêu thụ của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. lOMoAR cPSD| 40419767 19 - Chất lượng quản lý:
+ Mô hình tổ chức và quản lý: Chuyên viên TĐTD đưa ra nhận xét về sự phù
hợp của mô hình tổ chức và quản lý mà doanh nghiệp đang áp dụng với loại hình
doanh nghiệp đã đăng ký doanh nghiệp đã ban hành những quy định cụ thể, rõ ràng
về chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban hay chưa.
+ Năng lực của bộ máy lãnh đạo
+ Hệ thống thông tin quản trị nội bộ
+ Môi trường nhân sự nội bộ: Chuyên viên thẩm định nhận xét về số lượng nhân
sự hiện tại của doanh nghiệp phát hiện xem doanh nghiệp có phát sinh vấn đề công
đoàn, bãi công, tranh chấp giữa chủ doanh nghiệp và lao động đáng kể trong 12 tháng
qua hay không, đánh giá chính sách lương, chế độ đãi ngộ có hợp lý. Phân tích BCTC -
Đối với BCĐKT, chuyên viên thẩm định sẽ phân tích quy mô doanh
nghiệp vay vốn. Việc xác định quy mô DN phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm: nguồn
vốn, tài sản, doanh thu và lợi nhuận,… Sau đó tiến hành đánh giá sự biến động về
quy mô và cơ cấu của tổng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cuôi cùng là tiến
hành phân tích các khoản mục nhỏ trong BCĐKT dựa trên các nguyên tắc:
+ Các khoản mục có rủi ro cao, tiềm ẩn ảnh hưởng bất lợi đến khách hàng.
+ Các khoản mục chiếm tỷ trọng trên 20% khoản mục lớn (tài sản ngắn hạn, tài
sản dài hạn, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, VCSH) trở lên.
+ Các khoản mục có biến động lớn (trên 10%) so với kỳ trước. -
Đối với BCKQHĐKD, chuyên viên thẩm định đánh giá về biến động của
sản lượng và doanh thu thuần, về tỷ lệ GVHB và các chi phí so với DTT, về LNST
đồng thời tìm ra nguyên nhân đằng sau những biến động đó. Nếu doanh nghiệp có từ
2 sản phẩm dịch vụ trở lên, chuyên viên thẩm định cần phân tích thêm về biến động
cơ cấu sản phẩm dịch vụ, tỷ trọng doanh thu và xu hướng tăng trưởng của mỗi khoản mục trong cơ cấu. -
Dựa vào các thông tin được đề cập trên BCTC 3 năm gần nhất, CVKH
thực hiện phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang. Phân tích theo chiều
ngang giúp CVKH đánh giá sự phát triển của DN theo thời gian, sau đó so sánh tốc lOMoAR cPSD| 40419767 20
độ tăng trưởng của DN đối với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Phân tích theo chiều
dọc giúp CVKH nhận biết được cơ cấu tỉ trọng của từng khoản mục trên báo cáo tài
chính. Từ đó có đánh giá tổng quan về tác động của những yếu tố khách quan trên thị
trường hay những yếu tố chủ quan như môi trường doanh nghiệp tới sự tồn tại và phát triển của DN. -
Phân tích các chỉ số tài chính: Chuyên viên TĐTD đánh giá biến động
củacác chỉ số tài chính của doanh nghiệp.
+ Chỉ số khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán hiện hành thông thường cần
đạt >1 thì doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn, song
cần lưu ý các khoản phải thu khó đòi, HTK chậm luân chuyển. Khả năng thanh toán
nhanh thông thường cần đạt > 0,6 - 0,7.
+ Chỉ số hiệu quả hoạt động: Chuyên viên TĐTD cần lưu ý doanh nghiệp thương
mại thường có vòng quay vốn lưu động và vòng quay HTK cao hơn so với doanh
nghiệp sản xuất. Vòng quay khoản phải thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm
kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách bán hàng,...
+ Chỉ số cân nợ: Đòn bẩy tài chính có gia tăng so với năm trước hay không, có
đe dọa đến hiệu quả ROE và khả năng trả nợ đến hạn của doanh nghiệp hay không.
Doanh nghiệp có biện pháp gì để cải thiện hệ số nợ hay không.
+ Chỉ số thu nhập: Hiệu quả sinh lời diễn biến theo hướng tích cực, ổn định hay tiêu cực.
Bên cạnh đó, chuyên viên thẩm định cũng cần phải nghiên cứu về chính sách và giải
pháp kinh doanh của doanh nghiệp đối với tình hình hiện tại và trong tương lai.
VPBank sẽ nghiên cứu về mức độ khả thi, khả năng sinh lời và những vướng mắc,
khó khăn của dự án kinh doanh, từ đó đưa ra phán quyết cấp khoản vay phù hợp.
Song song, xác định triển vọng phát triển, những chính sách và những dự án trong
tương lai của DN. Nắm rõ các kế hoạch, chính sách sản xuất kinh doanh của DN giúp
ngân hàng đề xuất những tư vấn chuyên sâu hơn và quy trình xử lý nghiệp vụ nhanh
hơn, giúp doanh nghiệp và ngân hàng cùng phát triển trong tương lai.
Bước 4: Đưa ra kết luận đánh giá về doanh nghiệp
Thông qua việc chấm điểm xếp hạng tín dụng, phân tích HĐKD và tài chính của
DN, chi nhánh sẽ đưa ra phán quyết cấp khoản vay cho DN. Một doanh nghiệp đủ lOMoAR cPSD| 40419767 21
điều kiện vay vốn phải đảm bảo đáp ứng đủ 03 yếu tố như: tình hình tài chính cân
đối, lành mạnh, doanh thu và lợi nhuận đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam
kết, phương án vay vốn phải khả thi hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật
và dựa theo các quy định của doanh nghiệp và của VPBank.
2.2.4. Ví dụ cụ thể về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – PGD Phạm Văn Đồng
Tổng quan về khách hàng: Công ty Cổ phần Sông Đà 4 được thành lập trên cơ
sở cổ phần hoá Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà 4 thuộc Tổng Công
ty Sông Đà theo Quyết định số 1329/QĐBXD ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3903000162 (số này đã điều chỉnh
thành mã số doanh nghiệp là 5900189325) ngày 15/11/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu
tư Tỉnh Gia Lai. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã 10 lần điều chỉnh Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh (nay là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), lần điều
chỉnh gần nhất vào ngày 15/11/2016 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
a. Phân tích thông tin phi tài chính
Pháp lý khách hàng: -
Căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 5900189325,
người đại diện theo pháp luật của Công ty là Ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng Giám đốc -
Vốn điều lệ: 103.000.000 đồng -
Trụ sở chính: Tầng 3 nhà TM – Khu đô thị Văn Khê, Phường La Khê,
Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Cơ cấu chủ sở hữu của doanh nghiệp
Theo BCTC năm 2021, Vốn điều lệ của Công ty đã được góp đủ. Công ty duy
trì vốn điều lệ 103 tỷ đồng từ năm 2010. Trong đó, sở hữu nhà nước chiếm tỷ trọng
lớn nhất là 65% và có 1,91% là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. lOMoAR cPSD| 40419767 22
Các sản phẩm dịch vụ chính -
Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông đường bộ, công
trình công nghiệp, dân dụng. -
Thi công xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 110 KV. -
Đầu tư xây dựng khu công nghiệp và đô thị. -
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước cho phép); -
Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (Chi tiết: Sản xuất vật tư, vật liệu
xây dựng, cấu kiện bê tông, đường ống cấp thoát nước); -
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (Chi tiết: Kinh
doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, đường ống cấp thoát nước); -
Sản xuất, truyền tải và phân phối điện (chỉ có hoạt động sau khi được cơ
quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép); -
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào
đâu (Chi tiết: Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thiết bị cơ khí, cơ giới và công nghệ xây dựng); -
Kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD của Công ty.
Năng lực cơ sở vật chất
Trụ sở chính: Tầng 3 Tòa nhà hỗn hợp TM, Khu đô thị Văn Khê, Phường La
Khê, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
Công ty có 7 đơn vị trực thuộc:
Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 4.05 (Chi nhánh đang đăng ký tạm ngưng
hoạt động từ ngày 01/07/2021 đến ngày 30/06/2022); Chi nhánh Công ty Cổ phần lOMoAR cPSD| 40419767 23
Sông Đà 4.06; Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 4.07; Chi nhánh Công ty Cổ
phần Sông Đà 4.08; Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 4.09; Chi nhánh Công ty
Cổ phần Sông Đà 4.10 (Chi nhánh đang đăng ký tạm ngưng hoạt động từ ngày
01/07/2021 đến ngày 30/06/2022); Nhà máy Thủy điện Iagrai 3.
Hiện nay, công ty có hơn 200 đầu xe máy móc, thiết bị với tổng giá trị 465,5 tỷ đồng
Nguồn cung cấp đầu vào cho hoạt động SXKD
Các đối tác đầu vào chủ yếu là CTCP THT Hoàng Long, Công ty TNHH MTV
Bảo Giáp, CTCP Vật liệu Xây dựng Miền Trung,… bên cạnh đó còn có các đối tác
là các bên có liên quan như CTCP Sông Đà 3, Sông Đà 2, Sông Đà 6, Sông Đà 10.9,…
Tình hình ngành kinh doanh
Trong năm 2021, ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn từ việc giãn cách kéo dài
dẫn tới nhiều dự án không thể triển khai, giá nguyên vật liệu tăng cao làm thu hẹp
biên lợi nhuận ngành xây dựng và đặc biệt là áp lực cạnh tranh khi thiếu dự án mới
trong giai đoạn 2019-2020. Năm 2022, ngành xây dựng đang được kỳ vọng sẽ sớm
bước vào chu kỳ tăng trưởng mới cùng với quá trình mở rộng nền kinh tế từ các chính
sách kích cầu của chính phủ, cũng như nền tảng kinh doanh thấp của năm 2021.
Được biết, sau đại dịch, chủ trương của Chính phủ đưa ra là tập trung quy hoạch
lại các khu đất đô thị, mở ra cơ hội phát triển cho mảng bất động sản thương mại, dân
dụng. Chưa kể, chúng ta đã nghe rất nhiều về sự dịch chuyển dòng vốn khỏi Trung
Quốc, và Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn: Điều này tạo nên làn sóng
đầu tư vào các khu công nghiệp, kéo theo nhu cầu xây dựng tăng.
Đặc biệt, làn sóng đầu tư công mạnh mẽ thời gian qua cũng đã, đang và tiếp tục
thúc đẩy mảng xây dựng hạ tầng khởi sắc. Nhìn chung, tiềm năng phát triển của ngành
bất động sản và xây dựng hiện rất lớn. Một khảo sát từ đầu năm cho thấy, dù tăng
trưởng mạnh mẽ thời gian qua, tuy nhiên tỷ lệ sở hữu nhà của người dân Việt nam
vẫn còn ở mức rất thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, giống như năm 2021, áp lực chi phí đầu vào tiếp tục là một thách
thức đối với doanh nghiệp xây dựng. Theo đó, lạm phát kỷ lục đang có dấu hiệu bùng
nổ tại Mỹ, châu Âu, Anh, châu Á… sau khi các quốc gia đều đồng loạt thực hiện các
gói kích cầu quy mô lớn, điều này mặc dù giúp kinh tế hồi phục nhanh nhưng kèm lOMoAR cPSD| 40419767 24
theo lạm phát cao đã đẩy giá hàng hóa cơ bản như dầu, thép, đồng, lương thực… tăng
cao. Để kiểm soát lạm phát, các ngân hàng trung ương lớn đang và chuẩn bị thực hiện
thắt chặt chính sách tiền tệ.Giá nguyên liệu cơ bản có dấu hiệu hạ nhiệt giai đoạn cuối
năm 2021 nhưng lại có dấu hiệu tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2022. Trong đó, theo
dữ liệu của Trading Economics, từ 30/11/2021 đến 11/2/2022, giá thép cây tăng
19,7% từ 4.176 lên 4.999 CNY/tấn.
Ngoài ra, giá dầu, nguyên liệu cơ bản của mọi ngành nghề tiếp tục đà tăng mạnh.
Trong đó, từ 1/12/201 đến 11/2/2022, giá dầu Brent tăng 36,1% từ 68,57 lên 93,35
USD/thùng và nhiều chuyên gia dự báo giá dầu có thể tiếp tục duy trì ở mức cao và
thậm chí sớm lên mốc 3 con số.
Nếu giá dầu tiếp tục duy trì tăng cao, điều này sẽ gây áp lực lạm phát chi phí
đẩy và dẫn tới giá hàng hóa, nguyên liệu, dịch vụ tăng theo để bù đắp lạm phát và đây
là một thách thức có thể làm giảm biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng trong năm 2022.
Được biết, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện gói kích cầu 350.000 tỷ đồng,
thực hiện nhiều giải pháp kích cầu như giảm thuế VAT… điều này được dự báo sẽ
giúp kinh tế hồi phục nhưng khó tránh khỏi lạm phát tăng vào giai đoạn cuối năm.
Nói như vậy để thấy triển vọng ngành xây dựng đang tương đối sáng trong năm
2022, tuy nhiên sẽ chịu một phần áp lực giá nguyên liệu đầu vào tăng, điều này có
thể giảm biên lợi nhuận.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của Sông Đà 4 là các công y xây dựng lớn khác ở trên thị
trường như Công ty CP xây dưng Coteccons, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng
Hòa Bình, Công ty CP Fecon, Công ty CP Hưng Thịnh Incons, Công ty Cổ phần Dầu tư Xây dựng Ricons,…
Vị thế, khả năng cạnh tranh của khách hàng -
Công ty đã tham gia triển khai nhiều dự án trọng điểm quốc gia như: Nhà
máy thủy điện Ialy (công suất 720MW), Nhà máy thủy điện Se San 3 (290MW),
Nhà máy thủy điện Se San 4 (360MW), Nhà máy thủy điện Ban Ve (320MW), Nhà
máy thủy điện Lai Châu (1400MW), Nhà máy thủy điện Ry Ninh 2 (8.3MW), Ayun
Thượng 1A (16MW); (ii) Công trình công nghiệp: Nhà máy Xi măng Luks Việt Nam,
Nhà máy xi măng Hà Long và Quốc lộ Hồ Chí Minh. SD4 là đối tác được nhiều các lOMoAR cPSD| 40419767 25
đơn vị lớn tín nhiệm như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Các đơn vị sử dụng điện công
suất lớn trên địa bàn Miền Trung và Tây Nguyên -
Qua việc tham gia những công trình lớn, công ty đã nắm bắt được những
công nghệ và phương thức quản lý xây dựng tiên tiến trên thế giới như công nghệ sản
xuất bê tông lạnh của hãng LIEBHERR (Cộng hòa Liên bang Đức), công nghệ sản xuất đá dăm (Nga). -
SD4 là đối tác được nhiều các đơn vị lớn tín nhiệm như: Tập đoàn Điện
lực Việt Nam, Các đơn vị sử dụng điện công suất lớn trên địa bàn Miền Trung và Tây Nguyên....
Chất lượng quản lý
Mô hình tổ chức của Công ty phù hợp với quy mô của Công ty. Công ty đã ban
hành những quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban.
- Năng lực của bộ máy lãnh đạo:
Đội ngũ lãnh đạo công ty là những người có trình độ chuyên môn, tâm huyết,
có nhiều kinh nghiệm, có sự am hiểu về hoạt động và đặc thù kinh doanh của công ty
do đã công tác lâu năm, đóng góp lớn vào sự phát triển của công ty.
- Hệ thống thông tin quản trị nội bộ:
+ Sông Đà 4 hoạt động với hệ thống thông tin quản trị tiên tiến, được xây dựng
và cải tiến trong suốt thời gian hơn 10 năm trên cơ sở kế thừa và nâng cấp. Công ty
luôn chú trọng việc quản lý hệ thống quản trị nội bộ để nâng cao hiệu quả HĐKD.
Việc kiểm soát nội bộ của công ty dần được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn kiểm soát chất
lượng ISO 9000:2001, các bộ phận sẽ tự kiểm soát lẫn nhau và đặt dưới sự kiểm soát
của Ban kiểm soát, trên cơ sở đó, ban kiểm soát nội bộ sẽ gửi báo cáo lên HĐQT và ĐHĐCĐ.
+ Hệ thống thông tin, chứng từ, sổ sách được giám sát chặt chẽ. Công ty lập
BCTC hàng quý, kiểm toán BCTC hàng năm.
b. Phân tích BCTC
BCTC năm 2019, 2020 và 2021 là BCTC đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH
Kiểm toán và kế toán AAC tại Hà Nội. Báo cáo được chấm nhận toàn phần, được
đánh giá là phản ánh trung thực và hợp lý tình hình của Công ty. Phân tích BCKQHĐKD lOMoAR cPSD| 40419767 26
- Biến động sản lượng, doanh thu:
Năm 2021, DTT của Công ty đạt 531.160.654.898 đồng giảm 310.265 triệu
đồng tương đương 36,87% so với năm 2020, giảm 43,46% so với năm 2019. So ảnh
hưởng của nhiều đợt giãn cách vì dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020, DTT đã sụt
giảm đáng kể so với cùng kỳ các năm trước đó.
Đơn vị: triệu đồng
Biểu đồ 2.2: Doanh thu thuần của Sông Đà 4 2019 - 2021 1,000,000 800,000 600,000 531,161 400,000 200,000 0
Đơn vị: triệu đồng
- Biến động tỷ lệ GVHB và các chi phí so với DTT:
GVHB năm 2021 của Công ty là 447.033 triệu đồng chiếm tỷ trọng 84,2% so
với DTT, giảm so với tỷ trọng năm 2020 (4,1%).
Bảng 2-6: Cơ cấu giá vốn hàng bán của Công ty CP Sông Đà 4
Đơn vị: triệu đồng Tỷ trọng/ Tỷ Tỷ Tỷ Chi tiết Doanh thu 2019 trọng 2020 2021 trọng trọng 2020 2021 Dịch vụ
797.171 98.19% 726.885 97.83% 429.848 96.16% 86,39% 80,93% xây lắp
Sản xuất 14.731 1.81% 16.147 2.17% 17.184 3.84% 1,92% 3,24% điện năng Tổng
811.902 100% 743.032 100% 447.032 100% 88,31% 84,16% lOMoAR cPSD| 40419767 27
(Nguồn: BCTC 2020 - 2021)
Hai lĩnh vực trọng yêu trong cơ cấu doanh thu của Công ty là dịch vụ xây lắp và sản
xuất điện năng. Trong đó dịch vụ xây lắp luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn (trên 90%).
+ Chi phí tài chính năm 2021 là 36.476 triệu đồng, giảm mạnh so với năm
2020 (giảm 19.7189 triệu đồng). Tỷ trọng chi phí tài chính so với doanh thu năm 2021
là 6,87%, tăng nhẹ so với tỷ trọng năm 2020 (tăng 0,19%). Chi phí lãi vay năm 2021
là 34.957,416 triệu đồng, giảm 34,49% so với năm 2020.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 là 43.077 triệu đồng, giảm so với
năm 2020 (giảm 748 triệu đồng tương đương 1.71%), Chiếm tỷ trọng 8,11% so với
DTT, tăng so với năm 2019 2,9%.
- Biến động lợi nhuận:
Năm 2021, LNST của Công ty 2.007 triệu đồng, tăng vượt bậc so với năm 2020
(tăng 1,835 triệu đồng tương đương 1070,83%). Tỷ suất lợi nhuận so với DTT của
năm 2021 là 0,38%, tăng 0,36% so với năm 2020. Nguyên nhân do Công ty giảm
được tỷ trọng chi phí giá vốn, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, trong
khi đó các chi phí phát sinh khác có tăng nhưng không đáng kể. Phân tích BCĐKT
- Biến động TTS, Nợ phải trả và VCSH:
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tổng tài sản Sông Đà 4 2019 - 2021 1600000 1400000 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0
n vị : triệu đồng lOMoAR cPSD| 40419767 28
+ Tổng tài sản: Tại 31/12/2021, quy mô TTS của Công ty là 1.349.330 triệu
đồng, tăng 138.898 triệu đồng (+11,48%) so với cuối năm 2020. Tài sản tăng chủ yếu
ở khoản mục phải thu ngắn hạn (+43,274 triệu đồng), hàng tồn kho (+121.438 triệu
đồng), và tài sản ngắn hạn khác (+5.265 triệu đồng).
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tổng nguồn vốn Sông Đà 4 2019 - 2021 1600000 1400000 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 n vị: triệu đồng
+ Tổng nguồn vốn: Tương ứng với TTS tăng, tại 31/12/2021, tổng nguồn vốn
tăng 138.898 triệu đồng (+11,48%) so với cuối năm 2020. Nguồn vốn tăng hầu hết là
do tăng nợ phải trả 136,898 triệu đồng, trong đó tăng từ nợ ngắn hạn (+139.518 triệu
đồng). Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 86,61% tổng nguồn vốn.
+ VCSH: Tại 31/12/2021, VCSH của Công ty là 180,741 triệu đồng, chiếm
13,39% Tổng nguồn vốn, tăng 2.007 triệu đồng (1,12%) so với cuối kỳ năm 2020.
Toàn bộ số tiền tăng đến từ LNST chưa phân phối, còn vốn góp chủ sở hữu duy trì ở
mức 103.000 triệu đồng, quỹ đầu tư phát triển duy trì ở mức 48.269 triệu đồng. - Cơ cấu tài chính:
Vốn lưu động ròng qua các năm: Đều lớn hơn 0, cho thấy Công ty không bị mất cân đối nguồn vốn.
Bảng 2-7: Vốn lưu động ròng của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng) Nội dung 2019 2020 2021
Tài sản ngắn hạn 1,168,140 1,066,887 1,230,275 lOMoAR cPSD| 40419767 29 Nợ ngắn hạn 1,099,744 971,523 1,111,041
Vốn lưu động ròng 68,396 95,364 119,234
(Nguồn: BCTC 2019 - 2021)
+ Cơ cấu tài sản: Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, ngoài ra còn có mô
hình Công ty mẹ con với Công ty mẹ là Tập Đoàn Sông Đà. Vì vậy, ngoài tài sản
ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (1.230.275 triệu đồng tương đương 91,18% TTS
31/12/2021), trong đó có các khoản phải thu và hàng tồn kho là 2 khoản mục trọng
yếu, chiếm tỷ trọng lần lượt là 60,42% và 28,53% so với tổng tài sản.
- Chất lượng tài sản ngắn hạn:
+ Tiền và tương đương tiền: Tại 31/12/2021, Tiền và tương đương tiền của Công
ty là 2.502 triệu đồng, giảm 6.589 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2020. Chi tiết như sau:
Bảng 2-8: Tiền và tương đương tiền của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng) Tiền và các khoản 31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021 tương đương
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng tiền Tiền mặt 4.888 79,75% 4.055 44,60% 1.639 65,51% Tiền gửi 1.241 20,25% 3.866 42,53% 863 34,49% ngân hàng không kỳ hạn Tiền đang - chuyển - - 1.170 12,87% - Tổng 6.129 100% 9.091 100% 2.502 100%
(Nguồn: BCTC các năm 2019, 2020, 2021)
+ Các khoản phải thu ngắn hạn
Tại 31/12/2021, các khoản phải thu khách hàng là 815.199 triệu đồng, tăng
43,274 so với cùng kỳ năm 2020, tỷ trọng so với TTS giảm từ 63,77% xuống còn 60,42%. lOMoAR cPSD| 40419767 30
Bảng 2-9: Phải thu khách hàng của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng) Tên khách hàng 2019 2020 2021
Ban điều hành Dự án thủy điện Xêkaman 1 187.029 187.029 187.029
Công ty CP thủy điện Pắc Ma 11.653 51.862 46.180
Công ty TNHH Xây dựng Hưng Hải 107.480 79.380 70.770
Công ty CP Điện lực Tây Bắc 56.893 56.185 53.001 CT TNHH Hà Thành 37.617 36.117 41.630
CTCP Vật tư xăng dầu Lai Châu 47.322 15.270 15.270 Các đối tượng khác 278.252 309.769 332.598 Tổng 726.447 735.523 746.479
(Nguồn: BCTC các năm 2019, 2020, 2021)
Khoản phải thu khách hàng của Công ty tập trung chủ yếu ở các đối tác mà công ty
cung cấp dịch vụ xây lắp. Còn lại phân bổ khá đồng đều ở các đơn vị dịch vụ xây
dựng và cung cấp vật liệu xây dựng. Các khoản thu có xu hướng tng trong các năm
gần đây, ở các công ty Xây dựng khoản phải thu thường lớn do tính chất của ngành.
+ Trả trước người bán: Tại 31/12/2021, trả trước người bán là 60.702 triệu đồng,
tăng 25.515 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2020. Đây là các khoản tạm ứng của Công
ty cho đối tác trước khi giao hàng, cung cấp dịch vụ, chủ yếu là các đơn vị cung cấp
nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho qu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hàng tồn kho: Tại 31/12/2021, HTK là 384.945 triệu đồng (chiểm 28,53%
TTS); tăng 121.438 triệu đồng so với cùng kỳ 2020. Hàng tồn kho của Công ty trong
3 năm gần đây chi tiết như sau:
- Chất lượng tài sản dài hạn:
Tài sản cố định: Tại 31/12/2021, TSCĐ của Công ty là 110.766 triệu đồng, giảm
19.122 triệu đồng so với năm 2020, chiếm 8,21% TTS.Trong đó toàn bộ là TCSĐ
hữu hình chi tiết như sau: lOMoAR cPSD| 40419767 31
Bảng 2-10: Tài sản cố định hữu hình của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng) Hạng mục
Nhà cửa, Máy móc P.tiện vận Thiết bị, Tổng vật kiến thiết bị tải truyền dụng cụ trúc dẫn quản lý Nguyên giá Số đầu năm 178.525 144.520 61.012 365 384.422 Mua sắm trong năm - - - - - T/lý, nhượng bán - 3.738 670 - 4.408 Số cuối năm 178.525 140.782 60.342 365 380.015 Khấu hao Số đầu năm 95.626 113.323 45.220 365 254.534 Mua sắm trong năm 7.353 6.552 5.009 - 18.914 T/lý, nhượng bán 3.531 670 - 4.200 Số cuối năm 102.979 116.344 49.560 365 269.248 Giá trị còn lại Số đầu năm 82.899 31.197 15.792 - 129.888 Số cuối năm 75.545 24.438 10.783 - 110.766
(Nguồn: BCTC năm 2021)
+ Đầu tư tài chính dài hạn: Tính đến 31/12/2021, Sông Đà 4 đang có khoản đầu tư
dài hạn vào Công ty CP Thủy Điện Sông Đà Tây Nguyên với tỷ lệ vốn 13,92%. Khoản
đầu tư này chiếm 0,49% TTS. - Nợ ngắn hạn:
+ Phải trả người bán: Tại 31/12/2021, phải trả người bán 274.561 triệu đồng,
tăng 48.358 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 20,35% tổng nguồn vốn,
tăng 1.66% so với năm 2020. Các khaonr phải trả người bán phân tán ở nhiều đối tác
cung cấp hàng háo, dịch vụ, một số khoản phải trả có giá trị lớn của Sông Đà 4:
Bảng 2-11: Phải trả người bán của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng) Tên khách hàng 2019 2020 2021 lOMoAR cPSD| 40419767 32 Công ty CP THT Hoàng Long 1.375 3.755 3.755 Công ty CP Sông Đà 2 38.689 38.689 38.689 Công ty TNHH MTV Bảo Giáp 16.682 25.786 15.480
CTCP Vật liệu xây dựng Miền Trung 8.105 7.545 10.342 Các đối tượng khác 209.711 150.429 202.039 Tổng 274.561 226.203 270.305
(Nguồn: BCTC các năm 2019, 2020, 2021)
+ Phải trả người lao động: Tại 31/12/2021 là 54.264 triệu đồng tăng 4,289 triệu đồng
(tương đương 8,58%) so với năm 2020, chiếm 4,02% tổng nguồn vốn. Đây là các
khoản chi phí lương, thưởng cho cán bộ nhân viê. Điều này phản ánh chế độ chính
sách cho người lao động làm việc tại công ty ngày một được cải thiện.
+ Vay và nợ thuê tài chính:
Tại 31/12/2021, vay ngắn hạn của Công ty là 411.028 triệu đồng, giảm 48.155
triệu đồng so với cùng kỳ năm 2020. Đây là các khoản vay vốn dài hạn đến hạn trả,
mục đích vay vốn để bổ sung vốn đầu tư các loại phương tiện vận tải, máy móc thiết
bị, nguyên vật liệu xây dựng phục vụ hoạt động SXKD thường xuyên của Công ty.
Tại 31/12/2021, vay dài hạn của Công ty là 57,549 triệu đồng, giảm 2,627 triệu
đồng so với cùng kỳ năm 2020. Do Công ty vay vốn bổ sung đầu tư các loại phương
tiện vận tải, máy móc thiết bị nguyên vật liệu xây dựng phục vụ hoạt động SXKD
như đã trình bày ở trên.
Bảng 2-12: Vay và nợ thuê tài chính của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng) 31/12/2020 Tăng Giảm 31/12/2021 Vay ngắn hạn 451.865 240.642 285.842 406.665 BIDV Gia Lai 279.964 117.297 119.040 278.221 Vietcombank Tây Hà Nội 44.992 34.145 38.105 41.032 Vietinbank Sông Nhuệ 64.394 77.680 94.850 47.224 SHB Lào Cai 62.515 - 32.347 30.168 CTCP Năng lượng Ecowin - 2.000 - 2.000 Nguyễn Thị Linh Thương - 4.700 - 4.700 lOMoAR cPSD| 40419767 33 Giang Văn Chinh - 3.800 1.501 2.299 Phan Anh Dũng - 1.020 - 1.020 Vay đến hạn 7.318 3.519 6.474 4.363 Vay dài hạn 60.157 1.471 7.052 57.549 Vietcombank Tây Hà Nội 2.220 1.471 833 2.859 Vietcombank Hoàng Mai 1.686 - 1.686 - Tổng CT Sông Đà 62.326 - 4.081 58.245 Vietinbank Đô Thành 195 - 150 45 TPBank Tây Hà Nội 1.065 - 301 764 Vay đến hạn 7.318 4.636 Tổng 512.022 242.113 292.894 464.214
(Nguồn: BCTC các năm 2020, 2021)
+ Phải trả ngắn hạn khác: Tại 31/12/2021 là 85.077 triệu đồng, tăng 1.171triệu
đồng so với cuối năm 2020. Đây là các khoản cổ tức, lợi nhuận phải trả, thù lao cho
HĐQT, Ban kiểm soát; kinh phí công đoàn...
Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: -
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD năm 2021 đạt 43.354 triệu đồng >0,
giảm 50.601 triệu đồng so với năm 2020, -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư năm 2021 đạt +243 triệu đồng
>0, giảm 9.587 triệu đồng so với năm 2020. -
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2021 là -50.187 triệu
đồng <0, tăng 50.637 triệu đồng so với năm 2020.
Phân tích các chỉ số tài chính
Bảng 2-13: Các dữ liệu để tính khả năng thanh toán của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2020 2021 Tài sản ngắn hạn (1) 1.066.887 1.230.275 Nợ ngắn hạn (2) 971.523 1.111.041 Hàng tồn kho (3) 263.507 384.945 LN trước thuế (4) 516 2.711 lOMoAR cPSD| 40419767 34 Chi phí lãi vay (5) 53.364 34.957
Tiền và các khoản tương đương tiền (6) 9.091 2.502
(Nguồn: BCTC các năm 2020, 2021) -
Khả năng thanh toán: Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành [=(1)/(2)] tại
31/12/2021 của Công ty ở mức 1,11 lần, tăng so với mức 1.09 lần cuối năm 2020.
Chỉ tiêu thanh toán nhanh {=[(1)-(3)]/(2)} lại giảm từ 0,82 lần cuối năm 2020 xuống
0.76 lần tại 31/12/2021. Chỉ tiêu thanh toán tức thời (=(6)/(2)) giảm từ 0.0094 lần tại
31/12/2020 xuống 0,0023 lần tại 31/03/2021. Nhìn chung khả năng thanh toán đối
với các khoản nợ ngắn hạn chưa thực sự tốt. Năm 2021, chỉ tiêu về khả năng trả nợ
EBIT/Chi phí lãi vay [=((4)+(5)/(5)] đạt 1.08 lần > 1, cho thấy khả năng tài chính của
công ty có thể đáp ứng việc trả nợ lãi Ngân hàng. -
Chỉ số hiệu quả hoạt động: Vòng quay vốn lưu động năm 2021 là 53,46
vòng (6,83 ngày/vòng) giảm so với năm 2020 là 105,88 vòng (3,45 ngày/vòng), cho
thấy khả năng quay vòng vốn của Công ty chậm lại, khả năng thu hồi các khoản phải
thu còn thấp và tốc độ luân chuyển HTK chậm. Cụ thể, vòng quay phải thu 1,09 vòng
(334,85 ngày vòng) năm 2020 xuống 0.66 vòng (560,18 ngày/vòng) năm 2021. Vòng
quay HTK cũng giảm từ 2,3 vòng năm 2020 xuống 1,38 vòng năm 2021. -
Chỉ số cân nợ Tỷ lệ Nợ phải trả/TTS tại thời điểm cuối năm 2021 là
86,61%, tăng so với 2020 (85.23%), chỉ số này của Công ty tăng là do Công ty tăng
vay nợ dài hạn trong năm 2021 đề tài trợ cho các phương án đầu tư của Công ty, có
thể thấy hệ số nợ của Công ty nhìn chung là khá cao.
Bảng 2-14: Các dữ liệu để tính chỉ số thu nhập của Sông Đà 4
(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2020 2021 Lợi nhuận sau thuế (1) 171 2.007 Vốn chủ sở hữu (2) 178.734 180.741 Doanh thu hàng bán (3) 841.426 531.161 Lợi nhuận gộp (4) 98.393 84.128 lOMoAR cPSD| 40419767 35 Tổng tài sản (5) 1.210.432 1.349.331
(Nguồn: BCTC các năm 2020, 2021)
Chỉ số thu nhập: Năm 2021, các chỉ số thu nhập của Công ty được cải thiện. Cụ thể,
ROE (=(1)/(2)*100%) tăng từ 0,1% lên 1,11%, Biên lợi nhuận gộp (=(4)/(3)*100%)
tăng từ 11,69% lên 15,84% và ROA (=(1)/(5)*100%) tăng từ 0,01% lên 0,15%.
2.3 Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
– PGD Phạm Văn Đồng
2.3.1 Những kết quả đạt được
VPBank Phạm Văn Đồng đã không ngừng đưa ra những cải tiến để nâng cao và
hoàn thiện công tác PTTCKHDN. Nhờ đó, PGD đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu
kế hoạch đặt ra. Nhìn chung, một số kết quả mà công tác PTTC KHDN trong hoạt
động tín dụng tại VPBank Phạm Văn Đồng đã đạt được là:
Năm 2020, 2021 dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình SXKD của
nhiều doanh nghiệp, dẫn đến rủi ro tín dụng cao hơn, trong khi đó sự cạnh tranh giữa
các NTHM ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh đó, Ban giám đốc VPBank Phạm
Văn Đồng đã có những chính sách đúng đắn, kịp thời nhằm thực hiện mục tiêu kép:
vừa chống dịch Covid 19, vừa bám sát tình hình thực tiễn để đưa ra các quyết sách
đảm bảo sự phát triển bền vững. Dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc VPBank Phạm
Văn Đồng, công tác PTTCKHDN đã được nghiêm túc thực hiện giúp PGD không chỉ
tăng trưởng về quy mô tín dụng mà còn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng trong năm 2020. -
Về công tác thu nhập thông tin:
+ Các doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng đều cung cấp đầy đủ các tài liệu mà
VPBank Phạm Văn Đồng yêu cầu như hồ sơ pháp lý (Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, điều lệ công ty,...), hồ sơ tài chính (BCTC, Sổ tổng hợp và số chi tiết các tài
khoản,...), hồ sơ phương án sử dụng vốn (phương án sử dụng vốn văn bản phê duyệt
kế hoạch kinh doanh,...),.. để phục vụ công tác PTTC KHDN.
+ Một số cán bộ TĐTD đã có tinh thần chủ động kiểm tra tính trung thực, hợp
lý của BCTC doanh nghiệp cung cấp bằng các cách trao đổi với doanh nghiệp qua lOMoAR cPSD| 40419767 36
điện thoại các nội dung cần làm rõ trong BCTC; thu nhập thêm thông tin từ các cơ
quan quản lý, cơ quan thuế, công ty kiểm toán, CIC của NHNN, các đối tác đầu ra
đầu vào, thông tin trên các phương tiện đại chúng, trực tiếp đi khảo sát, kiểm tra tình
hình nhà xưởng, máy móc, HTK của doanh nghiệp nhằm xác định khác biệt nếu có
giữa báo cáo trên giấy với tình hình thực tế. -
Về phương pháp phân tích: Cán bộ TĐTD sử dụng phối hợp
phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số trong công tác PTTC KHDN. - Về nội dung phân tích:
+ Cán bộ TĐTD lựa chọn các khoản mục trên BCTC và các chỉ số tài chính để
phân tích tương đối phù hợp. Ngoài ra, trước đây cán bộ TĐTD thường chỉ sử dụng
thông tin tài chính trong quá trình phân tích, nhưng giờ đây cán bộ TĐTD đã chú
trọng hơn trong việc sử dụng cả thông tin tài chính và phi tài chính. Thông tin phi tài
chính thực sự là nguồn dữ liệu quan trọng giúp cho các cán bộ TĐTD đánh giá tình
hình tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác hơn. Ngành hàng ồn
định, doanh nghiệp có nhiều lợi thế cạnh tranh, có bạn hàng đầu vào đầu ra tốt là
những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ đến hạn và có tiềm
năng phát triển ổn định trong tương lai.
+ Nội dung PTTC KHDN cơ bản đã đánh giá khái quát được tình hình tài chính
của KHDN, phân tích được khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng như xác định được
những rủi ro tiềm ẩn nếu ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp, đáp ứng được
phần lớn yêu cầu của cấp thẩm quyền trong việc xem xét phê duyệt phương án cấp tín dụng.
Về công tác đào tạo nguồn nhân lực: VPBank Phạm Văn Đồng thường xuyên tổ
chức các đợt tập huấn ngắn ngày vào cuối tuần để đào tạo nghiệp vụ, cũng cố các kiến
thức về tài chính và pháp luật cho đội ngũ cán bộ nhân viên PGD bao gồm các cán bộ
TĐTD. Nhờ đó, VPBank Phạm Văn Đồng có được đội ngũ cán bộ nhân viên với kiến
thức chuyên môn tương đối vững vàng, có nhiều kinh nghiệm và có đạo đức nghề nghiệp.
2.3.2 Hạn chế
Thứ nhất, về Thông tin sử dụng trong phân tích: lOMoAR cPSD| 40419767 37
+ BCTC do KHDN cung cấp cho VPBank Phạm Văn Đồng chưa được thực sự
đảm bảo về độ chính xác. BCTC do KHDN cung cấp thường là BCTC đã được kiểm
toán hoặc quyết toán thuế, các loại BCTC này có độ tin cậy tương đối cao. Tuy nhiên,
với báo cáo quyết toán thuế, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng các doanh nghiệp
hạch toán chưa trung thực nhằm giảm thiểu chi phí thuế hay phục vụ mục đích vay
vốn. Còn đối với BCTC đã được kiểm toán, độ tin cậy của loại BCTC này phụ thuộc
nhiều vào uy tín của tổ chức kiểm toán, mà thực tế vẫn còn tồn tại không ít các trường
hợp doanh nghiệp thuê tổ chức kiểm toán uy tín kém. Do đó, việc kiểm tra độ chính
xác của BCTC là vô cùng quan trọng.
+ Cán bộ TĐTD chưa thu nhập thông tin môi trường vĩ mô.
Thứ hai, về Phương pháp phân tích, cán bộ TĐTD chỉ sử dụng phối hợp phương
pháp so sánh và phương pháp tỷ số mà chưa sử dụng các phương pháp khác trong
công tác PTTC KHDN như phương pháp Dupont, phương pháp dự đoán...
Thứ ba, về Nội dung phân tích:
+ Nội dung phân tích BCLCTT chưa thực sự đầy đủ, cần được bổ sung: Cán bộ
TĐTD chưa phân tích BCLCTT một cách chi tiết, chưa đánh giá lưu chuyển tiền thuần của doanh nghiệp.
+ Cán bộ TĐTD chưa so sánh chỉ số tài chính của doanh nghiệp với chỉ số của
các doanh nghiệp tương tự khác trong ngành hay với chỉ số trung bình ngành Vì mỗi
lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh lại có những đặc thù riêng nên việc so sánh KHDN
với các doanh nghiệp cùng ngành và với trung bình ngành sẽ giúp cán bộ TĐTD có
được cái nhìn bao quát hơn về năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của KHDN trong ngành.
Thứ tư, về Công nghệ thông tin, cán bộ TĐTD thường nhập dữ liệu một cách
thủ công, việc tính toán vẫn chi thông qua phần mềm tính toán là Microsoft Excel,
việc đồng bộ và liên kết giữa các dữ liệu còn tốn nhiều thời gian.
Thứ năm, trình độ giữa các cán bộ TĐTD trong phòng KHDN tại VPBank Phạm
Văn Đồng chưa đồng đều. Ngoài ra, mỗi cán bộ TĐTD thường đảm nhiệm nhiều
KHDN ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau chứ chưa có sự chuyên sâu theo lĩnh vực
kinh doanh. Việc này có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng phân tích vì mỗi lĩnh vực,
ngành nghề kinh doanh lại mang những đặc thù riêng. lOMoAR cPSD| 40419767 38
Nguyên nhân của những hạn chế trên:
- Từ phía Ngân hàng
Cán bộ TĐTD thường chỉ chú trọng thực hiện PTTC khi doanh nghiệp đặt vấn
đề quan hệ tín dụng với chi nhánh, công tác PTTC KHDN phục vụ việc tìm kiếm
KHDN mới còn mang tính chất hình thức, chưa thực sự hiệu quả.
VPBank Phạm Văn Đồng chưa đưa vào ứng dụng những phần mềm máy tính
tiên tiến phục vụ việc thu nhập, lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu. Việc nhập và xử
lý dữ liệu một cách thủ công không chỉ tốn nhiều thời gian mà còn dễ dẫn đến những sai sót.
Các khóa đào tạo của VPBank không bắt buộc tất cả các cán bộ TĐTD đều phải
tham gia, điều này là một trong những nguyên do gây ra sự không đồng đều trình độ
giữa các cán bộ TĐTD trong phòng KHDN tại VPBank Phạm Văn Đồng. Năm 2020,
2021 do tình hình dịch Covid, phương pháp đào tạo trực tuyến đã được triển khai thực
hiện, song bộ bài giảng điện tử chưa được cập nhật thường xuyên. Ngoài ra, VPBank
Phạm Văn Đồng ít khi tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi kinh nghiệm giữa các cán
bộ TĐTD trong cùng một chi nhánh hay giữa các chi nhánh với nhau.
Thực tế mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh lại mang những đặc thù riêng
trong khi ít ai có thể am hiểu sâu rộng mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Do đó,
việc mỗi cán bộ TĐTD thường đảm nhiệm nhiều KHDN ở các lĩnh vực kinh doanh
khác nhau chứ chưa có sự chuyên sâu theo lĩnh vực kinh doanh có thể dẫn đến việc
PTTC KHDN đôi khi chưa được chuyên sâu và chi tiết.
- Từ phía khách hàng doanh nghiệp
BCTC thường được sử dụng như nguồn thông tin chính khi PTTC KHDN nên
chất lượng thông tin trong BCTC có ảnh hưởng rất lớn đến công tác PTTC KHDN.
Nếu doanh nghiệp điều chỉnh số liệu trong BCTC mà cán bộ TĐTD không phát hiện
ra thì rủi ro nợ xấu cho ngân hàng là lớn.
Vì nhiều nguyên do, thông tin trong BCTC do KHDN cung cấp cho VPBank
Phạm Văn Đồng đôi khi chưa chính xác. BCTC doanh nghiệp cung cấp chưa được
đảm bảo về độ chính xác có thể là do trình độ lập BCTC của doanh nghiệp còn yếu
kém. Hơn nữa, một số doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng công tác kế toán. Song,
nguyên nhân chính số liệu trong BCTC chưa chính xác thường đến từ việc bản thân lOMoAR cPSD| 40419767 39
doanh nghiệp đã cố ý thực hiện điều chỉnh số liệu trong BCTC phục vụ các mục tiêu
nhất định. Chẳng hạn, đối với mục tiêu vay vốn, các doanh nghiệp sẽ chỉnh sửa số
liệu trong BCTC theo hướng tích cực để đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, đặc biệt là
các doanh nghiệp kinh doanh không có lợi nhuận cần phải vay vốn để phục hồi hoạt
động SXKD. Trong nhiều trường hợp, số liệu được điều chỉnh một cách rất tinh vi
khiến cán bộ TĐTD khó có thể phát hiện ra. lOMoAR cPSD| 40419767 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ thông tin thu thập được tại đơn vị thực tập trong chương 2, tác giả đã đưa ra
được quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay
tại VPBank Phạm Văn Đồng. Dựa vào đó đưa ra ví dụ về phân tích tài chính Công ty
Cổ phần Sông Đà 4 phục vụ cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Từ đó, đưa ra được
những nhận xét về những điều đã đạt được, song song với đó là những tồn tại hạn chế
và nguyên nhân của nó. Đây chính là tiền đề để chương 3 tác giả sẽ đưa ra những đề
xuất, giải pháp hoàn thiện hơn quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
trong hoạt động cho vay tại VPBank Phạm Văn Đồng. lOMoAR cPSD| 40419767 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG –
PGD PHẠM VĂN ĐỒNG
3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp trong hoạt động tín dụng tại VPBank Phạm Văn Đồng 3.1.1.
Nâng cao chất lượng thông tin thu thập
Hiệu quả của quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp có cao hay không phụ
thuộc chính vào yếu tố chất lượng của nguồn thông tin phục vụ phân tích. Các nguồn
tin này chủ yếu do các doanh nghiệp cung cấp và dựa trên sự tín nhiệm của doanh
nghiệp đó. Do vậy, ngân hàng cần chủ động đề ra những phương án để xác định, kiểm
soát thông tin nay một cach chặt chẽ nhất.
Ngân hàng chỉ định các doanh nghiệp cung cấp thông tin tài chính tối thiểu 03
năm liền kề gần nhất. Mặc dù việc PTTCDN đa phần sử dụng thông tin của 02 năm
liên tiếp để so sánh và nhận định. Song, việc thu hẹp phạm vi thông tin như vậy dẫn
đến tình trạng đánh giá không bao quát về tài chính của DN, gây ra việc phân tích
thiếu chính xác về tiềm năng phát triển, khả năng hoàn trả nợ của DN đó. Do đó,
VPBank cần bổ sung và thay đổi quy định đối với công ty về vấn đề cung cấp thông
tin tài chính cho ngân hàng để hạn chế rủi ro và đảm bảo hiệu quả phân tích. Trong
quy định đó, ngân hàng nên yêu cầu công ty cung cấp báo cáo tài chính đã kiểm toán
bởi các công ty kiểm toán lớn (KPMC, ANC,...) để giảm tải công việc cho CBTD
trong khâu kiểm tra, rà soát hồ sơ tài chính.
Trách nhiệm của chuyên viên QHKH doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến
việc rà soát, kiểm tra tính trung thực của hồ sơ tài chính do công ty cung cấp. Ngoài
việc sử dụng báo cáo tài chính, sau khi đàm phán với khách hàng về dự án, kế hoạch
cân câp tín dụng, chuyên viên tín dụng cần bố trí thời gian đi thực địa để thu thập
thông tin một cách trực tiếp về công trình, nhà xưởng, máy móc, nơi làm việc,., và
trao đổi với BLĐ công ty về những điều còn chưa minh bạch để ban lãnh đạo công ty
giải trình cụ thể bằng văn bản. Bên cạnh đó, CBTD khi đã chịu trách nhiệm thực hiện
hợp đồng cấp tín dụng, cần định kỳ xem xét, nhận định tình hình tài chính công ty lOMoAR cPSD| 40419767 42
cũng như theo dõi cập nhật tình trạng QHTD trên CIC, nhằm mục đích ngăn ngừa rủi
ro tín dụng và luôn trong tâm thế chủ động sẵn sàng đưa ra giải pháp kịp thời cho tình thế xấu.
3.1.2. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích
a. Nâng cao trình độ công nghệ phục vụ cho công tác phân tích khách hàng doanh nghiệp
Sự phát triển và sự tân tiến của công nghệ ngày nay, các ngân hàng nói chung
và ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng đều áp dụng các thiết bị hiện đại để
phục vụ cho hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, VPBank đang hướng đến mục đích
là ngân hàng hiện đại và thuận tiện nhất, bởi vậy không chỉ cải tiến trong SPDV cung
cấp đến khách hàng mà trong khâu nội bộ, xử lý công việc cũng đã được cải tiến và
nâng cao hơn. VPBank đã trang bị các thiết bị máy tính, máy móc văn phòng (scan,
máy in, photo,..) hiện đại một cách đầy đủ thỏa mãn nhu cầu sử dụng trong quá trình
làm việc của cán bộ tín dụng. Bên cạnh việc nâng cấp thiết bị máy móc, hệ thông
phân mêm nội bộ cũng cân được cải thiên. Hệ thống nội bộ đã đáp ứng được yêu cầu
về bảo mật thông tin, tuy nhiên còn hay gặp trục trặc trong khâu xử lý hồ sơ khi được
cán bộ tín dụng gửi lên. Do vậy, yếu điểm này cần được bên bộ phận CNTT nhanh
chóng khắc phục nhằm hỗ trợ tốt nhất cho cán bộ tín dụng, tăng tính chủ động và đảm
bảo xử lý công việc đúng tiến độ, rút ngắn thời gian một cách tối đa.
b. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng VPBank tại PGD Phạm Văn Đồng
Trong việc gây dựng một doanh nghiệp, nhân sự chính là yếu tố cốt yếu, mang
tính chất quyết định đến hiệu quả công việc. Đối với việc phân tích tài chính doanh
nghiệp, cán bộ tín dụng buộc phải đáp ứng yêu cầu về: đánh giá thuần thục các chỉ
tiêu, và nhìn nhận những yếu tố quan trọng trong TC của DN và cả những kĩ năng
mềm cần thiết. Đặc biệt, việc xử lý nhiều thông tin tài chính với đa dạng loại hình
doanh nghiệp sẽ bắt buộc CBTD có sự nhanh nhạy với các chỉ tiêu TC. Như vậy, có
thể hình dung được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân sự trong
việc cải tiến chất lượng PTTCDN.
Đối với khâu tuyển dụng, tùy thuộc vào chiến lược phát triển trong từng thời
kỳ, ngân hàng sẽ đưa ra yêu cầu tuyển dụng thích hợp. VPBank được đánh giá là cái
nôi đào tạo nhân lực cho ngành ngân hàng, điều này đã phần nào khẳng định chất lOMoAR cPSD| 40419767 43
lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, VPBank tập trung
đến đối tượng nguồn nhân lực trẻ có tư duy tốt, nhiệt huyết, sáng tạo nhằm góp phần
thực hiện mục tiêu NH hiện đại và thuận lợi nhất. Cũng xây dựng kế hoạch tuyển
dụng giống như các ngân hàng khac, VPBank tổ chức đợt tuyển dụng tập trung với
quy mô lớn, mở rộng cơ hội. Đâu tiên là cơ hội dành cho ứng viên thể hiện bản thân
chứng minh năng lực, đồng thời ngân hàng sẽ chiêu mộ được nhân viên tài năng, thích
hợp. Trong khâu tuyển dụng, Ngân hàng đã thực hiện tương đối hoàn chỉnh và có quy
trình, đem lại nguôn lực mới, tre trung, nhiệt huyêt, năng động và sáng tạo, phù hợp
với tiêu chí phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, trong quy tình tuyển dụng chỉ có
vòng phòng vấn trực tiếp mà thiêu đi vòng kiêm tra kiên thức chuyên ngành. Ngân
hàng nên bổ sung vòng thi này để sàng lọc tỉ mỉ hơn những ứng viên sáng giá.
Đối với khâu đào tạo, tại mỗi ví trí, VPBank luôn xây dựng quy trình đào tạo
hợp lý và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Sau khi đã tổ chức tuyển dụng, chương trình
dành cho các sinh viên mới ra trường sẽ bao gồm thời gian đào tạo tại hội sở chính
trước khi nhận việc tại chi nhánh. Đây là một điểm sáng trong quy khâu đào tạo của
ngân hànơ bởi lẽ chương trình đào tạo tại hội sở sẽ cung cấp cho ứng viên cái nhìn
tổng quan, bao quát về vị trí và công việc mình sẽ tiếp nhận. Đồng thời, ứng viên sẽ
có thời gian quan sát, làm quen với các nghiệp vụ ngân hàng. Tuy nhiên, quá trình
đào tạo này chưa có sự kiêm tra đầu ra sát sao mà chỉ thông qua việc báo cáo trực tiếp
với CBQL đào tạo. Do vậy, ngân hàng cần bổ sung những bài thi đánh giá năng lực
cho các ứng viên tập sự phân là để ứng viên nghiêm túc hơn trong quá trình đào tạo,
bên cạnh đó ngân hàng sẽ đánh giá khách quan nhất về ứng viên cho vị trí đó. Đối
với cán bộ làm việc chính thức chi nhánh cần có nâng cao nghiệp vụ ngân hàng cho
chuyên viên quan hệ khách hàng về: kĩ năng phát hiện tính xác thực của báo cáo, khả
năng phân tích,..., đông thời cũng sẽ thường xuyên tiến hành những bài kiểm tra chất
lượng của CBTD. Bên cạnh đó, khi có sự thay đổi về các quy định, quy chế nội bộ
hay của NHNN, Chính phủ, CBQL cân thông tin đến chuyên viên một cách kịp thời,
nhanh chóng và đầy đủ để chuyên viên nắm bắt và triển khai với khách hàng. Chất
lượng nguồn nhân sự không thể chỉ đề cập đên nghiệp vụ hay tài năng của cán bộ tín
dụng, mà cán bộ tín dụng còn cần giữ vững phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp. Có
thể thấy, chế độ lươmg thưởng là việc thể hiện mức độ đánh giá về năng suất lao động lOMoAR cPSD| 40419767 44
cũng như thể hiện giá trị của cán bộ tín dụng. Do đó, nhằm khích lệ tinh thần và hiệu
quả làm việc của nhân viên, bộ phận quản lý cân xây dựng nhiều hơn các chương
trình thi đua khen thưởng cũng như các quy định phạt rõ ràng, hợp lý và cân bằng.
Cách thức nâng cao chất lượng nguồn nhân sự mà ngân hàng có thể thực hiện
đó là triển khai một môi trường công sở thân thiện, năng động cùng các cơ sở vật chất
được nâng cao, cải tiến thích hợp với nhân viên. Đồng thời, có sự phân giao kèm cặp
đối giữa nhân viên mới và những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm để có sự tương
tác, hỗ trợ, đồng hành. Như vậy, sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho nhân viên và nâng
cao tinh thần làm việc theo nhóm, hỗ trợ và hợp tác để xúc tiến cồng việc được phân
giao. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý nên lập kế hoạch tổ chức những buổi KICK-OFF
hoặc BONDING để gắn kết tinh thần và sẻ chia kinh nghiệm với các nhân viên của
mình, cùng chia sẻ những khó khăn và đưa ra giải pháp một cách hợp lý nhất. 3.2.
Một số kiến nghị 3.2.1.
Kiến nghị với NHNN và Chính Phủ Với NHNN:
NHNN có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý tiền tệ, các hoạt động thuộc
về NH và ngoại hối. Đối với ngân hàng, hoạt động của NHNN là nhằm mục đích bảo
đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng, các hoạt động tín dụng và hệ thống các TCTD;
bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngân hàng nhà nước cần nâng cao trách nhiệm của
mình trong việc đưa ra những quyết định nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính
KHDN phục vụ hoạt động cấp tín dụng.
Đầu tiên, NHNN cần xây dựng một bộ văn bản quy định chung về quy trình
PTTCDN áp dụng cho hệ thống các ngân hàng thưomg mại. Hiện nay, NHNN chưa
đưa ra quy định nào liên quan đến quy trình phân tích tín dụng, như vậy, ngân hàng
nhà nước sẽ khó kiểm soát và đánh giá kết quả tín dụng. Do đó, NHNN nên hình
thành văn bản, quy chế hướng dẫn cụ thế về tiêu chí và quy trình đánh giá PTTC KH
một cách thống nhất giữa các NHTM đồng thời, ngân hàng nhà nước cũng cần có sự
cập nhật, điều chỉnh luật Ngân hàng trong trường hợp phát hiện các điều khoản chưa
hợp lý một cách kịp thời. Ngân hàng nhà nước cũng sẽ chịu trách nhiệm đề xuất, kiến lOMoAR cPSD| 40419767 45
nghị các bất cập trong hoạt động chung của ngân hàng, hoặc hoạt động tín dụng nói
riêng với Bộ Tài chính và các ban ngành có liên quan một cách thường xuyên sao cho
phù hợp nhất với tình hình kinh tế.
Thứ hai, NHNN cần thiết lập hệ thống lưu giữ các thồng tin của thể nhân và
pháp nhân một cách đầy đủ và chi tiết. Hệ thống CIC được lập ra đã ghi nhận và thống
kê các thông tin về QHTD của DN. Ngân hàng nhà nước có thể đề xuất bồ sung trên
hệ thống các loại thông tin về: loại hình công ty, thông tin chỉ số tài chính và tình
hình kinh doanh, tình hình hoàn trả nợ của doanh nghiệp,...Như vậy, cán bộ tín dụng
sẽ có nhận định một cách khách quan hơn về doanh nghiệp. Để xây dựng được hệ
thống như vậy, cân có sự liên kết giữa các công ty, ngân hàng cùng các cơ quan kiêm
toán, cơ quan thuế và bộ tài chính. Điều này sẽ giúp nâng cao nguồn thông tin phục
vụ PTTCDN. Ngân hàng nhà nước sẽ cần đưa ra những quy định bàng văn bản về
yêu cầu của thồng tin gửi lên hệ thống để thông báo đến các doanh nghiệp, bảo đảm
các doanh nghiệp buộc phải trung thực khi cung cấp thông tin. Việc nâng cao hệ thống
như vậy sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các NHTM , bởi NHTM luôn gặp rất nhiều khó khăn
khi muốn tiếp cận đến nguồn thông tin chính thông, có sự kiểm duyệt của các cơ quan
ban ngành có thẩm quyển. Do vậy, NHNN cần kết hợp với bộ ban ngành có liên quan
cùng phối hợp liên kết với nhau để tạo ra hệ thống tra cứu tài chính mang tính xác
thực cao và rất hữu ích.
Với Chính Phủ:
Đầu tiên, các cơ quan có thẩm quyền nhà nước cần hoàn thiện quy định về hệ
thống kiểm toán. Việc kiểm toán định kỳ với mỗi công ty cần được tiến hành một
cách thường xuyên và nghiêm túc. Để thực hiện được điều này, các cơ quan cấp điều
hành có thẩm quyền, đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập đồng thời mở rộng số lượng công ty
kiểm toán. Bên cạnh việc tăng số lượng công ty kiểm toán, cơ quan cấp thẩm quyền
cũng cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng của kiểm toán viên và kiểm toán.
Đồng thời, quá trình kiểm toán cần có quy định vê quy trinh va nhưng tieu chi cụ thê
để công ty kiểm toán tuân thủ theo, tránh trường hợp xảy ra việc gian lận, thiêu trung
thực trong kết quả kiểm toán. Quy định ban hành cần có chế tài xử phạt những trường lOMoAR cPSD| 40419767 46
hợp gian lận, cồng ty liên kết với kiểm toán để làm sai sổ sách, tạo ra lồ hồng trong
việc thực hiện kiểm toán, gây nên hậu quả nghiêm trọng trong quá trình triên khai cấp tín dụng.
Thứ hai, cơ quan nhà nước cần nâng cao kiêm tra, giám sát HĐTD ngân hàng
bằng cách đổi mới các cơ chế và chính sách, công cụ quản lý vê nội dung và thẩm
quyền của nhà nước. Nhà nước cần định hướng NHTM theo hướng tự chủ, phát huy,
khẳng định vai trò quan trọng và nâng cao trách nhiệm của NHTM trong hoạt động
tín dụng. Tương tự như việc đưa ra chế tài với quá trình kiểm toán, nhà nước cũng
cần kiểm soát tính trung thực, tạo hành lang pháp lý vững chắc làm cơ sở cho ngân
hàng thương mại xây dựng các hoạt động tín dụng tuân thủ theo các quy định đó.
Việc này sẽ giúp nhà nước quản lý, kiểm soát được sát sao hơn tình hình HĐTD và
kịp thời, nhanh chóng phát hiện ra sai phạm khi cán bộ tín dụng cô ỹ lách luật. Đồng
thời, nhà nước kết hợp với bộ ban ngành có thẩm quyển thường xuyên tổ chức những
cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất với các NHTM nhằm phát hiện những sai phạm
trong tín dụng để ngăn chặn và đưa ra phướng hướng xử lý hợp lỹ, cũng như kiểm tra
việc tuân thủ quy định của NHTM. 3.2.2.
Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Thứ nhất, tổ chức tập huấn, đào tạo CBTD về quy trình, nghiệp vụ phân tích
và rủi ro gặp phải trong quá trình thực hiện phân tích tài chính và câp tín dụng cho
KH - NH cần cập nhật thường xuyên các quy chế, quy định ban hành của ngân hàng
nhà nước, các bộ ban ngành có liên quan để truyền thông đến nhân viên tránh trường
hợp nhân viên thiếu thông tin do cán bộ quản lý chưa có sự thông báo đầy đủ như
vậy sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín cũng như KQKD của ngân hàng nói
chung và chi nhánh nói riêng.
Thứ hai, ngân hàng và chi nhánh cần chú trọng đến việc nâng cấp máy móc,
thiết bị công nghệ phục vụ cho cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống nội bộ ngân
hàng để xử lý xét duyệt hồ sơ cũng cần thêm để đảm bảo tính nhanh nhạy, chính xác và thời gian. lOMoAR cPSD| 40419767 47
Thứ ba, VPBank kết hợp với các cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích đa
dạng hóa nguồn thông tin chính thống phục vụ PTTCDN cũng như có thể xác thực
lại nguồn thông tin nhanh chóng hơn. lOMoAR cPSD| 40419767 1
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên nền tảng thực tế và phân tich quy trình phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng,
trong chương 3 tác giả đã đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình
phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như những kiến nghị cụ thể đối với Ngân hàng
nhà nước nói chung và với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng. lOMoAR cPSD| 40419767 1 KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các doanh nghiệp hình thành
ngày càng nhiều, với sự đa dạng phong phú về các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
Nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các DN
ngày càng lớn, do đó các dịch vụ cho vay tài chính dành cho KHDN cũng tăng trưởng
mạnh trong những năm gần đây. Cho vay được xem là hoạt động chính của ngân
hàng vì nó đem lại lợi nhuận rất lớn và chiếm tỉ trọng chủ yếu đối với doanh thu của
ngân hàng. Do đó, các ngân hàng liên tục chạy đua để mang đến những sản phẩm
cho vay với các mức lãi suất hợp lý và nhiều ưu đãi để thu hút DN có nhu cầu vay
vốn. Tuy nhiên, hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn những rủi ro cho ngân hàng, và khi
rủi ro này càng cao thì càng ảnh hưởng đến nguồn vốn và sự ổn định trong hoạt động
kinh doanh của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó, công tác cho vay của ngân hàng
cần phải được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả và đảm bảo khả năng cạnh tranh
trên thị trường. Đặc biệt, công tác phân tích tài chính KHDN cần phải được chú trọng
tại mọi thời điểm, vì nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xét cấp khoản vay
cho khách hàng và phòng ngừa rủi ro cho ngành ngân hàng.
Hoạt động cho vay tại Vbank Phạm Văn Đồng được đánh giá khá tốt, tuy nhiên
công tác phân tích tài chính KHDN vẫn chưa thực sự được thực sự quan tâm. Xuất
phát từ mong muốn giúp nâng cao công tác phân tích TCDN có nhu cầu vay vốn tại
chi nhánh, khóa luận đã hệ thống những lý luận cơ bản về phân tích tài chính, các
bước trong quy trình phân tích tài chính đối với doanh nghiệp. Đây là cơ sở để đánh
giá thực trạng công tác phân tích BCTCDN có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Từ
đó, đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình phân tích tài chính KHDN
trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trên cơ sở đó khóa luận đã đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích TCDN nhằm đảm bảo công tác cho
vay vốn đối với doanh nghiệp tại Sacombank đạt hiệu quả cao và giảm thiều rủi ro.
Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, khóa
luận không tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong nhận được những góp ý, 2
chỉ bảo thêm của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề thêm hoàn thiện và
nâng cao hiểu biết của bản thân về vấn đề. lOMoAR cPSD| 40419767
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sông Đà 4 năm 2019,2020,2021 lOMoAR cPSD| 40419767 PHỤ LỤC
1. Báo cáo tài chính Công ty CP Sông Đà 4 năm 2021 lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767
2. Báo cáo tài chính Công ty CP Sông Đà 4 năm 2020 lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767
3. Báo cáo tài chính Công ty CP Sông Đà 4 năm 2020 lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767
NHẬN XÉT Cऀ A GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….…
Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)