-
Thông tin
-
Quiz
Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam | HVNH
Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Tài chính doanh nghiệp I (FIN02A) 63 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam | HVNH
Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính doanh nghiệp I (FIN02A) 63 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40419767
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng
doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Vân Mã sinh viên: 21A4010649 Lớp: K21TCA Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Ngọc Mai
Hà Nội, tháng 5 năm 2022 lOMoAR cPSD| 40419767 LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung khóa luận tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác phân tích
tài chính khách hàng doanh nghiệp trong tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa” là công trình nghiên cứu do bản thân em thực hiện
dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn TS. Trần Ngọc Mai.
Nội dung và kết quả đề tài hoàn toàn trung thực, không có sự sao chép. Các dữ
liệu, thông tin trong bài do em thu thập, tổng hợp và phân tích đều được trích dẫn
nguồn đầy đủ. Nếu có vấn đề xảy ra, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi
kỷ luật của Học viện Ngân hàng đề ra. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Vân lOMoAR cPSD| 40419767 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ thầy cô giảng viên tại Học viện
Ngân hàng nói chung và thầy cô giảng viên Khoa Tài chính nói riêng vì đã truyền đạt
nhiều kiến thức chuyên môn và tạo môi trường học tập tốt nhất cho em trong những
năm học qua. Em xin đặc biệt cảm ơn giáo viên hướng dẫn của em, TS. Trần Ngọc
Mai, đã giúp đỡ em nhiệt tình và kịp thời trong suốt quá trình em nghiên cứu đề tài.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Lãnh đạo và các anh
chị công tác tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa đã
cho em cơ hội được thực tập tại Ngân hàng. Nhờ việc được tiếp xúc với môi trường
thực tế và được giải đáp các thắc mắc kịp thời, em đã tiếp thu được thêm nhiều kiến
thức bổ ích và có thêm nhiều tài nguyên phù hợp trong thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian thực
tập tại Ngân hàng chưa lâu, khóa luận do em thực hiện còn tồn tại nhiều thiếu sót.
Em rất mong nhận được những nhận xét, phê bình của thầy cô để em có thể rút kinh
nghiệm thực hiện đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn! lOMoAR cPSD| 40419767 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1.
Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 2.
Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 5.
Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................... 6.
Kết cấu khóa luận.................................................................................................
CHƯƠNG 1..............................................................................................................5
1.1. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.............................................................
1.1.1. Khái niệm phân tích BCTC doanh nghiệp.............................................5
1.1.2. Rủi ro tín dụng.......................................................................................5
1.1.3. Vai trò của hoạt động phân tích tài chính KHDN..................................6
1.1.4. Mục tiêu của phân tích tài chính KHDN...............................................8
1.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp..........................................................
1.2.1. Lập kế hoạch phân tích..........................................................................8
1.2.2. Thu thập thông tin.................................................................................8
1.2.3. Phân tích thông tin.................................................................................9
1.2.4. Tổng hợp và dự đoán.............................................................................9
1.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp..................................................
1.3.1. Phương pháp so sánh...........................................................................10
1.3.2. Phương pháp phân tổ...........................................................................10
1.3.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ................................................................11
1.3.4. Phương pháp Dupont...........................................................................11
1.3.5. Phương pháp khác...............................................................................11
1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp........................................................
1.4.1. Phân tích ngành kinh doanh.................................................................11
1.4.2. Phân tích tình hình tài chính qua mối quan hệ trên BCĐKT...............12
1.4.3. Phân tích lưu chuyển tiền tệ.................................................................15 lOMoAR cPSD| 40419767
1.4.4. Phân tích các chỉ số tài chính...............................................................16
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp...............
1.5.1. Nhân tố chủ quan.................................................................................21
1.5.2. Nhân tố khách quan.............................................................................22
CHƯƠNG 2.............................................................................................................23
2.1. Vài nét về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đống Đa.............
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam..................23
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam..........................................................................................................24
2.1.3. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh
Đống Đa............................................................................................................29
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính KHDN tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa..................................................................
2.2.1. Quy trình phân tích tài chính KHDN tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa.........................................................31
2.2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính KHDN tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa thông qua trường hợp minh họa
Công ty CP Tập đoàn FLC................................................................................37
2.3. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động cho vay
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa...............
2.3.1. Kết quả đạt được.................................................................................59
2.3.2. Hạn chế tồn tại và nguyên nhân...........................................................60
CHƯƠNG 3.............................................................................................................64
3.1. Mục tiêu, kế hoạch hoạt động trong giai đoạn tới của Chi nhánh.......................
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác phân tích tài chính KHDN tại
Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống
Đa....................................
3.2.1. Hoàn thiện dữ liệu đầu vào.....................................................................66
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích.........................................................66
3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích................................................................68
3.2.4. Hoàn thiện vấn đề con người..................................................................72 lOMoAR cPSD| 40419767
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống công nghệ...............................................................73
3.3. Một số kiến nghị.................................................................................................
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam...................74 3.3.2. Kiến nghị với
KHDN..........................................................................75 3.3.3. Kiến nghị với
NHNN..........................................................................75
KẾT LUẬN.............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................78
PHỤ LỤC................................................................................................................80 lOMoAR cPSD| 40419767
DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCLCTT
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản CBTD Cán bộ tín dụng CN Chi nhánh CP Chi phí CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DT Doanh thu GTCG Giấy tờ có giá HĐKD Hoạt động kinh doanh KH Khách hàng lOMoAR cPSD| 40419767 KNTT Khả năng thanh toán LN Lợi nhuận NCVLĐ Nhu cầu vốn lưu động NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NQR Ngân quỹ ròng NV Nguồn vốn PGD Phòng giao dịch TC Tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TD Tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TS Tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu lOMoAR cPSD| 40419767 VLĐR Vốn lưu động ròng DANH MỤC BẢNG Bảng Trang
Hình 2.1. Tình hình huy động vốn của VietinBank 2019 - 2021 24
Hình 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của VietinBank 2019 - 2021 26
Hình 2.3. Chất lượng nợ cho vay của VietinBank 2019 - 2021 27
Hình 2.4. Dư nợ theo thời hạn khoản vay của VietinBank 2019 - 28 2021
Hình 2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank 2019 - 29 2021
Hình 2.6. Cơ cấu tổ chức của VietinBank Đống Đa 30
Hình 2.7. Danh mục giấy tờ hồ sơ đề nghị cho vay 32
Hình 2.8. Bảng điểm xếp hạng TD 36
Hình 2.9. Ban Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn FLC tại ngày 38 31/12/2021
Hình 2.10. Nguồn dữ liệu sử dụng trong phân tích CTCP Tập đoàn 42 FLC
Hình 2.11. BCKQHĐKD của CTCP Tập đoàn FLC 42 lOMoAR cPSD| 40419767
Hình 2.12. Số liệu thực hiện kế hoạch năm 2021 CTCP Tập đoàn 43 FLC
Hình 2.13. Doanh thu hoạt động tài chính CTCP Tập đoàn FLC 44
Hình 2.14. Giá vốn hàng bán CTCP Tập đoàn FLC 45
Hình 2.15. BCĐKT – Tổng tài sản CTCP Tập đoàn FLC 46
Hình 2.16. BCĐKT – Tổng nguồn vốn CTCP Tập đoàn FLC 50
Hình 2.17. Cân đối nguồn tài trợ và sử dụng vốn CTCP Tập đoàn 53 FLC
Hình 2.18. Chỉ tiêu tài chính và BCLCTT CTCP Tập đoàn FLC 54
Hình 2.19. Đề xuất giới hạn TD CTCP Tập đoàn FLC 58
Hình 3.1. Chỉ tiêu phân tích Dupont của CTCP Tập đoàn FLC 67
Hình 3.2. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn CTCP Tập đoàn FLC 69
Hình 3.3. Phân tích LCTT CTCP Tập đoàn FLC 70
Hình 3.4. Chỉ tiêu hoạt động CTCP Tập đoàn FLC 71
Hình 3.5. Chỉ tiêu sinh lời CTCP Tập đoàn FLC 72 lOMoAR cPSD| 40419767 LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực lên phần lớn DN
Việt Nam, đặc biệt HĐKD của các công ty thuộc nhóm ngành xuất nhập khẩu, ngành
dịch vụ, ngành hàng không, … rất khó khăn. Sự thay đổi chủ trương từ “Zero covid”
sang xây dựng trạng thái “bình thường mới” đã khuyến khích các DN phục hồi sau
dịch và phát triển thích ứng với dịch bệnh. Vì vậy, các DN, nhất là DN lớn nâng nhu
cầu vốn vay lên cao để duy trì và tăng trưởng trở lại. Đối với NH, hoạt động TD luôn
là hoạt động chính và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, đi kèm với lợi nhuận
lớn, NH cũng phơi nhiễm với rủi ro lớn. Để giảm rủi ro TD trong bối cảnh hiện nay,
NH có nhiều biện pháp để phòng hộ rủi ro, trong đó thẩm định TD và phân tích TC
KHDN được coi là biện pháp chủ động và hiệu quả nhất được các ngân hàng ưu tiên
thực hiện để giảm thiểu trường hợp KH của mình mất khả năng thanh toán.
Vì vậy, các NH thương mại phải đầu tư nhiều thời gian và công sức vào công tác
phân tích tình hình TC trước đây và bây giờ và các yếu tố phi TC của DN để đánh giá
tình trạng KH có tính ổn định đủ khả năng trả nợ hay không, trước khi ra quyết định
có cấp TD cho KH đó. Công tác này còn giúp NH nhận định triển vọng tăng trưởng
của KHDN, giúp đưa ra định hướng và điều kiện cho vay hợp lý nhất.
Với sự áp dụng tốt kết quả phân tích tình hình TC của KHDN, chất lượng khoản
TD được nâng cao, phơi nhiễm rủi ro của NH giảm đáng kể mang lại kết quả HĐKD dễ dàng dự đoán hơn.
Ngoài ra, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, công tác phân tích TC thẩm định
KH cần cải thiện và áp dụng thêm công nghệ để giúp quá trình phân tích diễn ra dễ
dàng và đạt được thành quả sát thực tế hơn.
Từ những lợi ích kể trên, NH cần luôn luôn để ý và củng cố công tác phân tích TC
KHDN để phù hợp với hoàn cảnh và xu hướng phát triển của đất nước và thế giới.
Đó là lý do đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
trong tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa”
được lựa chọn để thực hiện. lOMoAR cPSD| 40419767
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan tới phân tích TCDN và phân tích TC KHDN trong cho vay tại NHTM
Nêu và phân tích thực trạng công tác phân tích TC KHDN trong cho vay tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đống Đa, từ đó, nêu lên những kết
quả tích cực, bên cạnh đó, nêu ra những mặt chưa được và nguyên nhân hình thành
những điểm hạn chế đó
Đề ra một số giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế xã hội chung và riêng đối
với tình hình và xu hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – CN Đống Đa nhằm hỗ trợ hoàn thiện hoạt động phân tích TCDN
Nêu lên các kiến nghị đối với các tổ chức trực tiếp và gián tiếp có liên quan
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác phân tích TC KHDN phục vụ quyết định cho vay
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đống Đa Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đống Đa
Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu, số liệu minh họa được sử dụng từ năm 2019 đến năm 2021.
4. Phương pháp nghiên cứu Thông tin, số liệu:
Dữ liệu từ BCTC kiểm toán của các DN vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – CN Đống Đa được công khai
Quy trình xét cấp TD, khung chấm điểm TD, các biên bản mẫu cấp hạn mức TD
cho KHDN được thu thập từ phòng KHDN lớn tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – CN Đống Đa
Phân tích và xử lý thông tin: Diễn giải, phân tích, so sánh số tuyệt đối và tương
đối theo chiều dọc và chiều ngang; từ đó, nhận xét về thực trạng công tác phân
tích TC KHDN, rút ra mặt tích cực và cần khắc phục, làm nền tảng để đề xuất một
số biện pháp phù hợp giúp hoàn thiện công tác này tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – CN Đống Đa lOMoAR cPSD| 40419767
5. Tổng quan nghiên cứu
Vai trò quan trọng của công tác phân tích BCTC KHDN trong hoạt động cấp TD
là không thể phủ nhận. Đây là công tác giúp NH có hiểu biết sâu hơn về tình hình TC
và hiệu quả HĐKD của DN, từ đó, NH sẽ đánh giá tiềm năng và đưa ra quyết định
cho vay đúng đắn. Nhận biết được điều này, nhiều bài tìm hiểu, nghiên cứu đã được
thực hiện xoay quanh chủ đề này, với mục đích nêu lên các vấn đề còn tồn tại trong
công tác phân tích BCTC KHDN và giải pháp khắc phục, giúp hỗ trợ tối đa vào quá
trình thẩm định KH vay vốn tại các NHTM:
Trong khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích TC KHDN
trong hoạt động tái thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu
Petrolimex - Hội sở chính”, Đào Minh Thư (2021) đã trình bày cơ sở lý luận về phân
tích BCTC DN và tái thẩm định TD tại NH; nêu thực trạng công tác phân tích tái
thẩm định. Đặc biệt, phần đánh giá mặt tích cực và hạn chế, tác giả đã nêu rất khoa
học theo từng hoạt động (công tác tổ chức, thông tin sử dụng, phương pháp, quy trình,
nội dung phân tích) từ đó, các giải pháp đưa ra chi tiết và tương ứng với các mục đã nêu.
Đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp phục vụ
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Ba Đình” của Bùi Thị
Hiếu Trịnh (2021) đã hệ thống hóa lý thuyết chung liên quan đến hoạt động TD nói
chung và hoạt động phân tích TC KHDN trong cho vay nói riêng. Luận văn nêu kỹ
và đầy đủ phần quy trình phân tích thực tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Ở phần đánh
giá, tác giả đã thu thập và phân tích được DT từ hoạt động cho vay của Chi nhánh và
xu hướng biến động trong 3 năm.
Đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp
trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Chi nhánh Hà Nội” của Nguyễn Thị Hằng (2019) không những nêu ra các khái niệm,
nội dung lý thuyết về hoạt động phân tích BCTC KHDN, thực tế quy trình và thành
tựu, hạn chế còn tồn tại ở Chi nhánh, tác giả đặc biệt nêu thêm kinh nghiệm thực hiện
công tác này trên các tổ chức thế giới và rút ra cho NH Việt Nam có thể chọn lọc và tham khảo. lOMoAR cPSD| 40419767
Tác giả Nguyễn Kiều Anh (2020) trong Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hoàn
thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động thẩm
định tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” đã trình bày hệ thống lý
thuyết, thực trạng về phạm vi nghiên cứu, quy trình đánh giá BCTC trong thẩm định
cấp TD KHDN. So với các đề tài cùng chủ đề, tác giả đã nêu được lý thuyết về việc
nâng cao chất lượng thẩm định TCDN: định nghĩa, tầm quan trọng, các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động này.
Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài phân tích TC KHDN nhưng mỗi
tác giả đều có phạm vi, đối tượng nghiên cứu, phương pháp khai thác và góc độ xem
xét vấn đề khác nhau. Đặc biệt, bối cảnh nền KT mỗi giai đoạn đều có những điểm
khác biệt nên đề xuất, biện pháp áp dụng vào các giai đoạn khác nhau cần cập nhật
sao cho phù hợp nhất. Do vậy, chủ đề “Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài
chính của khách hàng doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động tín dụng” vẫn nhận được sự quan tâm.
6. Kết cấu khóa luận
Khóa luận có ba chương chính, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong cho vay tại Ngân hàng
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp
trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG 1.1.
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm phân tích BCTC doanh nghiệp
Có nhiều khái niệm về phân tích BCTC DN: lOMoAR cPSD| 40419767
Phân tích TCDN là một quá trình nhà phân tích lên kế hoạch, thu thập thông tin
liên quan đến TC và phi TC của DN để đưa ra các phân tích đánh giá tình hình TC
quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai của DN. Từ đó, đưa
ra các quyết định thực hiện sao cho tối ưu nhất.
Theo TS. Lê Thị Xuân, phân tích TCDN là một quá trình kiểm tra, xem xét các số
liệu về TC hiện hành và trong quá khứ của DN nhằm mục đích đánh giá thực trạng
TC, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một DN, trên cở sở đó giúp cho nhà
phân tích ra quyết định tài chính có liên quan tới lợi ích của họ trong DN đó.
Đối với NHTM, công tác phân tích BCTC KHDN là quá trình sử dụng các phương
pháp phân tích và công cụ cho phép để tổng hợp và xử lý dữ liệu tài chính và phi tài
chính của KH nhằm đánh giá thực trạng và tiềm lực tài chính của DN giúp NH đưa
ra quyết định tài trợ vốn vay, đảm bảo an toàn TD.
1.1.2. Rủi ro tín dụng
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo Khoản 24 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN:
“Rủi ro tín dụng bao gồm:
a) Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năngthực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận
với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khảnăng
thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các
giao dịch quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.”
Đối với NHTM, rủi ro tín dụng liên quan tới khả năng không trả được nợ của
khách hàng. Khi cho khách hàng vay vốn, ngân hàng sẽ phơi nhiễm với rủi ro tín
dụng do những nguy cơ khách hàng không trả hoặc trả không đúng hạn hoặc trả không
đầy đủ khoản tiền yêu cầu dẫn đến ngân hàng không thu hồi được lượng tín dụng đã giải ngân.
1.1.2.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng lOMoAR cPSD| 40419767 a. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng là các nguyên
nhân bất ngờ xảy ra, đến từ môi trường bên ngoài mà khách hàng không thể kiểm
soát được. Ví dụ như sự thay đổi trong chính sách, sự thay đổi về yếu tố pháp lý, các
yếu tố vĩ mô. Đây là những tác động khiến cho doanh nghiệp khó lòng đảm bảo thanh
toán nợ đủ và đúng hạn dù có thiện chí. b. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng là các nguyên nhân
đến từ bên trong doanh nghiệp, những vấn đề khách hàng có thể kiểm soát và hạn chế
được. Ví dụ như do hoạt động kinh doanh kém, doanh nghiệp không thể có đủ tiền
để trả nợ; do cách thức quản trị và lên kế hoạch sử dụng vốn chưa tối ưu nên sử dụng
vốn vay chưa hiệu quả; hoặc do doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ đúng hạn vì
thế ngân hàng chưa thể thu hồi vốn gốc và lãi như dự định, …
1.1.3. Vai trò của hoạt động phân tích tài chính KHDN
Đối với NHTM, hoạt động tín dụng luôn đóng vai trò là hoạt động chính tạo nên
nguồn lợi nhuận của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay khách hàng doanh
nghiệp. Tuy nhiên, đi kèm với lợi nhuận lớn là rủi ro lớn. Nếu khách hàng không trả
nợ đủ và đúng hạn, NHTM phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn tiền, thay đổi
kế hoạch kinh doanh vì không đủ vốn, giảm cơ hội xoay vòng vốn cho các hoạt động
khác hoặc cho vay các đối tượng tiềm năng hơn. Vì vậy, việc phân tích tài chính
KHDN được xem như bước đầu tiên sàng lọc các khách hàng để giảm bớt rủi ro tín
dụng mà ngân hàng có thể gặp phải.
a. Phân tích BCTC khách hàng DN giúp NHTM đưa ra quyết định cho vay phùhợp
Khi cán bộ tín dụng tại NHTM phân tích BCTC của khách hàng doanh nghiệp, họ
sẽ xem xét và đánh giá được thực trạng tài chính và phi tài chính của công ty, tình
hình SXKD có xu hướng phát triển theo chiều nào, đâu là nguồn thu nhập chính của
công ty, cơ cấu nợ và vốn hiện tại có đảm bảo an toàn không, các chỉ số tài chính của
công ty. NHTM sẽ quyết định có cho vay khách hàng không, nếu có cho vay thì hạn lOMoAR cPSD| 40419767
mức tín dụng là bao nhiêu, hình thức giải ngân và thời hạn giải ngân, thời gian thu nợ
đảm bảo lợi ích của ngân hàng và thỏa mãn lợi ích vay vốn khách hàng.
b. Phân tích BCTC khách hàng DN giúp NHTM xác định khả năng thu hồi vốn vàlãi,
khả năng doanh nghiệp thanh toán nợ
Tình hình tài chính và môi trường phi tài chính của doanh nghiệp sẽ được NHTM
tiếp cận khi thực hiện công tác phân tích tài chính. Vì vậy, NHTM có thể xác định
các chỉ số tài chính liên quan khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn, lưu chuyển tiền,
biết được các khoản nợ hiện hành của doanh nghiệp, … Những thông tin này cung
cấp cho ngân hàng tư liệu để đảm bảo kỳ vọng khách hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ nợ
theo đúng thỏa thuận với ngân hàng.
c. Phân tích BCTC khách hàng DN làm cơ sở để cán bộ tín dụng xếp hạng tín dụngvà
trích lập dự phòng rủi ro
Đối với những dữ liệu thu thập được từ trong doanh nghiệp (BCTC, BC quản trị,
…) và ngoài doanh nghiệp (ngân hàng khác, các tổ chức đánh giá tín dụng), NHTM
có thể biết được khả năng thanh toán nợ của khách hàng; từ đó, đối chiếu với quy
định xếp hạng tín dụng của NHTM để đánh giá mức độ đảm bảo. Mỗi ngân hàng có
quy định về tín dụng khác nhau cho mỗi đối tượng khác nhau, mức chấp nhận rủi ro
khác nhau. Với mức điểm tín dụng của doanh nghiệp càng thấp, ngân hàng sẽ có
những biện pháp mạnh và rõ ràng hơn để giảm thiểu rủi ro có thể xuất hiện.
1.1.4. Mục tiêu của phân tích tài chính KHDN
Theo TS. Lê Thị Xuân (2018): “Phân tích tài chính doanh nghiệp được tiến hành
vì mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định quản trị tài chính,
cho vay, đầu tư… của các đối tượng phân tích.” Năng lực tài chính của một doanh
nghiệp là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp
nhằm đạt mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Việc nắm bắt và đánh giá năng lực tài chính
của doanh nghiệp có ý nghĩa với nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp, đặc
biệt với ngân hàng, nơi tài trợ vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong suốt quá
trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp cũng là khâu
được thực hiện thường xuyên, giúp NHTM nắm thông tin cập nhật nhất về tình hình
tài chính của khách hàng, kịp thời phòng ngừa khi xuất hiện nguy cơ vỡ nợ. lOMoAR cPSD| 40419767 1.2.
Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp được đánh giá là công tác phức tạp do phải thu
thập nhiều thông tin, dữ liệu liên quan đến nhiều cá nhân tổ chức trực tiếp và gián
tiếp liên quan đến công ty. Mỗi đối tượng có một mục đích phân tích BCTC doanh
nghiệp khác nhau vì thế sẽ có những bước thực hiện khác nhau. Tuy vậy, một số bước
chung vẫn được đảm bảo thực hiện:
1.2.1. Lập kế hoạch phân tích
Lập kế hoạch phân tích là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để chuẩn bị trước
đối tượng, phạm vi, thời gian và các nội dung cho hoạt động phân tích sau này. Kế
hoạch là cơ sở để định hướng cho hoạt động phân tích sau này diễn ra rõ ràng hơn.
1.2.2. Thu thập thông tin
Thông tin cần được thu thập, phân tích và đánh giá trong quá trình phân tích tài
chính doanh nghiệp gồm các thông tin tài chính và phi tài chính được cán bộ khai
thác từ nhiều nguồn cả trong và ngoài doanh nghiệp.
1.2.2.1. Thông tin tài chính
Để có được nguồn thông tin tài chính đáng tin cậy, cán bộ cần thu thập kế hoạch
tài chính, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và các tài liệu đối chứng có liên
quan. Khi thu thập thông tin tài chính, thông thường, cán bộ TD sẽ sử dụng 4 BCTC
của công ty, báo cáo quản trị hàng kỳ và chứng từ kế toán khác. 1.2.2.2.
Thông tin phi tài chính
Sự phát triển về tài chính của công ty không chỉ bị tác động bởi tình hình tài chính
hiện tại mà còn những nhân tố vĩ mô tác động toàn thị trường:
*Các thông tin của nền kinh tế: thông tin về môi trường kinh tế, môi trường pháp lý,
chính sách can thiệp của nhà nước.
*Các thông tin của ngành kinh tế: khi phân tích tài chính doanh nghiệp, cần gắn sự
đặc điểm, xu hướng phát triển của công ty với ngành nghề tương ứng. Mỗi ngành có
một nhóm sản phẩm có tính chất đặc trưng, công nghệ ứng dụng và mức độ cạnh
tranh trong ngành khác nhau. lOMoAR cPSD| 40419767
*Các thông tin của doanh nghiệp: Cán bộ phân tích cũng cần tìm hiểu về loại hình
doanh nghiệp, quy mô kinh doanh, cơ cấu tổ chức và người chủ sở hữu, các mục tiêu
ngắn hạn và dài hạn, chính sách kinh doanh của công ty. Những thông tin này là yếu
tố gián tiếp tác động đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
1.2.3. Phân tích thông tin
Cần tập trung vào phân tích những nội dung có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp hiện tại và dự đoán liên quan trong tương lai để làm rõ các
tác động, bản chất của các hoạt động chính, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu: nêu các
nhân tố ảnh hưởng và cách thức những nhân tố này ảnh hưởng lên chỉ tiêu; đánh giá
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này, hướng tác động tích cực hay tiêu cực; rút ra
nhận xét của sự ảnh hưởng, nguyên nhân của những mặt hạn chế còn tồn tại.
1.2.4. Tổng hợp và dự đoán
Từ quá trình phân tích thông tin, cán bộ tín dụng rút ra đánh giá, nhận xét cho
thực trạng tài chính, cùng với đó, nêu ra những nhận định dự đoán về khả năng có
thể xảy ra tiếp theo đối với xu hướng tăng trưởng của công ty. Đối với những mặt
còn hạn chế, những nguyên nhân và biện pháp khắc phục được nêu ra nhằm cải
thiện tình hình, giúp công ty dễ dàng thực hiện mục tiêu đặt ra ban đầu. 1.3.
Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính là một nhóm bao gồm các công cụ và biện pháp
được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng, mối quan hệ, chỉ tiêu tài chính nhằm rút
ra các nhận định về tình hình TCDN. Trong quá trình thực hiện hoạt động phân tích,
cán bộ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp.
1.3.1. Phương pháp so sánh
So sánh được coi là một phương pháp phổ biến, đơn giản sử dụng và thường dùng
ở bước đầu. Để có thể sử dụng phương pháp này, cần đảm bảo thỏa mãn điều kiện:
Nội dung kinh tế so sánh đồng nhất
Phương pháp tính chỉ tiêu có sự thống nhất
Đơn vị đo của chỉ tiêu tương tự lOMoAR cPSD| 40419767
Độ dài thời gian nghiên cứu, quy mô và điều kiện kinh doanh của các công ty giống nhau
Có thể áp dụng phương pháp so sánh trong các phân tích có mục tiêu nắm được:
Tiến độ thực hiện kế hoạch thông qua việc so sánh số của kỳ thực tế với kỳ kế hoạch
Tốc độ phát triển của một hiện tượng thông qua việc so sánh số của kỳ này với kỳ quá khứ
Mức độ tăng trưởng của một bộ phận với tổng thể hoặc một tổ chức với toàn lĩnh
vực kinh doanh thông qua so sánh số giữa đối tượng với kết quả trung bình tổng
thể hoặc so sánh giữa các đơn vị thỏa mãn điều kiện so sánh.
1.3.2. Phương pháp phân tổ
Phân tổ là hoạt động chia các đối tượng thành từng nhóm theo các tiêu thức nhất
định. Những tiêu thức phổ biến hay được sử dụng là:
Thời gian: do mỗi khoảng thời gian khác nhau, bối cảnh kinh tế và xã hội có sự
khác biệt nên việc phân tích hiện tượng trong từng giai đoạn sẽ giúp rút ra được
thực trạng sát và tìm được biện pháp khắc phục tối ưu.
Phạm vi, khu vực: mỗi khu vực có một đặc điểm kinh tế xã hội hay pháp lý không
giống nhau, việc chia theo địa điểm hoạt động sẽ đánh giá tình hình của từng bộ
phận, khai thác điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của những vùng này tốt hơn.
1.3.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Khi tỷ lệ đứng riêng lẻ, việc đánh giá ý nghĩa tích cực hay tiêu cực là khó xác
định, vì thế, cần so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ trước đây của doanh nghiệp để thấy được
mức độ thay đổi, xu hướng biến động của tỷ lệ và các nhân tố cấu thành nên tỷ lệ đó.
Ngoài ra, phương pháp này còn tồn tại một số hạn chế: tỷ lệ phản ánh mối quan hệ
của quá khứ, không dùng để biểu hiện dự đoán tương lai; tỷ lệ chỉ thể hiện mối quan
hệ thông qua các giá trị ghi sổ của chỉ tiêu; qua các kỳ, các đặc điểm chính sách, nguy
cơ rủi ro của doanh nghiệp sẽ biến động, việc so sánh tỷ lệ của các kỳ vì thế cũng không còn tiêu chuẩn. lOMoAR cPSD| 40419767
1.3.4. Phương pháp Dupont
Phương pháp này có bản chất là tách một chỉ tiêu thành tích của các tỷ số có mối
liên hệ với nhau, từ đó tìm ra ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu cần nghiên cứu.
Áp dụng phương pháp này không chỉ giúp nhà phân tích nhận biết được nhân tố ảnh
hưởng mà còn phát hiện được những nguyên nhân dẫn đến tác động tốt xấu, nhờ vậy,
doanh nghiệp có thể biết được điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động DN.
1.3.5. Phương pháp khác
Ngoài những phương pháp đã nêu trên, nhà phân tích còn có nhiều lựa chọn khác
để vận dụng trong quá trình phân tích như những phương pháp truyền thống (phương
pháp thay thế liên hoàn, phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến kết quả kinh tế, phương pháp số chênh lệch, phương pháp cân đối) hay mô hình Z-score, bảng biểu… 1.4.
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.4.1. Phân tích ngành kinh doanh
Trước khi phân tích cụ thể các báo cáo tài chính, việc xác định môi trường kinh tế
mà doanh nghiệp đang hoạt động là điều cần thiết. 1.4.1.1. lOMoAR cPSD| 40419767
1.4.1.2. Mức độ cạnh tranh trong ngành
Trong một ngành, sự cạnh tranh đến từ ba nguồn: cạnh tranh của các DN hiện có,
đe dọa từ các đối thủ mới, đe dọa từ sản phẩm thay thế.
*Cạnh tranh giữa các hãng hiện tại là điều có thể dễ dàng nhìn thấy trong hầu hết các
ngành hiện nay. Trong những ngành cạnh tranh khốc liệt, áp lực khiến doanh nghiệp
phải luôn luôn giảm giá bán. Điều này ảnh hưởng đến tình hình HĐKD của công ty,
đòi hỏi đổi mới không ngừng.
*Đe dọa từ các đối thủ mới gia nhập: Nếu môi trường kinh doanh thuận lợi, tiềm năng
ngành được dự đoán phát triển trong tương lai, nhiều DN mới sẽ muốn tham gia vào.
Khi có DN mới tham gia, việc định giá sản phẩm sẽ bị ràng buộc và ảnh hưởng đến
sinh lời của DN nói riêng và ngành nói chung.
*Đe dọa từ các sản phẩm thay thế: Nhiều sản phẩm có tác dụng tương tự có thể được
lựa chọn thay vì sản phẩm của DN, khiến cho tính cạnh tranh của DN bị giảm, dẫn
đến khả năng sinh lời có thể giảm.
1.4.1.2. Sức mạnh đàm phán của DN
Lợi nhuận thực tế của DN phụ thuộc vào khả năng đàm phán của DN với đối tác.
Đối với đầu vào, DN thực hiện giao dịch với nhà cung cấp để có nguyên vật liệu phục
vụ sản xuất kinh doanh, nếu đàm phán tốt, giá vốn hàng bán sẽ giảm giúp tăng lợi
nhuận. Đối với đầu ra, DN thực hiện giao dịch với khách hàng hoặc các trung gian
phân phối, nếu cải thiện chất lượng và tạo dựng được độ uy tín trong ngành, doanh
thu bán hàng sẽ tăng cao.
1.4.2. Phân tích tình hình tài chính qua mối quan hệ trên BCĐKT
Phân tích BCĐKT cho biết thông tin về giá trị tài sản và nguồn tạo nên những tài
sản đó, nhờ vậy có thể đưa ra nhận định, đánh giá được cơ cấu tài sản ngắn hạn dài
hạn của công ty, năng lực hoạt động của tài sản, khả năng thanh toán nợ, mức độ phụ
thuộc về vốn của công ty với nguồn bên ngoài và mức hợp lý của chúng.
1.4.2.1. Phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn lOMoAR cPSD| 40419767
Trong phần tài sản, cán bộ tín dụng cần chú ý đến giá trị của các tài sản, phân loại
tài sản thuộc ngắn hạn hay dài hạn, mức biến động qua các năm như thế nào, nhờ thế,
không chỉ đánh giá được mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất mà còn dự đoán được
những rủi ro cơ cấu vốn có thể xảy ra:
Tài sản ngắn hạn bao gồm tổng tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản
ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền khác. Đây được coi là nguồn trả nợ chính nếu
doanh nghiệp cần thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Phân tích khoản phải thu của
doanh nghiệp để thấy được tổng lượng tài sản doanh nghiệp có thể thu hồi về, dự
đoán các khoản khó đòi và dự phòng các khoản này. Phân tích hàng tồn kho để thấy
được thực trạng của hàng hóa về số lượng và chất lượng nhằm lên kế hoạch trích lập
dự phòng giảm giá hàng tốn kho trong trường hợp có sự biến động giá trên thị trường.
Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định và các loại tài
sản khác. Khi thẩm định tài chính khách hàng phục vụ tín dụng, ngân hàng thường
không quan tâm nhiều tài sản dài hạn của doanh nghiệp do đây là những khoản có
tính lâu dài, ổn định, chỉ có sự biến động nếu doanh nghiệp có sự thay đổi quy mô
kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tài sản cố định được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong
tín dụng, NHTM sẽ cần theo dõi về giá trị còn lại, giá trị thị trường của tài sản.
Trong phần nguồn vốn, cán bộ tín dụng cần chú ý đến cơ cấu nợ, mức phụ thuộc
vào nguồn vốn nợ, cơ cấu vốn chủ sở hữu, biến động về số tuyệt đối của các chỉ tiêu
qua thời gian và tỷ lệ phần trăm của các chỉ tiêu với tổng thể.
Nợ phải trả bao gồm các khoản phải trả nhà cung cấp, phải trả các tổ chức tín
dụng, các khoản thực hiện nghĩa vụ nhà nước và nợ phải trả khác. Trong đó, hai khoản
lớn phải trả nhà cung cấp và khoản nợ tổ chức tín dụng được ngân hàng quan tâm hơn
khi phân tích. Cần nắm được DN hiện có các khoản nợ tại đơn vị nào với lượng nợ
và tiến độ trả nợ ra sao, nhờ thế NH có thể đánh giá khả năng thanh toán nợ của khách
hàng, độ tin cậy và dự phòng trường hợp khó đòi. Tùy vào thời hạn của khoản vay
mà nhà phân tích sẽ quan tâm đến các nhóm chỉ tiêu khác nhau: nếu NHTM cho
khách hàng vay ngắn hạn thì thường ít quan tâm đến nợ dài hạn; nếu NHTM cho
khách hàng vay dài hạn thì không chỉ quan tâm đến nợ dài hạn hiện có mà còn quan
tâm đến những mục chiếm tỉ trọng lớn trong nợ ngắn hạn của khách hàng. lOMoAR cPSD| 40419767
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc sở hữu của các chủ doanh nghiệp, gồm vốn
góp, lợi nhuận giữ lại, các quỹ và nguồn kinh phí khác. Đây được coi là nguồn đảm
bảo an toàn trong trường hợp doanh nghiệp vỡ nợ. Sự tăng lên của vốn chủ sở hữu
cho thấy dấu hiệu tích cực trong quá trình tăng trưởng của công ty.
Nhà phân tích qua nợ và vốn chủ có thể xác định được tính tự chủ của doanh
nghiệp qua hệ số nợ, hệ số nợ càng lớn chứng tỏ vốn công ty phụ thuộc nhiều vào
nguồn bên ngoài, nếu đòn bẩy tài chính ở mức vừa phải sẽ có tác động tích cực tới tài
chính công ty, nếu quá cao sẽ đem lại rủi ro lớn cho doanh nghiệp và các chủ nợ.
Ngoài ra, sự ổn định của nguồn tài trợ cũng được quan tâm, thể hiện khi tiến hành
phân tích về nguồn vốn thường xuyên (các khoản phải trả nhà cung cấp, lợi nhuận giữ lại, …).
1.4.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn trên BCĐKT
Do mỗi loại tài sản có nguồn tạo lập khác nhau nên trước khi tài trợ cần xác định
nguồn vốn sao cho phù hợp nhất, vừa đủ đảm bảo an toàn nhưng không được quá
phung phí nguồn lực. Trên BCĐKT, các mối quan hệ được thể hiện thông qua ba tiêu chí:
*Vốn lưu động ròng được xác định là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài
sản dài hạn. Bản chất phần VLĐR là dùng vốn dài hạn còn thừa để tài trợ các tài sản
ngắn hạn. Nếu VLĐR > 0, NVDH > TSDH, chứng tỏ một phần TS ngắn hạn đã được
tạo lập bởi NVDH, cho thấy cơ cấu vốn tương đối an toàn, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ
để tránh lãng phí do NV dài hạn sẽ có chi phí sử dụng cao hơn. Nếu VLĐR < 0,
NVDH < TSDH, một phần TSDH đang được tài trợ bởi NV ngắn hạn, cho thấy một cơ cấu chưa ổn định.
*Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu vốn NH phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
chưa được bên thứ ba tài trợ. Đây là chênh lệch giữa TSKD và NKD, trong đó, TSKD
gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và TSNH khác, còn NKD gồm các
khoản nợ bên thứ ba. Nếu NCVLĐ > 0, TSKD > NKD chứng tỏ tồn tại nhu cầu vốn
NH cho sản xuất nhưng chưa được bên thứ ba tài trợ. Nếu NCVLĐ < 0, TSKD <
NKD, một phần vốn bên thứ ba tài trợ đã được chiếm dụng không phục vụ cho nhu cầu vốn NH cho KD. lOMoAR cPSD| 40419767
*Ngân quỹ ròng là chênh lệch giữa ngân quỹ có và ngân quỹ nợ. NQC gồm tiền và
các khoản tương đương tiền, ĐTTC ngắn hạn; NQN gồm các khoản vay nợ ngắn hạn
từ các nhà cho vay. Nếu NQR > 0, NQC > NQN, DN dư thừa ngân quỹ, có khả năng
hoàn trả ngay các khoản vay nợ ngắn hạn. Nếu NQR < 0, NQC < NQN, DN thiếu hụt
ngân quỹ, chưa đủ khả năng để hoàn trả các khoản nợ vay cần thanh toán.
1.4.3. Phân tích lưu chuyển tiền tệ
BCLCTT cung cấp thông tin về các thay đổi tài sản thuần, các luồng tiền vào ra
của doanh nghiệp qua nhiều nguồn, từ đó nhà phân tích có thể sử dụng để đánh giá
khả năng có thể thanh khoản của tài sản, khả năng thanh toán nợ. Theo TS. Lê Thị
Xuân, “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng khách quan… vì nó loại trừ
được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau”. Vì thế,
báo cáo này có thể hữu ích để dự đoán dòng tiền, kiểm tra lại các dự đoán trước đây về luồng tiền.
Bước 1: Đánh giá và xác định nguồn thu và chi tiền chủ yếu là từ hoạt động kinh
doanh, đầu tư hay tài chính
Mỗi giai đoạn tăng trưởng của DN sẽ ghi nhận sự thay đổi về luồng tiền chính.
Nếu một công ty được đánh giá đang trong giai đoạn trưởng thành, dòng tiền chủ yếu
sẽ đến từ HĐKD. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty ở giai đoạn mới hoặc tăng
trưởng, nhu cầu vốn để phục vụ phát triển kinh doanh nhiều, dòng tiền từ HĐKD có
thể âm trong một thời gian. Lượng tiền chi ra này nhằm mục đích đầu tư vào hàng
tồn kho hoặc cho phép khách hàng nợ tiền hàng. Tình trạng này không nên duy trì
quá lâu. Luồng tiền của công ty được đánh giá tốt nếu sau cùng, HĐKD là hoạt động
chính tạo ra dòng tiền cho công ty. Tóm lại, nhà phân tích cần xác định dòng tiền
chính của DN và lượng tiền lưu chuyển từ HĐKD là bao nhiêu, có đủ tài trợ vốn cho các hoạt động của DN.
Bước 2: Đánh giá nhân tố của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
Cần tìm hiểu được các nhân tố trọng yếu quyết định dòng tiền HĐKD của DN,
đánh giá mức độ bền vững của các nhân tố này. Đồng thời, nên xem xét mối quan hệ
giữa lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD với LNST để ước lượng lượng tiền từ HĐKD lOMoAR cPSD| 40419767
hợp lý và đánh giá chất lượng lợi nhuận tạo được. Nếu LNST của công ty dương lớn
nhưng dòng tiền thuần từ HĐKD nhỏ có thể dẫn đến nghi ngờ về chất lượng của LN.
Bước 3: Đánh giá nhân tố của lưu chuyển tiền thuần từ HDĐT
Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được tạo ra từ hoạt động mua sắm, xây mới tài sản
dài hạn hoặc đầu tư góp vốn vào các tổ chức khác. Hạng mục này sẽ ít biến đổi qua
các năm do việc mua sắm, thanh lý tài sản dài hạn chỉ phát sinh khi có nhu cầu mua
mới, thay thế máy móc cũ; đầu tư vào đơn vị khác diễn ra nhiều năm, chỉ phát sinh
khi công ty đã có sự lựa chọn và đủ tiềm lực tài chính.
Bước 4: Đánh giá nhân tố của lưu chuyển tiền thuần từ HDTC
Luồng tiền từ hoạt động tài chính liên quan đến việc nhận vốn tài trợ từ các hoạt
động vay nợ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu hoặc trả nợ vay, lãi vay, trái tức, cổ tức
cho các đối tượng. Khi luồng tiền này dương, chứng tỏ trong kỳ công ty đã nhận
thêm vốn tài trợ, có thể để phục vụ mục tiêu tăng quy mô kinh doanh (dấu hiệu tích
cực) hoặc vay nợ mới để trang trải khoản nợ đã có (dấu hiệu tiêu cực), cần kết hợp
với các báo cáo tài chính khác để đánh giá rõ ràng hơn.
1.4.4. Phân tích các chỉ số tài chính
1.4.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
HS(TTS) ¿ DoanhthuthuầnTổngtàisảnbìnhquân+Thunhập khác
Chỉ tiêu phản ánh cứ 100 đồng tổng tài sản bình quân sẽ tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu thuần và thu nhập khác. Khi so sánh với các công ty trong cùng ngành
hoặc so sánh với số liệu trong quá khứ, chỉ tiêu này lớn hơn chứng tỏ DN cần ít tài
sản hơn để đạt được doanh thu, hoạt động của công ty hiệu quả, cần tiếp tục phát triển trong tương lai. lOMoAR cPSD| 40419767
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Doanhthuthuần HS(TSLĐ) ¿
Tàisảnlưuđộngbìnhquân
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán trên BCKQKD. TSLĐ
luân chuyển nhanh và hình thái biến đổi trong quá trình được sử dụng, bao gồm tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ, các khoản phải thu, đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho
và chi phí trả trước. Chỉ tiêu H (TSLĐ) thể hiện mối quan hệ cứ một đồng TSLĐ sẽ S
tạo ra được bao nhiêu đồng D , cho thấy mức độ hiệu quả trong sử dụng tài sản lưu th
động vào việc sinh ra doanh thu thuần.
Vòng quay khoản phải thu Doanhthuthuần L
PT ¿ Cáckhoảnphảithubìnhquân
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ đầu tư vào khoản phải thu để có thể thu được doanh
thu thuần như vậy trong kỳ, mức hiệu quả trong thu hồi các khoản phải thu. Cán bộ
tín dụng khi xem xét LPT có thể đánh giá được mức hiệu quả khi công ty cho khách
hàng khách hàng vay nợ tác động lên doanh thu, đồng thời thấy được khả năng thu
hồi nợ ngắn hạn của công ty một cách khách quan. Chỉ tiêu này càng lớn sẽ càng cho
thấy hiệu quả quản lý khoản phải thu của DN.
Kỳ thu tiền trung bình Số ngàytrongkỳ K
TB ¿ Vòngquaykhoản phảithubìnhquân
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số ngày trong kỳ, doanh thu thuần và các khoản phải
thu. Kỳ thu tiền trung bình thể hiện số ngày trung bình doanh nghiệp cần từ ngày giao
hàng đến ngày nhận được tiền. Nếu chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ quá trình thu nợ
của công ty diễn ra nhanh chóng, thể hiện công tác này được thực hiện rất hiệu quả,
rủi ro tín dụng của công ty nhỏ và ngược lại, nếu chỉ tiêu này có giá trị lớn, công ty lOMoAR cPSD| 40419767
bị khách hàng chiếm đoạt vốn trong thời gian dài, rủi ro không thu được nợ cao,
không đủ nguồn lực để thực hiện những mục tiêu mới.
Vòng quay hàng tồn kho Giávốnhàngbán L
TK ¿ Hàngtồnkhobìnhquân
Chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ kế toán, hàng tồn kho sẽ luân chuyển trong kho
bao nhiêu vòng. Số vòng càng lớn thì có thể đánh giá hoạt động kinh doanh tương
đối tốt do sản lượng bán ra tăng trưởng cao, số vòng càng nhỏ thể hiện tình hình bán
hàng cung cấp dịch vụ có vấn đề, sản phẩm không được khách hàng lựa chọn, doanh
thu sẽ sụt giảm, công ty cần chấn chỉnh lại. Mỗi ngành nghề, mỗi giai đoạn sẽ có mức
LTK phù hợp đặc điểm, khi đánh giá, cán bộ tín dụng nên so sánh với trung bình ngành
và bản thân doanh nghiệp những năm trước.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Số ngàytrongkỳ K
TK ¿ Vòngquayhàngtồnkhobìnhquân
Chỉ tiêu này dùng để xác định số ngày cần thiết để doanh nghiệp sản xuất thành
phẩm từ nguyên vật liệu ban đầu. Nếu khoảng thời gian thực hiện việc này càng ngắn,
công ty sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, một năm có thể thực hiện nhiều vòng quay
hơn, tác động phần nào vào việc giảm chi phí, giúp tăng lợi nhuận của công ty.
1.4.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tàisảnngắnhạn
Tỷ số KNTT nợ ngắn hạn¿ Nợngắnhạn
Tỷ số phản ánh cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn
chuyển hóa nhanh thành tiền để trả. Tuy nhiên, mỗi chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn lại
có tốc độ chuyển hóa thành tiền khác nhau, tốc độ của hàng tồn kho là chậm nhất. Để lOMoAR cPSD| 40419767
đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán của DN, có thể sử dụng tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số KNTT nhanh ¿ Tiền+ĐTTC ngắnhạnNợ ngắnhạn+Phảithungắnhạn
Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng chuyển hóa TSNH trừ
HTK thành tiền. Có thể thấy, khoản phải thu ngắn hạn trên thực tế cũng mất thời gian
dài để có thể chuyển đổi thành tiền, nên để xem xét khả năng thanh toán ngay tại thời
điểm đó, chỉ tiêu tỷ số khả năng thanh toán ngay thường được sử dụng hơn.
Tỷ số khả năng thanh toán ngay
Tỷ số khả năng thanh toán ngay ¿ Tiền+NợngắnhạnĐTTC ngắnhạn
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ngay tại thời điểm xét. Tỷ
số càng cao chứng tỏ khả năng DN có thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ càng lớn, đối với
các chủ nợ đó là dấu hiệu đảm bảo an toàn. Nhưng đối với DN, tỷ số này quá cao sẽ
thể hiện DN đang đầu tư quá nhiều vào TS hiện hành.
1.4.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính
Tỷ số nợ hoặc tỷ số VCSH Nợ phảitrả
Tỷ số nợ ¿ Tổngnguồnvốn Nợ phảitrả NPT trên VCSH ¿ VCSH
Tỷ số nợ thể hiện mức vốn dùng để tài trợ tài sản có từ nguồn bên ngoài DN, tỷ
số VCSH hay tỷ suất tự tài trợ đo mức độ tài trợ tài sản từ nguồn chủ doanh nghiệp.
Đối với chủ nợ, tỷ số nợ thấp thể hiện DN đang ít phụ thuộc vào nguồn bên ngoài, rủi
ro thấp, khi có vấn đề xảy ra, khoản nợ của họ sẽ đảm bảo được hoàn trả. Đối với
DN, tỷ số nợ cao có lợi vì DN chiếm đoạt được nhiều vốn của bên thứ ba hơn để đầu
tư nhiều hơn, kỳ vọng sinh lời nhiều hơn. Nếu đòn bẩy tài chính của DN cao thì lOMoAR cPSD| 40419767
thường rủi ro tài chính sẽ cao, ngược lại tỷ số nợ càng nhỏ thì tài chính DN đảm bảo an toàn.
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu Nợ dàihạn
Tỷ số NDH trên VCSH ¿ VCSH
Tỷ số phản ánh mức phụ thuộc của DN vào chủ nợ. Rủi ro tài chính sẽ càng cao
nếu tỷ số NDH càng cao. Tỷ số càng tiến gần 1, khả năng DN nhận được khoản vay
là càng thấp, do đối với chủ nợ, khi DN đang có nhiều nợ dài hạn, nợ mới sẽ không
được đảm bảo hoàn trả đúng và đủ theo thỏa thuận. Tuy nhiên, mỗi ngành nghề và
giai đoạn sẽ ảnh hưởng đến mức chấp nhận tỷ số NDH/VCSH khác nhau đối với người cho vay. lOMoAR cPSD| 40419767
Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn VCSH
Tỷ số tự tài trợ TSDH ¿ Tàisảndàihạn
Chỉ tiêu này cho thấy mức tài trợ TSDH bằng VCSH. Tỷ số càng cao chứng tỏ
tiềm lực tài chính của DN càng mạnh, rủi ro tài chính nhỏ. Nếu tỷ số này lớn hơn 1
rất nhiều sẽ không tốt, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của DN chưa tối ưu, chi phí sử dụng vốn cao.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
Tỷ số KNTT lãi tiền vay ¿ LNTTChi phí lãivay+Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu cho thấy khả năng trả lãi vay của DN bằng khoản LNTT trong kỳ. Tỷ số
này càng cao, mức độ đảm bảo DN có thể trả lãi vay trong kỳ càng lớn và ngược lại.
Trong trường hợp lãi vay được vốn hóa, nhà phân tích có thể dùng tỷ số KNTTLTV có điều chỉnh.
1.4.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Khả năng sinh lợi doanh thu Lợinhuận
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu ¿ Doanhthu x100
Tỷ suất phản ánh 1 đồng doanh thu DN tạo ra có bao nhiêu đồng chuyển thành
LN. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu cao thường phản ánh khả năng tối đa hóa doanh thu
để tạo lợi nhuận cho DN. Lợi nhuận và doanh thu sử dụng trong công thức được xác
định tùy vào mục đích đánh giá khác nhau:
Khả năng sinh lợi tổng tài sản Lợinhuận Tỷ suất LN trên TTS ¿
Tổngtải sảnBQ x100 lOMoAR cPSD| 40419767
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản DN có sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tùy theo mục đích phân tích, cán bộ sẽ chọn tử số và mẫu số là các chỉ tiêu
lợi nhuận và tài sản thích hợp.
Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu LNTThoặc LNST
Tỷ suất LN trên VCSH ¿ Vốnchủsở hữuBQ x100
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn chủ sở hữu, cứ 100 đồng
vốn chủ sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận cho DN. 1.5.
Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
1.5.1. Nhân tố chủ quan 1.5.1.1.
Công văn và quy định của NHTM về công tác phân tích tài chính KHDN
Mỗi NHTM sẽ phát hành các nhiều quy định khác nhau liên quan đến hoạt động
phân tích TC KHDN trong tín dụng tùy vào mục tiêu và kế hoạch hoạt động của NH.
Những quy định này là về công tác tổ chức, thời gian tổ chức, nguyên tắc áp dụng
trong phân tích, đảm bảo từ khâu lên kế hoạch đến giai đoạn thực hiện và đánh giá
kết quả đều tuân theo quy trình chuẩn. Trong đó, phương pháp phân tích và nội dung
phân tích đóng vai trò quan trọng nhất. Phương pháp khác nhau và các cách kết hợp
phương pháp khác nhau sẽ cho ra kết quả có phần sai lệch dẫn đến đánh giá tình hình
khác nhau. Nếu khâu chọn phương pháp áp dụng được thực hiện cẩn thận, kết quả
thu được sẽ sát với thực tế hơn. Nội dung phân tích là phần chính, trực tiếp liên quan
đến công tác phân tích, do vậy, kết quả phân tích sẽ trọng tâm nếu xác định được
những nội dung cần thiết và ngược lại, kết quả có thể lan man nếu nội dung phân tích không thiết yếu. 1.5.1.2.
Trình độ của cán bộ tín dụng
Tại các NHTM, đa phần hoạt động phân tích TCDN khách hàng tín dụng đều được
trực tiếp thực hiện bởi các cán bộ tín dụng. Đồng thời, phân tích TCDN là một quá
trình phức tạp đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp, thông tin và suy luận. Cán bộ phân
tích càng giàu kinh nghiệm, có chuyên môn sâu và hiểu biết nhiều vấn đề kinh tế xã
hội thì kết quả phân tích sẽ càng mạch lạc, đáp ứng mục tiêu và sát thực tế. Vì vậy, lOMoAR cPSD| 40419767
ảnh hưởng của nhân tố con người trong công tác phân tích tài chính là không thể phủ nhận. 1.5.1.3.
1.5.1.4. Thông tin và công nghệ áp dụng trong công tác phân tích
Các công nghệ tiên tiến đang ngày càng được áp dụng trong vận hành ngân hàng.
Nếu ứng dụng tốt cơ sở dữ liệu và khai thác nền tảng kỹ thuật, kết quả thu được vừa
nhanh vừa tiết kiệm công sức mà độ tin cậy cao hơn thực hiện thủ công. Phần mềm
máy móc không chỉ chọn lọc và lựa chọn phương pháp, số liệu thông tin thích hợp
mà còn khoa học và có tính tự động cao.
1.5.2. Nhân tố khách quan
1.5.2.1. Môi trường pháp lý
Các điều luật có sự liên kết, đi vào chi tiết từng hoạt động của các doanh nghiệp.
NHTM khi cấp tín dụng cho khách hàng đều phải đảm bảo tuân thủ luật và quy định
của Nhà nước, Ban Bộ ngành liên quan. Nếu có sự thay đổi trong hành lang pháp lý,
công tác phân tích khách hàng trong tín dụng cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
1.5.2.2. Xu hướng phát triển của toàn thị trường và ngành kinh tế
KHDN tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế. Do vậy, những biến đổi
trong tình hình tài chính của công ty có thể do tác nhân vĩ mô về ngành tác động.
Thêm vào đó, mỗi nhóm ngành nghề có những đặc điểm kinh doanh riêng, có chu kỳ
hoạt động đặc trưng nên cần có sự xác định khác nhau về phương pháp và nội dung.
Ngoài ra, ngành kinh tế cũng phát triển theo bối cảnh kinh tế chung nên khi phân tích
một doanh nghiệp, nhà phân tích cần dựa vào cả ngành hoạt động và nền kinh tế mà
công ty đang hoạt động.
1.5.2.3. Độ tin cậy của thông tin
Thông tin phân tích là đầu vào, một bộ phận rất quan trọng trong quá trình thực
hiện công tác phân tích tài chính. Nếu thông tin thu thập được đúng, đủ thì kết quả
thu được sẽ phản ánh đúng thực tế doanh nghiệp; còn nếu nguồn dữ liệu còn ít, chưa
bao quát hết các vấn đề cần xem xét và có dấu hiệu gian lận, hiệu quả của việc phân lOMoAR cPSD| 40419767
tích sẽ không cao. Tuy nhiên, NHTM khó lòng kiếm soát hoàn toàn độ chính xác của
dữ liệu vì vậy cần có công tác thẩm định số liệu kỹ trước khi sử dụng đánh giá tình hình khách hàng CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1.
Vài nét về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đống Đa
2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE Tên giao dịch: VietinBank
Vốn điều lệ: 48.057.506.090.000 đồng Mã cổ phiếu: CTG
Mã giao dịch SWIFT: ICBVVNVX Tầm nhìn
Đến năm 2030, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ phấn đấu trở thành
lọt vào Top 20 NH mạnh nhất Châu Á – Thái Bình Dương và trở thành NH mạnh và
uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu khu vực, uy tín cao trên thế giới vào năm 2045. Sứ mệnh
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong những NHTM chiếm thị
phần lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam, trên cơ sở tối ưu giá trị cho KH, cổ
đông, người lao động, mang theo sứ mệnh tiên phong đóng góp vào sự phát triển của đất nước. lOMoAR cPSD| 40419767
Năm 1988, NH Công thương được thành lập sau khi tách khỏi NHNN. Đến tháng
4/2008, thương hiệu VietinBank chính thức được ra mắt và thực hiện thành công đợt IPO vào tháng 12 năm đó.
Hoạt động chính của VietinBank bao gồm: Tiền gửi (huy động và nhận tiền gửi
từ các cá nhân tổ chức, Cho vay (cho vay cá nhân tổ chức các loại kỳ hạn), Thanh
toán (thực hiện thanh toán giữa các đối tượng), Giao dịch (thực hiện giao dịch trong
và ngoài nước, GTCG) và các hoạt động được phép theo quy định của NHNN.
Với quan điểm phát triển “đóng vai trò trụ cột và chủ lực của nền kinh tế, đồng
hành phục vụ cho sự phát triển của đất nước”, mạng lưới của VietinBank phát triển
khắp cả nước và trên thế giới. Mạng lưới trong nước trải rộng 63 tỉnh thành với Trụ
sở chính đặt tại 108 Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội, 155 CN, 958
PGD, 1 Trung tâm KH phía Nam, 2 văn phòng đại diện và 9 đơn vị sự nghiệp. Đồng
thời, NH đang duy trì hoạt động 2 CN tại Đức, 1 NH con tại Lào và 1 văn phòng đại
diện tại Myanmar. Ngoài ra, VietinBank đã xây dựng được mối quan hệ với hơn 1000
NH đại lý ở hơn 90 nước.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 2.1.2.1.
Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của VietinBank 2019 - 2021
Đơn vị: triệu đồng Chỉ 31/12/2021 Tỷ 31/12/2020 Tỷ 31/12/2019 Tỷ tiêu trọn trọn trọng g g (%) (%) (%) Các 33,294,404 2.34 44,597,188 3.58 70,602,893 6.12 khoản nợ Chính phủ và NHNN lOMoAR cPSD| 40419767 Tiền 132,994,157 9.33 124,872,145 10.02 106,799,400 9.25 gửi và vay các TCTD khác Tiền
1,159,761,203 81.36 988,070,156 79.31 889,792,174 77.09 gửi của KH Vốn tài 2,527,930 0.18 2,733,251 0.22 5,775,899 0.50 trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro Phát 64,496,785 4.52 59,875,570 4.81 56,966,353 4.94 hành GTCG Các 32,405,553 2.27 25,706,720 2.06 24,298,446 2.11 khoản nợ khác Tổng 1,425,480,032 1,245,855,030 1,154,235,705
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của VietinBank các năm)
Nguồn vốn phục vụ HĐKD của VietinBank cấu thành từ nhiều nguồn, giá trị tổng
huy động vốn qua các kỳ đều tăng mạnh. Trong đó, tiền gửi của KH chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong toàn bộ lượng vốn huy động được và qua mỗi năm đều có sự tăng lOMoAR cPSD| 40419767
trưởng đều đặn: năm 2021, tổng là 1,159,761,203 trđ tương đương 81.36%. Cùng với
đó, nguồn tiền gửi và tiền vay từ các TCTD khác của NH cũng chiếm tỷ trọng cao,
chỉ xếp sau vốn huy động từ KH. Chỉ tiêu này qua các năm có tỷ trọng trong tổng vốn
huy động chiếm khoảng 10%. Chỉ tiêu nợ Chính phủ và NHNN, vốn tài trợ ủy thác
đầu tư giảm đi theo từng năm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Đây là dấu hiệu tốt
cho thấy nghĩa vụ nợ với các cơ quan, tổ chức ngày càng giảm. Cơ cấu vốn huy động
đánh giá tương đối an toàn. 2.1.2.2.
Tình hình hoạt động tín dụng
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của VietinBank 2019 - 2021
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020 31/12/2019 Cho vay các tổ 1,113,610,261 997,967,514 920,020,584 chức kinh tế, cá nhân trong nước Cho vay các tổ 4,205,583 4,885,023 3,483,360 chức kinh tế, cá nhân nước ngoài Cho vay KH khác 2,247,241 2,123,004 1,748,886 Tổng 1,120,063,085 1,004,975,541 925,252,830
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của VietinBank các năm)
VietinBank thực hiện hoạt động tài trợ TD đa phần cho các tổ chức và cá nhân
trong nước. Qua các năm, giá trị này tăng mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh, nhu cầu
vay càng tăng để đáp ứng những thiếu hụt về tiêu dùng đối với cá nhân, nhu cầu thanh
toán và duy trì mở rộng kinh doanh với các tổ chức kinh tế. Năm 2019, NH cho vay
KH trong nước 920,020,584 trđ và KH quốc tế 3,483,360 trđ; sau 2 năm, 2 chỉ tiêu
này tương ứng là 1,113,610,261 trđ và 4,205,583 trđ. Đây có thể coi là dấu hiệu tốt
cho NH trong hoạt động TD ngày càng phát triển và tiếp cận được nhiều KH, tuy
nhiên, NH cũng đối mặt với nhiều rủi ro hơn, cần chú ý kiểm soát chặt chẽ và theo dõi thường xuyên.
Bảng 2.3. Chất lượng nợ cho vay của VietinBank 2019 - 2021 lOMoAR cPSD| 40419767
Đơn vị: triệu đồng 31/12/2021 Tỷ 31/12/2020 Tỷ 31/12/2019 Tỷ trọng trọn trọng g (%) (%) (%) Nợ đủ tiêu
1,093,965,567 97.67 992,644,310 98.77 909,030,352 98.25 chuẩn Nợ cần chú 11,846,029 1.06 2,936,106 0.29 5,563,111 0.60 ý Nợ dưới tiêu 7,093,692 0.63 1,833,956 0.18 1,944,632 0.21 chuẩn Nợ nghi ngờ 1,995,276 0.18 1,522,995 0.15 1,517,753 0.16 Nợ có khả 5,162,521 0.46 6,038,174 0.60 7,196,982 0.78 năng mất vốn Tổng 1,120,063,085 1,004,975,541 925,252,830
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của VietinBank các năm)
Chất lượng nợ của VietinBank qua các kỳ đều tốt. Tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn trong
tổng nợ tài trợ trong giai đoạn 3 năm 2019 – 2021 đều trên 97.5%, chứng tỏ KH vay
nợ tại NH đa phần đều đảm bảo nghĩa vụ nợ, cán bộ phụ trách đã thẩm định tốt, sát
sao KH. Bên cạnh đó, cần ghi nhận sự tụt giảm nhẹ nợ có khả năng mất vốn:
7,196,982 trđ (2019); 6,038,174 trđ (2020) và 5,162,521 trđ (2021). Tuy chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ, nhưng qua các năm tổng nợ chưa đủ tiêu chuẩn có xu hướng tăng. Trong
tương lai, VietinBank cần tiếp tục nâng cao tổng TD đi kèm với tăng cường hiệu quả
công tác phân tích, đảm bảo chất lượng trước và sau khoản vay, duy trì mức nợ đạt
tiêu chuẩn cao như hiện tại.
Bảng 2.4. Dư nợ theo thời hạn khoản vay của VietinBank 2019 - 2021 lOMoAR cPSD| 40419767
Đơn vị: triệu đồng 31/12/2021 Tỷ 31/12/2020 Tỷ 31/12/2019 Tỷ trọng trọng trọng (%) (%) (%)
Nợ ngắn hạn 680,022,831 60.71 590,292,716 58.74 533,784,301 57.69 Nợ trung hạn 62,825,173 5.61 58,165,413 5.79 59,551,204 6.44 Nợ dài hạn 377,215,081 33.68 356,517,412 35.48 331,917,325 35.87 Tổng 1,120,063,085 1,004,975,541 925,252,830
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của VietinBank các năm)
Trong giai đoạn 3 năm, tất cả các chỉ tiêu theo thời gian đều tăng, trong đó, nợ
ngắn hạn tăng mạnh cả về giá trị và tỷ trọng so với tổng tín dụng. Năm 2019, nợ vay
ngắn hạn là 533,784,301 trđ, đến năm 2021, con số này đã tăng lên 680,022,831 trđ,
tương đương 60.71%. Tỷ trọng sau 2 năm dao động không nhiều tuy nhiên, giá trị ghi
nhận có mức tăng mạnh mẽ. Nợ trung và dài hạn tuy số tiền qua các năm đều tăng
nhưng tỷ trọng trong tổng cho vay đã giảm nhẹ. Có thể thấy, việc tỷ trọng của những
khoản vay này giảm sẽ giảm thời gian NH bị chiếm dụng vốn, quay vòng cho vay
thêm nhiều KH hơn, rủi ro phải đối mặt cũng ít hơn nhưng thu nhập lãi từ khoản vay dài hạn sẽ giảm. 2.1.2.3.
Tình hình hoạt động kinh doanh
Bảng 2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank 2019 - 2021
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2021 2020 2019 Thu nhập lãi thuần 41,019,546 34,850,541 32,647,974 lOMoAR cPSD| 40419767 Tổng lãi thuần 10,551,362 8,785,974 6,474,590 Tổng CP hoạt động 16,372,780 15,112,149 14,733,282 Chi phí dự phòng 18,337,702 12,047,210 12,928,207 LNTT 16,860,426 16,477,156 11,461,075
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của VietinBank các năm)
Qua các năm, thu nhập lãi thuần và tổng lãi thuần đều tăng và tăng mạnh hơn tổng
CP hoạt động của NH, vì vậy, LN có xu hướng tăng. Đáng chú ý, có bước nhảy vọt
trong LN giữa năm 2020 và cùng kỳ trước đó, tăng từ 11,461,075 trđ lên 16,477,156
trđ. Nguồn tạo lợi nhuận chính của NH là thu nhập lãi thuần, cho thấy càng ngày
HĐKD của VietinBank đã cải thiện nhiều. Đây là sự cố gắng của bộ máy quản lý và
CBTD, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát và lan rộng, lãi thuần của NH
vẫn được đảm bảo duy trì ổn định.
2.1.3. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đống Đa Hà Nội
Tên tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR
INDUSTRY AND TRADE – Dong Da Branch
Tên viết tắt: VietinBank Đống Đa Hà Nội
Địa chỉ: Số 183 Nguyễn Lương Bằng, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội lOMoAR cPSD| 40419767 *Cơ cấu tổ chức
Bảng 2.6. Cơ cấu tổ chức của VietinBank Đống Đa Giám đốc 4 Phó Giám đốc Phòng Hỗ trợ TD
Phòng Tiền tệ - kho quỹ Phòng KH bán lẻ Phòng KHDN Phòng Kế toán
Phòng Thông tin điện toán Phòng Tổng hợp
Phòng Tổ chức – Hành chính Các PGD trực thuộc
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính VietinBank Đống Đa) Trong đó:
Phòng Hỗ trợ TD: Phụ trách lập hồ sơ vay vốn của KH, đồng thời dựa vào nguồn dữ
liệu để lên kế hoạch quản trị rủi ro
Phòng KH bán lẻ, KHDN: Phụ trách nghiệp vụ cho các phân khúc KH tương ứng
Phòng Tiền tệ - Kho quỹ: Quản lý an toàn kho, quỹ tiền mặt
Phòng Kế toán: Quản lý tài chính, lập các báo cáo quản trị, báo cáo tài chính.
Phòng Thông tin điện toán: Duy trì và quản lý hệ thống công nghệ thông tin, bảo trì
đảm bảo công nghệ tại CN hoạt động tốt
Phòng Tổng hợp: Tổng hợp HĐKD của CN, đánh giá thực hiện và dự kiến kế hoạch. lOMoAR cPSD| 40419767
Phòng Tổ chức – Hành chính: Tổ chức nhân sự và ban hành những chính sách cần
thiết cho người lao động
*Ngành nghề kinh doanh chính của Chi nhánh Đống Đa
Có 4 hoạt động kinh doanh chính tại VietinBank Chi nhánh Đống Đa:
Huy động vốn là hoạt động NH nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, các loại
tiền gửi tiết kiệm (tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn; tiết kiệm tích lũy, …) từ các cá nhân và tổ chức.
Cho vay, đầu tư: CN tài trợ vốn ngắn, trung và dài hạn cho các cá nhân tổ chức;
đồng tài trợ những dự án lớn, hoặc đầu tư trên thị trường trong và ngoài nước
Thanh toán và tài trợ thương mại: Phát hành, bảo lãnh, tái bảo lãnh thư TD; thông
báo, xác nhận và thanh toán thư TD
Phát hành thẻ và điều phối ngân hàng điện tử: hỗ trợ KH phát hành và sử dụng
các loại thẻ (Visa, MasterCard) và dịch vụ trực tuyến (Internet Banking, Mobile Banking, SMS)
Ngoài ra, CN còn thực hiện một số công tác khác nhằm đóng góp vào HĐKD
chung như tư vấn đầu tư, môi giới, quản lý danh mục đầu tư, …
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính KHDN tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
2.2.1. Quy trình phân tích tài chính KHDN tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
Tín dụng là một trong những hoạt động mang lại LN chính cho Vietinbank Đống
Đa nói riêng và toàn hệ thống VietinBank nói chung. Vì thế việc đầu tư hoàn thiện
nghiệp vụ này cũng có tác động tích cực đến kết quả HĐKD của NH, từ đó, NH và
CN có thể đạt được những mục tiêu đặt ra trong NH, đặt nền tảng hoàn thành mục tiêu trung và dài hạn.
Quy trình cho vay áp dụng cho toàn hệ thống VietinBank gồm 7 bước: tìm kiếm,
tiếp cận KH; tiếp nhận, kiểm tra, phân tích hồ sơ đề nghị cấp TD; tái thẩm định; phê
duyệt TD; thông báo phê duyệt TD; soạn thảo, ký kết HĐ cấp TD; hoàn thiện thủ tục
nhận bảo đảm cấp TD (nếu có). Trong đó, bước thứ hai có vai trò quan trọng, là nền lOMoAR cPSD| 40419767
tảng để các bước kế tiếp được thực hiện trơn tru và đem lại kết quả chính xác và hiệu quả nhất.
Tại VietinBank Đống Đa, công tác phân tích TC KHDN diễn ra theo 4 bước:
2.2.1.1. Trước phân tích KHDN
Trước khi bắt đầu phân tích DN, phòng KHDN sẽ phân công CBTD phụ trách
thẩm định DN. Thông thường, một tờ trình phân tích hồ sơ TCDN được thực hiện bởi
2 CBTD. CBTD sẽ lựa chọn giai đoạn phân tích, liên hệ với người phụ trách của KH,
hướng dẫn họ chuẩn bị hồ sơ giấy tờ đề nghị cấp TD.
2.2.1.2. Thu thập dữ liệu
Về thông tin tài chính, CBTD có trách nhiệm thu thập, tiếp nhận, đối chiếu hồ sơ
KH cung cấp với yêu cầu danh mục cần có theo quy định của VietinBank. Trong bộ
hồ sơ đề nghị cho vay, KH cần nộp đủ:
Bảng 2.7. Danh mục giấy tờ hồ sơ đề nghị cho vay STT Tên hồ sơ
Yêu cầu Trình phê Lưu hồ từ KH duyệt TD sơ giấy 1 Giấy đề nghị vay vốn Gốc Scan Gốc 2
Giấy đề nghị thay đổi khoản vay của KH Gốc Scan Gốc 3
BCTC 2 năm gần nhất (BCĐKT; Gốc Scan Gốc
BCKQHĐSXKD; BCLCTT; thuyết minh BCTC) 4
BCTC giữa niên độ gần nhất không quá 4 Gốc Scan Gốc
tháng (nếu KH đề nghị cấp TD trong 9 tháng đầu năm)
BCTC bán niên (nếu KH đề nghị cấp TD trong 3 tháng cuối năm) lOMoAR cPSD| 40419767 5
Bảng kê chi tiết phát sinh các khoản phải Gốc Scan Gốc
thu, phải trả, hàng tồn kho, các tài khoản trọng yếu trong TS/NV 6
Sao kê tài khoản thanh toán của KH tại Gốc Scan Gốc
TCTD khác của kỳ và năm gần nhất 7
Hợp đồng ký kết với đối tác, hợp đồng Gốc Scan Gốc liên doanh, hợp tác 8
Bảng kê số tiền TD, số dư TD tại các NH Gốc Scan Gốc và TCTD 9
Phương án khắc phục lỗ, mất cân đối nợ Gốc Scan Gốc
vay, mất cân đối tài chính đã được phê duyệt (nếu có) 10
Văn bản giao dự toán thu – chi ngân sách Gốc Scan Gốc
của cơ quan chủ quản với đơn vị tự bảo
đảm một phần bằng CP hoạt động (nếu có)
(Nguồn: Quy trình cấp và quản lý TD đối với KH của VietinBank)
Nếu KH đã cung cấp đủ tài liệu, CBTD sẽ đánh giá chất lượng BCTC và các
chứng từ liên quan. Hợp đồng mua bán, giao thương với đối tác, phiếu nhập kho, xuất
kho và chứng từ kế toán khác KH nộp phải có dấu đỏ, chữ ký trực tiếp của người đại
diện có thẩm quyền xác nhận. Độ tin cậy của BCTC được đánh giá dựa vào mức độ
đảm bảo của số liệu: BCTC đã kiểm toán, BCTC nộp cho Cơ quan thuế, BCTC nộp
cho Cơ quan có thẩm quyền. Với trường hợp BCTC đã được kiểm toán, chỉ khi kiểm
toán viên chấp nhận hoàn toàn hoặc toàn phần ngoại trừ những khoản mục không lOMoAR cPSD| 40419767
trọng yếu và CBTD phòng không lập lại BCTC thì kết quả đánh giá mới được xác
định là đạt yêu cầu.
Về thông tin phi TC, công ty cần cung cấp cho CBTD hồ sơ pháp lý của DN, hồ
sơ pháp lý của người đại diện theo pháp luật bản gốc, bộ máy tổ chức công ty, lĩnh
vực hoạt động chủ yếu và mục tiêu HĐKD. Ngoài ra, để có đủ thông tin để tham
chiếu, CBTD sẽ tìm nguồn tin trên thị trường, trung bình ngành trong và ngoài nước.
2.2.1.3. Trong phân tích KHDN a. Phân tích ngành hàng
Khi đánh giá một DN hoạt động tốt hay không, nhà phân tích cần đặt DN vào bối
cảnh chung và so sánh DN với những công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng
thị trường và cùng giai đoạn hoạt động. CBTD nêu những thay đổi tác động đến ngành
theo hướng tích cực và tiêu cực, sau đó phân tích cụ thể bằng số liệu. Việc phân tích
đi sâu vào từng phân khúc bên trong ngành lớn để thấy được toàn bộ tình hình, không
nhìn xu hướng chung mà đánh giá ngành đang vận động theo hướng nào.
Từ những nhận định, xu hướng biến động ngành trong NH sẽ được dự đoán, là
một căn cứ để NH đảm bảo tiềm năng phát triển của công ty trong ngành. Thêm vào
đó, vị thế DN cũng được quan tâm. Công ty nắm bao nhiêu thị phần, đang ở giai đoạn
nào của chu kỳ kinh doanh, trước những xu hướng thay đổi của ngành và nền kinh tế
có thể bị tổn thất về phương diện nào, tốc độ hồi phục sau biến động. Công ty càng
có vị thế vững mạnh trong ngành càng được đánh giá đem lại rủi ro TD thấp hơn cho
NH, dẫn đến, thu hút được vốn tài trợ cho các HĐKD hoặc đầu tư mở rộng quy mô.
b. Phân tích phi tài chính
Trước hết, CBTD xác định những thông tin cơ bản về KH, quan hệ TD của KH
với CN Đống Đa và các CN trực thuộc VietinBank. CBTD phải đảm bảo CN có thể
kiểm soát được những giao dịch của công ty và bên liên quan bằng các biện pháp cụ thể.
Tiếp theo, tư cách pháp lý của KH sẽ được kiểm định thông qua các giấy tờ thuộc
bộ hồ sơ pháp lý (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký mã số thuế,
danh sách thành viên góp vốn) và các vấn đề pháp lý liên quan đến người đại diện lOMoAR cPSD| 40419767
theo pháp luật. Bộ máy tổ chức cũng được quan tâm khi phân tích phi TC, cơ cấu tổ
chức hợp lý với ngành và quy mô sẽ đem lại hiệu quả lớn trong KD, ngược lại, lựa
chọn một mô hình không phù hợp DN sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực hoặc gây quá
tải lên bộ máy hiện hành, không đạt được tối ưu trong HĐKD.
Thêm vào đó, NH phân tích nghĩa vụ trả nợ của công ty với các đối tượng là các
NHTM và TCTD khác. Dựa vào thông tin từ CIC, CBTD sẽ nắm được danh sách các
khoản vay của DN tại các tổ chức, đối chiếu với năng lực trả nợ DN thể hiện trong
quá khứ, rút ra nhận định có cho vay không, hạn mức tài trợ và thời gian cho vay bao
nhiêu. Ngoài ra, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ nợ của công ty với Nhà nước hay
nhà cung cấp có thể cho thấy được thiện chí trả nợ vay của DN. Công ty luôn thực
hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ với nhân viên hay đối tác cũng sẽ có trách nhiệm trong trả nợ NH. c. Phân tích tài chính
CBTD phân tích 3 BCTC của công ty đi kèm với tính toán và nhận xét những chỉ
số TC quan trọng tùy vào ngành nghề KD của công ty.
Trong BCKQHĐKD, bản chất sẽ phân tích DT, CP và LN. Những chỉ tiêu được
phân tích sẽ là DT thuần, các CP trọng yếu và LN của công ty. CBTD phân tích số
liệu để thấy được sự biến động và dựa vào bối cảnh thị trường để nhận định nguyên
nhân thay đổi. Những mục được tìm hiểu chi tiết và so sánh với kế hoạch thường là
DT thuần, DT hoạt động TC, Giá vốn, CP bán hàng, CP quản lý DN, CPTC, LN thuần từ HĐKD.
Trong BCĐKT, NH tập trung vào phân tích tổng quát tổng TS, NV trong năm và
các chỉ tiêu trọng yếu, có tính quyết định trực tiếp đến quyết định cho vay vốn của
NH và khả năng trả nợ của KH, trong đó: phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, trả trước
người bán, đầu tư TC, phải trả người bán NH, người mua trả tiền trước, vay và nợ
thuê TC được chú ý phân tích kỹ hơn. Những khoản mục liên quan đến TS dài hạn
hoặc VCSH có tính ổn định qua thời gian nên không có ảnh hưởng quá nhiều, trừ
trường hợp TS dài hạn được dùng làm TS bảo đảm trong cấp TD.
Trong BCLCTT và chỉ tiêu TC, công ty đánh giá khả năng kiểm soát TC của công
ty thông qua chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần trong kỳ trên BCLCTT, nếu chỉ tiêu này lOMoAR cPSD| 40419767
dương chứng tỏ công ty có thể kiểm soát được tình hình TC, và có nguy cơ mất kiểm
soát nếu vốn lưu chuyển âm quá nhiều. Về chỉ tiêu TC, CBTD quan tâm nhất đến hệ
số phản ánh KNTT ngắn hạn và tức thời của DN. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn cũng được
quan tâm, nếu hệ số nợ càng nhỏ thì vốn chủ tài trợ cho HĐKD càng lớn, nguồn vốn
được đánh giá an toàn cao. Chỉ số sinh lời như ROA, ROE khi so sánh với trung bình
ngành thể hiện hiệu quả KD, nguồn chính tạo ra tiền để trả gốc và lãi vay cho các chủ nợ của DN.
2.2.1.4. Sau phân tích KHDN
CBTD được phân công tiến hành nhập liệu những chỉ tiêu TC và phi TC vào phần
mềm chấm điểm TD nội bộ của VietinBank. Tổng điểm và hạng TD được đánh giá theo bảng sau:
Bảng 2.8. Bảng điểm xếp hạng TD Tổng điểm Hạng TD 94 – 100 AAA 83 - 94 AA 70 – 83 A 62 - 70 BBB 52 - 62 BB 44 - 52 B 34 - 44 CCC 21 - 34 CC lOMoAR cPSD| 40419767 17 - 21 C Dưới 17 D
(Nguồn: Quy trình cấp và quản lý TD đối với KH của VietinBank)
Dựa vào số điểm và hạng TD hệ thống đưa ra, CBTD đối chiếu với quy định của
NH, đề xuất mức cấp TD cho KH với các điều kiện đi kèm về TS bảo đảm, lãi suất
cho vay, thời hạn cho vay, các loại phí dịch vụ khác. Đi kèm với đó, CBTD cũng cần
nêu lợi ích và rủi ro NH thu được khi quyết định tài trợ DN theo đề xuất đã nêu. Lãnh
đạo phòng KHDN sẽ kiểm định lại các nội dung nêu trong tờ trình và ký xác nhận
trước khi nộp cho bộ phận phê duyệt TD.
2.2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính KHDN tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa thông qua trường hợp minh họa
Công ty CP Tập đoàn FLC
Công ty CP Tập đoàn FLC với tiền thân là Văn phòng Luật sư SMiC được thành
lập năm 2001, năm 2010 được đổi tên từ Công ty Cổ phần FLC thành Công ty Cổ
phần Tập đoàn FLC. Đến nay, công ty đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong hoạt
động đầu tư, xây dựng kinh doanh BĐS, đồng thời phát triển mạnh trong lĩnh vực
dịch vụ hàng không và nghỉ dưỡng khách sạn. Năm 2022, Công ty xin cấp TD tại
VietinBank Đống Đa nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh.
CBTD sử dụng nguồn thông tin từ các BCTC của doanh nghiệp (BCĐKT,
BCKQHĐKD, BCLCTT, chỉ số tài chính) trong giai đoạn từ năm 2019 đến Lũy kế 3
Quý đầu năm 2021 và từ nguồn bên ngoài (Trung tâm Thông tin TD Quốc gia Việt Nam thuộc NHNN – CIC). 2.2.2.1.
Thông tin chung về KH: Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC
Tên KH: Công ty CP Tập đoàn FLC
Địa chỉ: Tầng 29, tòa nhà Bamboo Airways, số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch
Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội Mã số CIF: 300114887 lOMoAR cPSD| 40419767
Ngành nghề SXKD chính: Xây dựng, kinh doanh và tư vấn BĐS, kinh doanh vật liệu
xây dựng, hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nghỉ dưỡng, sân golf
Vốn đăng ký kinh doanh: 7.099.978.070.000 VNĐ
Người đại diện pháp luật: Bà Bùi Hải Huyền – Chức vụ: Tổng Giám đốc
FLC hiện tại trở thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam, đầu tư vào đa ngành và có uy
tín lớn trong những ngành công ty hoạt động. Trong tương lai FLC kỳ vọng thực hiện
phát triển một hệ sinh thái đồng bộ, đáp ứng nhu cầu toàn diện của cộng đồng, từ đó
tạo giá trị gia tăng cho các cổ đông, KH, đối tác, và đóng góp nhiều hơn nữa vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
*Về năng lực pháp lý của DN: CBTD nhận xét công ty đủ năng lực pháp luật dân
sự và năng lực hành vi dân sự: Công ty có giấy chứng nhận số 0102683813 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 09/12/2009, thay đổi lần thứ 33 ngày
19/03/2020. Mô hình tổ chức hợp lý với quy mô và ngành nghề hoạt động. Cơ chế
quản lý TC đầy đủ, hệ thống TC kế toán rõ ràng, có quy trình hoạt động và kiểm soát
nội bộ được cập nhật và kiểm tra thường xuyên.
*Về năng lực quản trị của Ban Lãnh đạo:
Bảng 2.9. Ban Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn FLC tại ngày 31/12/2021 STT Tên thành viên Chức vụ Kinh nghiệm 1 Bà Bùi Hải Huyền
Tổng Giám đốc Thành viên HĐQT FLC, Chủ tịch
HĐQT CTCP Nông dược H.A.I 2 Bà Đặng Thị Lưu Vân Phó Tổng
Trưởng ban Tài chính Tập đoàn 3 Bà Lê Thị Trúc Quỳnh Phó Tổng 4 Ông Đỗ Việt Hùng Phó Tổng lOMoAR cPSD| 40419767 5 Bà Võ Thị Thùy Dương Phó Tổng
Thành viên HĐQT Công ty CP
Đầu từ và Khoáng sản FLC AMD 6 Ông Lã Quý Hiển Phó Tổng Kê toán trưởng FLC 7 Ông Nguyễn Thiện Phú Phó Tổng
Phó Tổng CTCP Xây dựng Faros 8 Bà Vũ Đặng Hải Yến Phó Tổng Thành viên HĐQT CTCP Xây dựng FLC Faros 9 Ông Trần Thế Anh Phó Tổng
Thành viên HĐQT Công ty CP GAB 10 Bà Đàm Ngọc Bích Phó Tổng
Thành viên HĐQT Tập đoàn T&T thường thực 11 Ông Nguyễn Việt Phó Tổng
Trợ lý Phó Chủ tịch HĐQT Phương 12 Nguyễn Thế Chung
Kế toán trưởng Bổ nhiệm ngày 03/1/2022
(Nguồn: BCTC năm 2021 đã kiểm toán của CTCP Tập đoàn FLC)
Ban Tổng giám đốc và những người trực tiếp điều hành DN có lý lịch tư pháp
trong sạch, trình độ học vấn từ Đại học trở lên và có nhiều năm kinh nghiệm trong
quản lý lĩnh vực KD của công ty.
*Về năng lực sản xuất kinh doanh của DN: Trong lĩnh vực KD chính, công ty đã
có kinh nghiệm 20 năm, là 1 trong những DN tiên phong trong ngành. Nhờ đó, công
ty có thể dễ dàng tìm kiếm các nguồn cung cấp đầu vào trên thị trường và sẽ được
hưởng những chính sách thanh toán ưu đãi từ nhà cung cấp. Bên cạnh đó, thị trường
đầu ra của DN cũng đa dạng: đối tượng KH cá nhân phát sinh nhu cầu BĐS nhà ở
hoặc dịch vụ nghỉ dưỡng; đối tượng KH tổ chức, công ty liên doanh có nhu cầu thuê lOMoAR cPSD| 40419767
văn phòng, KD BĐS, KD du lịch, golf. Tương tự như đầu vào, nhờ uy tín cao trong
ngành, công ty có lượng KH lớn, trong giao dịch, công ty cũng có quyền định giá,
chọn phương thức bán hàng và thanh toán dịch vụ.
*Về lợi thế cạnh tranh: Thứ nhất, công ty có nhiều lô đất tại các tỉnh lớn, khu vực
du lịch phát triển cùng các dự án ven biển có địa thế tốt, tạo nên lợi thế cho công ty
trong lĩnh vực KD BĐS, du lịch. Thứ hai, công ty có chuỗi liên kết cung ứng dịch vụ
cao cấp từ hàng không, nghỉ dưỡng đến sân golf, tạo nên cho KH trải nghiệm trọn vẹn.
*Về tình hình quan hệ TD: Đối với các TCTD nói chung, theo CIC ngày
02/03/2022, công ty đang có quan hệ TD với 10 TCTD. Trong vòng 5 năm, công ty
không có nợ xấu nhưng 12 tháng gần nhất có phát sinh khoản nợ cần chú ý do ảnh
hưởng của dịch bệnh. Nói chung, tổng dư nợ tại các TCTD (trừ công ty mẹ) là
5.637.612 VND chủ yếu là nợ NH chiếm hơn 60% nợ vay tại TCTD. Đối với
Vietinbank nói riêng, NH đánh giá RỦI RO tiềm ẩn của KH thấp, khoản vay tại NH
của công ty toàn bộ là vay NH. Nghĩa vụ phải trả của công ty với các đối tượng khác
đều được thực hiện đúng hạn và đủ lượng cần thiết.
2.2.2.2. Phân tích ngành hàng
Do nhiều biến động xảy ra nên từ đầu năm 2020, thị trường BĐS chịu nhiều ảnh
hưởng, nhà phát triển, nhà đầu tư và KH đều bị tác động. Sự chuyển dịch đầu tư và
mở rộng sản xuất của nước ngoài sang Việt Nam, ký kết các hiệp định thương mại tự
do đã đóng vai trò tích cực vào BĐS. Còn những tác nhân tiêu cực có thể kể đến là
đại dịch Covid – 19 và chính sách quản lý TD với hoạt động.
Sự xuất hiện của đại dịch Covid – 19 đã làm đình trệ HĐKD của các DN trong
lĩnh vực BĐS: các đợt giãn cách xã hội khiến KH hạn chế đi lại, dòng tiền từ bán
hàng giảm, vì thế dẫn đến nguy cơ nhiều khoản nợ đến hạn chưa thể thanh toán, CP
vốn, CP lãi vay tăng. Ngoài ra, số lượng lớn DN BĐS chịu ảnh hưởng phải tạm dừng
hoạt động hoặc giải thể, số lượng DN mới giảm đáng kể.
Chính phủ và NHNN đã ban hành thêm nhiều chính sách quản lý TD nhằm kiểm
soát chặt chẽ hơn hoạt động đầu tư hoặc KD BĐS như: Thông tư 22/2019/TTNHNN
ngày 15/11/2019; Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 (có hiệu lực từ ngày lOMoAR cPSD| 40419767
01/01/2020). Những thay đổi này đã tác động đến quyết định đầu tư vốn của NĐT và
các DN vào dự án BĐS. Đối với nhà phát triển các dự án, đối mặt với nguy cơ phá
sản, tuy nhiên cũng sàng lọc ngành, giữ lại những DN tài chính mạnh, có hoạt động
hiệu quả và ứng biến tốt với thị trường. Đối với KH, những thay đổi khiến cầu về
BĐS của họ giảm, mục đích đầu tư BĐS giảm so với mục đích mua nhà ở, từ đó khiến giá có xu hướng giảm.
Những phân khúc sản phẩm trong ngành BĐS cũng chịu tác động nặng từ sự thay
đổi này. Hầu hết so với cùng kỳ năm trước, nhu cầu về đất, nhà hay BĐS du lịch đều
giảm: lượng giao dịch căn hộ nửa đầu năm giảm 55%, lượng giao dịch biệt thự, nhà
phố giảm 34%, tỷ lệ văn phòng trống tăng loại hạng A khoảng 10.8%, loại hạng B
khoảng 5.6%. Tình hình dịch diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều đợt giãn cách xã hội,
thị trường BĐS nghỉ dưỡng, du lịch đình trệ, đặc biệt ở các thành phố mạnh về du
lịch (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc). Trái ngược
với phân khúc khác, nhờ ảnh hưởng tích cực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung và các hiệp định thương mại mà BĐS khu công nghiệp phát triển tốt. Tỷ lệ lấp
đầy đạt mức cao và nhiều khu đạt 100%, giá chào thuê tăng từ 10% và cao nhất lên
đến 40% so với năm trước.
Trong tương lai, dù dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt nhưng sẽ kỳ vọng được kiểm
soát tốt và thị trường phát triển tích cực từng bước trong trung hạn. Viện Nghiên cứu
BĐS Việt Nam dự đoán năm 2021, có 2 trường hợp có thể xảy ra:
Khi trong và ngoài Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh, thị trường BĐS sẽ phát
triển ở mức cao hơn năm 2019, một vài phân khúc và thị trường khu vực nhất định
ghi nhận sự tăng trưởng mạnh; nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các yếu tố
pháp lý từng bước được hoàn thiện, thị trường BĐS năm 2021 sẽ bước vào chu kỳ mới.
Trong trường hợp dịch bệnh chưa được kiểm soát, thị trường BĐS năm 2021
không ghi nhận nhiều biến động, phân khúc du lịch nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng
nặng nề hơn. Có thể về DH, thị trường BĐS sẽ không hoạt động tốt nếu thiếu sự
can thiệp của Chính phủ và sự nhanh nhạy thích ứng của DN. lOMoAR cPSD| 40419767
Từ đó, có thể đánh giá thị trường BĐS trong năm 2021 vẫn tiếp tục phát triển các
sản phẩm một cách chủ động, thích ứng, lấy thành tựu dài hạn là mục tiêu chính.
Trong đó, BĐS khu công nghiệp là điểm sáng và phân khúc nhà ở được kỳ vọng nhiều tiềm năng phát triển.
Xét về vị thế của DN, thị trường ở Việt Nam hiện tại đang ngày càng phát triển,
vì vậy có nhiều nhà phát triển mới gia nhập thị trường. FLC hiện tại ở vị thế là người
dẫn đầu thị trường, là một trong 10 thương hiệu có giá trị nhất trên thị trường Việt
Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đến phân khúc hoạt động chính
của Công ty là BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, khiến HĐKD của Công ty năm 2020 gặp
nhiều khó khăn, triển vọng khôi phục trong những năm tới là rất lớn, phụ thuộc vào
khả năng dịch bệnh được kiểm soát, miễn dịch cộng đồng được xác lập và sự chủ
động thay đổi, nắm bắt cơ hội khi dịch ổn định trở lại. lOMoAR cPSD| 40419767 2.2.2.3.
Đánh giá tình hình hoạt động SXKD, Tài chính
a. Nguồn số liệu và chất lượng nguồn số liệu
Bảng 2.10. Nguồn dữ liệu sử dụng trong phân tích CTCP Tập đoàn FLC BCTC của KH Đã kiểm Đã quyết toán Đã nộp cho cơ toán
thuế/Chưa quyết toán quan có thẩm quyền Năm 2019 x Năm 2020 x Quý IV/2021 x
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank)
Kết luận của Kiểm toán viên: BCTC riêng đã phản ánh trung thực và hợp lý kết
quả HĐKD và các luồng lưu chuyển tiền tệ cho năm TC, phù hợp với chuẩn mực kế
toán, chế độ kế toán DN Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC.
b. Đánh giá tình hình tài chính thông qua BCKQHĐKD
Bảng 2.11. BCKQHĐKD của CTCP Tập đoàn FLC
Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2021 2020 Tăng giảm 2021- 2020 Tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần về bán
3,170,094 4,528,404 (1,358,310) -30%
hàng và cung cấp dịch vụ 2 Giá vốn hàng bán
2,208,708 3,718,482 (1,509,774) -41% 3 Lợi nhuận gộp 961,386 809,922 151,465 19% 4 Doanh thu hoạt động tài 624,425 463,366 161,058 35% chính 5 Chi phí tài chính 665,159 847,287 (182,128) -21% Trong đó: Chi phí lãi vay 270,031 326,084 (56,053) -17% 6 Chi phí bán hàng 159,538 60,529 99,009 164% lOMoAR cPSD| 40419767 7 Chi phí quản lý doanh 465,944 292,772 173,172 59% nghiệp 8 Lợi nhuận thuần 295,170 72,699 222,471 306% 9 Thu nhập khác 77,849 8,130 69,719 858% 10 Chi phí khác 41,512 9,458 32,054 339% 11 Lợi nhuận khác 36,338 (1,327) 37,665 -2838% 12
Tổng lợi nhuận kế toán 331,507 71,372 260,135 364% trước thuế 13 Chi phí thuế TNDN hiện 82,028 21,837 60,191 276% hành 14 Chi phí thuế TNDN hoãn (7,108) (2,144) (4,964) 232% lại 15 Lợi nhuận sau thuế 256,588 51,679 204,909 397%
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank)
Bảng 2.12. Số liệu thực hiện kế hoạch năm 2021 CTCP Tập đoàn FLC Chỉ tiêu Năm 2021 KQ đã thực hiện Kế hoạch năm SS KQ đã Giá trị Tỷ lệ Giá trị
Tỷ lệ đạt được/ chỉ (trđ) (trđ) tiêu kế hoạch (%) Doanh thu thuần 3,170,094 100% 3,600,000 100% 88% Tổng chi phí 2,838,587 89.5% 2,400,000 67% 84.6% Lợi nhuận trước thuế 331,507 10.5% 1,200,000 33.3% 27.6%
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank) *Doanh thu:
Doanh thu thuần của Công ty năm 2021 đạt 3,170,094 trđ, giảm 1,358,310 trđ,
tương đương với mức giảm 30% so với năm 2020. Công ty trong năm 2021 vẫn
chịu ảnh hưởng của đại dịch, thêm vào đó công ty còn hoạt động kinh doanh đa
ngành, nên nhiều mảng kinh doanh có kết quả sụt giảm, đặc biệt mảng BĐS,
thương mại thép và vật liệu xây dựng là những mảng ảnh hưởng nặng nề nhất lOMoAR cPSD| 40419767
của dịch bệnh. Điều này gây nên tác động mạnh nhất đến việc doanh thu thuần giảm.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2021 tăng 161,058 trđ (tương đương 35%) đạt
624,425 trđ. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ những khoản thu lãi bán các khoản
đầu tư (bán cổ phần Công ty tại CTCP Rosland, Công ty CP Đầu tư kinh doanh
Phát triển Bất động sản FLCHomes và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Địa
ốc Khánh Hoà FLC) và khoản lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay:
Bảng 2.13. Doanh thu hoạt động tài chính CTCP Tập đoàn FLC
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2021 2020 2019
Lãi tiền gửi, tiền cho vay 259.030 232.911 341.217
Lãi bán các khoản đầu tư 365.379 222.769 958.063
Cổ tức, lợi nhuận được chia 0 0 6.625
Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực 15.430 7.113 750 hiện Tổng 624.424 462.793 1.306.654
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank) *Chi phí:
Chi phí bán hàng năm 2021 là 159,538 trđ (tương đương 5% DTT), tăng 99,009
trđ (tương đương mức tăng 164%) so với năm 2020 (CPBH năm 2020 chiếm 1.35% doanh thu thuần).
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 là 465,944 trđ (chiếm 15% DTT), tăng
173,172 trđ (tương đương 59%) so với năm 2020 (CPQLDN năm 2020 chiếm tỷ
trọng 6% DTT), chủ yếu do tăng chi khác nhiều nhất (102,236 trđ), tăng CP dịch
vụ mua ngoài (tăng 58,708 trđ) và CP nhân công (tăng 9,236 trđ) lOMoAR cPSD| 40419767
Chi phí tài chính năm 2021 của Công ty là 665.159 trđ, giảm 182,128 trđ (tương
đương 21%) so với năm 2020. Nguyên nhân là vì lãi tiền vay giảm 56,053 trđ và
các khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính DH giảm 188,911 trđ.
Giá vốn hàng bán năm 2021 là 2,208,708 trđ (chiếm 70% doanh thu thuần) giảm
1,509,774 trđ (tương đương mức giảm 41%) so với năm 2020 (GVHB năm 2020
chiếm 82% doanh thu thuần), trong đó:
Bảng 2.14. Giá vốn hàng bán CTCP Tập đoàn FLC
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2021 2020 2019
Giá vốn hàng hoá đã bán 996.272 1.353.071 2.038.454 Giá vốn kinh doanh BĐS 1.123.070 2.227.753 1.083.079
Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp 89.364 48.247 89.094 Tổng 2.208.708 3.629.071 3.120.627
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank)
*Lợi nhuận: Có thể thấy, doanh thu thuần của công ty dù giảm 30% nhưng mức giảm
của giá vốn hàng bán là 41%. Nhờ đó, LN gộp của công ty năm 2021 tăng 151,465
trđ tương đương mức tăng 19% so với năm 2020, đạt 961,386 trđ. Bên cạnh đó, tốc
độ giảm của các CP trong kỳ và tốc độ giảm DT không đồng đều, CP giảm nhanh
hơn, khiến LN thuần từ HĐKD của Công ty năm 2021 tăng 204,909 trđ.
Nhận xét chung: Tình hình HĐKD của Công ty có sự suy giảm qua các năm. Năm
2020 công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp, đặc biệt các ngành chính, khiến kết quả bị suy
giảm mạnh hơn, tuy nhiên kết quả thực hiện vẫn ở trong kế hoạch. Ở thời điểm hiện
tại, dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng DN cần thích ứng để bước vào giai đoạn
mới, du khách nội địa và nước ngoài còn chưa thực sự phát sinh nhu cầu về du lịch,
nghỉ dưỡng mạnh như trước dịch bệnh. Trong thời gian tới với việc nghiên cứu phát
minh vắc – xin phòng bệnh và chủ trương miễn dịch cộng đồng, Chính phủ có các lOMoAR cPSD| 40419767
gói hỗ trợ kích cầu du lịch, HĐKD của Công ty có tiềm năng sẽ tăng trưởng mạnh trở
lại, sau thời gian bị gián đoạn. lOMoAR cPSD| 40419767
c. Đánh giá tình hình tài chính thông qua BCĐKT
Bảng 2.15. BCĐKT – Tổng tài sản CTCP Tập đoàn FLC
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2021 2020 Tăng/giảm Tuyệt đối % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 12,119,615 9,155,387 2,964,228 32%
I. Tiền và các khoản tương 140,803 294,329 (153,526) -52% đương tiền Tiền 51,576 63,271 (11,695) -18%
Các khoản tương đương tiền 89,227 231,057 (141,831) -61%
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 266,611 87,404 179,207 205% Chứng khoán kinh doanh 264,665 3,755 260,910 6949%
Dự phòng giảm giá chứng (73,678) (895) (72,784) 8135% khoán kinh doanh
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo 75,625 84,544 (8,919) -11% hạn
III. Các khoản phải thu ngắn 9,008,495 5,901,745 3,106,750 53% hạn
Phải thu ngắn hạn của KH 718,353 819,079 (100,726) -12%
Trả trước cho người bán ngắn 2,676,249 2,336,904 339,345 15% hạn
Phải thu về cho vay ngắn hạn 4,079,748 880,611 3,199,137 363% Phải thu ngắn hạn khác 1,597,226 1,919,615 (322,388) -17%
Dự phòng phải thu ngắn hạn (63,082) (54,465) (8,617) 16% khó đòi (*) IV. Hàng tồn kho 1,385,908 1,948,588 (562,681) -29% Hàng tồn kho 1,385,908 1,948,588 (562,681) -29%
V. Tài sản ngắn hạn khác 1,317,799 923,322 394,477 43%
Chi phí trả trước ngắn hạn 1,310,353 919,148 391,205 43%
Thuế GTGT được khấu trừ 7,436 4,163 3,273 79% lOMoAR cPSD| 40419767
Thuế và các khoản khác phải 10 10 - 0% thu Nhà nước B. TÀI SẢN DÀI HẠN 18,399,250 16,236,280 2,162,969 13%
I.Các khoản phải thu dài hạn 31,302 116,433 (85,131) -73%
Phải thu về cho vay dài hạn - 83,475 (83,475) -100% Phải thu dài hạn khác 31,302 32,958 (1,656) -5% II.Tài sản cố định 210,768 244,474 (33,706) -14%
Tài sản cố định hữu hình 150,441 171,684 (21,243) -12% - Nguyên giá 311,611 293,718 17,892 6%
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (161,170) (122,035) (39,135) 32%
Tài sản cố định thuê tài chính 58,833 72,298 (13,465) -19% - Nguyên giá 109,828 125,413 (15,585) -12%
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (50,995) (53,115) 2,120 -4%
Tài sản cố định vô hình 1,494 492 1,002 204% - Nguyên giá 4,150 2,146 2,004 93%
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (2,656) (1,654) (1,002) 61%
III.Bất động sản đầu tư 2,499,040 2,559,971 (60,931) -2% - Nguyên giá 5,766,918 5,658,375 108,543 2%
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (3,267,877) (3,098,404) (169,474) 5%
IV.Tài sản dở dang dài hạn 6,659,236 4,739,838 1,919,399 40%
Chi phí xây dựng cơ bản dở 6,659,236 4,739,838 1,919,399 40% dang
V.Đầu tư tài chính dài hạn 8,974,247 8,314,689 659,559 8% Đầu tư vào công ty con 5,320,313 8,906,064 (3,585,750) -40%
Đầu tư vào công ty liên kết, 4,062,000 47,000 4,015,000 8543% liên doanh
Đầu tư góp vốn vào đơn vị 875,295 459,290 416,005 91% khác lOMoAR cPSD| 40419767
Dự phòng đầu tư tài chính dài (1,283,361) (1,097,665) (185,696) 17% hạn (*)
VI.Tài sản dài hạn khác 24,656 260,876 (236,220) -91%
Chi phí trả trước dài hạn 536 243,864 (243,328) -100%
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 24,120 17,012 7,108 42% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 30,518,865 25,391,668 5,127,197 20%
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank)
Tổng TS của Công ty tăng qua các thời điểm, cuối năm 2020 là 25.515.758 trđ,
tăng 1.515.192 trđ so với cuối năm 2019, cuối năm 2021 là 30.518.865 trđ, tăng
5.127.197 trđ so với cuối năm 2020, trong đó chủ yếu tăng TS ngắn hạn, tăng 32%
so với cuối năm 2020, dưới tác động của dịch bệnh trong năm 2020 và những chính
sách thích nghi với dịch bệnh mới được áp dụng trong 2021, đánh giá việc thay đổi
cơ cấu TS với việc tăng TS ngắn hạn là chủ yếu như hiện tại của Công ty để gia tăng
tính thanh khoản về tổng thể là phù hợp và cần thiết.
Các chỉ tiêu trọng yếu:
Tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động qua các thời điểm, cuối năm
2020 là 294.329 trđ, tăng 272.468 trđ (tương đương 1246,4%) so với cuối năm
2019, tại thời điểm 31/12/2021 là 140.803 trđ, trong đó chủ yếu là các khoản tương đương tiền 89.227 trđ.
Phải thu ngắn hạn của KH giảm qua các thời điểm, cuối năm 2020 là 819.079 trđ,
giảm 1.462.713 trđ (tương đương 64,1%) so với cuối năm 2019, tại thời điểm
31/12/2021 là 718.353 trđ (chiếm tỷ trọng 2,4% tổng tài sản), trong đó phải thu
của các bên liên quan là 38.089 trđ (chiếm tỷ trọng 5,3% giá trị các khoản phải
thu ngắn hạn của KH). Một số đối tác có giá trị các khoản phải thu lớn như: CT
TNHH Đầu tư và Thương mại SIP (30.538 trđ). Trong năm 2021, Công ty không
phát sinh thêm các khoản phải thu khó đòi nào, tuy nhiên tăng giá trị khoản dự
phòng phải thu khó đòi lên là 63.082 trđ.
Trả trước cho người bán có xu hướng tăng qua các thời điểm, cuối năm 2020 là
2.336.904 trđ, tăng 1.299.685 trđ (tương đương 125,3%) so với cuối năm 2019;
đến 31/12/2021 các khoản trả trước cho người bán là 2.676.249 trđ (chiếm tỷ trọng lOMoAR cPSD| 40419767
8,8% tổng tài sản), tăng 339.345 trđ (tương đương tăng 14,5%) so với cuối năm
2020, trong đó trả trước cho người bán là các bên liên quan là 1.606.450 trđ (chiếm
60,03% các khoản trả trước người bán và chiếm 17,83% các khoản phải thu ngắn
hạn) với đối tác chính là CTCP Xây dựng FLC Faros (1.583.267 trđ).
Phải thu về cho vay ngắn hạn biến động mạnh qua các thời điểm, cuối năm 2020
là 880.611 trđ, giảm 634.231 trđ (tương đương 41,9%) so với cuối năm 2019; đến
31/12/2021 phải thu về cho vay ngắn hạn là 4.079.748 trđ (chiếm tỷ trọng 13,4%
tổng TS), đây là các khoản cho vay có thời hạn 12 tháng kể từ ngày giải ngân của
từng lần chuyển tiền, lãi suất 9,0%/năm, mục đích cho vay là để bên đi vay thực
hiện HĐKD. Các đối tác có số dư cho vay lớn tại ngày 31/12/2021 là: CT CP
ĐT&KD BĐS An Cường (690.254 trđ), CTCP ĐT&PT Định Tân (546.069 trđ),
CTCP Vật tư thiết bị và Xây dựng Đô Thành Hà Nội (567.754 trđ). Công ty không
có các khoản cho vay ngắn hạn đối với các công ty có liên quan.
Phải thu ngắn hạn khác ở thời điểm cuối năm 2020 là 1.919.615 trđ, giảm 386.289
trđ (tương đương giảm 16,8%) so với cuối năm 2019; đến thời điểm 31/12/2021
là 1.597.226 trđ (chiếm tỷ trọng 5,2% tổng tài sản), trong đó phải thu ngắn hạn từ
các bên liên quan là 70.031 trđ (chiếm tỷ trọng 0,78% các khoản phải thu ngắn
hạn), phải thu ngắn hạn khác từ bên thứ ba là 1.527.195 trđ, chủ yếu từ các hợp
đồng hợp tác KD vào các dự án của các đối tác.
Hàng tồn kho: ở thời điểm cuối năm 2020 là 1.948.588 trđ, tăng 1.045.431 trđ
(tương đương 115,8%) so với cuối năm 2019, đến 31/12/2021 có giảm nhẹ là
1.385.908 trđ (chiếm tỷ trọng 4,5% tổng TS), trong đó chủ yếu là hàng hoá BĐS
do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhu cầu đầu tư/ tiêu thụ BĐS giảm nhưng đã
có cải thiện so với năm trước đó.
Tài sản ngắn hạn khác tăng qua các thời điểm, năm 2020 là 923.322 trđ, tăng
469.118 trđ (tương đương tăng 103,3%) so với cuối năm 2019, đến thời điểm
31/12/2021 là 1.317.799 trđ (chiếm tỷ trọng 4,3% tổng tài sản), trong đó chủ yếu
là CP trả trước NH cho nhà cung cấp.
Tài sản cố định: ở thời điểm cuối năm 2020 là 244.474 trđ giảm 35.806 trđ (tương
đương 12,8%) so với cuối năm 2019, đến thời điểm 31/12/2021 210.768 trđ lOMoAR cPSD| 40419767
(chiếm tỷ trọng 0,7% tổng tài sản), giảm 33.706 trđ so với cuối năm 2020, chủ
yếu là do trích khấu hao TS cố định trong kỳ.
Bất động sản đầu tư tại thời điểm 31/12/2021 là 2.499.040 trđ (chiếm tỷ trọng
8,2% tổng tài sản), giảm 60,931 trđ so với cuối năm 2020, chủ yếu do giảm giá trị
các khoản đầu tư trong kỳ và tăng hao mòn luỹ kế trong kỳ.
Tài sản dở dang dài hạn biến động qua các thời điểm, cuối năm 2020 là 4.739.838
trđ, tăng 39.439 trđ (tương đương 0,8%) so với cuối năm 2020, đến thời điểm
31/12/2021 là 6.659.236 trđ (chiếm tỷ trọng 21,8% tổng tài sản), toàn bộ là khoản
CP xây dựng cơ bản dở dang.
Đầu tư tài chính dài hạn tăng dần qua các thời điểm, tại thời điểm 31/12/2021 là
8.974.247 trđ, trong đó chủ yếu là đầu tư vào các công ty con. Trong năm 2021,
Công ty rút toàn bộ vốn đầu tư tại Công ty TNHH Đồ Sơn Golf & Resort (1.005
trđ), Công ty CP Hàng không Tre Việt (3.586.793 trđ); đồng thời tiếp tục bổ sung
vốn đầu tư vào các công ty con, trong đó: Công ty TNHH Đầu từ và Phát triển
FLC Hạ Long (1.647 trđ), Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Quản lý Khu công
nghiệp FLC (350 trđ). Giá trị khoản dự phòng đầu tư tài chính dài hạn tăng qua
các năm, đến thời điểm 31/12/2021 là 1.283.361 trđ (tăng 16,9%) so với thời điểm
cuối năm 2020, cho thấy các khoản đầu tư của Công ty chưa đem lại hiệu quả tốt.
Bảng 2.16. BCĐKT – Tổng nguồn vốn CTCP Tập đoàn FLC
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2021 2020 Tăng/giảm
Tuyệt đối Tương đối C. NỢ PHẢI TRẢ 20,787,207 15,913,398 4,873,809 31% I. Nợ ngắn hạn 11,924,331 8,949,597 2,974,734 33%
Phải trả người bán ngắn hạn 820,981 991,542 (170,561) -17%
Người mua trả tiền trước ngắn 4,690,065 4,056,288 633,777 16% hạn
Thuế và các khoản phải nộp Nhà 503,840 194,864 308,976 159% nước lOMoAR cPSD| 40419767
Phải trả người lao động 9,744 17,243 (7,498) -43%
Chi phí phải trả ngắn hạn 925,541 1,039,455 (113,914) -11%
Doanh thu chưa thực hiện ngắn 44,835 38,703 6,132 16% hạn
Phải trả ngắn hạn khác 3,548,844 1,001,783 2,547,062 254%
Vay và nợ thuê TC ngắn hạn 1,337,924 1,568,565 (230,641) -15%
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 42,557 41,155 1,402 3% II. Nợ dài hạn 8,862,876 6,963,801 1,899,075 27%
Doanh thu chưa thực hiện dài 201,835 218,988 (17,153) -8% hạn Phải trả dài hạn khác 5,173,762 4,705,593 468,169 10%
Vay và nợ thuê TC dài hạn 3,487,279 2,039,219 1,448,060 71% D.VỐN CHỦ SỞ HỮU 9,731,658 9,478,269 253,389 3% I. Vốn chủ sở hữu 9,731,658 9,478,269 253,389 3%
Vốn góp của chủ sở hữu 7,099,978 7,099,978 - 0%
Quỹ đầu tư phát triển 351,243 335,248 15,995 5%
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 119 119 - 0%
Lợi nhuận sau thuế chưa phân 2,280,319 2,042,925 237,394 12% phối TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 30,518,865 25,391,668 5,127,197 20%
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank)
Tương tự tổng TS, tổng NV có sự tăng trưởng qua các năm, năm 2020 tổng NV
tăng do nợ phải trả tăng, cụ thể là nợ ngắn hạn tăng 506.414 trđ tương đương 6% so
với năm 2019, nợ dài hạn tăng 833.009 trđ tương đương 13,6%. Thời điểm
31/12/2021 tổng NV tăng cũng do tăng nợ phải trả, theo đó giá trị nợ phải trả là
20.787.207 trđ tăng 4.873.809 trđ (tương đương 31%) so với cuối năm 2020 và chiếm
tỷ trọng 68,11% tổng NV, vốn chủ sở hữu là 9.731.658 trđ (tăng 253.389 trđ, tương
đương 3% so với cuối năm 2020 và chiếm tỷ trong 31,89% tổng NV).
Các chỉ tiêu trọng yếu: lOMoAR cPSD| 40419767
Phải trả người bán ngắn hạn giảm dần sau mỗi năm, cuối năm 2020 là 991.542
trđ, giảm 2661.797 trđ (tương đương 20,9%) so với cuối năm 2019, đến thời điểm
31/12/2021 là 820.981 trđ (chiếm tỷ trọng 2,7% tổng NV), trong đó phải trả người
bán là các bên liên quan là 112.296 trđ (chiếm 13,68% các khoản phải trả người
bán) do các công ty con/công ty liên kết của Công ty cũng chủ yếu HĐKD trong
lĩnh vực BĐS và các ngành bổ trợ. Một số đối tác có công nợ phải trả lớn như:
CTCP Đầu tư kinh doanh phát triển BĐS FLC Homes (94.993 trđ), CTCP Eurowindow (37.562 trđ).
Người mua trả tiền trước ngắn hạn cuối năm 2020 là 4.056.288 trđ, tăng nhẹ
69.818 trđ (tăng 1,8%) so với cuối năm 2019, đến thời điểm 31/12/2021 là
4.690.065 trđ (chiếm tỷ trọng 15,4% tổng NV), trong đó chủ yếu là các khoản trả
trước của các KH cá nhân thanh toán tiền mua BĐS/thuê mặt bằng tại các dự án
Công ty đang triển khai thi công/vận hành với số tiền 4.644.474 trđ.
Chi phí phải trả ngắn hạn cuối năm 2020 là 1.039.455 trđ, tăng 175.825 trđ
(tương đương 20,4%) so với cuối năm 2019, đến thời điểm 31/12/2021 là 925.541
trđ (chiếm tỷ trọng 3,0% tổng NV), trong đó chủ yếu là khoản trích trước chi phí
của các dự án (có giá trị 770.208 trđ).
Phải trả ngắn hạn khác cuối năm 2020 là 1.001.783 trđ, tăng 108.179 trđ (tương
đương 12,1%) so với cuối năm 2019, đến thời điểm 31/12/2021 tăng lên 3.548.844
trđ (chiếm tỷ trọng 11,6% tổng NV), trong đó phải trả ngắn hạn khác là các bên
có liên quan là 2.201.696 trđ (chiếm 63,04% các khoản phải trả ngắn hạn khác).
Vay và nợ thuê TC ngắn hạn tăng qua các thời điểm, đến 31/12/2021 là 1.337.924
trđ, giảm 230.641 trđ (tương đương 14,7%) so với cuối năm 2020 và chiếm tỷ
trọng 4,4% tổng NV, bao gồm dư nợ vay ngắn hạn tại VietinBank – CN Đống Đa
và các TCTD khác (711.592 trđ), vay và nợ thuê TC đến hạn trả (476.331 trđ),
trái phiếu đến hạn trả (150.000 trđ).
Vay và nợ thuê TC dài hạn biến động qua các thời điểm, đến 31/12/2021 là
3.487.279 trđ, tăng 1.448.060 trđ (tương đương 71%) so với cuối năm 2020 và
chiếm tỷ trọng 11,4% tổng NV, bao gồm các khoản vay dài hạn của Công ty tại lOMoAR cPSD| 40419767
các TCTD, trái phiếu phát hành để thực hiện đầu tư, xây dựng các dự án bất động
sản, tài sản đảm bảo là TS hình thành từ vốn vay/cổ phiếu, phần vốn góp và các
quyền có liên quan đến số cổ phần/vốn góp của Công ty tại một số Công ty con.
Phải trả dài hạn khác tăng mạnh qua các thời điểm, đến 31/12/2021 là 5.173.762
trđ, tăng 468.169 trđ (tương đương 9,9%) so với cuối năm 2020 và chiếm tỷ trọng
17% tổng NV, trong đó bao gồm các khoản nhận ký cược, ký quỹ, các khoản nhận
tạm ứng theo thoả thuận nguyên tắc và hợp đồng liên doanh và các khoản phải trả, phải nộp khác.
VCSH của Công ty tại thời điểm 31/12/2021 là 9.731.658 trđ, tăng 253.389 trđ
(tương đương 2,7%) so với cuối năm 2020, nguyên nhân do tăng lợi nhuận chưa phân phối trong năm 2021.
Đánh giá: Tổng TS/Tổng NV của Công ty tăng trưởng qua các năm, trong năm 2021
để thích ứng với tình hình dịch bệnh, Công ty cũng đã chủ động cơ cấu lại danh
mục TS theo hướng hợp lý hơn để gia tăng tính thanh khoản, thể hiện ở thời điểm
31/12/2021 TS ngắn hạn tăng trưởng tốt hơn so với cuối năm 2020. Lượng tiền
đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, các bên liên quan còn chiếm tỷ trọng lớn
trong các khoản mục. Để đảm bảo TC an toàn hơn, công ty cần kiểm soát chặt chẽ
hơn để đảm bảo vốn được dùng hợp lý.
Bảng 2.17. Cân đối nguồn tài trợ và sử dụng vốn CTCP Tập đoàn FLC
Đơn vị: triệu đồng
NGUỒN SỬ DỤNG VỐN 6,259,392
Tăng các khoản phải thu ngắn hạn 3,106,750
Tăng đầu tư TC dài hạn 659,559
Tăng đầu tư TC ngắn hạn 179,207 Tăng TS dở dang dài hạn 1,919,399 Tăng TS ngắn hạn khác 394,477
NGUỒN TÀI TRỢ VỐN 6,259,392
Giảm bất động sản đầu tư 60,931
Giảm các khoản phải thu dài hạn 85,131 Giảm hàng tồn kho 562,681 lOMoAR cPSD| 40419767 Giảm TS cố định 33,706 Giảm TS dài hạn khác 236,220
Giảm tiền và các khoản tương đương tiền 153,526 Tăng nợ dài hạn 1,899,075 Tăng nợ ngắn hạn 2,974,734 Tăng VCSH 253,389
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank)
*Trong năm 2021, Công ty tạo nguồn tài trợ HĐKD từ các nguồn chính:
Tăng nợ dài hạn 1.899.075 trđ, tương đương 30.34% nguồn tài trợ.
Tăng nợ ngắn hạn 2.974.734 trđ, tương đương 47.52% nguồn tài trợ.
*Công ty sử dụng nguồn tài trợ để:
Tăng đầu tư TC dài hạn 659.559 trđ, chiếm 10.54% nguồn sử dụng vốn.
Tăng các khoản phải thu ngắn hạn 3.106.750 trđ, chiếm 49.63% nguồn sử dụng vốn.
Tăng tài sản dở dang dài hạn 1.919.399 trđ, chiếm 30.66% nguồn sử dụng vốn d.
Đánh giá tình hình tài chính thông qua BCLCTT và chỉ tiêu tài chính
Bảng 2.18. Chỉ tiêu tài chính và BCLCTT CTCP Tập đoàn FLC ĐVT 2021 2020 2019
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 1.02 1.02 1.00 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0.76 0.66 0.84
Hệ số thanh toán tức thời Lần 0.00 0.01 0.00 Vốn lưu chuyển Trđ 195,284 208,598 30,650
Nhóm cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính Hệ số tự tài trợ Lần 0.32 0.34 0.39 Hệ số nợ Lần 0.68 0.66 0.61
Hệ số đòn bẩy tài chính Lần 3.14 2.97 2.55
Hệ số Nợ dài hạn/VCSH Lần 0.91 0.84 0.65 lOMoAR cPSD| 40419767 Hệ số TS cố định Lần 0.02 0.03 0.03
Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Hệ số vòng quay Tổng TS Vòng 0.11 0.15 0,13 Vòng quay vốn lưu động Vòng 0.3 0.42 0,58
Hiệu suất sử dụng TS cố định Lần 13.93 14.17 19,20 Chu kỳ hàng tồn kho Ngày 272 164.83 100,29 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 1.32 2.18 3,59
Thời gian thu hồi công nợ KH Ngày 87 153,18 179,24
Vòng quay các khoản phải thu Vòng 0.43 0,57 0,70
Thời gian thanh toán công nợ Ngày 148 126,83 91,92 Vòng quay tiền Ngày 211 191,18 187,61 ROA % 0.9 0,2 2,9 ROE % 2.7 0,6 7,3
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Lưu chuyển tiền từ HĐKD Trđ 3,917,906 2.805.428 2.920.657
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt Trđ
(5,271,045) (2.185.891) (2.765.818) động đầu tư
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt Trđ 1,186,252 (348.330) (419.544) động TC
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Trđ (166,886) 271.208 (264.706)
Tiền và tương đương tiền đầu Trđ 29,062 21.860 286.556 kỳ
Tiền và tương đương tiền cuối Trđ (137,823) 293.068 21.860 kỳ
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank)
Vốn lưu chuyển: âm, công ty nguy cơ không thể trả được nợ. lOMoAR cPSD| 40419767
Các hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh ở quanh ngưỡng 1 nhưng
hệ số thanh toán tức thời gần mức 0, công ty có KNTT ở mức trung bình.
Hệ số tự tài trợ: suy giảm dần qua các thời điểm, công ty có khả năng tự tài trợ ở mức trung bình.
Nhóm chỉ tiêu khả năng hoạt động tương đối phù hợp với DN kinh doanh BĐS
(Vòng quay vốn 0,3, hàng tồn kho chu kỳ 272 ngày, công nợ 87 ngày và vòng
quay chu kỳ tiền là 211 ngày). Các chỉ số ROA~0,9%, ROE~2.7% là các chỉ số
hiệu quả ở thấp so với mặt bằng chung toàn ngành (ROA~4,46%, ROE~12,56%)
Tiền lưu chuyển trong kỳ: do ảnh hưởng của dịch bệnh nên trong năm 2020, Công
ty đã giảm việc đầu tư so với các năm trước, để duy trì thanh khoản tốt hơn. Đến
năm 2021, trong bối cảnh hồi phục sau đại dịch, công ty tăng cường đầu tư, dù
lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD dương lớn nhưng không đủ bù đắp tiền dành để mua mới.
Nhận xét chung: Trong năm 2020, Công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến cho
kết quả HĐKD của Công ty nói riêng và cả Tập đoàn nói chung bị suy giảm mạnh,
sang 2021, nhiều chỉ tiêu về khả năng hoạt động có xu hướng giảm so với 2020, hệ
số nợ tăng nhẹ, dẫn đến tỷ suất LN trên tổng TS và LN trên vốn chủ có biến động
tăng mạnh. Đánh giá chung, hiện tại Công ty vẫn đảm bảo khả năng trả nợ và thanh
toán cho các nhà cung cấp. Trong thời gian tới, với việc nghiên cứu và bao phủ
vaccine cùng thuốc uống chữa Covid - 19, cũng như việc kiểm soát dịch bệnh của
được duy trì, kết quả kinh doanh của Công ty sẽ có sự phục hồi tốt hơn sau thời gian
khá dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
2.2.2.4. Lợi ích và rủi ro
*Nếu CN cho công ty vay, có thể thu được nhiều lợi ích:
Lợi ích từ tiền vay: Với 35 tỷ đồng vay vốn, lãi suất cho vay từ 3,8%/năm sẽ cho
LN ròng 1.330 trđ từ lãi vay. Thêm vào đó, trong quá trình giao dịch, NH có thêm
nguồn thu từ phí dịch vụ thanh toán.
Lợi ích về tiền gửi: Nhờ khoản vay vốn, mối quan hệ giữa CN và DN thêm bền
chặt, DN lựa chọn dùng các dịch vụ khác ở CN giúp doanh số chuyển tiền tăng, DT
bán hàng cung cấp dịch vụ của công ty cũng góp phần vào số dư tiền gửi. lOMoAR cPSD| 40419767
Lợi ích từ tài trợ thương mại: Đây là cơ hội giúp CN có thể tăng doanh số phát
hành bảo lãnh trong nước.
Lợi ích bán chéo sản phẩm: phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế cho ban lãnh
đạo, nhân viên công ty. Nhờ mối quan hệ giữa chi nhánh và DN, có thể kết hợp phát
hành thẻ ATM hoặc thẻ TD quốc tế cho CBTD, lãnh đạo của công ty. Từ đó, giúp
tăng doanh số mở thẻ, phủ sóng dịch vụ của VietinBank, tiếp cận nhiều KH hơn.
*Tuy nhiên, khi cấp TD cho DN, CN cũng phải đối mặt với rủi ro TD nếu DN
không có khả năng trả nợ đúng hạn hoặc không thanh toán đủ gốc và lãi vay. Thêm
vào đó, CN sẽ gặp rủi ro khi nhận bảo đảm bằng BĐS nhưng giá BĐS giảm. Ngoài
ra, nếu DN vay vốn từ CN nhưng với mục đích khác thì CN sẽ khó kiểm soát và công
tác dự phòng sẽ khó hơn. Một số rủi ro mà KHDN gặp phải:
Trong tư cách KH: Nhờ vị thế trong ngành, DN có uy tín trong quan hệ với các
TCTD và các đối tác, có mối quan hệ tốt với các ban ngành, tổ chức có liên quan đến
hoạt động SXKD. Có thể đánh giá rủi ro trong tư cách KH vẫn có nhưng ở mức thấp.
Trong HĐKD của KH: DN nắm vị trí người dẫn đầu trong ngành với hơn 10 năm
kinh nghiệm, vì thế, có thể lên kế hoạch ứng phó những rủi ro có thể phát sinh trong
HĐKD. Mặc dù thế, việc đầu tư quá nhiều vào công ty con hay công ty liên kết nên
có thể phơi nhiễm nhiều hơn, đây là điểm cần chú ý để kiểm soát tốt hơn, tránh dùng tiền sai mục đích.
Về thị trường: Hiện nay, có nhiều tổ chức lớn khác cùng ngành BĐS cung ứng và
phát triển sản phẩm tốt, giá tốt, dẫn đến có sự tranh giành về nguồn cung, chẳng hạn
như VinGroup, SunGroup. Bên cạnh đó, với bối cảnh đất nước phục hồi sau đại dịch,
công ty nên tiếp tục đưa ra thị trường sản phẩm cạnh tranh hơn, chủ động thích nghi
tình hình mới, giữ vững thị phần đang có. Kết luận
Với vị thế là DN hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực BĐS tại Việt Nam, bộ máy
vận hành mạnh cùng năng lực TC đạt mức trung, công ty đã chủ động thay đổi cơ cấu
TS, NV để thích ứng với ảnh hưởng của đại dịch, hướng đến mục tiêu trở lại mức
tăng trưởng đang có trước dịch. lOMoAR cPSD| 40419767
Kế hoạch KD được xây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết thị trường, phân tích
tình hình toàn ngành ở thời điểm hiện tại. Số liệu được dự đoán, tính toán chi tiết, phù
hợp với tiềm lực TC và quản lý của Công ty, hướng đến sự phát triển ổn định, phù
hợp tiến trình. Vì vậy, kế hoạch KD năm 2022 là khả thi.
DN là KH cũ, từ năm 2015 với VietinBank CN Thanh Hóa, và từ tháng 11/2019
có quan hệ TD với VietinBank CN Đống Đa. Trong suốt quá trình thực hiện quan hệ
TD với NH, DN thiện chí trong cung cấp thông tin hỗ trợ các cuộc thẩm định và đánh
giá của NH, đến hạn, thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, lãi vay.
Kết quả chấm điểm xếp hạng TD đạt 73 điểm, hạng A.
Công ty đủ điều kiện cấp TD có TS bảo đảm, NH đồng ý cấp TD với các đề xuất:
Bảng 2.19. Đề xuất giới hạn TD năm 2022 CTCP Tập đoàn FLC +
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank) 2.3.
Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động
cho vay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đống Đa
2.3.1. Kết quả đạt được
Về nguồn số liệu, VietinBank sử dụng BCTC đã kiểm toán, phần BCTC của năm
2021 sử dụng loại đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền, tin về lịch sử TD của KH dùng
thông tin từ CIC, đều là các nguồn đáng tin cậy. Nhờ việc lựa chọn đầu vào tốt, đánh
giá và nhận định KH sẽ chính xác hơn, giúp CN đưa ra quyết định cấp TD và hạn
mức an toàn, đồng thời, dự đoán rủi ro và phòng ngừa tốt nhất trong khả năng.
Về phương pháp phân tích, CN sử dụng phương pháp so sánh ngang, dọc và
phương pháp tỷ lệ. Cả 2 phương pháp này đều truyền thống và phổ biến trong hoạt
động phân tích TC. Phương pháp so sánh thường được dùng ở giai đoạn đầu và có
thể giúp CBTD đánh giá được tình hình thực hiện nhiệm vụ hoặc tốc độ phát triển lOMoAR cPSD| 40419767 Chỉ tiêu
Đề xuất của Phòng KHDN Giới hạn TD, trong đó: 35.000 trđ
Giới hạn cho vay ngắn hạn 35.000 trđ Giới hạn bảo lãnh 35.000 trđ Mục đích cấp TD:
Bổ sung vốn lưu động, phát hành bảo lãnh phục
vụ HĐKD thương mại của Công ty Đồng tiền nhận nợ VNĐ Thời gian duy trì 15 tháng Thời gian cho vay tối đa Tối đa 06 tháng Biện pháp bảo đảm
Cấp TD có bảo đảm 100% bằng TS. Lãi suất
9,0%/năm, điều chỉnh theo quy định của VietinBank theo từng kỳ Phí
- Phí trả nợ trước hạn: Miễn phí
- Phí cam kết rút vốn và phạt cam kết rút vốn: Miễn phí
- Lãi suất chậm trả lãi: theo quy định của VietinBank theo từng kỳ
giữa các kỳ với nhau của một chỉ tiêu hoặc so sánh kết quả giữa các bộ phận. Phương
pháp tỷ lệ cho thấy được xu hướng thay đổi của tỷ lệ, nhờ đó, CBTD có thể đối chiếu
với trung bình ngành hoặc qua các kỳ của DN để nhận xét kết quả HĐKD, thêm vào
đó, nó định được nền tảng và những kết nối giữ vai trò lớn. Đặc biệt, tỷ lệ tính ra đã
tiêu chuẩn hóa khi so sánh với số liệu quá khứ và mức trung bình ngành (Hệ số KNTT
ngắn hạn, nhanh trên mức 1; các chỉ số sinh lời được đánh giá thấp hơn ngành, chỉ
tiêu khả năng hoạt động so với mặt bằng chung ngành là phù hợp), vì thế có thể đánh
giá mức độ biến động của chính công ty và với đối thủ cạnh tranh.
Về quy trình phân tích, cơ bản các bước đều được đảm bảo thực hiện. Bước chuẩn
bị trước phân tích, có sự phân công nhân sự phụ trách và liên hệ với KH để được hỗ
trợ và cung cấp tài liệu cần thiết. Bước thu thập và xử lý dữ liệu được đầu tư kỹ.
Ngoài số liệu từ BCTC, CN còn sử dụng thông tin từ CIC, hóa đơn chứng từ, hợp
đồng phát sinh trong giai đoạn phân tích. Khâu thẩm định chất lượng báo cáo được
chú ý và thực hiện nghiêm ngặt, đa phần BCTC dùng trong phân tích KHDN đều phải
được kiểm toán đạt yêu cầu. Bước phân tích đảm bảo đã phân tích cả bối cạnh vĩ mô
lẫn tình hình TC công ty. Và có bước kiểm tra, tổng kết sau khi hoàn thành công tác. lOMoAR cPSD| 40419767
Về nội dung phân tích, CN đã phân tích được tương đối đầy đủ các nội dung cần
thiết khi đánh giá về tình hình TCDN:
Phân tích ngành: Nội dung phân tích tập trung vào phân tích bối cảnh vĩ mô tác
động trực tiếp đến thị trường hoạt động của công ty (đại dịch Covid-19, chính
sách quản lý TD với hoạt động đầu tư của Chính phủ và NHNN và các hiệp định
thương mại). Từ đó, dự đoán các trường hợp có thể xảy ra trong thời gian tới và
vị thế hiện tại và tương lai của DN.
Phân tích hoạt động SXKD: CBTD sử dụng so sánh bằng số tuyệt đối và tương
đối để đánh giá mức tăng của các chỉ tiêu của năm 2021 so với cùng kỳ năm trước.
Thêm vào đó, so sánh dọc và ngang được kết hợp để đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch KD. Phân tích chủ yếu tập trung vào DT thuần, DT hoạt động TC, giá
vốn hàng bán, các CP chính và LN.
Phân tích tình hình trên BCĐKT: CBTD phân tích thực trạng và xu hướng biến
động giá trị tổng TS và tổng NV công ty, sau đó, đi vào xem xét chi tiết các chỉ
tiêu trọng yếu và đánh giá nguyên nhân có thể tạo ra thay đổi. Các mục như hàng
tồn kho, khoản phải thu, TS dở dang DH đều được phân tích kèm bảng thống kê
chi tiết. Ngoài ra, bản phân tích có đề cập tới sự cân đối nguồn sử dụng vốn và tài
trợ, và tỷ trọng những chỉ tiêu lớn so với tổng thể nguồn.
Phân tích hiệu quả hoạt động thông qua chỉ tiêu TC và BCLCTT: Về chỉ tiêu TC,
nội dung phân tích đủ 4 nhóm, các chỉ tiêu bên trong các nhóm được lựa chọn phù
hợp và phổ biến để so sánh, phân tích sự thay đổi qua các năm, tập trung chủ yếu
vào hệ số thanh toán để phục vụ công tác kiểm định trước cho vay. Về BCLCTT,
rút ra nhận định về lưu chuyển tiền trong kỳ và vốn lưu chuyển trong kỳ, kết hợp
với các chỉ tiêu TC để đánh giá chung khả năng trả nợ và kỳ vọng phát triển tốt hơn trong tương lai.
2.3.2. Hạn chế tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1.
Hạn chế tồn tại
Về nguồn số liệu, bên cạnh BCTC năm 2019, 2020 của KH đã được đảm bảo chất
lượng, BCTC tính đến hết quý IV/2021 chưa được kiểm toán hoặc quyết toán thuế
xuất phát từ lý do khách quan: khi thực hiện thẩm định TD, BCTC năm 2021 chưa
được kiểm toán và công khai trên thị trường. Điều này có thể thấy, độ đảm bảo của lOMoAR cPSD| 40419767
phần dữ liệu năm 2021 của KHDN chưa đạt tin cậy bằng thông tin của các kỳ trước
Vì vậy, khi so sánh xu hướng biến động và sự tiến bộ hay lạc hậu của KH, kết quả
cho ra có thể sai lệch so với thực tế. Bên cạnh đó, CBTD quyết định dùng số liệu 3
năm liên tiếp, nhưng trong phân tích BCKQHĐKD, các chỉ tiêu được so sánh tuyệt
đối và tương đối số liệu của năm 2020 và 2021, không đề cập đến biến động so với
năm 2019. Điều này dẫn đến đánh giá chưa thể hiện được xu hướng thay đổi qua giai
đoạn phân tích mà đơn thuần chỉ so sánh hai năm, đặc biệt sẽ không thể hiện được sự
thay đổi của chỉ tiêu trong giai đoạn trước và sau bùng phát dịch bệnh.
Về phương pháp phân tích, tuy phương pháp CN áp dụng là các phương pháp phổ
biến nhưng cũng vẫn tồn tại nhược điểm. Phương pháp so sánh được sử dụng thường
xuyên trong phân tích, hầu như mọi chỉ tiêu trong các báo cáo, bảng thống kê, CBTD
đều sử dụng so sánh ngang, dọc, theo số tương đối và tuyệt đối, nhưng hay được thực
hiện ở bước khởi đầu; và để quyết định đưa ra đúng đắn, phương pháp yêu cầu so
sánh diễn ra thỏa mãn nhiều điều kiện như cùng đơn vị đo, cùng độ dài thời gian,
cùng quy mô và điều kiện KD, nội dung kinh tế và phương pháp tính cần có sự thống nhất.
Về nội dung phân tích, một số vấn đề còn chưa được xem xét tới trong quá trình thực hiện công tác:
Phân tích ngành: CBTD đã nêu và phân tích các tác động của môi trường vĩ mô
lên ngành, với tác động tích cực (nguồn vốn đầu tư và các hiệp định được ký) và
tiêu cực (dịch bệnh và chính sách quản lý), đưa ra nhận định cho tất cả những
doanh nghiệp thuộc ngành: 2 dự đoán về xu hướng thị trường BĐS được đặt ra.
Tuy nhiên, CBTD chưa phân tích nội bộ ngành. Vị thế và lợi thế cạnh tranh của
DN trong ngành chỉ được đề cập sơ bộ là người dẫn đầu thị trường trong bối cảnh
nhà phát triển BĐS tại Việt Nam ngày càng nhiều, chưa nghiên cứu và phân tích
kỹ về mức độ cạnh tranh của DN với đối thủ hiện hữu, đối thủ tiềm tàng và các
sản phẩm thay thế có thể có; khả năng đàm phán với nhà cung cấp đầu vào và KH đầu ra.
Phân tích tình hình trên BCĐKT: CN chỉ phân tích riêng lẻ các chỉ tiêu, các khoản
mục theo kỹ thuật so sánh ngang và dọc, cần bổ sung thêm mối quan hệ giữa TS lOMoAR cPSD| 40419767
và nguồn hình thành TS trong mục phân tích này. Đánh giá VLĐR sẽ giúp đánh
giá mức an toàn của vốn cũng như mức tiết kiệm nguồn tài trợ, NCVLĐ thể hiện
sự phụ thuộc của vốn NH của DN đối với nguồn tài trợ của bên thứ ba, và quan
trọng nhất, ngân quỹ ròng cho biết khả năng ngân quỹ dư thừa để đảm bảo hoàn trả khoản vay.
Phân tích hiệu quả hoạt động thông qua chỉ tiêu tài chính và BCLCTT: Chỉ dừng
lại ở đánh giá nguy cơ không trả được nợ do lưu chuyển ròng âm, chưa nhận định
chi tiết về lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD, hoạt động đầu tư và hoạt động TC.
Đặc biệt, chưa đưa ra nhận xét được nguồn tiền thu chi chủ yếu của DN là nguồn
nào và vai trò của nguồn tiền từ HĐKD như thế nào với toàn bộ dòng tiền của
DN. Do đối với DN, LN là mục tiêu cần hướng đến, nếu không xác định được
dòng tiền chủ yếu của công ty có đến từ KD không, sẽ khó đánh giá hiệu quả trong
KD và mục tiêu hoạt động. Các chỉ tiêu TC đa phần chỉ được thể hiện ra về con
số: ROA 0,9%; ROE 2,7%; vòng quay vốn 0,3, chưa được nhận định về nguyên
nhân có thể dẫn đến sự thay đổi. 2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nguồn dữ liệu đầu vào được đánh giá là một phần rất quan trọng và có
khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả phân tích. Tuy nhiên, mỗi DN áp dụng những
chính sách và nguyên tắc trong thống kê và lập BCTC khác nhau, dẫn đến việc so
sánh tình hình DN với tiêu chuẩn chung là khó chính xác. Thêm vào đó, KHDN có
nhiều lý do để gian lận trong lập BCTC: muốn thể hiện tình hình TC vững mạnh của
công ty với nhà đầu tư, thể hiện năng suất lao động và cống hiến của CBTD với công
ty, và với NHTM và các chủ nợ khác, mong muốn tạo dựng lòng tin, vay được số vốn
lớn hơn trong thời gian dài hơn. Vì vậy, những BCTC hoặc sổ sách cung cấp có thể
chưa phản ánh đúng thực chất tình hình công ty, khiến đánh giá và đề nghị cho vay
của NH tiềm ẩn rủi ro.
Thứ hai, môi trường vĩ mô cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình TC của công ty và
yếu tố này cả NHTM và DN đều không kiểm soát được. Mỗi giai đoạn, tùy vào mục
tiêu phát triển và tình hình kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển của thị trường chung
khác nhau. Từ mục tiêu phát triển chung, cần phân tích ngành hoạt động và DN gắn lOMoAR cPSD| 40419767
với bối cảnh đó. Ví dụ, năm 2020 ghi nhận sự bùng nổ của đại dịch, các DN chịu tác
động nặng nề, khiến thực trạng của năm đó không đi theo kỳ vọng vào cuối năm 2019
của các cá nhân tổ chức, những phân tích TC trước đó sẽ không chính xác. b. Nguyên nhân chủ quan
CBTD là người trực tiếp thu thập thông tin và thực hiện các bước phân tích, đưa
ra những nhận định đánh giá tình hình TCDN. Tuy nhiên, không phải trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm thực tế của tất cả CBTD là như nhau nên có thể xảy ra trường
hợp bản phân tích áp dụng phương pháp phân tích chưa linh hoạt, chưa đề cập đến
một số chỉ tiêu chi tiết, đánh giá nêu ra chưa đúng trọng tâm và có thể phán đoán
không chính xác tình hình công ty. Ngoài ra, có thể đến từ sự chủ quan của CBTD
khi kiểm định KHDN có vị thế lớn, là KH lâu năm của CN mà phân tích chưa chuyên sâu một số hạng mục.
Hỗ trợ cho CBTD thực hiện công tác phân tích TC KH là hệ thống công nghệ
thông tin của CN. Nếu áp dụng công nghệ vào phân tích càng tốt thì kết quả đầu ra
sẽ có độ chính xác cao và giúp chi nhánh có quyết định cấp TD đúng đắn, và ngược
lại, nếu hệ thống công nghệ áp dụng không hiện đại, công tác diễn ra sẽ khó khăn và
tốn nhiều thời gian, công sức của người phân tích hơn. Tại CN hiện nay, CBTD chủ
yếu sử dụng công cụ Excel để tính toán các chỉ số, số liệu so sánh ngang, dọc, vẽ
bảng và biểu đồ, đánh giá thay đổi trực quan các chỉ tiêu, sự phụ thuộc của chỉ tiêu
với nhân tố ảnh hưởng; những phần mềm phân tích khác có được sử dụng nhưng
không được áp dụng thường xuyên và linh hoạt, nên đóng góp vào kết quả đầu ra chưa nhiều. CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
3.1. Mục tiêu, kế hoạch hoạt động trong giai đoạn tới của Chi nhánh
Trong năm 2022, với vị thế 1 trong những NHTM mạnh nhất Việt Nam,
VietinBank chủ trương tiếp tục thực hiện vai trò trụ cột của nền kinh tế, thực hiện các lOMoAR cPSD| 40419767
chính sách giúp phát triển kinh tế đất nước nói chung và tăng trưởng lợi nhuận của
VietinBank nói riêng. Về mục tiêu dài hạn, NH tập trung tăng lợi nhuận bền vững và
không ngừng thực hiện kế hoạch kinh doanh, phòng ngừa rủi ro tài chính, phát triển
cơ sở hạ tầng và góp phần bảo vệ môi trường khí hậu.
Về mục tiêu trung hạn cho giai đoạn 2021 – 2023, VietinBank đặt mục tiêu trở
thành NH đa năng, hiện đại hàng đầu trong nước và đến hết giai đoạn sẽ thuộc nhóm
100 NH mạnh nhất Châu Á – Thái Bình Dương. Chiến lược được trọng tâm xúc tiến
là: chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phương thức cạnh tranh; số hóa NH, đồng thời
nâng cao chất lượng nhân sự để đảm bảo thích ứng với thay đổi; đảm bảo sự phát
triển của VietinBank gắn với sự phát triển của toàn thị trường và ngành. Để đạt được
những mục tiêu này, cần đảm bảo 7 yếu tố mang tính trụ cột để quá trình diễn ra thuận
lợi. Trước hết, cần đảm bảo yếu tố con người. Nguồn nhân sự xuất sắc đi kèm với
văn hóa DN tốt sẽ là nền tảng giúp những phát triển về hệ thống và công nghệ được
phát huy tối đa hiệu quả. Tiếp theo, cần chú ý xây dựng một hệ thống vận hành trơn
tru thống nhất giữa trong toàn hệ thống, đồng thời mở rộng mạng lưới. Thêm vào đó,
NH cần không ngừng củng cố hệ thống đo lường dữ liệu và quản trị rủi ro, sao cho
phù hợp nhất với thông lệ quốc tế và đặc điểm KD tại Việt Nam. Một yếu tố không
thể thiếu trong thời kỳ phát triển mới, mang tính quyết định là công nghệ thông tin sẽ
hỗ trợ thực thi chiến lược này thành công.
Gắn với mục tiêu trung và dài hạn của toàn hệ thống VietinBank, CN Đống Đa
đặt ra một số mục tiêu phát triển nhằm đạt được thành công chung và phát triển CN:
Tăng vốn tự có nhằm đáp ứng nguồn tăng trưởng quy mô TS, đẩy mạnh cổ phần
hóa và tìm cách tăng lợi thế cạnh tranh trong thị trường và thị phần hoạt động. Không
những thế, việc không ngừng cải thiện những công tác hiện có rất quan trọng, CN kỳ
vọng sẽ tiếp tục nhận đóng góp và sửa đổi sao cho công tác thanh toán được nhanh
gọn và dễ dàng thực hiện hơn.
Tăng TD và đầu tư an toàn hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, CN cần hoàn thiện
các bước trong thẩm định TD, phân tích dự án đầu tư, quan trọng nhất chính là công
tác phân tích TC KH, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn để cung cấp nguồn tài
trợ đúng nơi cần, tạo ra lợi nhuận nhiều nhất cho DN và CN. lOMoAR cPSD| 40419767
Không ngừng nâng cao hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Bất kỳ hoạt động
nào khi thực hiện đều cần được kiểm tra chặt chẽ, bộ máy kiểm soát càng thống nhất,
chất lượng càng cao, hiệu quả phát huy được càng lớn, nhờ đó, CN có thể đảm bảo
tuân thủ các quy định, pháp luật của Nhà nước, toàn hệ thống và những chỉ đạo nội bộ.
Để toàn hệ thống có thể mở rộng mạng lưới, nâng cao thị phần, CN cũng cần đóng
góp vào mục tiêu này. VietinBank Đống Đa sẽ đánh giá lại các PGD trực thuộc về
thực trạng hoạt động, điểm mạnh và hạn chế còn tồn tại, từ đó tìm giải pháp nâng cao
hiệu quả, song, tiếp tục tìm kiếm khu vực tiềm năng để tăng độ phủ sóng của NH.
Ngoài những nhân tố trên, CN Đống Đa cũng chú ý tới phát triển cơ sở hạ tầng.
Đầu tư đẩy mạnh vào các dự án, nhanh chóng hoàn thiện và củng cố chất lượng văn
phòng với trang bị đầy đủ, khang trang, chuyên nghiệp nhất để không chỉ phục vụ trải
nghiệm KH đến giao dịch mà còn tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên có thể
tối đa thể hiện khả năng, cống hiến cho sự phát triển của bộ phận và CN.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác phân tích tài chính KHDN tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
Như đã đề cập ở phần trên, đối với CN Đống Đa, việc hoàn thiện công tác phân
tích tài chính KHDN đóng vai trò quan trọng, quyết định mục tiêu về cho vay và đầu
tư của CN được thực hiện an toàn và hiệu quả hay không. Đây là một công tác phức
tạp và luôn cần được cải thiện để kết quả phân tích đưa ra có tính sát thực cao, giúp
quyết định của NH chắc chắn hơn. VietinBank Đống Đa cần thực hiện một số biện
pháp hỗ trợ củng cố công tác phân tích TC.
3.2.1. Hoàn thiện dữ liệu đầu vào
Thông tin, số liệu là dữ liệu quan trọng, là cơ sở để nhà phân tích tính toán, đánh
giá thực trạng và dự đoán tương lai dựa vào xu hướng biến động của TC công ty và
xu hướng thị trường. Vì vậy, chất lượng thông tin quyết định chất lượng kết quả phân
tích, thông tin càng chính xác, lượng thông tin vừa đủ, hiệu quả công tác càng cao,
và ngược lại, thông tin đầu vào quá nhiều, chưa được sàng lọc và đảm bảo tính đúng
đắn, gây nhiễu thông tin, kết quả sẽ thiếu chính xác không dùng được trong thẩm định lOMoAR cPSD| 40419767
KH, đồng thời tốn thời gian và công sức. Vì thế, dữ liệu đầu vào cần được quan tâm trước tiên.
Thứ nhất, VietinBank Đống Đa nên hoàn thiện bước kiểm tra rà soát thông tin.
Khi KHDN cung cấp thông tin như các BCTC, Báo cáo quản trị, chứng từ kế toán,
hợp đồng liên quan, CBTD cần kiểm chứng tính đúng đắn của giấy tờ: so sánh BCTC
với báo cáo quản trị các tháng, các quý; đối chiếu chứng từ; cập nhật những chính
sách mới của công ty; tham khảo từ thị trường, các công ty trong ngành, đối tác, nhà cung cấp, …
Thứ hai, CN cần yêu cầu giấy tờ công ty cung cấp có tính xác thực cao: BCTC đã
kiểm toán, những giấy tờ kế toán, báo cáo quản trị có dấu đỏ và chữ ký của người đại
diện trực tiếp quản lý HĐKD, nếu là bản sao thì có xác nhận sao y bản chính. Đối với
DN nhỏ và vừa, việc đảm bảo tính chính xác của thông tin là khó hơn, nên CBTD cần
trực tiếp tới DN để thu thập thông tin từ nhiều nguồn (giấy tờ được cung cấp, tham
vấn cán bộ nhân viên, liên hệ với đối tác của DN), đảm bảo tính khách quan. Đối với
DN lớn, BCTC kiểm toán và BCTN đều được cập nhật trên trang thông tin của DN,
sẽ dễ dàng để thu thập hơn. Dù vậy, vẫn cần tìm kiếm những thông tin từ nguồn thực
tế để có cái nhìn chi tiết hơn, giúp đánh giá gần với thực tế công ty hơn.
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là một bộ công cụ và biện pháp áp dụng để tiếp cận và
nghiên cứu, từ đó đánh giá tình hình TCDN. Có thể cùng lúc áp dụng nhiều phương
pháp trong phân tích. VietinBank Đống Đa sử dụng cùng lúc phương pháp so sánh
và phương pháp phân tích tỷ lệ. CBTD có thể tham khảo sử dụng thêm phương pháp
Dupont và phương pháp mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế.
Phương pháp Dupont tách chỉ tiêu phân tích thành chuỗi tích tỷ số. Nhờ đó, sẽ
thấy được những nhân tố tác động đến chỉ tiêu, giúp nhà phân tích thêm những nguyên
nhân khác tạo nên kết quả, bên cạnh những nhân tố theo công thức tính chỉ tiêu. Sau
khi, phân tích tất cả các nguyên nhân tác động đến chỉ số, nhà phân tích có thể rút ra
được điểm mạnh yếu trong hoạt động DN. Trong phân tích các tỷ số phản ánh khả
năng sinh lời, CBTD mới dừng lại ở nêu lên số liệu và so sánh với trung bình ngành,
chưa chỉ ra được nguyên nhân tạo nên kết quả đó. Phương pháp Dupont rất phù hợp lOMoAR cPSD| 40419767
để áp dụng vào phân tích những chỉ tiêu này, giúp tìm được những điểm dẫn đến hiện
tượng tốt xấu của hoạt động DN, từ đó, NH có thể chú ý và kiểm duyệt khắt khe hơn
với những nhân tố đó.
Trong ví dụ của CTCP Tập đoàn FLC, ta có thể áp dụng như sau:
Bảng 3.1. Chỉ tiêu phân tích Dupont của CTCP Tập đoàn FLC
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu
Ký hiệu ĐVT 2021 2020 2019 Tỷ suất LN trên DT ROS % 0,8 0,1 0,16
Tỷ suất LN trên tổng TS ROA % 0,9 0,2 2,9 Tỷ suất LN trên VCSH ROE % 2,7 0,6 7,3
Hiệu suất sử dụng tổng TS AU Lần 1,13 2 18,13 Tổng TS/VCSH EM Lần 3,14 2,68 2,52
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC CTCP Tập đoàn FLC các năm) lnsauthuế lnsauthuế DT ROA= = x =ROS x AU TổngTS DT TổngTS
Năm 2021: ROA = 0,8% x 1,13 = 0,9%
Năm 2020: ROA = 0,1% x 2 = 0,2%
Năm 2019: ROA = 0,16% x 18,13 = 2,9%
So với năm 2019, ROA của năm 2020 giảm mạnh, tác động chính đến từ hiệu suất
sử dụng tổng TS bị tụt hơn 9 lần trong khi ROS gần như không thay đổi. Sang năm
2021, ROA đã có sự phục hồi tuy chưa quay lại mốc trước dịch nhưng cũng đầy tiềm
năng. Hiệu suất sử dụng tổng TS năm 2021 tiếp tục giảm nhẹ, bên cạnh sự tăng lớn
hơn của ROS từ 0,1% lên 0,8%, dẫn đến ROA tăng 0,7%. Có thể nhận xét, trong bối
cảnh nhiều biến động, công ty đã cố gắng kiểm soát tốt ROS, giúp chỉ tiêu tăng trở
lại với mức cao trong khi công tác sử dụng TS của DN có sự giảm hiệu quả rõ rệt,
cần được chú ý, kiểm soát chặt chẽ hơn, tránh phí phạm nguồn lực. lnsauthuế ln sauthuế DT TổngTS ROE= = x x VCSH DT TổngTS VCSH lOMoAR cPSD| 40419767
¿ROSx AU xEM=ROAx EM
Năm 2021: ROE = 0,9% x 3,14 = 2,7%
Năm 2020: ROE = 0,2% x 2,68 = 0,6%
Năm 2019: ROE = 2,9% x 2,52 = 7,3%
Trong 3 năm, chỉ tiêu năm 2019 có giá trị cao nhất 7,3%. Năm 2020, ROE giảm
đáng kể xuống 0,6%. Nguyên nhân là do ROA năm đó giảm mạnh, tỷ số Tổng
TS/VCSH tăng nhưng không đủ bù đắp, vì vậy, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH giảm
theo xu hướng của ROA. Vào cuối giai đoạn, ROE của công ty tăng trưởng trở lại.
Năm 2021, cả ROA và tỷ số EM đều tăng, trong đó, ROA tăng từ 0,2% lên 0,9%,
EM tăng mạnh từ 2,68 lên 3,14, công ty có sự tự chủ trong nguồn vốn hình thành TS hơn.
3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích
Trong phân tích BCĐKT, hiện tại CBTD của CN đã phân tích sự biến động của
tổng TS, NV và các chỉ tiêu trọng yếu. Để kết quả phân tích toàn diện hơn, công tác
phân tích mối quan hệ giữa TS và NV, để đánh giá các tiêu chí VLĐR, NCVLĐ đã
đạt mức phù hợp với lĩnh vực và hình thức kinh doanh của công ty hay chưa: lOMoAR cPSD| 40419767
VLĐR = NV dài hạn – TS dài hạn = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
NCVLĐ = TSKD – Nợ KD = Phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho + TS ngắn hạn khác – Nợ ngắn hạn NQR = VLĐR - NCVLĐ
Với trường hợp Công ty CP Tập đoàn FLC:
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn CTCP Tập đoàn FLC
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2021 2020 Vốn lưu động ròng 195,284 205,790 Nhu cầu vốn lưu động (212,129) (175,942) Ngân quỹ ròng 407,413 381,732
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC CTCP Tập đoàn FLC các năm)
Trong năm 2020, VLĐR = 205,790 > 0 thể hiện phần TS ngắn hạn đang được tài
trợ bởi vốn dài hạn, chứng tỏ đây là cơ cấu vốn an toàn, tuy nhiên lãng phí. Đến năm
2021, VLĐR = 195,284 > 0 nhưng đã giảm so với cùng kỳ trước đó. Đây là dấu hiệu
thay đổi tích cực, cho thấy mặc dù vẫn tồn tại một lượng TS ngắn hạn tạo lập bởi vốn
dài hạn nhưng công ty đã có biện pháp nhằm giảm lượng tiền này, giúp giảm chi phí
sử dụng mà vẫn giữ cơ cấu ở mức an toàn.
Cùng lúc đó, NCVLĐ của cả 2 năm đều âm, giá trị chỉ tiêu trong năm 2021 nhỏ
hơn giá trị của năm 2020. NCVLĐ < 0 thể hiện TS kinh doanh đang nhỏ hơn nợ kinh
doanh. Tình hình vốn đang tồn tại một phần chiếm dụng của bên thứ ba nhưng không
tài trợ nhu cầu vốn ngắn hạn. Ưu điểm trong trường hợp này là có thể tận dụng vào
đầu tư khác trong DN, song, nhược điểm là khi dùng vốn này phục vụ vốn DH sẽ tăng CP sử dụng.
Với các biến động của VLĐR và NCVLĐ qua 2 năm như trên, ngân quỹ ròng ghi
nhận dương và tăng. Đây là dấu hiệu phục hồi tốt, sau giai đoạn dịch căng thẳng, DN
vẫn có ngân quỹ dư thừa, đảm bảo có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. lOMoAR cPSD| 40419767
Phân tích đã nêu lên được cân đối TS và NV của FLC, giúp quá trình đánh giá
mức độ an toàn trong sử dụng vốn của công ty ảnh hưởng đến khả năng trả nợ như
nào, những nhược điểm về mối quan hệ TS và NV còn tồn tại. Nhờ thế, CBTD đưa
ra nhận định về khả năng quản trị vốn và thực hiện nghĩa vụ nợ của DN hợp lý hơn.
Trong phân tích BCLCTT, cán bộ chỉ quan tâm phân tích lưu chuyển tiền tuần
trong kỳ và đánh giá nguyên nhân, chưa đi sâu vào các bộ phận cấu thành dòng tiền,
đặc biệt là lưu chuyển tiền thuần trong HĐKD.
Áp dụng số liệu của Công ty CP Tập đoàn FLC, ta có:
Bảng 3.3. Phân tích BCLCTT CTCP Tập đoàn FLC
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đơn 2021 2020 2019 vị
Lưu chuyển tiền từ HĐKD Trđ 3,917,906 2.805.428 2.920.657
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt Trđ
(5,271,045) (2.185.891) (2.765.818) động đầu tư
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt Trđ 1,186,252 (348.330) (419.544) động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ Trđ (166,886) 271.208 (264.706)
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank)
Nguồn thu chủ yếu trong suốt giai đoạn là tiền từ HĐKD. Đây là dấu hiệu tốt, đặc
biệt trong bối cảnh dịch bệnh nghiêm trọng, so với cùng kỳ năm trước, thu từ HĐKD
năm 2020 chỉ sụt giảm nhẹ, và một năm sau có sự tăng đột biến, chạm mốc gần
4,000,000 trđ. HĐKD là hoạt động bền vững và ổn định qua các năm, những hoạt
động hoặc trả nợ của công ty sẽ được đảm bảo tài trợ.
Tiền chi cho đầu tư có sự biến động. Năm 2020, do sự xuất hiện của dịch Covid-
19, toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng, hoạt động đầu tư của công ty giảm nhẹ. Năm
2021, bước vào giai đoạn duy trì và thích nghi, công ty đầu tư mạnh hơn, mua sắm
các TS cố định, đầu tư tài trợ dự án mới, lưu chuyển tiền thuần từ đầu tư ghi nhận giảm mạnh. lOMoAR cPSD| 40419767
Về tiền từ hoạt động TC, những năm trước chỉ tiêu này đều âm, chứng tỏ mỗi năm
công ty đều thực hiện nghĩa vụ TC đầy đủ, những khoản vay so với khoản trả nợ đều
nhỏ hơn. Bước vào giai đoạn mới, nhu cầu phục hồi được đặt ra, công ty tăng nhu
cầu vay vốn, năm 2021, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động TC là 1,186,252 trđ.
Trong phân tích các nhóm chỉ tiêu, CBTD chưa phân tích chi tiết và gắn chỉ tiêu
trong giai đoạn mà mới dừng lại ở khái quát tình hình năm 2021. Với dữ liệu của
CTCP Tập đoàn FLC, nhận định thêm về tình hình tài chính của DN như sau:
Bảng 3.4. Chỉ tiêu hoạt động CTCP Tập đoàn FLC
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 2021 2020 2019 Vòng quay vốn lưu động Vòng 0.3 0.42 0,58 Chu kỳ hàng tồn kho Ngày 272 164.83 100,29
Thời gian thu hồi công nợ KH Ngày 87 153,18 179,24 Vòng quay tiền Ngày 211 191,18 187,61
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank)
Trong giai đoạn, nhóm chỉ tiêu hoạt động đều ghi nhận biến động phù hợp với xu
hướng chung của ngành BĐS. Vòng quay vốn lưu động của DN có sự giảm, năm
2019 đạt 0,58 đến năm 2021 chỉ còn 0,3. Số vòng quay vốn lưu động tương ứng với
hiệu quả sử dụng vốn, vì vậy, ngoài yếu tố dịch bệnh, công ty có thể tồn tại vấn đề
trong quản lý vốn lưu động. Chu kỳ hàng tồn kho của công ty tăng mạnh, sau giai
đoạn, số ngày trong chu kỳ tăng gần gấp 3 lần. Hàng tồn kho của DN chưa được quản
lý tốt khiến sự đình trệ trong tiêu thụ sản phẩm có thể thấy rõ. Thêm vào đó, tác động
của yếu tố vĩ mô khiến giảm nhu cầu BĐS đầu tư và dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng bị
gián đoạn. Hệ quả, chỉ tiêu vòng quay tiền qua các năm tăng nhẹ, thể hiện số ngày để
tiền chuyển thành LN của công ty nhiều hơn. Về chỉ tiêu thời gian thu hồi công nợ
KH, đây là chỉ tiêu thể hiện phần nào năng lực quản lý các khoản phải thu của công lOMoAR cPSD| 40419767
ty. Ở đây, FLC đã thành công trong việc rút ngắn thời gian thu nợ, giảm rủi ro mất
tiền, có thể tận dụng khoảng thời gian này và tiền thu hồi để phục vụ hoạt động SXKD.
Bảng 3.5. Chỉ tiêu sinh lời CTCP Tập đoàn FLC
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu ĐVT 2021 2020 2019 ROA % 0.9 0,2 2,9 ROE % 2.7 0,6 7,3
(Nguồn: Tờ trình đánh giá, thẩm định TD KHDN VietinBank)
Cả 2 chỉ tiêu trong giai đoạn này đều có chung xu hướng biến động: giảm mạnh
vào năm 2020 so với trước đó và phục hồi nhẹ vào năm 2021. ROA của công ty giảm
từ 2,9% xuống 0,9%; ROE giảm mạnh hơn 4,5% trong vòng 3 năm. Tuy không được
cao như giai đoạn trước nhưng các chỉ tiêu sinh lời đều dần tăng lên, do DN đã có
những thích nghi để duy trì và phát triển trong bối cảnh mới.
3.2.4. Hoàn thiện vấn đề con người
Vấn đề nhân sự luôn được đánh giá là yếu tố quyết định trực tiếp trong công tác
phân tích tài chính KHDN. Dù có sự hỗ trợ của máy móc, con người vẫn là nhân tố
chủ động và chịu trách nhiệm chính trong công tác này. Để hoàn thiện công tác phân
tích, những CBTD được phân công cần nắm vững kiến thức và linh hoạt xử lí vướng
mắc dựa vào kinh nghiệm phân tích. Một số biện pháp có thể áp dụng để nâng cao năng lực CBTD:
Thứ nhất, CN Đống Đa định kỳ có những buổi đào tạo chuyên môn, nâng cao
năng lực nhân viên TD. Các buổi đào tạo có thể tổ chức linh hoạt trực tiếp hoặc trực
tuyến, gồm cả lý thuyết và phân tích tình huống thực tế, giúp cán bộ dễ dàng hiểu và
thực hành được. Người học có thể tương tác, hỏi trực tiếp những thắc mắc rút ra từ
phân tích thực tế gặp phải.
Thứ hai, CBTD có thể chủ động hỏi xin sự giúp đỡ từ đồng nghiệp giàu kinh
nghiệm hơn. CBTD mới sẽ thiên về áp dụng lý thuyết, chưa có kinh nghiệm nhiều,
dẫn đến có những kết luận rút ra chưa gắn với thực tế, suy luận sai tình hình tài chính lOMoAR cPSD| 40419767
KHDN, bên cạnh đó, CBTD có thâm niên đã phân tích nhiều công ty sẽ nhạy cảm
khi đọc báo cáo và phân tích DN hơn, từ đó, kết quả đánh giá sát thực tế hơn.
Thứ ba, khâu tuyển dụng cần được chú ý hơn. Bộ phận nhân sự có thể kiểm soát
chặt chẽ đầu vào CBTD về mặt chuyên môn và mặt đạo đức nghề nghiệp. Về mặt
chuyên môn, ứng viên nên được kiểm tra bằng những câu hỏi lý thuyết và thực tế liên
quan đến công tác phân tích tài chính KHDN, để đảm bảo khi làm việc, nền tảng của
cán bộ đủ để đánh giá kết quả DN. Về mặt đạo đức nghề nghiệp, bộ phận có thể thông
qua phỏng vấn và đánh giá lý lịch để sàng lọc cơ bản ứng viên. Trong tương lai, để
đảm bảo chắc chắn về mặt đạo đức của nhân viên phân tích, chi nhánh cần kiểm tra đều đặn.
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống công nghệ
Đối với toàn hệ thống nói chung và VietinBank Đống Đa nói riêng, công nghệ
thông tin được xác định là yếu tố then chốt, bên cạnh yếu tố nguồn nhân sự, trong
thực thi thành công chiến lược. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin tốt sẽ đem lại hiệu
suất làm việc cao hơn, tăng lợi thế cạnh tranh của NH trong ngành. Trong công tác
phân tích tài chính KHDN phục vụ cho vay, vai trò của nhân tố này cũng quan trọng.
Hệ thống công nghệ mạnh hỗ trợ nhiều cho việc thẩm định KH trước cấp tín dụng:
dễ dàng lưu trữ, xử lý dữ liệu một cách có hệ thống và liên kết giữa các bộ phận NH;
đảm bảo tính chính xác cao; tiết kiệm thời gian phân tích tài chính KHDN, từ đó, đẩy
nhanh tốc độ thẩm định cấp TD.
Hiện nay, hoạt động phân tích số liệu TC tại CN đa phần đều thực hiện trên công
cụ Microsoft Excel. Dữ liệu về các BCTC được cán bộ sao chép trực tiếp từ dữ liệu
số công ty cung cấp, những số liệu sai lệch được chỉnh sửa thủ công bằng tay. Các
chỉ tiêu, tỷ lệ đánh giá, bảng biểu được tính toán và minh họa bằng việc nhập liệu
hàm. Có thể thấy, nếu giữ nguyên mô hình như hiện tại, phân tích tài chính một công
ty tại phòng TD còn tốn khá nhiều thời gian. Trong tương lai, để đạt được những mục
tiêu tăng trưởng, chi nhánh cần tìm hiểu, cài đặt và áp dụng một số công cụ tự động
mới, hỗ trợ cho CBTD trong phân tích TCDN.
Ngoài ra, hệ thống máy tính cá nhân và máy móc phụ trợ thường xuyên có dấu
hiệu trục trặc. Đối với những máy móc quá cũ, lạc hậu, không đảm bảo hiệu suất hoạt lOMoAR cPSD| 40419767
động, CN cần đầu tư mua sắm mới trong điều kiện phù hợp, sao cho máy móc có thể
hoạt động, hỗ trợ tốt cho quá trình làm việc của cán bộ NH. Đối với những máy móc
vẫn còn hoạt động tốt, cần định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo bộ máy vận hành trơn tru. 3.3.
Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Thứ nhất, CN cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD. Những
buổi hội thảo nghề nghiệp nên được CN tổ chức định kỳ với mục tiêu xây dựng nơi
trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ, người có thâm niên chia sẻ và hỗ trợ người trẻ,
để cùng phát triển và cải thiện hiệu quả của công tác phân tích tài chính KHDN trong
cho vay. Ngoài ra, buổi kiểm tra, rà soát hoạt động thực tế nên được tổ chức thường
xuyên, không chỉ để đánh giá mức độ hoàn thành công việc mà còn đảm bảo đạo đức
nghề nghiệp của CBTD. Ý kiến thẩm định của CBTD cần độc lập và đúng sự thật,
nhờ thế, CN sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn nhất, đảm bảo khoản cho vay an toàn.
Thứ hai, CN cần đầu tư nâng cao hiệu quả hệ thống công nghệ phục vụ cho phân
tích tài chính. Máy tính cá nhân của CBTD nên được bảo dưỡng, nâng cấp để trong
quá trình phân tích rút ngắn được thời gian xử lý, ít gián đoạn. Thêm vào đó, hiện
nay, những dữ liệu đầu vào cho phần mềm chấm điểm TD nội bộ vẫn cần nhập bằng
tay. Trong tương lai, nếu NH có thể phát triển phần mềm, tự động cập nhật chỉ tiêu
TC và phi TC thông qua tập tin Excel hoặc Word tải lên thì thời gian chấm điểm TD
nhanh hơn, từ đó, nhanh chóng hồ sơ KH, tăng năng suất lao động.
Thứ ba, NH trong tương lai nên xây dựng quy định mới về hệ thống phương pháp
và nội dung phân tích áp dụng cho từng nhóm ngành. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để
CBTD theo dõi, thực hiện theo, tạo nên sự đồng bộ trong phân tích tài chính KHDN
trong toàn hệ thống VietinBank. Đồng thời, vì quy định được nghiên cứu và đúc kết
bởi những CBTD giàu kỹ năng và kinh nghiệm nên kết quả khi áp dụng sẽ hiệu quả
hơn, giảm sự chênh lệch chất lượng giữa các tờ trình phân tích của CBTD mới và cũ. lOMoAR cPSD| 40419767
3.3.2. Kiến nghị với KHDN
Khi được CBTD phụ trách của CN liên hệ, người phụ trách của công ty nên hợp
tác nghiêm túc, cung cấp những báo cáo và chứng từ thực tế của DN. Việc này không
chỉ hỗ trợ quá trình thẩm định trước khi cho vay của NH mà còn có lợi cho DN, quá
trình diễn ra thuận lợi thì công ty sẽ càng sớm được nhận vốn tài trợ, đẩy nhanh hoạt
động mở rộng quy mô hoặc trang trải nợ nần. Thêm vào đó, nếu có thắc mắc trong
quá trình chuẩn bị hồ sơ xin cấp TD, người phụ trách nên chủ động nhờ sự giúp đỡ
của CBTD để được giải thích chính xác, từ đó, chuẩn bị giấy tờ đầy đủ nhất, tránh tự
tìm hiểu ở nguồn không chính thức, có thể gây tốn thời gian nhưng không thu được
lời giải đáp như mong muốn.
3.3.3. Kiến nghị với NHNN
Thứ nhất, NHNN có thể tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi với chuyên gia, chia sẻ
kinh nghiệm trong phân tích tài chính KHDN. Chuyên gia có thể là những cán bộ cấp
cao, cán bộ nhiều năm trong nghề đến từ các NHTM, TCTD khác. Buổi hội thảo
không nên dừng lại ở chia sẻ trải nghiệm cũ của chuyên gia mà có thể bao gồm cả hỏi
đáp và thực hành trên báo cáo của công ty thực tế. Ngoài các chuyên gia người Việt,
các nhà phân tích có kinh nghiệm người nước ngoài cũng nên được mời đến. Những
chia sẻ của họ là cần thiết đối với cán bộ Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nước
ta mở cửa với nước ngoài và nhiều NH mở rộng phủ sóng ra thế giới.
Thứ hai, NHNN cần tiếp tục quản lý và nâng cao chất lượng hệ thống CIC. Hiện
nay, CIC là công cụ hỗ trợ cơ sở dữ liệu tín dụng phong phú, được CBTD tại các
TCTD sử dụng nhiều trong quá trình phân tích tài chính KHDN và thẩm định cho
vay. Vì đóng vai trò cung cấp đầu vào cho một quá trình phức tạp và quan trọng như
vậy, thông tin trên CIC phải đảm bảo không chỉ đa dạng, đầy đủ mà còn phải chính
xác. Bước sàng lọc trước khi cập nhật thông tin lên CIC nên được kiểm duyệt và xác
thực từ các bên liên quan trong giao dịch, đảm bảo độ chắc chắn của dữ liệu.
Thứ ba, để đảm bảo những công văn, quy định hay chính sách của NHNN được
các NHTM đang hoạt động thực hiện đúng, công tác thanh tra, rà soát định kỳ là
không thể thiếu. NHNN cần lên kế hoạch về nhân sự, phạm vi, nội dung kiểm tra cho
mỗi đợt. Sau khi thanh tra, cán bộ trực thuộc NHNN lập báo cáo, nêu những điểm đã lOMoAR cPSD| 40419767
làm được và chưa thực hiện tốt, từ đó, khen thưởng hoặc phê bình các tổ chức. Công
tác này cần thực hiện thật, kết quả thật và những kinh nghiệm rút ra phải nhanh chóng
áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của CBTD cũng là vấn đề
đáng được chú ý, phải đảm bảo CBTD thực hiện công tác minh bạch, không vì lợi
ích cá nhân hoặc nhóm mà gian lận trong phân tích. lOMoAR cPSD| 40419767 KẾT LUẬN
Từ trước đến nay, phân tích tài chính KHDN luôn được đánh giá là công tác quan
trọng, có nhiều đóng góp trong hoạt động cho vay của NHTM. Điều này còn đặc biệt
đúng trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam phục hồi sau đại dịch, nhiều DN
tăng nhu cầu vốn phục vụ duy trì kinh doanh hoặc tăng trưởng mở rộng. Đi đôi với
tăng LN, hoạt động tín dụng KHDN tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy, phân tích tài chính
càng hoàn thiện, hiệu quả TD càng cao.
Qua thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận về phân tích TCDN và tiếp cận công tác
trên thực tế khi tham gia thực tập tại Ngân hàng TMCP Công thương – CN Đống Đa,
đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa” đã nêu
và làm rõ được những nội dung như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến rủi ro TD và phân tích TCDN: vai
trò của công tác, phương pháp, trình tự và nội dung cần thiết phân tích nói chung và
đối với NHTM nói riêng.
Thứ hai, khái quát tình hình hoạt động của CN, phân tích đóng góp của hoạt động
TD vào kết quả chung. Thêm vào đó, trình bày thực trạng phân tích tài chính KHDN
về phương pháp sử dụng, quy trình, nội dung phân tích thông qua trường hợp cụ thể.
Từ đó, rút ra những nhận xét về điểm tốt và cần cải thiện.
Thứ ba, dựa vào định hướng phát triển của chi nhánh và những điểm hạn chế, một
số giải pháp tương ứng và kiến nghị tới các tổ chức, cơ quan được nêu ra nhằm hoàn
thiện phân tích tài chính KHDN, góp phần nâng cao hiệu quả thẩm định KH trước cho vay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Lê Thị Xuân (2018), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
[2] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 41/2016, Quy định tỷ lệ an
toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hàng ngày 30 tháng 12 năm 2016. lOMoAR cPSD| 40419767
[3] Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2020), Báo cáo tài chính riêng lẻ năm
2019 đã kiểm toán, Hà Nội.
[4] Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2021), Báo cáo tài chính riêng lẻ năm
2020 đã kiểm toán, Hà Nội.
[5] Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2022), Báo cáo tài chính riêng lẻ năm
2021 đã kiểm toán, Hà Nội.
[6] Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2020), Báo cáo thường niên năm 2019, Hà Nội.
[7] Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2021), Báo cáo thường niên năm 2020, Hà Nội.
[8] Trần Quốc Bảo (2013), ‘Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại
Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng’, luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[9] Võ Thị Thảo Vân (2015), ‘Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chínhdoanh
nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Hội An’, luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. [10]
Hà Thị Tuyết Nhung (2015), ‘Hoàn thiện công tác phân tích tài chính
kháchhàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần phát triển Thành phố
Hồ Chí Minh (HDBank) – Chi nhánh Đà Nẵng’, luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. [11]
Trần Thị Thanh Thủy (2016), ‘Phân tích báo cáo tài chính khách hàng
doanhnghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Ninh Bình’, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. [12]
Hà Thị Hồng Hạnh (2018), ‘Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài
chínhdoanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
tín – Chi nhánh Long Biên’, khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng. [13]
Nguyễn Phương Thảo (2021), ‘Hoàn thiện công tác phân tích tài chính
doanhnghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt lOMoAR cPSD| 40419767
Nam (BIDV) – Chi nhánh Ngọc Khánh, Hà Nội’, khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng. [14]
Bùi Hoa Phượng (2020), ‘Hoàn thiện công tác phân tích tài chính đối
vớikhách hàng doanh nghiệp phục vụ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Việt Nam
Thịnh vượng, Hội sở Láng Hạ’, khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng. [15]
Đào Minh Thư (2021), ‘Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách
hàngdoanh nghiệp trong hoạt động tái thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Xăng dầu Petrolimex – Hội sở chính’, khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng. PHỤ LỤC
Bảng cân đối kế toán riêng năm 2021 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng năm 2021 của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam lOMoAR cPSD| 40419767
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng năm 2021 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2021 của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (theo
phương pháp gián tiếp) lOMoAR cPSD| 40419767 lOMoAR cPSD| 40419767