Phân tích thực tiễn phát triển nước ta dưới góc nhìn tích tụ và tập trung học phần Triết học Mac-Lênin
Phân tích thực tiễn phát triển nước ta dưới góc nhìn tích tụ và tập trung học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725 BÀI LÀM I.
Lý luận về tích tụ và tập trung tư bản
Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng
lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa
giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy tư
bản. Tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt là tích tụ tư bản.
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp
nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. 1
Tích tụ và tập trung tư bản có điểm giống nhau là chúng đều làm tăng quy mô
của tư bản cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có những điểm khác nhau:
Một là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bản làm
tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời kìm tăng quy mô của tư bản xã hội. Còn
nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập trung
tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, mà không làm tăng quy mô của tư bản xã hội.
Hai là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư xét về mặt đó, nó phản ánh
trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao
động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản. Còn nguồn để tập trung tư bản là
những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội do cạnh tranh mà dẫn đến sự liên kết hay
sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai
1 Giáo trình kinh tế chính trị Mac – Lenin,
https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2729/GT%20h%E1%BB%8Dc%20ph
%E1%BA%A7n%20Kinh%20t%E1%BA%BF%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20MNL(K)
%20Tr%20%C4%91%E1%BA%A7u-%20Tr100.pdf , tr 69 lOMoARc PSD|36215725
cấp các nhà tư bản; đồng thời nó cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động.
Tích tụ và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng
thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn
đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng
cường bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói
trên của tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh. Tập
trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa
Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được những xí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật
và công nghệ hiện đại.
Như vậy, quá trình tích lũy tư bản gắn với quá trình tích tụ và tập trung tư bản
ngày càng tăng, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội
hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng sâu sắc thêm. II.
Thực tiễn phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay dưới góc nhìn “tích
tụ và tập trung tư bản”
1. Nền kinh tế Việt Nam:
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN) và là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam”. Thể chế KTTT định hướng XHCN ngày càng được hoàn thiện và được chứng
minh tính đúng đắn khi Việt Nam vươn mình phát triển kinh tế vượt bậc trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, nhà nước cần có sự điều chỉnh đề phù hợp với tình hình. Khi mà
theo Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021, kinh tế Việt Nam
dự kiến đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022. Tăng
trưởng đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021, chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng lOMoARc PSD|36215725
cao, nhưng đã chậm lại trong nửa cuối năm do làn sóng thứ tư của đại dịch ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự báo sẽ được
kiềm chế trong năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại.2
2. Vai trò của tích tụ và tập trung tư bản đối với quá trình phát triển kinh
tế của đất nước
Thu hút và tích tụ vốn ở Việt Nam là rất quan trọng khi nước ta từ một nước có
cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp với một nền kinh tế kém phát
triển, năng suất thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ khoa học lạc hậu, dân trí chưa
cao. Nay chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của
nhà nước, cả nước lại đang bước vào thời kỳ đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước thì việc tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội lại càng có
một vị thế hết sức then chốt. Vì vậy mà Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến quan
hệ tích tụ và thu hút vốn đầu tư phát triển trong nước và nước ngoài. Tích tụ và
tập trung tư bản là các con đường làm cho quy mô vốn tăng lên. Việc tập trung tư
bản làm tăng nhanh quy mô tư bản để cải tiến kỹ thuật. Kinh tế thị trường phát triển
đã góp phần khẳng định: Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực
tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Thành tựu và những kinh nghiệm,
bài học đúc kết từ thực tiễn tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta tiếp tục
đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
3. Thực trạng tích tụ và tập trung tư bản ở Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn đăng
ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 19,54 tỷ USD,
bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 11,35
tỷ USD, bằng 94,9% so với cùng kỳ năm 2019.
2 https://www.adb.org/vi/news/viet-nam-economy-slow-down-covid-19-adb-bullish-economic-growth-
mediumlonger-term, truy c p ngày 5/11/2021ậ lOMoARc PSD|36215725
Vốn FDI của Việt Nam có xu hướng giảm, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự
bùng phát của đại dịch Covid-19. Tính đến 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới,
điều chỉnh và GVMCP của nhà ĐTNN đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng
kỳ năm 2019. Mặc dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng
kỳ, song vốn góp của các nhà ĐTNN theo hình thức GVMCP vẫn tiếp tục giảm, làm
giảm tổng vốn đầu tư thu hút được trong 8 tháng đầu năm 2020. Trong đó: vốn đăng
ký mới: Có 1.797 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 25,3%
so với cùng kỳ năm 2020), tổng vốn đăng ký đạt 9,73 tỷ USD (tăng 6,6% so với cùng
kỳ năm 2019). Vốn đầu tư tăng chủ yếu là do dự án Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa
lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn
đầu tư 4 tỷ USD (chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký mới). Cũng theo cơ quan thống
kê Trung ương, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện
hành ước tính đạt 1367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32,6% GDP.
Trong đó, vốn khu vực nhà nước đạt 519,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38% tổng vốn
và tăng 6,7% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 529,6 nghìn tỷ
đồng, chiếm 38,7% và tăng 13%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đạt 318,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 19,9%.3
Như vậy, có thể thấy, Việt Nam đã nhận thức đúng tầm quan trọng của tích
tụ và tập trung vốn. Không chỉ thu hút vốn từ nước ngoài, Việt Nam còn sử dụng
các nguồn vốn trong nước.
3 An Nhi, Năm 2015: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 12%, đăng tải tại
https://kinhtevadubao.vn/nam-2015-von-dau-tu-phat-trien-toan-xa-hoi-tang-12-9047.html, truy cập ngày 5/11/2021 lOMoARc PSD|36215725
4. Hướng đi cho sự phát triển nền kinh tế Việt Nam dựa trên tích lũy, tập trung tư bản
Việc đề cập đến tình hình đất nước, các nhiệm vụ, đặc điểm của nền kinh tế, hình
thức sở hữu cũng như cơ cấu nền kinh tế và vai trò có tác dụng giúp chúng ta nhận
thức rõ về vấn đề tích tụ và tập trung tư bản đối với đất nước ta hiện nay. Tư bản
chính là vốn, được đầu vào trong sản xuất. Tích tụ và tập trung tư bản thực chất là
tích tụ và tập trung vốn vào trong sản xuất. Rõ ràng đất nước ta với những đặc điểm
như trên, cùng với nó là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vấn đề
tích tụ và tập trung tư bản vốn là một trong những vấn đề cơ bản để thực hiện thành
công chiến lược phát triển kinh tế.
Nhưng quá trình tích tụ và tập trung tư bản ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hết
sức phức tạp, do nền kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội, cùng lúc trên đất nước đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế và
các hình thức sở hữu đan xen nhau. Vì vậy, Giải pháp cho vấn đề tích tụ và tập trung
tư bản ( vốn) ở Việt Nam:
4.1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng
Vì mục tiêu của xã hội là không ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng thêm sản phẩm
xã hội, nâng cao mức sống của người dân nên phải xác cho được quan hệ giữa tích
lũy và tiêu dùng. Tương quan giữa tích lũy và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử
dụng được vào tài sản hiện có, thực hiện được mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển
sản xuất với tốc độ cao ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng. Việc phân
chia này tùy thuộc vào nhu cầu nền kinh tế ở từng thời kỳ nhất định. Đồng thời phải
khuyến khích mọi người không ngừng tiết kiệm.
4.2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết phải xác định rõ từng đối tượng
được cấp vốn, từ đó phân bố nguồn vốn một cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra
hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ không lOMoARc PSD|36215725
nên cấp vốn toàn bộ mà nên tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp phát huy mọi năng
lực cũng như mọi khả năng quản lý của họ từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
4.3. Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Giải pháp hàng đầu cho việc tích lũy vốn trong nước là nguồn vốn từ ngân sách
nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trò quan trọng để giải quyết các nhu cầu chi
của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và cho phát triển công
nghiệp. Mặt khác, việc tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước từ các nguồn
tài nguyên quốc gia và từ các tài sản công còn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện
pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để chúng ta tăng thêm nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển.
Ngoài nguồn vốn trong nước thì trong hoàn cảnh hiện tại, khi nền kinh tế mở
của hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan
trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu
tư gián tiếp. Trong đó vốn đầu tư trực tiếp có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát
triển của nền kinh tế trong nước. KẾT LUẬN
Vai trò của lý thuyết tích tụ và tập trung trong việc phát triển nền kinh tế Viện
Nam hiện nay là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, áp dụng như thế nào và vận dụng ra
sao vẫn luôn là một câu hỏi lớn với câu trả lời biến động liên tục do sự tác động của
đại dịch, của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Cần nhận định đúng để đưa ra
những giải pháp phù hợp.