Phân tích và đánh tính hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính | Trường Đại học Y Dược , Đại học Quốc gia Hà Nội
Danh sách thành viên nhóm.Nội dung các phiên họp nhóm.Nhận xét, Đánh giá của nhóm trưởng.Khái quát về đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính.Tính hợp lý trong các quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.Các quy định về khởi kiện của vụ án hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.Các quy định về khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính.Các quy định về khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. Tài liệu giúp bạn tham khảo,ôn tập và đạt kết quả cao.Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật dân sự ( DHYD )
Trường: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lO M oARcPSD| 47669111
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
----------------------------------- BÀI TẬP NHÓM
MÔN: TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Đề tài: Phân tích và đánh giá tính hợp lý của các quy định
pháp luật hiện hành về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Thực hiện: Nhóm 2 – Lớp K7C 1 .Nguyễn Vũ Duy Anh 4 .Nguyễn Thị Loan 2 .Dương Hoàng Hà 5 .Nguyễn Hoàng Tiến 3 .Lê Thanh Huyền Hà Nội, 2021 lO M oARcPSD| 47669111
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN
(V/v Họp nhóm học tập môn Luật Tố tụng Hành chính)
I/. Danh sách thành viên nhóm
Nguyễn Vũ Duy Anh – Nhóm trưởng Lê Thanh Huyền Nguyễn Hoàng Tiến Dương Hoàng Hà Nguyễn Thị Loan
Danh sách trên có 5 thành viên
II/. Nội dung các phiên họp nhóm
1/. Thời gian: Nhóm đã tổ chức họp 04 buổi chính và các buổi phụ (không thống kê)
vào buổi tối các ngày: 16/11/2021, 17/11/2021, 19/11/2021, 20/11/2021.
2/. Địa điểm: Qua Google Meeting
3/. Nội dung cụ thể thông qua các phiên họp -
Trước buổi họp các thành viên nhóm tìm hiểu, thu thập tài liệu, nghiên cứu giáo
trình trên các trang thông tin điện tử của trường Đại học Luật, trường Đại học Kiểm sát
Hà Nội,....liên quan đến nội dung của bài tập nhóm. -
Tại buổi họp, các thành viên cùng đưa ra các thông tin, tài liệu đã thu thập được
và cùng thảo luận lên dàn bài. -
Các thành viên lần lượt trình bày thử nội dung từng phần để các thành viên còn
lại trong nhóm đóng góp ý kiến. Các thành viên nhóm đều đồng thuận với nội dung được
trình bày và có đưa ra những ý kiến và chỉnh sửa lại một số nội dung, lỗi nhỏ trong cách
thức trình bày để hoàn thiện bài. lO M oARcPSD| 47669111 -
Các thành viên cho điểm đánh giá công khai lẫn nhau. Cuối cùng, thống nhất
100% điểm cho từng cá nhân như sau: lO M oARcPSD| 47669111
III/. Nhận xét, Đánh giá của nhóm trưởng
- Các thành viên đều có ý thức cao trong việc hoạt động nhóm, chủ động, tích cực
trong việc nghiên cứu giáo trình, tìm kiếm tài liệu. Vẫn còn 1 số bạn không tích cực nêu
quan điểm trong quá trình thảo luận nhóm, cần khắc phục.
-Các thành viên có trình độ cao trong việc chu toàn nội dung mà mình đảm nhận,
đảm bảo chất lượng nội dung mà nhóm nghiên cứu.
-Nội dung nghiên cứu được thống nhất và hoàn chỉnh với sự tán thành và đồng ý
của 100% các thành viên trong nhóm.
Ngày 20 tháng 11 năm 2021 Nhóm trưởng
Nguyễn Vũ Duy Anh lO M oARcPSD| 47669111 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
B. NỘI DUNG...................................................................................................... 1
I. Khái quát về đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính....................................1
1. Quyết định hành chính, hành vi hành
chính......................................................1
2. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng
và tương đương trở xuống.............................................................................................2
3. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
quyếtđịnh giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà
nước.....................................2 4. Danh sách cử
tri................................................................................................3
II. Tính hợp lý trong các quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khởi kiện
vụ án hành chính............................................................................................................4
1. Các quy định về khởi kiện của vụ án hành chính theo quy định của pháp luật
hiện hành.......................................................................................................................4 1.1.
Các quy định về khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính..........4 1.2.
Các quy định về khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công
chức giữchức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở
xuống...............................................7 1.3.
Các quy định về khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lývụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước 8 1.4.
Các quy định về khởi kiện danh sách cử
tri....................................................9
2. Tính hợp lý trong quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khởi kiện vụ
án hành chính..............................................................................................................10 2.1.
Đối với đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính . 10 lO M oARcPSD| 47669111 2.2.
Đối với đối tượng khởi kiện là quyết định kỷ luật buộc thôi việc
công chứcgiữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở
xuống.......................................12 2.3.
Đối với đối tượng khởi kiện là quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết địnhxử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà
nước.............................................................................................................................14 2.4.
Đối với đối tượng khởi kiện là danh sách cử
tri...........................................15
3. Hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khởi kiện của vụ
án hành chính.............................................................................................................. 15
III. Kiến nghị và giải pháp..................................................................................17
C. KẾT LUẬN....................................................................................................17
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................18 lO M oARcPSD| 47669111
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật Tố tụng Hành chính ra đời năm 2015 và được sửa đổi, bổ sung năm 2019 tính
đến nay đã trải qua một thời gian tương đối dài được áp dụng vào thực tế. Bên cạnh những
ưu điểm, thành tựu đạt được đối với thực tế thì những quy định của pháp luật về đối tượng
khởi kiện của vụ án hành chính vẫn còn tồn tại một số hạn chế như còn tản mạn, chưa rõ
ràng. Việc xác định đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính có ý nghĩa vô cùng lớn, không
chỉ giúp đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân mà còn giúp Toà án xác định
thẩm quyền trong quá trình thụ lý, tránh những vi phạm trong tố tụng. Hiểu được tầm quan
trọng của vấn đề đó, nhóm em quyết định lựa chọn đề tài:
“Phân tích và đánh giá tính hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành về đối
tượng khởi kiện vụ án hành chính.”
Trong quá trình tìm hiểu, do kiến thức còn có sự hạn chế, bài tiểu luận sẽ không
tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để có
thể hoàn thiện bài được tốt hơn nữa. Chúng em xin chân thành cảm ơn! B. NỘI DUNG
I. Khái quát về đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính
1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính
Quyết định hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính
(TTHC) 2015. Theo đó, quyết định hành chính được định nghĩa là kết quả của việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đơn phương thể hiện ý chí quyền lực, được thực hiện trên
cơ sở pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định nhằm thực hiện trách
nhiệm quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được chỉ định. Quyết định hành
chính bao gồm ba loại: Quyết định hành chính chủ đạo, quyết định hành chính quy phạm,
và quyết định hành chính cá biệt.1
Hành vi hành chính được quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật TTHC 2015. Theo đó,
hành vi hành chính được xác định là hành vi của người có thẩm quyền trong khi thực
hiện chức trách, nhiệm vụ trong quản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
1 Nguyễn Thị Minh Hà, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb
Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014 1 lO M oARcPSD| 47669111
Quyền khởi kiện vụ án hành chính là khả năng của cơ quan, tổ chức, cá nhân được
yêu cầu tòa án xem xét và giải quyết yêu cầu của mình đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính trong trường hợp không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính đó.2
2. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và
tương đương trở xuống
Theo khoản 5 Điều 3 Luật TTHC 2015, có thể hiểu quyết định kỷ luật buộc thôi
việc là quyết định bằng văn bản để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công
chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, do chính người đứng
đầu cơ quan, tổ chức đó ban hành.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết
định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là việc cơ quan có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại thực hiện các trình tự, thủ tục thụ lý, xác minh và ra quyết
định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Luật Cạnh tranh.
Theo Luật Cạnh tranh quy định vụ việc cạnh tranh bao gồm: một là vụ việc hạn
chế cạnh tranh, hai là vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và ba là vụ việc cạnh
tranh không lành mạnh. Thẩm quyền giải quyết loại việc cạnh tranh thứ nhất là của Hội
đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thẩm quyền giải quyết loại việc thứ hai và thứ
ba do Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia. Khi phát sinh vụ việc cạnh tranh, các chủ
thể có thẩm quyền giải quyết trực tiếp xem xét, kết quả của hoạt động xem xét và xử lý
vi phạm sẽ là quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Kể từ ngày nhận được quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức, cá nhân không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung
quyết định đó có quyền khiếu nại, kết quả của việc khiếu nại được thể hiện qua quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Giải quyết khiếu nại kiểm toán là việc Kiểm toán nhà nước thực hiện các trình tự,
thủ tục thụ lý, xác minh và ra quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán.
Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi bổ sung 2019 quy định các khiếu nại trong hoạt
động kiểm toán nhà nước bao gồm: một là hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ
trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; hai là đánh giá, xác nhận, kết luận,
2 Giáo trình Luật Tố tụng Hành chính, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 2 lO M oARcPSD| 47669111
kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết
quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Theo đó, khi đơn
vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán có
căn cứ cho rằng hành các quyết định, hành vi trong hoạt động kiểm toán là trái pháp
luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình có quyền thực hiện khiếu nại. Kết
quả của việc khiếu nại được thể hiện bởi một quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt
động kiểm toán nhà nước. 4. Danh sách cử tri
Danh sách cử tri có thể hiểu là danh sách đăng ký của công dân nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ điều kiện bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Các nguyên tắc cần phải tuân theo khi lập danh sách cử tri:
Thứ nhất, mọi công dân không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 30 có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
Việc phát thẻ cử tri giúp cho công dân thực hiện được quyền lợi của bản thân và giúp
các cơ quan có thẩm quyền có thể dễ dàng kiểm soát được số lượng cử tri, tránh sự thiếu
khách quan, đảm bảo một người chỉ được bầu một phiếu.
Thứ hai, mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường
trú hoặc tạm trú. Điều này giúp đảm bảo được quyền lợi của nhân dân, dễ dàng giám sát
các hoạt động của những người ứng cử tại nơi mình sinh sống.
Thứ ba, các cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương
ngắn (chưa đủ 12 tháng), cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi
tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh,
cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
Thứ tư, công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian
từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24
giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để
được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường
trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu
xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú). 3 lO M oARcPSD| 47669111
Thứ năm, những cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào
danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi
người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Có thể thấy rằng Nhà nước luôn tạo điều kiện cho công dân Việt Nam được thực
hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi trên đất nước Việt
Nam, giúp nhân dân thực hiện được quyền làm chủ của mình đối với đất nước đúng như
theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đã đề ra.
II. Tính hợp lý trong các quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính
1. Các quy định về khởi kiện của vụ án hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành
1.1. Các quy định về khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
Các trường hợp được khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính được
quy định cụ thể tại Điều 30, Điều 115 luật TTHC 2015 và Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP.
Thứ nhất, đối với quyết định hành chính. Các quyết định hành chính bị khởi kiện yêu
cầu Toà án giải quyết là văn bản do cơ quan hành chính ban hành dưới hình thức quyết định
hoặc hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn. do Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành có nội dung quyết định hành
chính áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong
hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm (Trừ nhưng văn bản thông báo bổ sung, cung câp hồ sơ tài liệu liên quan
tới việc giải quyết vụ việc đó)3. Như vậy, đối với các quyết định hành chính phải đáp ứng
đủ ba yếu tố thì mới là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính. Thứ nhất, quyết định đó
phải được thể hiện bằng văn bản do cơ quan hành chính ban hành. Thứ hai quyết định đó
phải là quyết định được áp dụng một lần cho một hoặc một số chủ thể. Như vậy, các quyết
định hành chính quy phạm và quyết định hành chính chủ đạo không là đối tượng của vụ án
hành chính. Thứ ba, quyết định đó phải là quyết định mà người khởi kiện cho rằng ảnh
3 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP 4 lO M oARcPSD| 47669111
hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Như vậy, không một ai có quyền khởi kiện hộ người
khác quyết định hành chính không tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Như vậy, các quyết định hành chính được khởi kiện sẽ bao gồm:
Quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác
hoặc cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó quyết định khi giải quyết những
vấn đề cụ thể trong nhiệm vụ quản lý hành chính. Ví dụ trong trường hợp ông A bị
UBND xã ra quyết định hành chính thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Khi đó,
nếu không đồng ý với quyết định hành chính trên, ông A sẽ có quyền khởi kiện đối với
UBND xã về quyết định thu hồi đất nêu trên tại Toà án cấp huyện trên cùng phạm vi địa chính đó.
Sau khi có khiếu nại, quyết định hành chính được ban hành trong đó có quy định sửa
đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính đã khiếu nại.
Ví dụ trong trường hợp ông A bị UBND xã ra quyết định hành chính thu hồi đất do vi phạm
pháp luật về đất đai. Khi đó, nếu không đồng ý với quyết định hành chính trên, ông A sẽ có
quyền khiếu nại lên UBND xã. Tuy nhiên dù kết quả giải quyết khiếu nại đã thay đổi một
phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính đã ra nhưng ông A vẫn không đồng ý thì ông
có thể khởi kiện đối với quyết định giải quyết khiếu nại nêu trên tại Toà án cấp huyện
trên cùng phạm vi địa chính đó.
Thứ hai, hoạt động hành chính bị khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết việc hành
chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người
có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện các hoạt động nằm
trong trách nhiệm chính thức theo quy định của pháp luật .Việc xác định khi nào hành vi
hành chính thuộc cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và khi không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền và thời
hạn thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó và phân biệt như sau:
Trường hợp thứ nhất theo yêu cầu của pháp luật thì trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể của
cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác mà người làm việc trong cơ quan, cơ
quan, tổ chức hành chính nhà nước thực hiện. Nếu tổ chức khác thực hiện theo sự phân
công, ủy quyền, ủy quyền thì hành vi đó là hành vi hành chính của cơ quan, cơ quan, tổ 5 lO M oARcPSD| 47669111
chức hành chính nhà nước khác, không phải của người thực hiện. thực hiện hành vi hành
chính đó. Ví dụ theo quy định Luật đất 2016, Điều 126 thì hồ sơ chuyển
đổi quyền sử dụng đất nộp tại UBND xã, phường, thị trấn. Theo đó, trong trường hợp
ông A nộp hồ sơ xin chuyển đổi quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã X theo đúng
quy định nhưng bị cán bộ nhận hồ sơ trả lại. Thì theo đó việc trả lại hồ sơ cho ông A là
hành vi hành chính của UBND mà không phải là hành vi hành chính của cán bộ nhận hồ sơ.
Trường hợp thứ hai theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ
thể thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác thì việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là hành vi hành chính của người có
thẩm quyền không phân biệt trực tiếp thực hiện hay phân công, ủy quyền, ủy quyền cho
người khác thực hiện. Ví dụ trong trường hợp thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai thì thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND các cấp4, Chủ tịch
UBND uỷ quyền cho Phó Chủ tịch thì trong trường hợp này hành vi hành chính là của Chủ
tịch UBND mà không phải của người được uỷ quyền là Phó Chủ tịch.
Trường hợp thứ ba theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do
cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác thực hiện mà hết thời hạn theo quy
định của pháp luật mà cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực
hiện. thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ
đó là hành vi hành chính của cơ quan, cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước khác không
phụ thuộc vào việc nhiệm vụ, công vụ đó được giao, ủy quyền cho một người cụ thể trong
cơ quan hành chính nhà nước đó, cơ quan, tổ chức khác thực hiện.
Trường hợp thứ tư người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác không hoàn thành nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật
mà hết thời hạn do pháp luật quy định thì việc không hoàn thành hành vi hành chính đó
là của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ đã phân công, ủy quyền, giao
cho người khác thực hiện.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 30 luật TTHC năm 2015, có ba trường hợp không
được khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
4 Điểm a khoản 1 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi năm 2020. 6 lO M oARcPSD| 47669111
Trường hợp thứ nhất là các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi
bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của
pháp luật5. Cụ thể, các lĩnh vực thuộc phạm vi bí mật nhà nước được quy định tại
5 Điểm a, khoản 1 Điều 30 Luật TTHC năm 2015 7 lO M oARcPSD| 47669111
15. Quyết định số 211/QĐ-TTg quy định Danh mục bí mật nhà nước của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ. Theo đó, các vấn đề liên quan tới phòng thủ đất
nước, đối phó chiến tranh, bạo loạn, chủ trương ngoại giao, … đều là những vấn đề mang
tính sống còn, ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Trường hợp thứ hai là các quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện
pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng6. Theo đó, trong trường
hợp Toà án ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền tại Điều 48 Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì cá nhân, tổ chức không có quyền khởi kiện
quyết định, hành vi hành chính này.
Trường hợp thứ ba là các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội
bộ của cơ quan, tổ chức 7. Theo đó, cá nhân tổ chức không có quyền khởi kiện với các
quyết định về việc bổ nhiệm, điều động, nâng bậc lương, kỷ luật cán bộ, công chức (trừ
hình thức kỷ luật buộc thôi việc).
Thứ tư, theo quy định tại Điều 116 luật TTHC năm 2015, thì thời hiệu khởi kiện
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc
biết được quyết định.
1.2. Các quy định về khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức
vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống
Luật trao cho những công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở
xuống có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc mình
trong trường hợp công chức không đồng ý với quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó hoặc đã
khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định
của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không
đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó8.
Như vậy, quyết định kỷ luật buộc thôi việc là đối tượng khởi kiện của vụ án hành
chính. Luật chỉ quy định việc khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc chứ
không phải tất cả các quyết định kỷ luật sẽ được khởi kiện9. Thực chất, quyết định kỷ
luật buộc thôi việc là một loại quyết định hành chính đặc thù nên bên cạnh những dấu
6 Điểm b, khoản 1 Điều 30 Luật TTHC năm 2015
7 Điểm c, khoản 1 Điều 30 Luật TTHC năm 2015
8 Khoản 1 Điều 115 Luật TTHC năm 2015
9 Có 6 hình thức kỷ luật đối với công chức được quy định tại Điều 79 Luật CBCC năm 2008 bao gồm:
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc 8
Dow nloaded by Mai Ng?c (ngocmai240292@gmail.com) lO M oARcPSD| 47669111
hiệu của một quyết định hành chính, quyết định buộc thôi việc còn có đặc thù là chỉ áp
dụng với công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. Do đó,
phạm vi quyết định kỷ luật buộc thôi việc thuộc đối tượng bị khởi kiện chỉ giới hạn về
chủ thể bị kỷ luật mà không phụ thuộc vào cơ quan làm việc của chủ thể đó là tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hay trong các cơ quan, đơn vị của nhà nước.
Thời hiệu khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức
vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống là 01 năm kể từ ngày nhận được, biết được quyết định.
1.3. Các quy định về khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước Hiện nay,
pháp luật quy định về khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước như sau:
Thứ nhất, trường hợp được khởi kiện. Theo Luật Tố tụng hành chính 2015 (sửa
đổi, bổ sung 2019) quy định chỉ khi các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các quyết
định, hành vi trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khiếu nại theo quy định của Luật
khiếu nại, Luật Cạnh tranh, Luật kiểm toán nhà nước và được giải quyết bởi một quyết
định giải quyết khiếu nại mà chủ thể thực hiện khiếu nại không đồng ý với quyết định
giải quyết khiếu nại đó sẽ được xác định là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Thứ hai, thẩm quyền giải quyết khiếu kiện. Kheo khoản 3 Điều 30 Luật Tố tụng hành
chính 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) quy định khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm
toán nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Quy định này có thể hiểu rằng chỉ
khi đã có khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, khiếu nại trong hoạt động kiểm
toán nhà nước và chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã ban hành quyết định giải
quyết khiếu nại khi đó việc khiếu kiện về các quyết định này sẽ do Toà án giải quyết. Ngoài
ra, căn cứ khoản 7 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) Toà án
nhân dân cấp tỉnh nơi mà người khởi kiện có nơi
cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tóa án sẽ có
thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ
việc canh tranh, quyết định khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước. Điều luật này 9
Dow nloaded by Mai Ng?c (ngocmai240292@gmail.com) lO M oARcPSD| 47669111
có thể hiểu rằng căn cứ vào nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở của người khởi kiện để
xác định Toà án nhân dân cấp nào có thẩm quyền giải quyết.
Thứ ba, chủ thể có quyền khởi kiện. Căn cứ khoản 2 Điều 115 Luật Tố tụng hành
chính 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) khi mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu
nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt
động kiểm toán nhà nước thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực cạnh
tranh, trong hoạt động kiểm toán nhà nước có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ
nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại đó.
Thứ tư, thời hiệu khởi kiện. Điểm b Khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính
2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) quy định rất rõ ràng. Cụ thể trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại mà người có quyền khởi kiện không
đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì có quyền khởi kiện. Trong thời gian
do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khiến cho người khởi kiện không thể
khởi kiện sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện.
1.4. Các quy định về khởi kiện danh sách cử tri
Theo Điều 33 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân thì
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách cử tri công dân có quyền khiếu
nại nếu phát hiện ra sai sót. Cơ quan được phân công lập danh sách cử tri phải ghi
vào sổ những khiếu nại đó để sau này có thể xem xét lại hoặc rút kinh nghiệm các
lỗi xảy ra cho những lần lập danh sách cử tri tiếp theo và cơ quan lập danh sách
cử tri phải giải quyết khiếu nại và thông báo kết quả giải quyết cho người khiếu
nại trong 5 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại
không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại
không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện có cùng phạm
vi địa giới hành chính với cơ quan lập danh sách cử tri. Chủ thể có quyền khởi kiện ở đây
theo luật định là công dân có tên trong danh sách cử tri. Điều này không chỉ giúp các cơ
quan trong việc kiểm soát các cử tri mà còn tránh được các vấn đề không mong muốn trong thời gian bầu cử. 10
Dow nloaded by Mai Ng?c (ngocmai240292@gmail.com) lO M oARcPSD| 47669111
Về thời hiệu khởi kiện đối với đối tượng là danh sách cử tri, Điều 116 TTHC 2015
hiện hành thể hiện rất rõ ràng. Khi người khởi kiện không đồng ý với kết quả khởi kiện,
khiếu nại không được giải quyết thì từ khi nhận được thông báo về kết quả giải quyết,
quá thời hạn giải quyết nhưng không nhận được thông báo kết quả giải quyết đến trước
ngày bầu cử 05 ngày thì người khởi kiện có quyền tiếp tục khởi kiện.
Cơ quan có thẩm quyền lập danh sách cử tri UBND cấp xã lập theo từng khu vực
bỏ phiếu, đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì do UBND cấp huyện
lập theo khu vực bỏ phiếu. Còn ở trong đơn vị vũ trang nhân dân thì do chỉ huy của đơn
vị đó lập, nếu có quân nhân có hộ khẩu thường trú tại nơi đóng quan thì vẫn ghi tên vào
danh sách cử tri của đơn vị vũ trang nhưng phải có ghi chú bên cạnh là bỏ phiếu ở nơi cư trú.
2. Tính hợp lý trong quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Về quyền khởi kiện vụ án hành chính, người khởi kiện và những người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, danh sách cử tri đã đảm
bảo cho việc liêm chính, công bằng, đúng hiến pháp, pháp luật của các quy định hành chính,
đảm bảo nhân dân có quyền giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, đảm bảo quyền
lực về nhân dân, mọi sai phạm phải được khắc phục kịp thời.
2.1. Đối với đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính Các
quy định về đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính
theo pháp luật hiện hành là hợp lý cả về mặt lý luận và thực tiễn, thể hiện ở các điểm:
Thứ nhất, chỉ được khởi kiện đối với các quyết định hành chính thể hiện bằng hình
thức văn bản. Quyết định hành chính được ban hành có thể thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau như quyết định bằng miệng, bằng tín hiệm, ám lệnh, văn bản… Tuy
nhiên chỉ có quyết định hành chính bằng văn bản mới có tính chính xác và ổn định cao
so với các hình thức khác trong việc thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các chủ
thể quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, chỉ được khởi kiện đối với các quyét định hành chính cá biệt. Các quyết định
chủ đạo và quy phạm đưa ra các tiêu chuẩn hành động chung áp dụng cho một số lượng lớn
người. Quyết định cá biệt là quyết định chỉ áp dụng một lần cho một hoặc một số chủ thể
riêng biệt nhằm giải quyết các trường hợp riêng lẻ và cụ thể, đồng thời có 11
Dow nloaded by Mai Ng?c (ngocmai240292@gmail.com) lO M oARcPSD| 47669111
hiệu lực trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Hậu quả là các quyết định cá biệt do đó
xâm phạm trực tiếp đến lợi ích của cá nhân và tổ chức. Các quyết định chủ đạo và quy
phạm thường không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mọi người. Ngoài ra, theo yêu
cầu của quản lý Nhà nước và vì lợi ích cao nhất của xã hội, các cơ quan quản lý nhà
nước ban hành các quyết định chủ đạo và quy phạm để xử lý các vấn đề chung. Nếu các
văn bản pháp quy được phép khiếu kiện, các hoạt động quản lý có thể gặp khó khăn. Do
đó, thẩm quyền của Tòa án bị giới hạn trong các quyết định cá nhân, theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, không được khởi kiện quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà
nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ
quy định và các quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Các quyết
định hành chính liên quan đến bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
ngoại giao không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhằm bảo vệ bí mật nhà nước trong các lĩnh vực này.
Thứ tư, không được khởi kiện quyết định hành chính thuộc phạm vi nội bộ của các cơ
quan tổ chức. Các chủ thể quản lý nhà nước lựa chọn quyết định nội bộ để quản lý các hoạt
động trong cơ quan nhà nước. Các quyết định hành chính này được phân biệt bởi thực tế là
chủ thể được áp dụng và chủ thể ra quyết định có mối quan hệ công việc và chúng được sử
dụng để giữ cho các quy trình nội bộ trong bộ máy nhà nước hoạt động trơn tru. Quyết định
điều động, luân chuyển cán bộ, công chức nhà nước, ví dụ như quyết định điều động, bổ
nhiệm cán bộ, công chức, v.v. đều dựa trên không chỉ quy định của luật mà còn dựa trên cả
hoạt động thực tế ở cơ quan, tổ chức đó. Việc hạn chế thẩm quyền của Toà án đối với giải
quyết quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ không phải là hạn chế
quyền của cán bộ, công chức, viên chức. Vì nếu như cán bộ, công chức, viên chức có sự
không đồng tình đối với các quyết định hành chính, cảm thấy quyết định hành chính xâm
phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân thì hoàn toàn có thể dùng hình thức khiếu
nại. Theo đó, căn cứ theo Luật Khiếu nại 2011 thì người khiếu nại nếu không đồng ý với
quyết định hành chính có thể thực hiện khiếu nại tới hai lần. Mặt khác, chính là do cơ chế
tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam là dựa trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo là chủ yếu,
Đảng lãnh đạo dựa trên uy tín của mình, Đảng là cơ chế thể hiện quyền lực của nhân dân.
Do đó, đối với việc khởi kiện các quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ
chức sẽ làm ảnh hưởng 12
Dow nloaded by Mai Ng?c (ngocmai240292@gmail.com) lO M oARcPSD| 47669111
tới uy tín, sự lãnh đạo thống nhất theo chiều dọc từ trên xuống của các cơ quan, tổ chức.
Việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến việc điều hành nhà nước mà còn ảnh hưởng tới
uy tín của Đảng. Cùng với đó, do hiện nay các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội đã có
sự tinh giảm trong bộ máy, có các cách hoạt động riêng của cơ quan, tổ chức đó. Do đó
việc ra các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ phải dựa trên cơ
sở tại cơ quan đó mà không phải là dựa trên sự tham gia ý kiến của Toà án. Việc khởi
kiện như vậy không chỉ làm ảnh hưởng tới hoạt động độc lập của các cơ quan, tổ chức
mà còn ảnh hưởng tới uy tín của người đứng đầu, từ đó ảnh hưởng tới việc lãnh đạo của
người đứng đầu cơ quan tổ chức đó. Do đặc thù của quyết định hành chính mang tính
nội bộ không chỉ dựa trên luật, mà còn dựa trên cả tình hình thực tiễn tại cơ quan đó nữa.
Thứ năm, không được khởi kiện đối với các quyết định, hành vi của Tòa án trong việc
áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Bởi các quyết
định này nếu được khởi kiện cũng sẽ do Toà án thụ lý, do đó, thủ tục này sẽ giống với thủ
tục khiếu nại hơn. Chính vì vậy, không cần quy định thêm quyền khởi kiện đối với trường
hợp này để tránh rườm rà, chồng chéo trong thủ tục giải quyết.
2.2. Đối với đối tượng khởi kiện là quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ
chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống
Có thể nói rằng quy định về đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là quyết
định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ tử Tổng Cục trưởng và tương đương
trở xuống là hoàn toàn hợp lý về mặt lý luận.
Thứ nhất, khác với trước đây, Luật tố tụng hành chính hiện nay không quy định
quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ là đối tượng của khởi kiện hành chính mà quy
định quyết định kỉ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ Tổng Cục trưởng và tương
đương trở xuống là đối tượng của khởi kiện hành chính. Những chức danh trên Tổng
cục trưởng và tương đương đó là Thứ trưởng, Bộ trưởng, do Thủ tướng Chính phủ bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Có thể nhận thấy, Luật TTHC đã không thừa nhận quyền khởi kiện vụ án hành chính
trong trường hợp này của cán bộ. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 78
Luật CBCC năm 2008. Cụ thể là tại khoản 1 điều này quy định các hình thức kỉ luật đối với
cán bộ vi phạm bao gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức và bãi nhiệm mà không quy định
buộc thôi việc là hình thức kỉ luật đối với cán bộ. Hơn nữa, tại khoản 13
Dow nloaded by Mai Ng?c (ngocmai240292@gmail.com) lO M oARcPSD| 47669111
3 của điều này, cán bộ sẽ đương nhiên bị buộc thôi việc trong trường hợp “bị Tòa án kết
án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng”.
Nhưng trong trường hợp này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý
cán bộ đương nhiên bị thôi việc không cần phải ra quyết định để buộc cán bộ này phải thôi việc.
Thứ hai, xét về lí luận thì quyết định kỉ luật buộc thôi việc cũng là một dạng quyết
định hành chính cá biệt. Tức là loại quyết định hành chính chứa đựng các mệnh lệnh
pháp luật cụ thể, được ban hành thường xuyên để giải quyết các trường hợp xác định
phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước10. Hơn nữa, bản chất của loại
quyết định này cũng mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức áp dụng đối với công chức
thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức mình. Do đó, loại quyết định này được xem
là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là hợp lý, nhằm bảo vệ quyền có việc làm, quyền
lao động của công chức theo Hiến pháp nước Việt Nam:“Công dân có quyền làm việc,
lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”11.
Trên thực tế áp dụng, có thể nói rằng những quy định về đối tượng khởi kiện vụ án
hành chính là các quyết định buộc kỷ luật thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục
trưởng hoặc tương đương trở xuống cũng thể hiện được nhiều ưu điểm.
Thứ nhất, Luật TTHC không thừa nhận quyền khởi kiện vụ án hành chính của cán
bộ, công chức đối với hầu hết các quyết định kỷ luật là hợp lý. Bởi vì việc kỷ luật cán bộ,
công chức được xác định là công việc nội bộ thuộc quyền tự chủ của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức bị kỷ luật. Tuy nhiên nếu hình thức kỷ luật được áp
dụng là buộc thôi việc thì việc áp dụng hình thức kỷ luật này không còn là công việc nội bộ
của cơ quan, tổ chức đó nữa. Sở dĩ như vậy là do việc áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi
việc có khả năng xâm phạm tới quyền lao động của cán bộ, công chức với tư cách là một
công dân. Hơn nữa, hình thức kỷ luật buộc thôi việc này cũng vô cùng nghiêm trọng, nặng
nề và ảnh hưởng không hề nhỏ đến không chỉ bản thân người trực tiếp nhận quyết định kỷ
luật buộc thôi việc, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của những người thân xung quanh họ.
Ví dụ như một công chức là người lao động chính trong một gia đình, điều kiện hoàn cảnh
vô cùng khó khăn, phải nuôi mẹ già và vợ con
10 Giáo trình Luật Hành chính, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội 2014, tr.267.
11 Khoản 1 Điều 35 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 14
Dow nloaded by Mai Ng?c (ngocmai240292@gmail.com)