




Preview text:
Phân tích văn bản Nhớ con sông quê hương chọn lọc hay nhất
Phân tích văn bản Nhớ con sông quê hương chọn lọc hay nhất - Mẫu số 1
Bài thơ "Nhớ con sông quê hương" là một trong những tác phẩm nổi tiếng và tuyệt vời
nhất của Tế Hanh. Với những vần thơ mộc mạc, giản dị, tác giả đã khắc họa nên hình ảnh dòng
sông quê hương tràn đầy kỷ niệm và cảm xúc. Đối với nhà thơ, con sông không chỉ là cảnh sắc
thiên nhiên mà còn là nơi chất chứa bao ký ức, những hoài niệm thân thương khi phải xa quê hương đi kháng chiến.
Tế Hanh đã vẽ nên một bức tranh quê hương với dòng sông xanh biếc, đẹp đến nao lòng.
Dòng nước trong xanh phản chiếu hình bóng của những hàng tre và bóng dáng mình dưới đáy
sông, tạo nên một cảnh sắc thơ mộng và thanh bình.
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng”.
Vào những buổi trưa hè, khi ánh nắng chiếu xuống mặt sông lấp lánh như những hạt kim
cương, dòng sông quê hương càng trở nên mê hoặc. Hình ảnh này đã khắc sâu vào tâm trí, gợi
nhớ về một dòng sông êm đềm và yên bình, đồng thời nhắc nhở người đọc về những kỷ niệm tuổi thơ nơi quê nhà.
Không chỉ có vẻ đẹp thơ mộng, dòng sông quê hương còn là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm
khó quên của tác giả và của mọi người:
“Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”.
Những ai từng sống ở vùng quê mới thực sự cảm nhận được giá trị của con sông quê
hương. Thông qua bài thơ, chúng ta có thể hình dung được dòng sông tuổi trẻ với những trò
chơi như bơi lội, bắt cá tôm, nhảy từ trên cao xuống,...
“Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ”.
Dòng sông quê không chỉ là nơi cất giữ kỷ niệm mà còn là người bạn đồng hành, chứng
kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn của tuổi thơ. Hình ảnh “Tôi giơ tay ôm nước vào lòng/Sông
mở nước ôm tôi vào dạ” thể hiện sự gần gũi, gắn bó giữa nhà thơ và dòng sông, cả hai bảo vệ
và nâng đỡ lẫn nhau. Tế Hanh đã sử dụng biện pháp nhân hóa để biến dòng sông vô tri trở
thành người bạn thân thiết, luôn bảo vệ trước mọi gian khó.
Khi trưởng thành, dù có phải rời xa quê hương, dòng sông quê vẫn mãi là ký ức đẹp, luôn
đợi chờ người bạn tri kỷ trở về:
“Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng”.
Hình ảnh con sông quê hương trong lòng nhà thơ còn hiện lên như cô em gái với đôi má
ửng hồng, ngây thơ và trong sáng. Điều này càng làm cho nỗi nhớ con sông quê thêm sâu đậm,
gắn liền với tình cảm lứa đôi lãng mạn và nuối tiếc.
Bài thơ được sáng tác trong bối cảnh đất nước bị chia cắt, khi tác giả phải ra Bắc tham
gia kháng chiến. Tình yêu dành cho dòng sông quê hương không chỉ là tình cảm riêng tư mà
còn là tình yêu đối với quê hương đất nước:
“Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”.
Tình yêu dòng sông quê của Tế Hanh không chỉ dành cho con sông ở Quảng Ngãi mà
còn là tình yêu với mọi dòng sông quê hương trên khắp đất nước. Điều này thể hiện rõ qua những câu thơ:
“Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương”.
Mặc dù phải đối mặt với bao khó khăn, gian khổ, nhưng trong lòng nhà thơ, hình ảnh
dòng sông quê hương vẫn mãi đẹp và thắm đượm tình người. Dòng sông quê hương còn là biểu
tượng cho tình yêu đất nước, thủy chung và son sắt.
Bài thơ như một lời khẳng định rằng một ngày không xa, đất nước sẽ được thống nhất,
Bắc Nam sum họp và tác giả sẽ được trở về bên dòng sông quê hương.
Hình ảnh dòng sông quê trong bài thơ là biểu tượng của sự hoài niệm, của tuổi thơ trong
trẻo và thơ mộng. Giọng thơ da diết, tha thiết tạo nên bức tranh dòng sông vừa chân thực vừa sống động.
Phân tích văn bản Nhớ con sông quê hương chọn lọc hay nhất - Mẫu số 2
Tế Hanh, một người con của mảnh đất Quảng Ngãi, vừa là chiến sĩ cách mạng vừa là thi
sĩ nổi tiếng với nhiều tập thơ như "Hoa niên" (1945), "Hoa mùa thi" (1948), "Nhân dân một
lòng" (1953)... Khi nhắc đến ông, độc giả không thể không nghĩ đến tác phẩm "Nhớ con sông
quê hương". Bài thơ như một cuốn album sống động, ghi lại những kỷ niệm và nỗi nhớ nhung
tha thiết của tác giả đối với dòng sông quê hương và miền Nam yêu dấu.
Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, Tế Hanh đã khéo léo vẽ nên bức tranh quê hương với
dòng sông xanh biếc, trong veo và tĩnh lặng. Khác với những con sông ô nhiễm ngày nay, dòng
sông quê trong ký ức của ông mang một màu xanh biếc, trong đến mức những hàng tre có thể
soi bóng và thấy hình dáng của chính mình dưới đáy. Dòng sông ấy trở nên quyến rũ nhất vào
những buổi trưa hè, khi ánh nắng chiếu rọi xuống làm mặt nước lấp lánh như ánh bạc, ánh kim cương:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng"
Dòng sông ấy thực sự là một khung cảnh thơ mộng, gợi lên trong lòng người đọc một
cảm giác bình yên và thanh thản. Mỗi dòng thơ như từng nét cọ vẽ nên bức tranh quê hương
tươi đẹp, khiến ai ai cũng phải nhớ về dòng sông của riêng mình.
Tế Hanh say mê dòng sông không chỉ vì vẻ đẹp của nó, mà còn vì đó là nơi lưu giữ biết
bao kỷ niệm tuổi thơ của ông. Dòng sông trở thành người bạn tri kỷ, chứng kiến mọi vui buồn
và những trò chơi của tuổi thơ:
"Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu"
Dòng sông không chỉ đơn thuần là một dòng nước chảy, mà còn là nơi chứa đựng những
ký ức không thể nào quên. Hình ảnh những trò chơi tuổi thơ như bơi lội, bắt cá, và nhảy từ trên
cao xuống nước được miêu tả sống động, đầy cảm xúc:
"Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ"
Dòng sông như người bạn lớn, luôn ở bên và bảo vệ, chia sẻ cùng tác giả. Nhà thơ đã
tinh tế sử dụng phép nhân hóa, biến dòng sông vô tri trở thành một người bạn có xúc cảm, luôn
che chở và bảo vệ kẻ khác.
Dù gắn bó với dòng sông quê hương, nhưng ai rồi cũng phải trưởng thành và rời xa nơi
chôn rau cắt rốn. Dòng sông vẫn mãi ở đó, lặng lẽ đợi chờ những người bạn cũ trở về. Hình
ảnh dòng sông quê trong ký ức của những người ra đi luôn sống động và đầy nhớ nhung:
"Vẫn trở về lưu luyến bên sông
Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng"
Nỗi nhớ sông quê không chỉ là nỗi nhớ của một dòng nước, mà còn là nỗi nhớ của tình
yêu đôi lứa, của những kỷ niệm đẹp trong sáng:
"Khi đã trở thành những chàng trai cầm súng ra chiến trận, thì nỗi nhớ sông quê của nhà
thơ còn là hình ảnh cô em má ửng hồng. Đó là mối tình trong trẻo, mới mẻ mà tác giả đã ấp ủ
từ lâu. Nỗi nhớ con sông quê giờ đây còn mãnh liệt hơn, da diết hơn bởi nó đi kèm với tình yêu
đôi lứa. Thật vừa lãng mạn mà cũng thật bi thương!"
Bài thơ ra đời vào những năm tác giả phải tập kết ra Bắc để tiếp tục chiến đấu sau kháng
chiến chống Pháp, khi đó hai miền Nam Bắc còn chia cắt. Quảng Ngãi khi ấy chưa phân khu
về miền Trung như bây giờ, mà thuộc về miền Nam. Do đó nhà thơ mới viết:
"Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”.
Tình yêu của Tế Hanh đối với dòng sông quê không chỉ dành cho con sông cụ thể nào
mà là tình yêu đối với tất cả những dòng sông quê hương trên khắp đất nước. Nhà thơ đã thể
hiện tình cảm này một cách sâu sắc qua những câu thơ đầy xúc cảm:
"Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương"
Dòng sông quê hương trở thành biểu tượng của tình yêu đất nước chung thủy, son sắt.
Dù cho ghềnh thác cheo leo, gian nan vất vả, nhưng tác giả sẽ mãi nhớ về con sông xưa, nơi
chan chứa ước mơ và tình người đằm thắm. Nó cũng giống như nỗi lòng của những người con
xa xứ luôn nhớ về những điều gần gũi, thân thuộc nhất của quê hương.
Ở đây, tác giả ví lòng mình như dòng sông. Càng nhấn mạnh tới sự gắn bó bền vững giữa
hồn người với hồn quê. Đồng thời, qua điệp ngữ “tôi sẽ” nhà thờ gửi gắm thông điệp về một
tương lai sáng ngời của đất nước. Ông tin rằng sẽ ngày non sông thống nhất, Nam Bắc lại được
sum vầy. Khi đó, ông chắc chắn sẽ về tắm mình trong dòng sông quê hương.
Tình cảm con người dành cho quê hương đất nước luôn khiến độc giả phải xúc động rưng
rưng. Phân tích bài thơ Nhớ con sông quê hương, chúng ta càng thấu hơn xúc cảm ấy. Nhà thơ,
người đang ở chiến trường xa xôi, luôn đau đáu nỗi nhớ về quê hương, nhất là dòng sông gắn
liền với tuổi thơ trong trẻo, tuổi thanh xuân tươi mới. Với giọng thơ sôi nổi, đan xen những xúc
cảm hoài niệm, hồi tưởng nhà thơ đã mang tới cho độc giả một bức tranh sông quê vừa chân
thực lại vô cùng sống động.