Phân tích về doanh nghiệp Nestlé Việt Nam - Kinh tế đại cương | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Là tập đoàn thực phẩm và đồ uống, nước giải khát lớn nhất thế giới có trụ sở đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Hiện nay, tập đoàn có hơn 2000 nhãn hiệu khác nhau, từ các thương hiệu biểu tượng toàn cầu cho đến các thương hiệu địa phương được yêu thích và đang hiện diện tại 186 quốc gia trên toàn thế giới. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
23 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phân tích về doanh nghiệp Nestlé Việt Nam - Kinh tế đại cương | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Là tập đoàn thực phẩm và đồ uống, nước giải khát lớn nhất thế giới có trụ sở đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Hiện nay, tập đoàn có hơn 2000 nhãn hiệu khác nhau, từ các thương hiệu biểu tượng toàn cầu cho đến các thương hiệu địa phương được yêu thích và đang hiện diện tại 186 quốc gia trên toàn thế giới. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

1.3 K 647 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|45316467
lOMoARcPSD|45316467
1. Tổng quan doanh nghiệp
1.1. Giới thiệu doanh nghiệp
Tập đoàn Nestlé S.A. (Société des Produits Nestlé S.A.)
tập đoàn thực phẩm đồ uống, nước giải khát lớn nhất thế giới trụ sở đặt tại
Vevey, Thụy Sĩ. Hiện nay, tập đoàn có hơn 2000 nhãn hiệu khác nhau, từ các thương
hiệu biểu tượng toàn cầu cho đến các thương hiệu địa phương được yêu thích đang
hiện diện tại 186 quốc gia trên toàn thế giới.
Lịch sử hình thành của Nestlé
Vào năm 1867, tại Vevey, Thụy Sĩ, Henri Nestlé, một dược người Thụy gốc
Đức, đã phát minh ra một loại thức ăn kết hợp giữa sữa bò, bột đường. Công thức
mới này của Nestlé đã cứu sống thành công một đứa trẻ sinh non không thể được nuôi
bằng sữa mẹ hay những thực phẩm thay thế thông thường khác. Từ đó, giá trị của sản
phẩm này nhanh chóng được công nhận Nestlé đã phát triển sản phẩm này thành một
sản phẩm cho các sinh không sữa mẹ để bú, nhằm giảm tỷ lệ tử vong cao. Sữa
bột Farine Lactée Henrie Nestlé sau đó được bày bán rộng rãi tại châu Âu.
Ý nghĩa của logo
Năm 1868, Henri Nestlé dùng gia huy để truyền cảm hứng cho logo, “Nestlé”
nghĩa tổ chim nhỏ trong tiếng Đức, biểu tượng những chú chim nằm trong tổ đang
được chim mẹ mớm mồi mang ý nghĩa bảo vệ “thức ăn từ sữa” (“farine lactée”) của ông
tránh bị làm giả. Dòng chữ “Nestlé” được kết hợpo logo để tạo ra thương hiệu chung
của công ty, trở thành biểu tượng thương mại chiến lược của tập đoàn Nestlé, đồng thời
bốn ngành hàng chính sản phẩm sữa, kem, bánh kẹo sữa em được đặt một chữ
“Nestlé” cụ thể, từ đó trở thành một nhãn hiệu đặc trưng nhất quán tạo sự khác biệt cho
các sản phẩm của Nestlé.
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam
công ty trực thuộc Tập đoàn Nestlé S.A. công ty 100% vốn đầu nước
ngoài. Nestlé đã mở văn phòng kinh doanh đầu tiên ở Sài Gòn vào năm 1912. Tuy nhiên,
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được chính thức thành lập năm 1995, với sự khởi công
xây dựng nhà máy Nestlé đầu tiên tại Khu công nghiệp Biên Hoà II, tỉnh Đồng Nai. Tính
đến nay, công ty Nestlé đang điều hành 6 nhà máy tại Việt Nam hơn 2.300 nhân viên
trên toàn quốc.
Công ty chuyên sản xuất phân phối các dòng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm
đồ uống quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như Milo, Nescafé, Maggi,… Tính
lOMoARcPSD|45316467
đến hết năm 2019, tổng vốn đầu của Nestlé vào Việt Nam đạt hơn 700 triệu USD.
Hiện công ty đứng đầu trong Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 – Nhóm ngành
Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác (theo Vietnam Report).
Các cột mốc ghi lại sự phát triển của Nestlé tại Việt Nam
1912: Nestlé đặt văn phòng kinh doanh đầu tiên tại Sài Gòn.
1992: Thành lập Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel (thuộc Tập đoàn
Nestlé) và Công ty thương mại Long An.
1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam khi mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
1995: Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được thành lập và khởi công xây dựng nhà
máy Đồng Nai.
1998: Khánh thành Nhà máy Nestlé Đồng Nai tại Khu công nghiệp Biên Hòa II, Tỉnh
Đồng Nai (nhà máy đầu tiên của Nestlé tại Việt Nam).
2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên.
2009: Mở rộng dây chuyền sản xuất Maggi tại Nhà máy Nestlé Đồng Nai.
2011: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Trị An vào tháng 8 và mua lại Nhà máy
Nestlé Bình An từ Gannon vào tháng 11.
2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé có mặt tại Việt Nam
2013: Khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất Nescafé tại Khu công
nghiệp Amata, Đồng Nai.
2014: Mở rộng dây chuyền sản xuất Nestlé Milo uống liền trị giá 37 triệu USD
2015: Khánh thành Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine trị giá 80 triệu USD
2016: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên trị giá 70 triệu
USD
2017: Khánh thành Nhà máy Bông Sen tại Hưng Yên và Trung tâm phân phối hiện đại
tại Đồng Nai
2018: Khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto tại Nhà
máy Trị An
Tháng 3/2019: Vận hành Trung tâm Phân phối Nestlé Bông Sen áp dụng công nghệ
kho vận 4.0
Tháng 9/2019: Hoàn thành Giai đoạn 2 dự án mở rộng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại
Hưng Yên
Tháng 10/2019: Khai trương không gian làm việc hiện đại và sáng tạo tại Văn phòng
TP.HCM
Các nhóm sản phẩm công ty kinh doanh
- Bánh kẹo (Bánh KitKat,…)
lOMoARcPSD|45316467
- Ngũ cốc ăn sáng (Ngũ cốc Koko Krunch,…)
- Cà phê (Cà phê hòa tan Nescafé)
- Kem (Kem Milo,…)
- Nước uống đóng chai (Nước khoáng laVie)
- Sản phẩm dinh dưỡng y học (Boost Optimum,…)
- Sữa nước và sữa chua (Sữa tiệt trùng Nestlé, sữa chua uống Nestlé Yogu,…)
- Sản phẩm dinh dưỡng công thức (Sữa bột Nestlé Nan,…)
- Thực phẩm (Gia vị, nước tương Maggi,…)
- Thực phẩm cho trẻ nhỏ (Bánh ăn dặm Gerber,…)
- Thức uống (Sữa lúa mạch hương sô cô la Milo, trà Nestea,…)
1.2. Tầm nhìn
Tầm nhìn của Nestlé: “Trở thành một công ty ng đầu, đầy cạnh tranh, mang đến
dinh dưỡng, sức khoẻ giá trị cho khách hàng và mang lại giá trị cải thiện cho cổ đông
bằng cách trở thành công ty được u thích, nhà tuyển dụng được yêu thích, nhà cung
cấp được yêu thích bán sản phẩm yêu thích”
1.3. Sứ mạng
Sứ mạng của Nestlé: “Trở thành công ty dinh dưỡng, sức khoẻ chăm sóc sức khỏe
hàng đầu thế giới. Sứ mệnh “Good Food, Good Life" của chúng tôi cung cấp cho
người tiêu dùng những lựa chọn ngon miệng nhất, bổ dưỡng nhất trong một loạt các danh
mục thực phẩm và đồ uống và các dịp ăn uống, từ sáng đến tối.”
1.4. Giá trị cốt lõi
Sự tôn trọng một ý nghĩa đặc biệt mạnh mẽ tại Nestlé. ảnh hưởng sâu sắc
đến cách Nestlé làm việc điều hành doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi của Nestlé đều
bắt nguồn từ sự tôn trọng:
- Tôn trọng bản thân: bắt đầu từ sự tự trọng, sống thật với chính mình, đồng thời hành
động hợp pháp, chính trực và công bằng.
- Tôn trọng người khác: dám thực hiện những lời hứa của doanh nghiệp về chất
lượng sản phẩm, thương hiệu và chất lượng trong tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp.
lOMoARcPSD|45316467
- Tôn trọng sự khác biệt: là tôn trọng những lối suy nghĩ khác biệt, những nền văn hóa
khác nhau tất cả các khía cạnh hội đòi hỏi sự hòa nhập cởi mở trong mọi mối
quan hệ của công ty.
- Tôn trọng tương lai: sự tôn trọng tương lai của hành tinh các thế hệ tương lai
buộc Nestlé phải luôn hành động dũng cảm trách nhiệm mặc cho những khó khăn,
thử thách.
Ngoài ra, Nestlé đề cao những thói quen dinh dưỡng khỏe mạnh, coi trọng hướng tiếp
cận chiến lược lâu dài hơn là ngắn hạn. Nestlé luôn tìm cách cải tiến trong cách làm việc,
đề cao sự đổi mới, việc đặt lợi ích công ty lên trên lợi ích cá nhân đấu tranh chống lại
hối lộ và tham nhũng.
1.5. Mục tiêu chiến lược
Ông Ganesan Ampalavanar, Cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam
cho biết: “Trong phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, công ty đều đặt ra tiêu chí
phát triển phải bền vững có trách nhiệm với cộng đồng, những người đã góp phần tạo
nên sự thành công của Nestlé trong những năm qua. Do đó, mục tiêu chính của Nestlé
không chỉ tập trung vào lợi nhuận thu về cho tập đoàn.” Chia sẻ của ông cho thấy Tạo
giá trị chung” chính kim chỉ nam của Nestlé trong suốt quá trình kinh doanh của công
ty, giúp công ty phát triển bền vững, lâu dài. Nestlé hợp tác chặt chẽ với các đối tác để
“tạo giá trị chung” - đóng góp vào hội trong khi vẫn đảm bảo sự thành công lâu dài
trong kinh doanh.
Các mục tiêu hoạt động của Nestlé Việt Nam dựa trên nền tảng Tạo giá trị chung”
được hướng đến phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc
(SGDs) trong tầm nhìn đến năm 2030. Từ 2020, chiến lược phát triển bền vững của
Nestlé được xác định không chỉ dừng lại mục tiêu hành động “bền vững” phải
hướng tới cách tiếp cận toàn diện hướng đến “tái tạo” “tái sinh” cho hệ sinh thái tự
nhiên (Regeneration). Ba lĩnh vực mà công ty hướng đến (Cho cá nhân & gia đình và vật
nuôi, Cho cộng đồng và Cho hành tinh) đều liên quan với nhau và các nỗ lực của công ty
dành cho mỗi một lĩnh vực được hỗ trợ thông qua 41 cam kết. Những cam kết này được
gắn kết chặt chẽ để cùng hướng tới mục tiêu bảo tồn tài nguyên cho thế hệ tương lai, gắn
kết với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc cho phép Nestlé đạt
được ba tham vọng của mình vào năm 2030 bao gồm:
- Cho cá nhân & gia đình: giúp đỡ 50 triệu trẻ em có cuộc sống lành mạnh hơn.
- Cho cộng đồng: giúp cải thiện cuộc sống của 30 triệu người trong các cộng đồng kết
nối trực tiếp với các hoạt động kinh doanh của chúng tôi.
lOMoARcPSD|45316467
- Cho hành tinh: cố gắng giảm thiểu không có tác động vào môi trường trong hoạt
động sản xuất của chúng tôi.
Bên cạnh đó, với chiến lược đưa thị trường Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất
cung ứng thực phẩm đồ uống ra thế giới, mục tiêu của Nestlé Việt Nam nhằm tăng
gấp đôi công suất chế biến cà phê chất lượng cao, phục vụ thị trường trong nước xuất
khẩu các sản phẩm đến hơn 25 quốc gia, bao gồm các thị trường khó tính tại châu Âu,
Nhật Bản, Mỹ... Công ty hướng đến đảm bảo xuất khẩu bền vững gia tăng giá trị cho
sản phẩm “Made in Vietnam” với kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu ở mức 2 con số
trong năm 2023. Để đạt được mục tiêu, công ty không ngừng đầu tư công nghệ, chuỗi giá
trị đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường cũng
như các yêu cầu riêng biệt của các thị trường khó tính. Trong năm 2022, xuất khẩu của
Nestlé Việt Nam tăng khoảng 7% về lượng, nhưng tăng đến 30% về giá trị. Hiện sản
phẩm của công ty được xuất khẩu sang hơn 30 thị trường trên thế giới.
2. Phân tích môi trường doanh nghiệp
2.1. Phân tích môi trường vĩ mô/ vi mô (bên ngoài)
2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
Kinh tế - Chính trị - Pháp luật
Về tình hình chung của thế giới: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
kinh tế Việt Nam. Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 15, 16 về việc cách ly toàn xã
hội. Đây một điều cần thiết nhằm đối phó hiệu quả với dịch bệnh, song việc lưu thông
bị hạn chế dẫn đến sản xuất bị trì trệ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Tổng
Giám đốc Nestlé Việt Nam Binu Jacob trong buổi tọa đàm “COVID-19 và FDI: Tác động
và triển vọng” ngày 27/9/2021 đã khẳng định sức hút của Việt Nam đồng thời nhấn mạnh
Việt Nam cần phải tái mở cửa, thiết lập trạng thái “bình thường mới” với các kế hoạch và
thời gian biểu cụ thể, ràng. Ông cũng khẳng định vaccine yếu tố then chốt để cho
phép tái mở cửa an toàn và phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, tình hình căng thẳng giữa Nga
Ukraine đã gây ra s tăng vọt của giá xăng dầu ng dầu nguồn nguyên liệu
quan trọng trong ngành sản xuất lưu thông hàng hóa. Xăng dầu tăng giá cũng
nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng giá thành của hầu hết các sản phẩm trên thị trường.
Hơn thế nữa trước tình trạng giá xăng giá hàng hóa ng, người Việt sẽ thắt chặt chi
tiêu, hạn chế mua sắm.
Về thuế: Một doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sẽ chịu nhiều loại thuế khác nhau
như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, lệ phí môn bài,... phụ thuộc vào quy doanh
nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp mua các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa
lOMoARcPSD|45316467
qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Đây điều có lợi
đối với một nhà bán lẻ về thực phẩm đồ uống như Nestlé, khi nguồn nguyên liệu của
công ty chủ yếu là các mặt hàng về cà phê, trà,...
Về lạm phát: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong tháng 9/2023 4%, tương đối thấp
so với trong khu vực (6% ở Indonesia; 6,4% ở Thái Lan; và 7,5% ở Singapore) và ở mức
trung bình so với toàn cầu, trong khi các nước châu Âu, châu Phi Nam Mỹ có mức
lạm phát mức hai con số. Tuy nhiên, lạm phát khiến giá thành sản phẩm ng, ảnh
hưởng đến sức mua.
Về tình hình hợp tác quốc tế: Việt Nam cũng những mối quan hệ hợp tác quốc tế,
đặc biệt đối với Thụy Sĩ, nơi tập đoàn Nestlé ra đời. Chiều ngày 30/6/2019, Hiệp định
Thương mại tự do Hiệp định Bảo hộ đầu giữa Việt Nam Liên minh châu Âu
(EVFTA IPA) đã được chính thức kết tại Nội. Điều này mở ra hội để các
doanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh châu Âu, trong đó có Thụy Sĩ,
phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu. Nestlé là một thương hiệu bán lẻ thực phẩm và
đồ uống đến từ Thụy cũng không nằm ngoài điều đó. Hơn nữa, trong buổi diễn đàn
thương mại đầu trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam Thụy diễn ra tại
thành phố Zurich (Thụy Sĩ) ngày 29/6/2018, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn cho biết Việt Nam hoan nghênh sẵn sàng áp dụng các chế ưu đãi, khuyến
khích đầu tư đối với các doanh nghiệp Thụy Sĩ sang Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp
tác, đầu tư, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp - nơi mà Nestlé đang hoạt động.
Về nguồn nhân lực: Hiện nay, các doanh nghiệp đều đang phát triển song song hai
hình thức kinh doanh bao gồm trực tiếp lẫn trực tuyến nên đòi hỏi phải có nguồn nhân lực
dồi dào. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức trực tuyến còn mới mẻ n nhân công phụ
trách mảng này của các doanh nghiệp vẫn thật sự được đào tạo qua trường lớp một cách
bài bản mà phần lớn kiến thức đều đến từ sự tự học và kinh nghiệm làm việc. Trong thời
đại 4.0 hiện nay, hội chuyển biến liên tục, đòi hỏi con người khả năng thích ứng
hàm lượng tri thức cao nên các doanh nghiệp luôn trong tình trạng “khát” nhân lực tài
năng.
Về tình hình thị trường: Thị trường trong nước nhìn chung có sự vực dậy sau hai năm
đại dịch Covid 19. Nguồn cung hàng hóa không biến động lớn, thị trường tương đối
bình ổn. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tháng 9/2022 ước tính đạt hơn
493,091 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng 8 cùng năm và 36,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Tất cả những điều này được nhờ vào chính sách điều hành kinh tế hiệu quả
của Chính phủ sự nỗ lực của các bộ, ngành, môi trường đầu kinh doanh của Việt
Nam nhằm cải thiện tích cực, tạo sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân và doanh nghiệp.
lOMoARcPSD|45316467
Văn hóa
Với việc hiện nay ngày càng nhiều siêu thị các cửa hàng tiện lợi được xây dựng
trên khắp cả nước, việc mua hàng của người dân ngày càng trở nên đơn giản hơn. Hàng hóa
những cửa hàng này được niêm yết giá ràng, thể suất hóa đơn VAT tức việc mua
bán luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch. Hơn nữa, những nơi này nguồn hàng đa
dạng phong phú, thuận tiện cho người tiêu dùng thể tìm mua được nhiều mặt hàng
cùng lúc, nhất là vào các dịp lễ, Tết khi nhu cầu mua hàng tăng cao. Mỗi mặt hàng ở đây đều
đa dạng từ mẫu đến hương vị, đem đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng hơn việc
mua tại các tạp hóa nhỏ lẻ. những điều đó, các siêu thị cùng hút khách, trở thành
những đầu ra cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đ bày bán sản phẩm trong siêu thị, một
thương hiệu sẽ phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều thương hiệu khác. Nestlé không phải
ngoại lệ khi các mặt hàng về thực phẩm và đồ uống của doanh nghiệp đều phải cạnh tranh dữ
dội với rất nhiều các sản phẩm tương tự từ thương hiệu khác. Đơn cử như sữa Milo các
đối thủ khác như Ovaltine của FrieslandCampina Việt Nam, Kun của IDP hay Susu của
Vinamilk hay các loại sữa lúa mạch của cách hãng khác.
Bên cạnh đó, hậu đại dịch Covid-19, người tiêu dùng bắt đầu chú trọng hơn về các
vấn đề sức khỏe, điều này gây tác động lên hành vi tiêu dùng của họ. Khảo sát của
Nielsen (một công ty nghiên cứu thị trường quảng toàn cầu) cũng chỉ ra rằng,
người tiêu dùng tìm kiếm nhóm sản phẩm lành mạnh hơn để ngăn ngừa những vấn đề về
sức khỏe; trong đó, có 39% người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC)
đã mua sản phẩm yếu tố lành mạnh trong 2 năm qua (2022 2021), 32% sản phẩm
lành mạnh ghi nhãn, 29% sản phẩm tính thư giãn; 26% sản phẩm chế độ dinh
dưỡng đặc biệt. Tận dụng điều này, Nestlé thể phát triển cải tiến các dòng sản
phẩm dinh dưỡng của công ty để đồng thời tăng doanh thu góp phần nâng cao chất
lượng sức khỏe người Việt.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, người Việt Nam ngày càng có ý thức hơn đối với
các vấn đề môi trường và có xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi
trường thay các sản phẩm thông thường khác. Nhận thức điều này, các doanh
nghiệp cũng đẩy mạnh sản xuất nhiều mặt hàng không gây hại đến môi trường sử dụng
các nguyên liệu dễ phân hủy hoặcthể tái chế. Bản thân Nestlé cũng đã có những động
thái tích cực như giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách sử dụng ống hút giấy đạt chứng chỉ
FSC cho hộp sữa Milo, muỗng nắp hộp sữa bột NAN được sản xuất từ 66% nguyên
liệu nguồn gốc thực vật. Ngoài ra Nestlé còn tái thiết kế baocác sản phẩm để giảm
thiểu trọng lượng rác thải, đồng thời những giải pháp tái chế rác thải đẩy mạnh
truyền thông.
Công nghệ
lOMoARcPSD|45316467
Việt Nam, mạng 5G đang dần thay thế 3G, 4G. Trong hoạt động kinh doanh, việc
ứng dụng mạnh 5G sẽ được đặc biệt đẩy mạnh, giúp cung cấp các kết nối tốc độ cao với
độ trễ thấp, mức độ an toàn cao. Hơn nữa, các công nghệ sử dụng mạng 5G cho phép
doanh nghiệp loại bỏ kết nối vật lý, truyền phát nội dung cấu hình cao trong thời gian
thực. Xu hướng chuyển đổi này đã đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành
công.
Kể từ trong sau đại dịch Covid-19, con người đã bắt đầu quen dần với xu hướng làm
việc tại nhà, bằng sự hỗ trợ của rất nhiều nền tảng kết nối. Điều này mang đến những thuận
lợi nhất định cho tổ chức trong vận hành song cũng khiến doanh nghiệp phải đối mặt với
nguy brỉ thông tin trên Internet. Tại Việt Nam, vấn đề này cũng được các tổ chức và
doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay, khi thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ sử dụng dữ
liệu lớn (Big Data) trí tuệ nhân tạo (AI) để tránh trường hợp bị lộ thông tin phòng rủi
ro an ninh mạng xảy ra. Lợi ích của hai công nghệ này dung lượng cao, tốc độ xử
nhanh, sai số thấp, đảm bảo hỗ trợ cho doanh nghiệp có số lượng dữ liệu lớn và những doanh
nghiệp vừa và nhỏ thiếu hụt nhân lực trong công tác chuyển đổi số.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cũng quan tâm nhiều đến xu hướng
công nghệ tự động hóa. Đây là việc sdụng phần mềm số kết nối với các cổng thông tin
của doanh nghiệp để điều khiển tự động nhiều bước công việc trùng lặp nhau, nhằm đáp
ứng nhu cầu của từng doanh nghiệp. Phương pháp này khá phức tạp cần được triển
khai trong thời gian dài để tự động hóa quy trình làm việc nhằm cải thiện hiệu suất làm
việc, đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra mang đến hiệu quả trải nghiệm cho
khách hàng.
Tự nhiên
Việt Nam một trong những đất nước có nguồn tài nguyên phong phú. Bờ biển Việt
Nami hơn 3260 km, ngoài đem lại lợi thế phát triển du lịch, đánh bắt khai khoáng
ra còn tạo điều kiện để phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các quốc
gia. Diện tích tự nhiên hơn 331.000 km
2
với đa dạng các loài động thực vật. Xét riêng về
cây phê, một nguyên liệu quan trọng tạo nên các dòng sản phẩm của Nescafé, một
loại cây thích hợp trồng ở vùng đồi núi cao từ 600 mét trở lên từ mặt nước biển. Dễ nhận
thấy khu vực Tây Nguyên có địa hình cao, mưa nhiều, mát mẻ. Ngoài ra Tây Nguyên còn
đất đỏ badan trù phú một loại đất rất tơi xốp, giữ nước tốt, dễ hấp thu dinh dưỡng,
đặc biệt đó Buôn Ma Thuột nơi rất thích hợp trồng phê, đặc biệt phê
Robusta – một loại cà phê mạnh thích hợp với khẩu vị người Việt, có giá trị kinh tế cao.
Công tác quản tài nguyên thiên nhiên ứng phó với biến đổi khí hậu phải đảm bảo
được các yêu cầu như sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về tiềm năng, trữ lượng, giá trị
lOMoARcPSD|45316467
của các nguồn tài nguyên hay đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu
quả. Thực tế cho thấy các công tác này hiện chưa được thực hiện một cách bài bản, còn
nhiều bất cập, thiếu sót. Để khắc phục những điều trên, Bộ Tài nguyên Môi trường
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng
yêu cầu khai thác, sử dụng hợp nguồn tài nguyên. Đây một xu hướng các
doanh nghiệp cần phải quan tâm đến, một hành tinh xanh. Thời gian qua, Nestlé cũng
đã những hành động tích cực hưởng ứng chống biến đổi khí hậu, bao gồm các giải
pháp năng lượng hiệu quả (năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối), quản chất thải
(giảm thiểu chất thải thúc đẩy hình kinh tế tuần hoàn chất thải) quản nguồn
nước (tiết kiệm và tuần hoàn nước).
2.1.2. Phân tích môi trường vi mô
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Nestlé Việt Nam là công ty cung cấp đa dạng sản phẩm thuộc ngành thực phẩm và đồ
uống từ nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa. Ngành thực
phẩm đồ uống vốn đã một ngành mức cạnh tranh khốc liệt Nestlé lại kinh
doanh đa dạng các nhóm thực phẩm đồ uống khác nhau nên tỷ lệ cạnh tranh cùng
ngành đối với Nestlé là vô cùng lớn.
Nescafé – một trong những thương hiệu nổi tiếng của Nestlé – thuộc thị trường cà
phê hòa tan là một thị trường được đánh giá có sự cạnh tranh dữ dội. Theo BMI Reseach,
thị trường cà phê hòa tan được dự báo từ năm 2018 về sau sẽ đạt đến 7.000 tỷ đồng/năm,
với mức tăng trưởng từ 8 - 10%/năm, tổng cầu của thị trường cà phê Việt vào khoảng
20.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy tiềm năng và dư địa lớn của ngành cà phê Việt Nam.
Tuy nhiên triển vọng càng cao, áp lực giành được thị phần, chỗ đứng của các thương
hiệu dù lớn hay nhỏ, nội địa hay nước ngoài lại trở nên ngày càng khốc liệt hơn. Ngoài
ra, sự cạnh tranh còn đến từ hàng loạt các đối thủ nhỏ lẻ khác liên tục ra đời với đa dạng
sản phẩm như Intimex, L’Amant Café (Công ty CP Quốc tế L'amant),…
Các đối thủ tiềm năng (Nguy cơ của người mới nhập cuộc)
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống
tiềm năng nhất khu vực và đây cũng là điểm hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đầu
vào trong những năm gần đây. Tuy nhiên, năm 2022, việc gia tăng chi phí các nguyên
liệu đầu vào mức cao mức tăng giá bán chỉ được phép dưới 10% khó thể đắp
cho sự gia tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận bị sụt giảm. Đó cũng
rủi ro nếu các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành F&B có thể coi các đối thủ
tiềm năng của Nestlé đầu vào Việt Nam trong khoảng thời gian này. vậy, thể
nói các doanh nghiệp này ở thời điểm nêu trên sẽ không gây sức ép, làm tăng thêm sự
lOMoARcPSD|45316467
cạnh tranh vốn đã khốc liệt trong ngành. Ngoài ra, theo o cáo tổng quan thị trường
ngành sữa Việt Nam năm 2022, ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa các sản
phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây xu hướng từng bước thay thế các mặt
hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Điều
này cũng cho thấy nguy các doanh nghiệp gia nhập mới các doanh nghiệp sản xuất
sữa nước ngoài đầu vào Việt Nam trong thời điểmy và gây sức ép lên thị trường
khá thấp.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Vietnam Report năm 2022, có đến hơn 61,6% doanh
nghiệp thực phẩm muốn tập trung xây dựng thương hiệu để tiếp cận nhiều khách ng
hơn, tăng 39,4% so với năm trước. Trong đó 70,59% doanh nghiệp dự định tăng chi cho
việc xây dựng thương hiệu trong 6 tháng tới. Một trong những yếu tố quan trọng quyết
định uy tín truyền thông của doanh nghiệp thực phẩmđồ uốnghoạt động nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Điều này nghĩa
khả năng rất cao các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu phát triển ra những sản phẩm
tương tự cạnh tranh với các dòng sản phẩm hiện của Nestlé trở thành các doanh
nghiệp gia nhập mới đối đầu với Nestlé, góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty. Giả
sử như công ty TNHH FES Việt Nam công ty sản xuất các sản phẩm như phê bột
hòa tan CaféPHỐ trà sữa trân châu Hillway nên việc công ty này nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới tương tự như bột sữa lúa mạch hương la Milo của Nestlé
hoàn toàn có thể.
Sản phẩm thay thế (Nguy cơ của sản phẩm thay thế)
Ngành thực phẩm đồ uống một ngành mức độ cạnh tranh rất dữ dội do sự
xuất hiện của ngày càng nhiều sản phẩm mới từ các nhãn hàng trong ngoài nước.
thế, nguy cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế trong thị trường này rất cao. Chỉ với
danh mục các loại đồ uống giải khát đã bao gồm các loại sữa tiệt trùng, nước trái cây
đóng chai, trà đóng chai, trà sữa, phê,… nếu chia thành từng nhóm nhỏ hơn như
sữa tiệt trùng bên cạnh sữa của Nestlé cũng đã rất nhiều nhãn hiệu cho người tiêu
dùng lựa chọn như Vinamilk, TH True milk, Dutch Lady,… hoặc các loại bánh la
ngoài KitKat còn có Nabati, Chocopie,…
Đặc biệt thị trường p 2 phân khúc chính phê rang xay (cà phê pha máy,
phê phin truyền thống) phê hòa tan. phê rang xay thể được coi sản phẩm
thay thế “nặng của phê hòa tan, cụ thể hơn của phê hòa tan Nescafé, bởi khách
hàng nội địa giờ đây đã quen dần với vị cà phê pha máy và họ chuộng hơn hương vị nguyên
chất của cà phê. Minh chứng là lượng cà phê rang xay tiêu thụ trong nước đã có chiều hướng
tăng trong những năm gần đây. Cụ thể, theo thống giai đoạn năm 2018, 2019, người Việt
tiêu thụ khoảng 162 nghìn tấn cà phê, nhưng đến năm 2020, con
lOMoARcPSD|45316467
số này là 200 nghìn tấn. Tuy nhiên, nhận thấy được nguy cơ từ sản phẩm thay thế này,
vào khoảng năm 2018, Nescafe cũng đã táo bạo ra mắt dòng sản phẩm Nescafe Café Việt
- Cà phê pha phin thuộc phân khúc cà phê rang xay, phân khúc hoàn toàn mới so với hơn
100 năm kinh nghiệm của thương hiệu này.
Nhà cung ứng (Quyền thương lượng của nhà cung cấp)
Nestlé xác định các nhà cung cấpquan trọng đối với thành công của doanh nghiệp.
Bộ phận Mua hàng của công ty sẽ lựa chọn các nhà cung cấp dựa trên một quy trình
chính thức và chặt chẽ mạch lạc để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Nestléđạt được
các điều kiện cạnh tranh. Các nhà cung cấp các nhà sản xuất gia công đều phải đảm
bảo tuân thủ các Quy tắc Áp dụng cho Nhà Cung cấp của Nestlé. Quy tắc này bổ sung
cho các Nguyên tắc Kinh doanh của Công ty Nestlé bằng cách nhấn mạnh các yêu cầu
liên quan đối với các nhà cung cấp của công ty. Nestlé mong muốn tất cả các nhà cung
cấp đều tuân thủ Tiêu Chuẩn của Nestlé về Nhà Cung Cấp Trách Nhiệm công ty
thường xuyên kiểm tra sự tuân thủ quy định của họ.
Bên cạnh đó, việc quản lý và phát triển nhà cung cấp sẽ được thực hiện thường xuyên
để đo lường và tối đa hóa hiệu suất của các nhà cung cấp và thông qua các hoạt động phát
triển giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho Nestlé. Việc quản hiệu suất nhằm c định
khắc phục các vấn đề tiềm tàng xác định các hội cải thiện. Còn việc phát triển nhà
cung cấp giúp cải thiện hoặc mở rộng các khả năng cung ứng của nhà cung cấp, điều
rất cần thiết cho Nestlé, để liên tục đáp ứng những thách thức trong cạnh tranh. Việc quản
hiệu suất phát triển nhằm đem lại đảm bảo lợi ích cho đôi bên, đảm bảo rằng
năng lực công suất của nhà cung cấp phù hợp với các nhu cầu dài hạn của Nestlé.
Đồng thời, cung cấp một sự hiểu chung về hiệu suất hội phát triển của nhà cung
cấp.
Nhựa Tân Phú, một trong những nhà cung cấp hàng đầu đã đồng hành cùng Nestlé từ
năm 2004 khi công ty phát triển dòng sản phẩm nước tương Maggi, nhà cung cấp chai
nhựa chính cho Nestlé Việt Nam với các sản phẩm chai nhựa từ 150ml đến 1 lít với tổng
giá trị hợp đồng lên đến hàng chục tỷ một năm. Để đáp ứng yêu cầu của Nestlé, Nhựa
Tân Phú đã không ngừng đầu tư, cải tiến mạnh mẽ về công nghệ thiết bị khuôn mẫu
cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của đốic. Tất cả những điều này
đã tạo nên một bước tiến thần tốc đối với các sản phẩm của Tân Phú. Kết quả của những
nỗ lực không ngừng, năm 2017, Nhựa Tân Phú chính thức được vinh danh Nhà cung
ứng hàng đầu của Nestlé Việt Nam.
Nestlé Việt Nam còn triển khai Nescafé Plan nhằm góp phần nâng cao chất lượng hạt
cà phê Việt thông qua việc hỗ trợ tiền mua cây giống, truyền thụ kiến thức nông nghiệp
lOMoARcPSD|45316467
cho nông dân từ lựa chọn giống đến cải thiện kỹ thuật canh tác, bảo quản và chế biến sau
thu hoạch… Song song với dự án đó, công ty cũng thực hiện chương trình gắn kết với
nông dân theo hướng xây dựng cộng đồng trồng phê bền vững. Qua các hoạt động
dự án Nescafé Plan, Nestlé được nguồn cung cấp nguyên liệu thô bền vững, lâu dài
với chất lượng sự an toàn đạt yêu cầu với giá cả phải chăng nhờ việc giúp nông dân
giảm chi phí đầu vào tăng sản lượng đồng thời vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường chất
lượng. Ông Suan Win Lee cho biết: “Nestlé hiện đơn vị thu mua phê lớn nhất với
tổng giá trị thu mua khoảng 20-25% tổng sản lượng phê Việt Nam mỗi năm tương
đương 700 triệu đô la Mỹ”.
Dễ dàng thấy, điều Nestlé ưu tiên là các nhà cung cấp phải đảm bảo uy tín, chất lượng
trách nhiệm, sẵn sàng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng
vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hóa và dịch vụhọ cung cấp cho Nestlé. Nestlé cũng
không ngần ngại đầu để nâng cao chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp, dụ
như việc nâng cao chất lượng hạt cà phê. Ngoài ra, trong các Nguyên tắc Kinh doanh của
Nestlé đề cập: “Chúng ta khuyến khích s chuyển đổi nguồn cung ứng các hoạt
động sản xuất liên quan một cách năng động. Chúng ta mong muốn các nhà cung cấp
hành động một cách minh bạch cam kết liên tục cải tiến các hoạt động của họ. Chúng
ta cam kết rằng, tuân theo định hướng về giá trị của chúng ta, chúng ta luôn thể hiện sự
tôn trọng trong mối quan hệ với các nhà cung cấp và mong muốn họ cũng hành động theo
cách tương tự với các nhà cung ứng của riêng họ.” Từ đó thể thấy Nestlé thể thay
đổi nhà cung cấp một cách dễ dàng, linh hoạt trong khi ngược lại, do Nestlé một “ông
lớn” thị trường Việt Nam nên các nhà cung cấp khó thể tìm một lựa chọn tương
đương để thay thế nên sức thương lượng của nhà cung ứng đối với Nestlé là khá yếu.
Khách hàng (Quyền thương lượng của người mua)
Các sản phẩm của Nestlé đều thuộc thị trường sản phẩm đồ uống thực phẩm dinh
dưỡng hàng ngày từ thực phẩm dành cho trẻ em đến sản phẩm từ sữa, bánh kẹo đồ ăn
nhẹ. Tuy nhiên, trong thị trường này, rất nhiều công ty hiện đang cùng cạnh tranh với
nhau dẫn đến hằng sa số lựa chọn về sản phẩm nhãn hiệu cho người tiêu dùng
sự chêch lệch về giá cả giữa các sản phẩm không quá lớn. thế, người tiêu dùng
thể dễ dàng thay đổi từ nhãn hiệu này sang nhãn hiệu tức phải bỏ rất ít chi phí
chuyển đổi. Điều này thể ảnh hưởng đến Nestlé đặc biệtkhi nhu cầu của các khách
hàng tiêu dùng cuối cùng đối với các sản phẩm của Nestlé giảm thì quyền thương lượng
của các khách hàng trung gian như nhà phân phối, đại với công ty sẽ tăng lên bởi
các nhà phân phối, đại lý có thể tác động trực tiếp đến quyết định lựa chọn sản phẩm của
khách hàng thông qua vấn hoặc giới thiệu sản phẩm. Đối tượng khách hàng chủ yếu
của Nestlé là những hộ gia đình và với mong muốn sản phẩm của mình tiếp cận được
lOMoARcPSD|45316467
nhiều người nhất có thể, Nestlé sẵn sàng điều chỉnh khi thấy mức giá chưa phù hợp nhằm
đảm bảo khách hàng với mức thu nhập bất kể cao hay thấp đều thể tiếp cận được sản
phẩm của công ty. Cụ thể năm 2010, Nestlé Việt Nam đã giảm 4-5% một số mặt hàng
sữa bột cho trẻ em và là một đợt điều chỉnh giảm giá với quydài hạn chứ không phải
một đợt khuyến mại giảm giá để thực hiện cam kết đưa các sản phẩm chất lượng cao
đến người tiêu dùng với mức giá dễ chấp nhận (thực tế là với mức giá mới, giá sữa ngoại
nhập của Nestlé đã thấp hơn giá một số loại sữa trong nước thời điểm đó). Trong khi
các hãng sữa khác ở thời điểm đó lại đồng loạt tăng giá bán sản phẩm này lên 8-18% góp
phần làm tăng doanh thu sữa bột của Nestlé năm đó.
2.2. Phân tích môi trường bên trong (theo mô hình chiến lược của Fred R. David)
Sản xuất
Nestlé đã áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho hoạt động sản xuất của mình. Cụ thể
đây là cho hoạt động sản xuất cà phê. phê thu mua từ nông dân sẽ được chế biến tại
nhà máy. phê sau khi chế biến sẽ được sử dụng làm viên ng lượng sinh khối,
thay thế hơn 74% nguồn năng lượng để vận hành hơi. Ngoài ra, nước thải màu trong
quá trình sản xuất phê được lọc, làm sạch tái sử dụng cho hơi. Cùng với đó, cát
thải tạo ra trong quá trình vận hành lò hơi được sử dụng làm viên gạch không nung dùng
cho công trình thương mại và dân dụng, bùn thải cà phê được dùng để làm phân vi sinh.
hình kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho Nestlé, cũng như thể
hiện tinh thần trách nhiệm của công ty với hành tinh xanh. Việc tái tuần hoàn nước giúp
Nestlé tiết kiệm hơn 112.000 m
3
nước mỗi năm, tái sử dụng 65% lượng nước tái chế, tiết
kiệm 30% lượng nước 40% năng lượng. Tổng thể nhờ hình này, Nestlé có thể
giảm gần 13.000 tấn CO2 phát thải. Bã cà phê và cát thải đều được tái sử dụng. Viên năng
lượng sinh khối giúp doanh nghiệp tiết kiệm 40 50 tỷ đồng mỗi năm cho chi phí năng
lượng lò hơi.
Ngoài ra, Nestlé còn áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất. Đại diện Nestlé Việt Nam
cho hay, điểm đáng chú ý của trung tâm phân phối cạnh nhà máy Nestlé Bông Sen
được hãng trang bị công nghệ hàng đầu thế giới về vận hành và quảnhàng hóa, có tên
gọi là Obiter Robo. Cùng với Hệ thống SAP (phần mềm quản lý doanh nghiệp), các công
nghệ này giúp tối ưu hóa diện tích, tăng sức chứa hàng hóa lên gấp đôi. Bên cạnh đó, hệ
thống giá đỡ Radio Shuttle sẽ đem lại giải pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn
nhiều so với các hệ thống kệ truyền thống.
Việc xây dựng trung tâm phân phối ngay sát nhà máy Nestlé Bông Sen giúp tăng hiệu
quả vận chuyển các sản phẩm chất lượng của Nestlé đến với người tiêu dùng tại khu vực phía
Bắc và Bắc Trung Bộ. Ông Bùi Thế Cử, Phó Chủ tịch tỉnh Hưng Yên cho hay, Trung
lOMoARcPSD|45316467
tâm phân phối đi vào hoạt động sẽ đưa các sản phẩm của Nestlé đến tay người tiêu dùng
nhanh n, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời giảm thiểu thời gian, chi phí
cũng như các rủi ro trong quá trình vận chuyển. Hơn thế nữa, theo các chuyên gia, công
nghệ mới làm tăng năng suất độ tin cậy trong hoạt động Logistics việc Nestlé áp
dụng các công nghệ 4.0 sẽ giúp hãng đẩy nhanh vận chuyển, bảo quản hàng hóa, bảo đảm
chất lượng của sản phẩm ở chuẩn cao nhất khi cung ứng ra thị trường.
Tồn kho cũngmột khía cạnh đáng lưu ý trong dây chuyền sản xuất. Công ty Nestlé
đã áp dụng phương pháp JIT (Just in time) trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu. Điều này
nghĩa nguyên vật liệu được chuẩn bị vừa đủ cho đầu o của mỗi chu tiếp theo
vào mỗi cuối tuần. Nestlé xây dựng không gian lưu trữ tiếp giáp kho thành phẩm để giảm
thời gian vận chuyển. Các công đoạn sản xuất vận chuyển được phối hợp nhịp nhàng
giúp doanh nghiệp tiết kiệm không gian thời gian cũng như kiểm soát tài nguyên tồn
kho tốt hơn.
Tài chính
Tính đến năm 2020, theo báo cáo phát triển bền vững của Nestlé, tổng vốn đầu tư cho
công ty 730 triệu USD. một doanh nghiệp chú trọng đến chất lượng sản phẩm,
Nestlé luôn những khoản đầu cho việc phát triển sản phẩm của mình. Năm 2016,
Nestlé đã đầu xây dựng nhà máy thứ sáu tại khu công nghiêp Thăng Long II, tỉnh
Hưng Yên. Điều này thể hiện thiện chí muốn hợp tác lâu dài của một công ty lớn chuyên
về thực phẩm dinh dưỡng như Nestlé đối với Việt Nam. Hơn nữa, theo báo cáo phát
triển bền vững năm 2020, nhờ vào Nescafé Plan, Nestlé giúp ngành trồng phê Việt
Nam phát triển, thu mua 25% sản lượng cà phê Việt Nam với tổng giá trị 600700 triệu
USD. Hơn thế nữa, Nestlé đầu 132 triệu USD để tăng gấp đôi công suất chế biến với
dòng phê chất lượng cao tại nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai. Khoản đầu này
nhằm giúp tăng công suất nhà máy, cũng như đưa phê Việt Nam xuất khẩu đi hơn 25
quốc gia trên thế giới bao gồm những thị trường khó tính tại châu Âu, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Mỹ và Australia.
Sự phát triển của Nestlé Việt Nam cũng đã hỗ trợ cho nền kinh tế nước nhà suốt
những năm vừa qua. Trong đại dịch Covid, Nestlé hỗ trợ tuyến đầu chống dịch, các đối
tác kinh doanh nhỏ lẻ bị ảnh hưởng, tiền mặt và các trang bị y tế tổng giá trị lên đến 50 tỷ
đồng. Trong đó có khoản hỗ trợ Quỹ Vaccine phòng Covid 19 trị giá 4 tỷ đồng, cùng 450
ngàn sản phẩm thiết yếu trị giá 8 tỷ đồng. Ngoài ra Nestlé còn thuộc tốp 100 doanh
nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam. Nestlé đã nhận bằng khen của Cục Thuế
Đồng Nai tại Hội nghị Tuyên dương doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách, pháp luật
thuế năm 2020 – 2021. Điều này cho thấy Nestlé tại thời điểm đó có doanh thu đáng kể
lOMoARcPSD|45316467
và cũng là bằng chứng cho thấy các chính sách marketing của Nestlé Việt Nam là hợp lý
và góp phần quan trọng giúp đẩy mạnh doanh thu của công ty.
Quản trị
Với môi trườngm việc với nhiều nhân sự trẻ, Nestlé những chính sách linh hoạt
về lương thưởng, thăng tiến, môi trường làm việc, khuyến khích nhân viên thỏa sức sáng
tạo thể hiện cá tính riêng. Công ty áp dụng chính sách tháng lương 13 & 14, thưởng
ngắn hạn, tăng lương hàng m, cùng với chính sách về bảo hiểm, hoạt động phúc lợi
trong các dịp lễ Tết cho nhân viên người thân trong gia đình. Ngoài ra, Nestlé Việt
Nam đã đầu 17 tỷ đồng cho hoạt động tập huấn, đào tạo ng cao trình độ chuyên
môn, tay nghề của người lao động. Hiện công ty hơn 2000 nhân viên, với 81% lực
lượng trẻ tuổi (<40 tuổi). Nữ giới chiếm 50% trong ban lãnh đạo. Trung bình mỗi nhân
viên gắn bó với công ty 7 – 8 năm.
Trong thời đại dịch Covid 19, trong khi các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong
việc lựa chọn giữa “con người” “tài chính”, Nestlé vẫn lựa chọn ưu tiên “con người”.
Việc đầu tiên công ty thực hiện mỗi buổi sáng thảo luận cách bảo vệ an toàn sức
khỏe của nhân viên. Hầu như hàng tuần, công ty đều tổ chức các buổi trao đổi để lắng
nghe tâm nguyện vọng của nhân viên. Nestlé cũng thành lập một “đội đặc nhiệm”
để tìm kiếm nguồn vắc-xin phòng Covid-19 cho nhân viên thường xuyên chia sẻ về
tiến độ, tầm nhìn của công ty. Khi một trong bốn nhà máy của Nestlé ghi nhận ca nhiễm
Covid-19, công ty đã chi trả để tất cả các nhân viên bị nhiễm Covid-19 được điều trị tốt
nhất, với mức chi trả 25 triệu đồng/nhân viên, kể cả nhân viên bên thứ ba, để họ thể
được chuyển đến bệnh viện nhân để điều trị. Nestlé tổ chức 6 câu lạc bộ để giúp mọi
người trong công ty kết nối sống tích cực trong đại dịch. ràng, nguyên tắc lấy con
người làm trung tâm trong tổ chức của công ty được thể hiện rõ nhất trong đại dịch.
Tháng 11/2022, doanh nghiệp nhận được giải thưởng Talentnet HR Awards năm
2022 cho 2 hạng mục quan trọng: Chiến lược Sức khỏe toàn diện; và Chiến lược Nhân tài
(Hoạch định nguồn nhân lực chính sách lương, thưởng, phúc lợi). Trương Bích
Đào, Giám đốc Nhân sự Nestlé Việt Nam, cho biết nhân viên chính tài sản quý giá
nhất của công ty. Đào chia sẻ: "Đó do tại sao công ty muốn đảm bảo rằng mỗi
nhân viên đều có cơ hội đóng góp, phát triển và thăng tiến lâu dài. Chúng tôi tạo động lực
cho tất cả nhân viên đánh giá cao giá trị và tiềm năng của nhân viên, không phân biệt
chủng tộc, dân tộc, giới tính, quốc tịch, tôn giáo, tuổi tác những khác biệt khác". Để
đạt được điều này, ông Binu Jacob, tổng giám đốc Nestlé Việt Nam cho biết, công ty đã
tập hợp một nhóm người trẻ tuổi thể chia sẻ về môi trường làm việc tưởng của họ,
nhiều ý tưởng sáng tạo được đưa ra. Sau đó công ty xem xét thể triển khai những ý
tưởng nào, và ý tưởng nào phù hợp với mọi lứa tuổi.
lOMoARcPSD|45316467
Marketing
Để sản phẩm thu hút được người tiêu dùng, Nestlé dựa vào chiến lược Brand Building
the Nestlé Way BBNW, tạm gọi “Xây dựng thương hiệu theo cách Nestlé”. Một
trong sáu nguyên tắc của BBNW tập trung vào việc lập hồ sơ người tiêu dùng sử dụng
thương hiệu của công ty. Nestlé rất gắn kết với khách hàng, đặc biệt là trên các kênh trực
tuyến. Để tìm hiểu về đối tượng khách hàng và lý do mua hàng, công ty không dừng lại
việc nghiên cứu thị trường nhằm tiếp cận nhiều khách hàng hơn, còn cố gắng tìm
kiếm đúng đối tượng khách hàng phù hợp với công ty. Khi nói đến hoạt động phân tích
chuỗi cung ứng, việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của công ty
là điều kiện tiên quyết để vận hành hiệu quả doanh nghiệp.
Với mong muốn mang sản phẩm đến từng gia đình, các sản phẩm của Nestlé đều là về
đồ uống, thực phẩm dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Chính vậy Nestlé thể
phủ kín thị trường với nhiều sản phẩm như: những sản phẩm từ sữa (Nestlé Slim, Nestlé
mỗi ngày); sô cô la (Kitkat, Polo, Munch, Eclairs, Milky Bar); đồ uống (Nestea, Nescafé
- một trong những thương hiệu cafe lớn nhất thế giới). Ngoài ra Nestlé các dòng sản
phẩm như gia vị, nước tương,… của Maggi được người Việt tin tưởng sử dụng phổ
biến.
Để thể tiếp cận nhiều tầng lớp khách hàng nhất thể, Nestlé sử dụng chiến lược
định giá thấp. Hơn nữa, Nestlé cũng sẽ tiến hành điều chỉnh giá n nếu hãng tự nhận
thấy mức giá đó chưa phù hợp. Mọi người có mức thu nhập dù thấp hay cao cũng tiếp cận
được sản phẩm của công ty. Đây một trong những kế hoạch trong chiến lược thâm
nhập thị trường của Nestlé.
Ngoài ra, Nestlé còn xúc tiến sản phẩm bằng hình thức truyền thông. Thông qua các
chiến lược quảng cáo đó, thông điệp của sản phẩm được Nestlé truyền tải đến khách hàng
một cách đầy đủ. Chính điều này đã tạo nênn tượng của người tiêu dùng, giúp tăng độ
nhận diện thương hiệu. Trước đây, khi Nescafé bắt đầu xuất hiện Việt Nam, Nestlé đã
thành công trong marketing khi tạo ấn tượng với người tiêu dùng về hình ảnh chiếc cốc
màu đỏ trên tay với hương thơm tỏa ra từ phê trong cốc. Những thành công của
Nestcafe giúp cho thương hiệu này chiếm thị phần không nhỏ trong thị trường cà phê hòa
tan. Kitkat, một thương hiệu rất nổi tiếng của Nestlé, khi thâm nhập vào thị trường Việt
Nam cũng đã một thông điệp tiếp thị ràng “Nghỉ xả hơi, xơi Kitkat”. Nestlé sử
dụng tất cả các phương tiện như TV, in báo, quảng cáo trực tuyến,... để giới thiệu thương
hiệu và sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng.
Phát triển sản phẩm
lOMoARcPSD|45316467
Nestlé mang đến thông điệp “Chọn chất lượng, chọn Nestlé”. Sản phẩm của Nestlé
được cam kết chất lượng ở 2 phương diện chính: Chất lượng liên quan đến vấn đề an toàn
thực phẩm và chất lượng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và hệ thống. Nestlé đã tuân thủ
triệt để các quy định an toàn thực phẩm của Việt Nam. Hơn thế nữa, Nestlé còn áp dụng
cả những quy chuẩn nghiêm ngặt về an toàn sản phẩm quốc tế. Về phương diện sản phẩm
dịch vụ hệ thống, Nestlé mang lại những sản phẩm phù hợp khẩu vị tốt cho sức
khỏe người tiêu dùng Việt, nhằm xây dựng niềm tin của người tiêu dùng. Cụ thể như các
sản phẩm Nescafé, Maggi, Nestea được phát triển để phù hợp hơn khẩu vị của người tiêu
dùng. Ngoài ra các sản phẩm như hạt nêm, dầu hào, nước tương Maggi được bổ sung I-ốt
hay thức uống dinh dưỡng Milo được bổ sung sắt nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của
người Việt.
Ngoài ra, Nestlé còn liên tục cho ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng đa dạng nhu cầu
của người tiêu dùng Việt.. Lấy dụ về Nescafé, ngoài Nescafé phê hoa tan dạng gói
còn có Nescaféphê bột pha phin, Nescafé cà phê uống liền dạng lon và dạng hộp giấy
nắp. Những năm gần đây, Nescafé cho ra mắt dòng sản phẩm Nescafé Dolce Gusto.
Đây một loại phê viên nén, đem lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp. Nescafé
còn cho ra mắt các dòng máy pha phê để tiện cho khách hàng s dụng viên nén của
hãng. Đây quả thực một nước đi thông minh giúp đem lại giá trị kinh tế cho doanh
nghiệp. Đó là bởi khi mua phê viên nén, người tiêu dùng cần phải có máy pha thích
hợp. Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu tránh những rủi ro, người tiêu dùng sẽ có xu
hướng mua thêm máy pha do chính hãng phê viên nén kia cung cấp. Nescafé Dolce
Gusto và máy pha cà phê viên nén của Nescafé có thể được xemhai sản phẩm bổ sung
cho nhau, được mua cùng nhau. Xét về hương vị, Nescafé có các dòng sản phẩm đem đến
hương vị phê quen thuộc với người Việt Nam như phê sa nhiều loại phê
khác. Với những người tiêu dùng thích vị phê mạnh, nguyên bản của phê pha phin
thì Nescafé có dòng cà phê đen đá ít đường. Nescafé còn có dòng cà phê hòa tan 3in1 với
các loại đậm nhạt khác nhau. Không chỉ dừng lạiđó, các sản phẩmliên quan đến cà
phê như latte, macchiato, cappuccino,... cũng được Nescafé nghiên cứu cho ra mắt.
Điều này cho thấy các sản phẩm của Nescafé nói riêng Nestlé nói chung cùng đa
dạng, mỗi dòng sản phẩm đều thế mạnh riêng, hướng đến nhiều nhóm đối tượng tiêu
dùng khác nhau. Từ đây, cũng cho thấy khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm của
Nestlé luôn đi cùng với tìm hiểu tâm lý, thị hiếu và khẩu vị của người tiêu dùng.
Nescafé không những phát triển các dòng sản phẩm phù hợp thị hiếu, còn chú
trọng không ít đến thiết kế bao bì, mẫu mã. dụ tại thị trường Việt Nam, trong cuộc
chiến về bao với G7, Nescafé tung ra thị trường loại bao đánh trúng vào tâm
người Việt dùng hàng Việt, nhãn sản phẩm có kèm con dấu “100% cà phê Việt Nam”.
lOMoARcPSD|45316467
Thêm nữa, việc dùng câu khẩu hiệu “cà phê mạnh cho phái mạnh” của Nescafé Café Việt
cũng phần nào giúp Nescafé thu hẹp khách hàng tập trung vào một nhóm khách hàng
chuyên biệt hơn chủ yếu dành cho những người thích vị phê đen mạnh tựa cà phê
pha phin Việt.hội hiện đại đòi hỏi con người làm việc với cường độ cao. Để đáp ứng
nhu cầu nhanh gọn của nhóm đối tượng nhân viên văn phòng, ngày 3/11/2009, Nescafé
tung ra thiết kế bao mới phù hợp với hoàn cảnh, thị hiếu xu hướng tiêu dùng
Nescafé lon. Tuy đây không phải loại sản phẩm mới lạ nhưng lại loại phê đóng
lon đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam không phải qua nhập khẩu. Nescafé
tự hào tiên phong trong việc mang đến cho phê Việt một hình thức mới tiện dụng
mang đậm phong cách của các nước phát triển. Hơn thế nữa, với kiểu dáng tiện lợi có thể
mang đi khắp mọi nơi thưởng thức bất khi nào điểm nhấn quan trọng nhất của
loại sản phẩm này. Đây bước đi đầu tiên để khai phá một phân khúc thị trường còn rất
mới mẻ, đồng thời đem lại một sức sống mới cho hạt cà phê Việt Nam.
Hệ thống thông tin
Nestlé hệ thống thông tin để hỗ trợ trong khâu sản xuất. Cụ thể hơn tại nhà máy
Nestlé Bông Sen đã trên 40 ứng dụng nội bộ giúp nhân viên có thể lưu trữ dữ liệu, hệ
thống hóa các quy trình trước kia được thực hiện hoàn toàn bằng tay. Điều này giúp
tiết kiệm 50% lượng giấy sử dụng, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường và cắt giảm 60%
các hoạt động không mang lại giá trị, nâng cao hiệu quả vận hành. Ngoài ra, Nestlé còn
ứng dụng công nghệ vào phân tích dữ liệu, xây dựng hình dự đoán trong sản xuất
bảo trì. Cũng tại nhà máy Nestlé Bông Sen, hơn 1000 quy trình được phân tích, giúp cải
thiện quy trình sản xuất, nâng cao năng suất. Bằng chứng nhà máy giảm tới 60% thời
gian y chuyền tạm ngưng vận hành tiết kiệm 10 triệu kWh năng lượng điện mỗi
năm.
Ngoài ra, Nestlé còn cùng tích cực trong việc tương tác với người tiêu dùng thông
qua truyền thônghội, nhằm trực tiếp thu thập thông tin người tiêu dùng mà không cần
đến nhân viên tiếp thị đi khảo sát địa phương. Việcvấn cho khách hàng thông qua các
nền tảng mạng hội giúp Nestlé dễ nắm bắt thị hiếu khách hàng hơn cũng như những
trăn trở, băn khoăn của họ khi s dụng sản phẩm, đồng thời dễ dàng thường xuyên cập
nhật thông tin của sản phẩm đến khách hàng. Nestlé Việt Nam rất nhiều trang
Facebook cho từng nhóm sản phẩm đội ngũ nhân viên sẵn sàng giải đáp thắc mắc
người tiêu dùng. Để nhận được mức phản hồi cao nhất, công ty thường xuyên đăng
những mục thông tin mới, cùng với các chương trình khuyến mãi trên các nền tảng trực
tuyến. Ngoài ra, Nestlé Việt Nam còn trang web để đăng tải quá trình hình thành
phát triển, các hoạt động, những định hướng và mong muốn của doanh nghiệp. Đồng thời
lOMoARcPSD|45316467
trang web này còn có mục tuyển dụng nhân viên, giới thiệu công việc và những tiêu chí,
phương hướng phát triển giúp người xin việc dễ tiếp cận.
2.3. Đối thủ cạnh tranh
Vinamilk
Vinamilk Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam một công ty sản xuất, kinh doanh sữa
và sản phẩm từ sa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Vinamilk hiện
doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa. Trong năm 2016,
Vinamilk chiếm 55% thị phần sữa nước, 85% thị phần sữa chua, 80% thị phần sa đặc,
40% thị phần sữa bột và năm 2021 doanh nghiệp này vẫn dẫn đầu về sản xuất sữa bột
sữa nước. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 240.000 điểm bán
hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia
trên thế giới. Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng
được 16 nhà máy sản xuất, 2nghiệp kho vận, 5 chi nhánh văn phòng8 công ty con
liên kết cả trong ngoài nước. Trong năm 2018, Vinamilk một trong những công ty
thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương.
Hiện nay, Vinamilk các dòng sữa bột Optimum Gold, Dielac Alpha Gold IQ,
Dielac Grow Plus,... đang cạnh tranh với sữa bột Nan của Nestlé. Milo của Nestlé cũng
phải đối đầu với sữa Super Susu của Vinamilk. Đáng nói nhất các dòng sữa nước của
Nestlé cũng đang phải đối đầu với sữa nước của Vinamilk vốn đã một thế mạnh của
công ty này. Nestlé tuy hình thành lâu đời tại Việt Nam, nhưng trong cuộc chiến về sữa,
lẽ Vinamilk lợi thế hơn rất nhiều khi đây mặt hàng chính yếu, lâu đời của
Vinamilk, đồng thời việc đầu cho các TVC quảng cáo sữa vui nhộn, sáng tạo cùng
những thông điệp như: “Sữa tươi trăm phần trăm”, “Món quà sức khỏe ba không từ thiên
nhiên”,... đã góp phần tăng độ nhận diện, gầy dựng niềm tin thu hút người tiêu dùng
Việt Nam.
TH True Milk
TH True MILK n đầy đủ Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH (TH Joint
Stock Company), một công ty thuộc tập đoàn TH được thành lập năm 2009 tại Nghệ
An. Đây là thương hiệu sữa Việt 100% chuyên sản xuất, cung cấp sữa và các sản phẩm từ
sữa. Mặc mới mặt tại thị trường được hơn 10 năm, thua xa bề dày lịch sử hình
thành phát triển của Vinamilk, Mộc Châu,… nhưng công ty lại không hề thua về tốc
độ phát triển lẫn sự nổi tiếng trên thị trường. TH True Milk đã chứng tỏ được sự vượt trội
của mình trên phân khúc sữa Việt Nam. Theo số liệu đo lường về thị trường bán lẻ tính
đến tháng 03/2021, TH True Milk đạt tới 30% thị phần trong phân khúc sữa tươi tại các
kênh bán lẻ thành thị.
lOMoARcPSD|45316467
TH True Milk mạnh về các sản phẩm sữa nước cũng đang cạnh tranh với sữa Nan của
Nestlé. Về sản phẩm, TH True Milk ràng vượt trội hơn Nestlé khi TH đa dạng
các dòng sữa với nhiều hương vị. Đồng thời hãng xây dựng được niềm tin đối với khách
hàng với thông điệp “Sữa sạch tinh túy từ thiên nhiên”, là một trong những doanh nghiệp
chiếm được thị phần lớn chỉ sau Vinamilk. cũng tương tự như Vinamilk, ngoài việc
phân phối sản phẩm cho các siêu thị, tạp hóa lớn nhỏ, TH True Milk còn có hệ thống cửa
hàng TH phân phối tạo thêm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, TH True Milk vẫn
những điểm yếu nhất định. Trái ngược với chiến lược định giá thấp của Nestlé, do có quy
trình sản xuất hiện đại, tiên tiến dẫn đến chi phí sản xuất cao, các sản phẩm của TH True
Milk có giá thành cao hơn so với các thương hiệu khác. Điều này khiến các sản phẩm của
công ty khó tiếp cận các khách hàng thuộc tầng lớp hạ lưu hơn. Ngoài ra, trong khi
Nestlé vẫn đang những hình sản xuất giúp bảo vệ môi trường hành tinh xanh,
quy trình sản xuất của TH lại gây ra ô nhiễm môi trường. Cụ thể đã vụ việc trang trại
chăn của TH tỉnh Nghệ An gây ô nhiễm nguồn đất nước của người dân sống
xung quanh. Điều này phần nào gây mất thiện cảm của khách hàng đối với thương hiệu.
Abbott
Abbott Laboratories là một công ty cung cấp các dịch vụ y tế và các thiết bị chăm sóc
sức khỏe đa quốc gia của Mỹ trụ sở tại Abbott Park, Illinois, Hoa Kỳ. Công ty được
thành lập bởi bác Chicago Wallace Calvin Abbott vào năm 1888 để bào chế các loại
thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Ngày nay, công ty bán thiết bị y tế, chẩn đoán, dược
phẩm các sản phẩm dinh dưỡng. Các sản phẩm nổi tiếng của mình trên danh mục sản
phẩm dinh dưỡng là PediaSure, Similac, Ensure,...
Các dòng sữa bột của Nestlé như Nan, Nutren, Boost đang đối thủ cạnh tranh với
Abbott. Mỗi một thương hiệu đều thế mạnh riêng. Các dòng sữa bột của Abbott dành
cho nhiều đối tượng tuổi tác, như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, và đặc biệt là cho người cao
tuổi. Đặc biệt phải kể đến PediaSure, dòng sữa công thức nổi tiếngnh cho trẻ biếng
ăn, còi xương, suy dinh dưỡng từ 1 đến 10 tuổi, được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng
góp phần nâng cao doanh số, tăng khả năng nhận diện thương hiệu Abbott. Về phía
Nestlé, các dòng sản phẩm dinh dưỡng công thức của công ty cũng được cho ra mắt
nhằm hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như trẻ em từ 1 đến 10 tuổi,
người lớn trên 50 tuổi hay người bệnh đái tháo đường. Chỉ riêng sữa bột Nan cũng đã
rất nhiều dòng sản phẩm hướng đến các nhóm đối tượng trẻ em khác nhau như trẻ bị dị
ứng, bị tiêu chảy, bị nhẹ cân hoặc thiếu tháng, hay cho trẻ ít,... tạo ra nhiều sự lựa
chọn cho người tiêu dùng.
Nutifood
| 1/23

Preview text:

lOMoARcPSD|45316467 lOMoARcPSD|45316467
1. Tổng quan doanh nghiệp
1.1. Giới thiệu doanh nghiệp
Tập đoàn Nestlé S.A. (Société des Produits Nestlé S.A.)
Là tập đoàn thực phẩm và đồ uống, nước giải khát lớn nhất thế giới có trụ sở đặt tại
Vevey, Thụy Sĩ. Hiện nay, tập đoàn có hơn 2000 nhãn hiệu khác nhau, từ các thương
hiệu biểu tượng toàn cầu cho đến các thương hiệu địa phương được yêu thích và đang
hiện diện tại 186 quốc gia trên toàn thế giới.
Lịch sử hình thành của Nestlé
Vào năm 1867, tại Vevey, Thụy Sĩ, Henri Nestlé, một dược sĩ người Thụy Sĩ gốc
Đức, đã phát minh ra một loại thức ăn kết hợp giữa sữa bò, bột mì và đường. Công thức
mới này của Nestlé đã cứu sống thành công một đứa trẻ sinh non không thể được nuôi
bằng sữa mẹ hay những thực phẩm thay thế thông thường khác. Từ đó, giá trị của sản
phẩm này nhanh chóng được công nhận và Nestlé đã phát triển sản phẩm này thành một
sản phẩm cho các bé sơ sinh không có sữa mẹ để bú, nhằm giảm tỷ lệ tử vong cao. Sữa
bột Farine Lactée Henrie Nestlé sau đó được bày bán rộng rãi tại châu Âu.
Ý nghĩa của logo
Năm 1868, Henri Nestlé dùng gia huy để truyền cảm hứng cho logo, “Nestlé” có
nghĩa là tổ chim nhỏ trong tiếng Đức, và biểu tượng những chú chim nằm trong tổ đang
được chim mẹ mớm mồi mang ý nghĩa bảo vệ “thức ăn từ sữa” (“farine lactée”) của ông
tránh bị làm giả. Dòng chữ “Nestlé” được kết hợp vào logo để tạo ra thương hiệu chung
của công ty, trở thành biểu tượng thương mại chiến lược của tập đoàn Nestlé, đồng thời
bốn ngành hàng chính là sản phẩm sữa, kem, bánh kẹo và sữa em bé được đặt một chữ
“Nestlé” cụ thể, từ đó trở thành một nhãn hiệu đặc trưng nhất quán tạo sự khác biệt cho
các sản phẩm của Nestlé.
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam
Là công ty trực thuộc Tập đoàn Nestlé S.A. và là công ty 100% vốn đầu tư nước
ngoài. Nestlé đã mở văn phòng kinh doanh đầu tiên ở Sài Gòn vào năm 1912. Tuy nhiên,
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được chính thức thành lập năm 1995, với sự khởi công
xây dựng nhà máy Nestlé đầu tiên tại Khu công nghiệp Biên Hoà II, tỉnh Đồng Nai. Tính
đến nay, công ty Nestlé đang điều hành 6 nhà máy tại Việt Nam và hơn 2.300 nhân viên trên toàn quốc.
Công ty chuyên sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm và
đồ uống quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như Milo, Nescafé, Maggi,… Tính lOMoARcPSD|45316467
đến hết năm 2019, tổng vốn đầu tư của Nestlé vào Việt Nam đạt hơn 700 triệu USD.
Hiện công ty đứng đầu trong Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 – Nhóm ngành
Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác (theo Vietnam Report).
Các cột mốc ghi lại sự phát triển của Nestlé tại Việt Nam
1912: Nestlé đặt văn phòng kinh doanh đầu tiên tại Sài Gòn.
1992: Thành lập Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel (thuộc Tập đoàn
Nestlé) và Công ty thương mại Long An.
1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam khi mở văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1995: Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được thành lập và khởi công xây dựng nhà máy Đồng Nai.
1998: Khánh thành Nhà máy Nestlé Đồng Nai tại Khu công nghiệp Biên Hòa II, Tỉnh
Đồng Nai (nhà máy đầu tiên của Nestlé tại Việt Nam).
2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên.
2009: Mở rộng dây chuyền sản xuất Maggi tại Nhà máy Nestlé Đồng Nai.
2011: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Trị An vào tháng 8 và mua lại Nhà máy
Nestlé Bình An từ Gannon vào tháng 11.
2012: Kỷ niệm 100 năm Nestlé có mặt tại Việt Nam
2013: Khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất Nescafé tại Khu công nghiệp Amata, Đồng Nai.
2014: Mở rộng dây chuyền sản xuất Nestlé Milo uống liền trị giá 37 triệu USD
2015: Khánh thành Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine trị giá 80 triệu USD
2016: Khởi công xây dựng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên trị giá 70 triệu USD
2017: Khánh thành Nhà máy Bông Sen tại Hưng Yên và Trung tâm phân phối hiện đại tại Đồng Nai
2018: Khánh thành Dây chuyền sản xuất viên nén NESCAFÉ Dolce Gusto tại Nhà máy Trị An
Tháng 3/2019: Vận hành Trung tâm Phân phối Nestlé Bông Sen áp dụng công nghệ kho vận 4.0
Tháng 9/2019: Hoàn thành Giai đoạn 2 dự án mở rộng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên
Tháng 10/2019: Khai trương không gian làm việc hiện đại và sáng tạo tại Văn phòng TP.HCM
Các nhóm sản phẩm công ty kinh doanh
- Bánh kẹo (Bánh KitKat,…) lOMoARcPSD|45316467
- Ngũ cốc ăn sáng (Ngũ cốc Koko Krunch,…)
- Cà phê (Cà phê hòa tan Nescafé) - Kem (Kem Milo,…)
- Nước uống đóng chai (Nước khoáng laVie)
- Sản phẩm dinh dưỡng y học (Boost Optimum,…)
- Sữa nước và sữa chua (Sữa tiệt trùng Nestlé, sữa chua uống Nestlé Yogu,…)
- Sản phẩm dinh dưỡng công thức (Sữa bột Nestlé Nan,…)
- Thực phẩm (Gia vị, nước tương Maggi,…)
- Thực phẩm cho trẻ nhỏ (Bánh ăn dặm Gerber,…)
- Thức uống (Sữa lúa mạch hương sô cô la Milo, trà Nestea,…) 1.2. Tầm nhìn
Tầm nhìn của Nestlé: “Trở thành một công ty hàng đầu, đầy cạnh tranh, mang đến
dinh dưỡng, sức khoẻ và giá trị cho khách hàng và mang lại giá trị cải thiện cho cổ đông
bằng cách trở thành công ty được yêu thích, nhà tuyển dụng được yêu thích, nhà cung
cấp được yêu thích bán sản phẩm yêu thích” 1.3. Sứ mạng
Sứ mạng của Nestlé: “Trở thành công ty dinh dưỡng, sức khoẻ và chăm sóc sức khỏe
hàng đầu thế giới. Sứ mệnh “Good Food, Good Life" của chúng tôi là cung cấp cho
người tiêu dùng những lựa chọn ngon miệng nhất, bổ dưỡng nhất trong một loạt các danh
mục thực phẩm và đồ uống và các dịp ăn uống, từ sáng đến tối.”
1.4. Giá trị cốt lõi
Sự tôn trọng có một ý nghĩa đặc biệt và mạnh mẽ tại Nestlé. Nó ảnh hưởng sâu sắc
đến cách Nestlé làm việc và điều hành doanh nghiệp. Các giá trị cốt lõi của Nestlé đều
bắt nguồn từ sự tôn trọng:
- Tôn trọng bản thân: bắt đầu từ sự tự trọng, sống thật với chính mình, đồng thời hành
động hợp pháp, chính trực và công bằng.
- Tôn trọng người khác: là dám thực hiện những lời hứa của doanh nghiệp về chất
lượng sản phẩm, thương hiệu và chất lượng trong tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. lOMoARcPSD|45316467
- Tôn trọng sự khác biệt: là tôn trọng những lối suy nghĩ khác biệt, những nền văn hóa
khác nhau và tất cả các khía cạnh xã hội đòi hỏi sự hòa nhập và cởi mở trong mọi mối quan hệ của công ty.
- Tôn trọng tương lai: sự tôn trọng tương lai của hành tinh và các thế hệ tương lai
buộc Nestlé phải luôn hành động dũng cảm và có trách nhiệm mặc cho những khó khăn, thử thách.
Ngoài ra, Nestlé đề cao những thói quen dinh dưỡng khỏe mạnh, coi trọng hướng tiếp
cận chiến lược lâu dài hơn là ngắn hạn. Nestlé luôn tìm cách cải tiến trong cách làm việc,
đề cao sự đổi mới, việc đặt lợi ích công ty lên trên lợi ích cá nhân và đấu tranh chống lại hối lộ và tham nhũng.
1.5. Mục tiêu chiến lược
Ông Ganesan Ampalavanar, Cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam
cho biết: “Trong phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, công ty đều đặt ra tiêu chí là
phát triển phải bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng, những người đã góp phần tạo
nên sự thành công của Nestlé trong những năm qua. Do đó, mục tiêu chính của Nestlé
không chỉ tập trung vào lợi nhuận thu về cho tập đoàn.” Chia sẻ của ông cho thấy “Tạo
giá trị chung” chính là kim chỉ nam của Nestlé trong suốt quá trình kinh doanh của công
ty, giúp công ty phát triển bền vững, lâu dài. Nestlé hợp tác chặt chẽ với các đối tác để
“tạo giá trị chung” - đóng góp vào xã hội trong khi vẫn đảm bảo sự thành công lâu dài trong kinh doanh.
Các mục tiêu hoạt động của Nestlé Việt Nam dựa trên nền tảng “Tạo giá trị chung”
được hướng đến phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc
(SGDs) trong tầm nhìn đến năm 2030. Từ 2020, chiến lược phát triển bền vững của
Nestlé được xác định không chỉ dừng lại ở mục tiêu và hành động “bền vững” mà phải
hướng tới cách tiếp cận toàn diện hướng đến “tái tạo” và “tái sinh” cho hệ sinh thái tự
nhiên (Regeneration). Ba lĩnh vực mà công ty hướng đến (Cho cá nhân & gia đình và vật
nuôi, Cho cộng đồng và Cho hành tinh) đều liên quan với nhau và các nỗ lực của công ty
dành cho mỗi một lĩnh vực được hỗ trợ thông qua 41 cam kết. Những cam kết này được
gắn kết chặt chẽ để cùng hướng tới mục tiêu bảo tồn tài nguyên cho thế hệ tương lai, gắn
kết với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc và cho phép Nestlé đạt
được ba tham vọng của mình vào năm 2030 bao gồm:
- Cho cá nhân & gia đình: giúp đỡ 50 triệu trẻ em có cuộc sống lành mạnh hơn.
- Cho cộng đồng: giúp cải thiện cuộc sống của 30 triệu người trong các cộng đồng kết
nối trực tiếp với các hoạt động kinh doanh của chúng tôi. lOMoARcPSD|45316467
- Cho hành tinh: cố gắng giảm thiểu không có tác động vào môi trường trong hoạt
động sản xuất của chúng tôi.
Bên cạnh đó, với chiến lược đưa thị trường Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và
cung ứng thực phẩm và đồ uống ra thế giới, mục tiêu của Nestlé Việt Nam nhằm tăng
gấp đôi công suất chế biến cà phê chất lượng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất
khẩu các sản phẩm đến hơn 25 quốc gia, bao gồm các thị trường khó tính tại châu Âu,
Nhật Bản, Mỹ... Công ty hướng đến đảm bảo xuất khẩu bền vững và gia tăng giá trị cho
sản phẩm “Made in Vietnam” với kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu ở mức 2 con số
trong năm 2023. Để đạt được mục tiêu, công ty không ngừng đầu tư công nghệ, chuỗi giá
trị và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường cũng
như các yêu cầu riêng biệt của các thị trường khó tính. Trong năm 2022, xuất khẩu của
Nestlé Việt Nam tăng khoảng 7% về lượng, nhưng tăng đến 30% về giá trị. Hiện sản
phẩm của công ty được xuất khẩu sang hơn 30 thị trường trên thế giới.
2. Phân tích môi trường doanh nghiệp
2.1. Phân tích môi trường vĩ mô/ vi mô (bên ngoài)
2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
Kinh tế - Chính trị - Pháp luật
Về tình hình chung của thế giới: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
kinh tế Việt Nam. Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 15, 16 về việc cách ly toàn xã
hội. Đây là một điều cần thiết nhằm đối phó hiệu quả với dịch bệnh, song việc lưu thông
bị hạn chế dẫn đến sản xuất bị trì trệ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Tổng
Giám đốc Nestlé Việt Nam Binu Jacob trong buổi tọa đàm “COVID-19 và FDI: Tác động
và triển vọng” ngày 27/9/2021 đã khẳng định sức hút của Việt Nam đồng thời nhấn mạnh
Việt Nam cần phải tái mở cửa, thiết lập trạng thái “bình thường mới” với các kế hoạch và
thời gian biểu cụ thể, rõ ràng. Ông cũng khẳng định vaccine là yếu tố then chốt để cho
phép tái mở cửa an toàn và phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, tình hình căng thẳng giữa Nga
và Ukraine đã gây ra sự tăng vọt của giá xăng dầu mà xăng dầu là nguồn nguyên liệu
quan trọng trong ngành sản xuất và lưu thông hàng hóa. Xăng dầu tăng giá cũng là
nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng giá thành của hầu hết các sản phẩm trên thị trường.
Hơn thế nữa trước tình trạng giá xăng và giá hàng hóa tăng, người Việt sẽ thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm.
Về thuế: Một doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sẽ chịu nhiều loại thuế khác nhau
như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, lệ phí môn bài,... phụ thuộc vào quy mô doanh
nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp mua các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa lOMoARcPSD|45316467
qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Đây là điều có lợi
đối với một nhà bán lẻ về thực phẩm và đồ uống như Nestlé, khi nguồn nguyên liệu của
công ty chủ yếu là các mặt hàng về cà phê, trà,...
Về lạm phát: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong tháng 9/2023 là 4%, tương đối thấp
so với trong khu vực (6% ở Indonesia; 6,4% ở Thái Lan; và 7,5% ở Singapore) và ở mức
trung bình so với toàn cầu, trong khi các nước ở châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ có mức
lạm phát ở mức hai con số. Tuy nhiên, lạm phát khiến giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng đến sức mua.
Về tình hình hợp tác quốc tế: Việt Nam cũng có những mối quan hệ hợp tác quốc tế,
đặc biệt là đối với Thụy Sĩ, nơi tập đoàn Nestlé ra đời. Chiều ngày 30/6/2019, Hiệp định
Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
(EVFTA và IPA) đã được chính thức ký kết tại Hà Nội. Điều này mở ra cơ hội để các
doanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh châu Âu, trong đó có Thụy Sĩ,
phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu. Nestlé là một thương hiệu bán lẻ thực phẩm và
đồ uống đến từ Thụy Sĩ cũng không nằm ngoài điều đó. Hơn nữa, trong buổi diễn đàn
thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Thụy Sĩ diễn ra tại
thành phố Zurich (Thụy Sĩ) ngày 29/6/2018, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn cho biết Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng áp dụng các cơ chế ưu đãi, khuyến
khích đầu tư đối với các doanh nghiệp Thụy Sĩ sang Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp
tác, đầu tư, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp - nơi mà Nestlé đang hoạt động.
Về nguồn nhân lực: Hiện nay, các doanh nghiệp đều đang phát triển song song hai
hình thức kinh doanh bao gồm trực tiếp lẫn trực tuyến nên đòi hỏi phải có nguồn nhân lực
dồi dào. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hình thức trực tuyến còn mới mẻ nên nhân công phụ
trách mảng này của các doanh nghiệp vẫn thật sự được đào tạo qua trường lớp một cách
bài bản mà phần lớn kiến thức đều đến từ sự tự học và kinh nghiệm làm việc. Trong thời
đại 4.0 hiện nay, xã hội chuyển biến liên tục, đòi hỏi ở con người khả năng thích ứng và
hàm lượng tri thức cao nên các doanh nghiệp luôn trong tình trạng “khát” nhân lực tài năng.
Về tình hình thị trường: Thị trường trong nước nhìn chung có sự vực dậy sau hai năm
đại dịch Covid 19. Nguồn cung hàng hóa không có biến động lớn, thị trường tương đối
bình ổn. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 9/2022 ước tính đạt hơn
493,091 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng 8 cùng năm và 36,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Tất cả những điều này có được là nhờ vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô hiệu quả
của Chính phủ và sự nỗ lực của các bộ, ngành, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt
Nam nhằm cải thiện tích cực, tạo sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân và doanh nghiệp. lOMoARcPSD|45316467 Văn hóa
Với việc hiện nay ngày càng có nhiều siêu thị và các cửa hàng tiện lợi được xây dựng
trên khắp cả nước, việc mua hàng của người dân ngày càng trở nên đơn giản hơn. Hàng hóa
ở những cửa hàng này được niêm yết giá rõ ràng, có thể suất hóa đơn VAT tức là việc mua
bán luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch. Hơn nữa, ở những nơi này có nguồn hàng đa
dạng phong phú, thuận tiện cho người tiêu dùng có thể tìm và mua được nhiều mặt hàng
cùng lúc, nhất là vào các dịp lễ, Tết khi nhu cầu mua hàng tăng cao. Mỗi mặt hàng ở đây đều
đa dạng từ mẫu mã đến hương vị, đem đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng hơn việc
mua tại các tạp hóa nhỏ lẻ. Vì những điều đó, các siêu thị vô cùng hút khách, trở thành
những đầu ra cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để bày bán sản phẩm trong siêu thị, một
thương hiệu sẽ phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều thương hiệu khác. Nestlé không phải là
ngoại lệ khi các mặt hàng về thực phẩm và đồ uống của doanh nghiệp đều phải cạnh tranh dữ
dội với rất nhiều các sản phẩm tương tự từ thương hiệu khác. Đơn cử như sữa Milo có các
đối thủ khác như Ovaltine của FrieslandCampina Việt Nam, Kun của IDP hay Susu của
Vinamilk hay các loại sữa lúa mạch của cách hãng khác.
Bên cạnh đó, hậu đại dịch Covid-19, người tiêu dùng bắt đầu chú trọng hơn về các
vấn đề sức khỏe, điều này gây tác động lên hành vi tiêu dùng của họ. Khảo sát của
Nielsen (một công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu) cũng chỉ ra rằng,
người tiêu dùng tìm kiếm nhóm sản phẩm lành mạnh hơn để ngăn ngừa những vấn đề về
sức khỏe; trong đó, có 39% người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC)
đã mua sản phẩm có yếu tố lành mạnh trong 2 năm qua (2022 – 2021), 32% sản phẩm
lành mạnh có ghi nhãn, 29% sản phẩm có tính thư giãn; 26% sản phẩm có chế độ dinh
dưỡng đặc biệt. Tận dụng điều này, Nestlé có thể phát triển và cải tiến các dòng sản
phẩm dinh dưỡng của công ty để đồng thời tăng doanh thu và góp phần nâng cao chất
lượng sức khỏe người Việt.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, người Việt Nam ngày càng có ý thức hơn đối với
các vấn đề môi trường và có xu hướng lựa chọn sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi
trường thay vì các sản phẩm thông thường khác. Nhận thức rõ điều này, các doanh
nghiệp cũng đẩy mạnh sản xuất nhiều mặt hàng không gây hại đến môi trường sử dụng
các nguyên liệu dễ phân hủy hoặc có thể tái chế. Bản thân Nestlé cũng đã có những động
thái tích cực như giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách sử dụng ống hút giấy đạt chứng chỉ
FSC cho hộp sữa Milo, muỗng và nắp hộp sữa bột NAN được sản xuất từ 66% nguyên
liệu có nguồn gốc thực vật. Ngoài ra Nestlé còn tái thiết kế bao bì các sản phẩm để giảm
thiểu trọng lượng rác thải, đồng thời có những giải pháp tái chế rác thải và đẩy mạnh truyền thông. Công nghệ lOMoARcPSD|45316467
Ở Việt Nam, mạng 5G đang dần thay thế 3G, 4G. Trong hoạt động kinh doanh, việc
ứng dụng mạnh 5G sẽ được đặc biệt đẩy mạnh, giúp cung cấp các kết nối tốc độ cao với
độ trễ thấp, mức độ an toàn cao. Hơn nữa, các công nghệ sử dụng mạng 5G cho phép
doanh nghiệp loại bỏ kết nối vật lý, truyền phát nội dung cấu hình cao trong thời gian
thực. Xu hướng chuyển đổi này đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công.
Kể từ trong và sau đại dịch Covid-19, con người đã bắt đầu quen dần với xu hướng làm
việc tại nhà, bằng sự hỗ trợ của rất nhiều nền tảng kết nối. Điều này mang đến những thuận
lợi nhất định cho tổ chức trong vận hành song cũng khiến doanh nghiệp phải đối mặt với
nguy cơ bị rò rỉ thông tin trên Internet. Tại Việt Nam, vấn đề này cũng được các tổ chức và
doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay, khi thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ sử dụng dữ
liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để tránh trường hợp bị lộ thông tin và phòng rủi
ro an ninh mạng xảy ra. Lợi ích của hai công nghệ này là dung lượng cao, tốc độ xử lý
nhanh, sai số thấp, đảm bảo hỗ trợ cho doanh nghiệp có số lượng dữ liệu lớn và những doanh
nghiệp vừa và nhỏ thiếu hụt nhân lực trong công tác chuyển đổi số.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cũng quan tâm nhiều đến xu hướng
công nghệ tự động hóa. Đây là việc sử dụng phần mềm số kết nối với các cổng thông tin
của doanh nghiệp để điều khiển tự động nhiều bước công việc trùng lặp nhau, nhằm đáp
ứng nhu cầu của từng doanh nghiệp. Phương pháp này khá phức tạp và cần được triển
khai trong thời gian dài để tự động hóa quy trình làm việc nhằm cải thiện hiệu suất làm
việc, đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra và mang đến hiệu quả trải nghiệm cho khách hàng. Tự nhiên
Việt Nam là một trong những đất nước có nguồn tài nguyên phong phú. Bờ biển Việt
Nam dài hơn 3260 km, ngoài đem lại lợi thế phát triển du lịch, đánh bắt và khai khoáng
ra còn tạo điều kiện để phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các quốc
gia. Diện tích tự nhiên hơn 331.000 km2 với đa dạng các loài động thực vật. Xét riêng về
cây cà phê, một nguyên liệu quan trọng tạo nên các dòng sản phẩm của Nescafé, là một
loại cây thích hợp trồng ở vùng đồi núi cao từ 600 mét trở lên từ mặt nước biển. Dễ nhận
thấy khu vực Tây Nguyên có địa hình cao, mưa nhiều, mát mẻ. Ngoài ra Tây Nguyên còn
có đất đỏ badan trù phú – một loại đất rất tơi xốp, giữ nước tốt, dễ hấp thu dinh dưỡng,
đặc biệt ở đó có Buôn Ma Thuột là nơi rất thích hợp trồng cà phê, đặc biệt là cà phê
Robusta – một loại cà phê mạnh thích hợp với khẩu vị người Việt, có giá trị kinh tế cao.
Công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu phải đảm bảo
được các yêu cầu như sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về tiềm năng, trữ lượng, giá trị lOMoARcPSD|45316467
của các nguồn tài nguyên hay đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu
quả. Thực tế cho thấy các công tác này hiện chưa được thực hiện một cách bài bản, còn
nhiều bất cập, thiếu sót. Để khắc phục những điều trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng
và yêu cầu khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Đây là một xu hướng mà các
doanh nghiệp cần phải quan tâm đến, vì một hành tinh xanh. Thời gian qua, Nestlé cũng
đã có những hành động tích cực hưởng ứng chống biến đổi khí hậu, bao gồm các giải
pháp năng lượng hiệu quả (năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối), quản lý chất thải
(giảm thiểu chất thải và thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn chất thải) và quản lý nguồn
nước (tiết kiệm và tuần hoàn nước).
2.1.2. Phân tích môi trường vi mô
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Nestlé Việt Nam là công ty cung cấp đa dạng sản phẩm thuộc ngành thực phẩm và đồ
uống từ nước khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa. Ngành thực
phẩm và đồ uống vốn đã là một ngành có mức cạnh tranh khốc liệt mà Nestlé lại kinh
doanh đa dạng các nhóm thực phẩm và đồ uống khác nhau nên tỷ lệ cạnh tranh cùng
ngành đối với Nestlé là vô cùng lớn.
Nescafé – một trong những thương hiệu nổi tiếng của Nestlé – thuộc thị trường cà
phê hòa tan là một thị trường được đánh giá có sự cạnh tranh dữ dội. Theo BMI Reseach,
thị trường cà phê hòa tan được dự báo từ năm 2018 về sau sẽ đạt đến 7.000 tỷ đồng/năm,
với mức tăng trưởng từ 8 - 10%/năm, tổng cầu của thị trường cà phê Việt vào khoảng
20.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy tiềm năng và dư địa lớn của ngành cà phê Việt Nam.
Tuy nhiên triển vọng càng cao, áp lực giành được thị phần, chỗ đứng của các thương
hiệu dù lớn hay nhỏ, nội địa hay nước ngoài lại trở nên ngày càng khốc liệt hơn. Ngoài
ra, sự cạnh tranh còn đến từ hàng loạt các đối thủ nhỏ lẻ khác liên tục ra đời với đa dạng
sản phẩm như Intimex, L’Amant Café (Công ty CP Quốc tế L'amant),…
Các đối thủ tiềm năng (Nguy cơ của người mới nhập cuộc)
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống
tiềm năng nhất khu vực và đây cũng là điểm hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
vào trong những năm gần đây. Tuy nhiên, năm 2022, việc gia tăng chi phí các nguyên
liệu đầu vào ở mức cao và mức tăng giá bán chỉ được phép dưới 10% khó có thể bù đắp
cho sự gia tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận bị sụt giảm. Đó cũng
là rủi ro nếu các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành F&B – có thể coi là các đối thủ
tiềm năng của Nestlé – đầu tư vào Việt Nam trong khoảng thời gian này. Vì vậy, có thể
nói các doanh nghiệp này ở thời điểm nêu trên sẽ không gây sức ép, làm tăng thêm sự lOMoARcPSD|45316467
cạnh tranh vốn đã khốc liệt trong ngành. Ngoài ra, theo báo cáo tổng quan thị trường
ngành sữa Việt Nam năm 2022, ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản
phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có xu hướng từng bước thay thế các mặt
hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Điều
này cũng cho thấy nguy cơ các doanh nghiệp gia nhập mới là các doanh nghiệp sản xuất
sữa nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong thời điểm này và gây sức ép lên thị trường là khá thấp.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Vietnam Report năm 2022, có đến hơn 61,6% doanh
nghiệp thực phẩm muốn tập trung xây dựng thương hiệu để tiếp cận nhiều khách hàng
hơn, tăng 39,4% so với năm trước. Trong đó 70,59% doanh nghiệp dự định tăng chi cho
việc xây dựng thương hiệu trong 6 tháng tới. Một trong những yếu tố quan trọng quyết
định uy tín truyền thông của doanh nghiệp thực phẩm – đồ uống là hoạt động nghiên cứu
và phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Điều này có nghĩa
là khả năng rất cao các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và phát triển ra những sản phẩm
tương tự cạnh tranh với các dòng sản phẩm hiện có của Nestlé và trở thành các doanh
nghiệp gia nhập mới đối đầu với Nestlé, góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty. Giả
sử như công ty TNHH FES Việt Nam là công ty sản xuất các sản phẩm như cà phê bột
hòa tan CaféPHỐ và trà sữa trân châu Hillway nên việc công ty này nghiên cứu và phát
triển sản phẩm mới tương tự như bột sữa lúa mạch hương sô cô la Milo của Nestlé là hoàn toàn có thể.
Sản phẩm thay thế (Nguy cơ của sản phẩm thay thế)
Ngành thực phẩm và đồ uống là một ngành có mức độ cạnh tranh rất dữ dội do sự
xuất hiện của ngày càng nhiều sản phẩm mới từ các nhãn hàng trong và ngoài nước. Vì
thế, nguy cơ cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế trong thị trường này là rất cao. Chỉ với
danh mục các loại đồ uống giải khát đã bao gồm các loại sữa tiệt trùng, nước trái cây
đóng chai, trà đóng chai, trà sữa, cà phê,… Và nếu chia thành từng nhóm nhỏ hơn như
sữa tiệt trùng bên cạnh sữa của Nestlé cũng đã có rất nhiều nhãn hiệu cho người tiêu
dùng lựa chọn như Vinamilk, TH True milk, Dutch Lady,… hoặc các loại bánh sô cô la
ngoài KitKat còn có Nabati, Chocopie,…
Đặc biệt là thị trường cà phê có 2 phân khúc chính là cà phê rang xay (cà phê pha máy,
cà phê phin truyền thống) và cà phê hòa tan. Cà phê rang xay có thể được coi là sản phẩm
thay thế “nặng kí” của cà phê hòa tan, cụ thể hơn là của cà phê hòa tan Nescafé, bởi khách
hàng nội địa giờ đây đã quen dần với vị cà phê pha máy và họ chuộng hơn hương vị nguyên
chất của cà phê. Minh chứng là lượng cà phê rang xay tiêu thụ trong nước đã có chiều hướng
tăng trong những năm gần đây. Cụ thể, theo thống kê giai đoạn năm 2018, 2019, người Việt
tiêu thụ khoảng 162 nghìn tấn cà phê, nhưng đến năm 2020, con lOMoARcPSD|45316467
số này là 200 nghìn tấn. Tuy nhiên, nhận thấy được nguy cơ từ sản phẩm thay thế này,
vào khoảng năm 2018, Nescafe cũng đã táo bạo ra mắt dòng sản phẩm Nescafe Café Việt
- Cà phê pha phin thuộc phân khúc cà phê rang xay, phân khúc hoàn toàn mới so với hơn
100 năm kinh nghiệm của thương hiệu này.
Nhà cung ứng (Quyền thương lượng của nhà cung cấp)
Nestlé xác định các nhà cung cấp là quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp.
Bộ phận Mua hàng của công ty sẽ lựa chọn các nhà cung cấp dựa trên một quy trình
chính thức và chặt chẽ mạch lạc để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Nestlé và đạt được
các điều kiện cạnh tranh. Các nhà cung cấp và các nhà sản xuất gia công đều phải đảm
bảo tuân thủ các Quy tắc Áp dụng cho Nhà Cung cấp của Nestlé. Quy tắc này bổ sung
cho các Nguyên tắc Kinh doanh của Công ty Nestlé bằng cách nhấn mạnh các yêu cầu có
liên quan đối với các nhà cung cấp của công ty. Nestlé mong muốn tất cả các nhà cung
cấp đều tuân thủ Tiêu Chuẩn của Nestlé về Nhà Cung Cấp Có Trách Nhiệm và công ty
thường xuyên kiểm tra sự tuân thủ quy định của họ.
Bên cạnh đó, việc quản lý và phát triển nhà cung cấp sẽ được thực hiện thường xuyên
để đo lường và tối đa hóa hiệu suất của các nhà cung cấp và thông qua các hoạt động phát
triển giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho Nestlé. Việc quản lý hiệu suất nhằm xác định và
khắc phục các vấn đề tiềm tàng và xác định các cơ hội cải thiện. Còn việc phát triển nhà
cung cấp giúp cải thiện hoặc mở rộng các khả năng cung ứng của nhà cung cấp, là điều
rất cần thiết cho Nestlé, để liên tục đáp ứng những thách thức trong cạnh tranh. Việc quản
lý hiệu suất và phát triển nhằm đem lại và đảm bảo lợi ích cho đôi bên, đảm bảo rằng
năng lực và công suất của nhà cung cấp phù hợp với các nhu cầu dài hạn của Nestlé.
Đồng thời, cung cấp một sự hiểu chung về hiệu suất và cơ hội phát triển của nhà cung cấp.
Nhựa Tân Phú, một trong những nhà cung cấp hàng đầu đã đồng hành cùng Nestlé từ
năm 2004 khi công ty phát triển dòng sản phẩm nước tương Maggi, là nhà cung cấp chai
nhựa chính cho Nestlé Việt Nam với các sản phẩm chai nhựa từ 150ml đến 1 lít với tổng
giá trị hợp đồng lên đến hàng chục tỷ một năm. Để đáp ứng yêu cầu của Nestlé, Nhựa
Tân Phú đã không ngừng đầu tư, cải tiến mạnh mẽ về công nghệ và thiết bị khuôn mẫu
cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của đối tác. Tất cả những điều này
đã tạo nên một bước tiến thần tốc đối với các sản phẩm của Tân Phú. Kết quả của những
nỗ lực không ngừng, năm 2017, Nhựa Tân Phú chính thức được vinh danh là Nhà cung
ứng hàng đầu của Nestlé Việt Nam.
Nestlé Việt Nam còn triển khai Nescafé Plan nhằm góp phần nâng cao chất lượng hạt
cà phê Việt thông qua việc hỗ trợ tiền mua cây giống, truyền thụ kiến thức nông nghiệp lOMoARcPSD|45316467
cho nông dân từ lựa chọn giống đến cải thiện kỹ thuật canh tác, bảo quản và chế biến sau
thu hoạch… Song song với dự án đó, công ty cũng thực hiện chương trình gắn kết với
nông dân theo hướng xây dựng cộng đồng trồng cà phê bền vững. Qua các hoạt động và
dự án Nescafé Plan, Nestlé có được nguồn cung cấp nguyên liệu thô bền vững, lâu dài
với chất lượng và sự an toàn đạt yêu cầu với giá cả phải chăng nhờ việc giúp nông dân
giảm chi phí đầu vào và tăng sản lượng đồng thời vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường chất
lượng. Ông Suan Win Lee cho biết: “Nestlé hiện là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất với
tổng giá trị thu mua khoảng 20-25% tổng sản lượng cà phê Việt Nam mỗi năm – tương
đương 700 triệu đô la Mỹ”.
Dễ dàng thấy, điều Nestlé ưu tiên là các nhà cung cấp phải đảm bảo uy tín, chất lượng
và có trách nhiệm, sẵn sàng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng
vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp cho Nestlé. Nestlé cũng
không ngần ngại đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp, ví dụ
như việc nâng cao chất lượng hạt cà phê. Ngoài ra, trong các Nguyên tắc Kinh doanh của
Nestlé có đề cập: “Chúng ta khuyến khích sự chuyển đổi nguồn cung ứng và các hoạt
động sản xuất có liên quan một cách năng động. Chúng ta mong muốn các nhà cung cấp
hành động một cách minh bạch và cam kết liên tục cải tiến các hoạt động của họ. Chúng
ta cam kết rằng, tuân theo định hướng về giá trị của chúng ta, chúng ta luôn thể hiện sự
tôn trọng trong mối quan hệ với các nhà cung cấp và mong muốn họ cũng hành động theo
cách tương tự với các nhà cung ứng của riêng họ.” Từ đó có thể thấy Nestlé có thể thay
đổi nhà cung cấp một cách dễ dàng, linh hoạt trong khi ngược lại, do Nestlé là một “ông
lớn” ở thị trường Việt Nam nên các nhà cung cấp khó có thể tìm một lựa chọn tương
đương để thay thế nên sức thương lượng của nhà cung ứng đối với Nestlé là khá yếu.
Khách hàng (Quyền thương lượng của người mua)
Các sản phẩm của Nestlé đều thuộc thị trường sản phẩm đồ uống và thực phẩm dinh
dưỡng hàng ngày từ thực phẩm dành cho trẻ em đến sản phẩm từ sữa, bánh kẹo và đồ ăn
nhẹ. Tuy nhiên, trong thị trường này, rất nhiều công ty hiện đang cùng cạnh tranh với
nhau dẫn đến có hằng hà sa số lựa chọn về sản phẩm và nhãn hiệu cho người tiêu dùng
mà sự chêch lệch về giá cả giữa các sản phẩm là không quá lớn. Vì thế, người tiêu dùng
có thể dễ dàng thay đổi từ nhãn hiệu này sang nhãn hiệu tức là phải bỏ rất ít chi phí
chuyển đổi. Điều này có thể ảnh hưởng đến Nestlé đặc biệt là khi nhu cầu của các khách
hàng tiêu dùng cuối cùng đối với các sản phẩm của Nestlé giảm thì quyền thương lượng
của các khách hàng trung gian như nhà phân phối, đại lý với công ty sẽ tăng lên bởi vì
các nhà phân phối, đại lý có thể tác động trực tiếp đến quyết định lựa chọn sản phẩm của
khách hàng thông qua tư vấn hoặc giới thiệu sản phẩm. Đối tượng khách hàng chủ yếu
của Nestlé là những hộ gia đình và với mong muốn sản phẩm của mình tiếp cận được lOMoARcPSD|45316467
nhiều người nhất có thể, Nestlé sẵn sàng điều chỉnh khi thấy mức giá chưa phù hợp nhằm
đảm bảo khách hàng với mức thu nhập bất kể cao hay thấp đều có thể tiếp cận được sản
phẩm của công ty. Cụ thể là năm 2010, Nestlé Việt Nam đã giảm 4-5% một số mặt hàng
sữa bột cho trẻ em và là một đợt điều chỉnh giảm giá với quy mô dài hạn chứ không phải
là một đợt khuyến mại giảm giá để thực hiện cam kết đưa các sản phẩm chất lượng cao
đến người tiêu dùng với mức giá dễ chấp nhận (thực tế là với mức giá mới, giá sữa ngoại
nhập của Nestlé đã thấp hơn giá một số loại sữa trong nước ở thời điểm đó). Trong khi
các hãng sữa khác ở thời điểm đó lại đồng loạt tăng giá bán sản phẩm này lên 8-18% góp
phần làm tăng doanh thu sữa bột của Nestlé năm đó.
2.2. Phân tích môi trường bên trong (theo mô hình chiến lược của Fred R. David) Sản xuất
Nestlé đã áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho hoạt động sản xuất của mình. Cụ thể
ở đây là cho hoạt động sản xuất cà phê. Cà phê thu mua từ nông dân sẽ được chế biến tại
nhà máy. Bã cà phê sau khi chế biến sẽ được sử dụng làm viên năng lượng sinh khối,
thay thế hơn 74% nguồn năng lượng để vận hành lò hơi. Ngoài ra, nước thải màu trong
quá trình sản xuất cà phê được lọc, làm sạch và tái sử dụng cho lò hơi. Cùng với đó, cát
thải tạo ra trong quá trình vận hành lò hơi được sử dụng làm viên gạch không nung dùng
cho công trình thương mại và dân dụng, bùn thải cà phê được dùng để làm phân vi sinh.
Mô hình kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho Nestlé, cũng như thể
hiện tinh thần trách nhiệm của công ty với hành tinh xanh. Việc tái tuần hoàn nước giúp
Nestlé tiết kiệm hơn 112.000 m3 nước mỗi năm, tái sử dụng 65% lượng nước tái chế, tiết
kiệm 30% lượng nước và 40% năng lượng. Tổng thể nhờ mô hình này, Nestlé có thể
giảm gần 13.000 tấn CO2 phát thải. Bã cà phê và cát thải đều được tái sử dụng. Viên năng
lượng sinh khối giúp doanh nghiệp tiết kiệm 40 – 50 tỷ đồng mỗi năm cho chi phí năng lượng lò hơi.
Ngoài ra, Nestlé còn áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất. Đại diện Nestlé Việt Nam
cho hay, điểm đáng chú ý của trung tâm phân phối cạnh nhà máy Nestlé Bông Sen là
được hãng trang bị công nghệ hàng đầu thế giới về vận hành và quản lý hàng hóa, có tên
gọi là Obiter Robo. Cùng với Hệ thống SAP (phần mềm quản lý doanh nghiệp), các công
nghệ này giúp tối ưu hóa diện tích, tăng sức chứa hàng hóa lên gấp đôi. Bên cạnh đó, hệ
thống giá đỡ Radio Shuttle sẽ đem lại giải pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn
nhiều so với các hệ thống kệ truyền thống.
Việc xây dựng trung tâm phân phối ngay sát nhà máy Nestlé Bông Sen giúp tăng hiệu
quả vận chuyển các sản phẩm chất lượng của Nestlé đến với người tiêu dùng tại khu vực phía
Bắc và Bắc Trung Bộ. Ông Bùi Thế Cử, Phó Chủ tịch tỉnh Hưng Yên cho hay, Trung lOMoARcPSD|45316467
tâm phân phối đi vào hoạt động sẽ đưa các sản phẩm của Nestlé đến tay người tiêu dùng
nhanh hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời giảm thiểu thời gian, chi phí
cũng như các rủi ro trong quá trình vận chuyển. Hơn thế nữa, theo các chuyên gia, công
nghệ mới làm tăng năng suất và độ tin cậy trong hoạt động Logistics và việc Nestlé áp
dụng các công nghệ 4.0 sẽ giúp hãng đẩy nhanh vận chuyển, bảo quản hàng hóa, bảo đảm
chất lượng của sản phẩm ở chuẩn cao nhất khi cung ứng ra thị trường.
Tồn kho cũng là một khía cạnh đáng lưu ý trong dây chuyền sản xuất. Công ty Nestlé
đã áp dụng phương pháp JIT (Just in time) trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu. Điều này
có nghĩa là nguyên vật liệu được chuẩn bị vừa đủ cho đầu vào của mỗi chu kì tiếp theo
vào mỗi cuối tuần. Nestlé xây dựng không gian lưu trữ tiếp giáp kho thành phẩm để giảm
thời gian vận chuyển. Các công đoạn sản xuất và vận chuyển được phối hợp nhịp nhàng
giúp doanh nghiệp tiết kiệm không gian và thời gian cũng như kiểm soát tài nguyên tồn kho tốt hơn. Tài chính
Tính đến năm 2020, theo báo cáo phát triển bền vững của Nestlé, tổng vốn đầu tư cho
công ty là 730 triệu USD. Vì là một doanh nghiệp chú trọng đến chất lượng sản phẩm,
Nestlé luôn có những khoản đầu tư cho việc phát triển sản phẩm của mình. Năm 2016,
Nestlé đã đầu tư xây dựng nhà máy thứ sáu tại khu công nghiêp Thăng Long II, tỉnh
Hưng Yên. Điều này thể hiện thiện chí muốn hợp tác lâu dài của một công ty lớn chuyên
về thực phẩm và dinh dưỡng như Nestlé đối với Việt Nam. Hơn nữa, theo báo cáo phát
triển bền vững năm 2020, nhờ vào Nescafé Plan, Nestlé giúp ngành trồng cà phê Việt
Nam phát triển, thu mua 25% sản lượng cà phê Việt Nam với tổng giá trị 600 – 700 triệu
USD. Hơn thế nữa, Nestlé đầu tư 132 triệu USD để tăng gấp đôi công suất chế biến với
dòng cà phê chất lượng cao tại nhà máy Nestlé Trị An, tỉnh Đồng Nai. Khoản đầu tư này
nhằm giúp tăng công suất nhà máy, cũng như đưa cà phê Việt Nam xuất khẩu đi hơn 25
quốc gia trên thế giới bao gồm những thị trường khó tính tại châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Australia.
Sự phát triển của Nestlé Việt Nam cũng đã hỗ trợ cho nền kinh tế nước nhà suốt
những năm vừa qua. Trong đại dịch Covid, Nestlé hỗ trợ tuyến đầu chống dịch, các đối
tác kinh doanh nhỏ lẻ bị ảnh hưởng, tiền mặt và các trang bị y tế tổng giá trị lên đến 50 tỷ
đồng. Trong đó có khoản hỗ trợ Quỹ Vaccine phòng Covid 19 trị giá 4 tỷ đồng, cùng 450
ngàn sản phẩm thiết yếu trị giá 8 tỷ đồng. Ngoài ra Nestlé còn thuộc tốp 100 doanh
nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam. Nestlé đã nhận bằng khen của Cục Thuế
Đồng Nai tại Hội nghị Tuyên dương doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách, pháp luật
thuế năm 2020 – 2021. Điều này cho thấy Nestlé tại thời điểm đó có doanh thu đáng kể lOMoARcPSD|45316467
và cũng là bằng chứng cho thấy các chính sách marketing của Nestlé Việt Nam là hợp lý
và góp phần quan trọng giúp đẩy mạnh doanh thu của công ty. Quản trị
Với môi trường làm việc với nhiều nhân sự trẻ, Nestlé có những chính sách linh hoạt
về lương thưởng, thăng tiến, môi trường làm việc, khuyến khích nhân viên thỏa sức sáng
tạo và thể hiện cá tính riêng. Công ty áp dụng chính sách tháng lương 13 & 14, thưởng
ngắn hạn, tăng lương hàng năm, cùng với chính sách về bảo hiểm, hoạt động phúc lợi
trong các dịp lễ Tết cho nhân viên và người thân trong gia đình. Ngoài ra, Nestlé Việt
Nam đã đầu tư 17 tỷ đồng cho hoạt động tập huấn, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên
môn, tay nghề của người lao động. Hiện công ty có hơn 2000 nhân viên, với 81% lực
lượng trẻ tuổi (<40 tuổi). Nữ giới chiếm 50% trong ban lãnh đạo. Trung bình mỗi nhân
viên gắn bó với công ty 7 – 8 năm.
Trong thời kì đại dịch Covid 19, trong khi các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong
việc lựa chọn giữa “con người” và “tài chính”, Nestlé vẫn lựa chọn ưu tiên “con người”.
Việc đầu tiên công ty thực hiện mỗi buổi sáng là thảo luận cách bảo vệ an toàn và sức
khỏe của nhân viên. Hầu như hàng tuần, công ty đều tổ chức các buổi trao đổi để lắng
nghe tâm tư và nguyện vọng của nhân viên. Nestlé cũng thành lập một “đội đặc nhiệm”
để tìm kiếm nguồn vắc-xin phòng Covid-19 cho nhân viên và thường xuyên chia sẻ về
tiến độ, tầm nhìn của công ty. Khi một trong bốn nhà máy của Nestlé ghi nhận ca nhiễm
Covid-19, công ty đã chi trả để tất cả các nhân viên bị nhiễm Covid-19 được điều trị tốt
nhất, với mức chi trả 25 triệu đồng/nhân viên, kể cả nhân viên bên thứ ba, để họ có thể
được chuyển đến bệnh viện tư nhân để điều trị. Nestlé tổ chức 6 câu lạc bộ để giúp mọi
người trong công ty kết nối và sống tích cực trong đại dịch. Rõ ràng, nguyên tắc lấy con
người làm trung tâm trong tổ chức của công ty được thể hiện rõ nhất trong đại dịch.
Tháng 11/2022, doanh nghiệp nhận được giải thưởng Talentnet HR Awards năm
2022 cho 2 hạng mục quan trọng: Chiến lược Sức khỏe toàn diện; và Chiến lược Nhân tài
(Hoạch định nguồn nhân lực và chính sách lương, thưởng, phúc lợi). Bà Trương Bích
Đào, Giám đốc Nhân sự Nestlé Việt Nam, cho biết nhân viên chính là tài sản quý giá
nhất của công ty. Bà Đào chia sẻ: "Đó là lý do tại sao công ty muốn đảm bảo rằng mỗi
nhân viên đều có cơ hội đóng góp, phát triển và thăng tiến lâu dài. Chúng tôi tạo động lực
cho tất cả nhân viên và đánh giá cao giá trị và tiềm năng của nhân viên, không phân biệt
chủng tộc, dân tộc, giới tính, quốc tịch, tôn giáo, tuổi tác và những khác biệt khác". Để
đạt được điều này, ông Binu Jacob, tổng giám đốc Nestlé Việt Nam cho biết, công ty đã
tập hợp một nhóm người trẻ tuổi có thể chia sẻ về môi trường làm việc lý tưởng của họ,
nhiều ý tưởng sáng tạo được đưa ra. Sau đó công ty xem xét có thể triển khai những ý
tưởng nào, và ý tưởng nào phù hợp với mọi lứa tuổi. lOMoARcPSD|45316467 Marketing
Để sản phẩm thu hút được người tiêu dùng, Nestlé dựa vào chiến lược Brand Building
the Nestlé Way – BBNW, tạm gọi là “Xây dựng thương hiệu theo cách Nestlé”. Một
trong sáu nguyên tắc của BBNW là tập trung vào việc lập hồ sơ người tiêu dùng sử dụng
thương hiệu của công ty. Nestlé rất gắn kết với khách hàng, đặc biệt là trên các kênh trực
tuyến. Để tìm hiểu về đối tượng khách hàng và lý do mua hàng, công ty không dừng lại ở
việc nghiên cứu thị trường nhằm tiếp cận nhiều khách hàng hơn, mà còn cố gắng tìm
kiếm đúng đối tượng khách hàng phù hợp với công ty. Khi nói đến hoạt động phân tích
chuỗi cung ứng, việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của công ty
là điều kiện tiên quyết để vận hành hiệu quả doanh nghiệp.
Với mong muốn mang sản phẩm đến từng gia đình, các sản phẩm của Nestlé đều là về
đồ uống, thực phẩm dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu hằng ngày. Chính vì vậy Nestlé có thể
phủ kín thị trường với nhiều sản phẩm như: những sản phẩm từ sữa (Nestlé Slim, Nestlé
mỗi ngày); sô cô la (Kitkat, Polo, Munch, Eclairs, Milky Bar); đồ uống (Nestea, Nescafé
- một trong những thương hiệu cafe lớn nhất thế giới). Ngoài ra Nestlé có các dòng sản
phẩm như gia vị, nước tương,… của Maggi được người Việt tin tưởng và sử dụng phổ biến.
Để có thể tiếp cận nhiều tầng lớp khách hàng nhất có thể, Nestlé sử dụng chiến lược
định giá thấp. Hơn nữa, Nestlé cũng sẽ tiến hành điều chỉnh giá bán nếu hãng tự nhận
thấy mức giá đó chưa phù hợp. Mọi người có mức thu nhập dù thấp hay cao cũng tiếp cận
được sản phẩm của công ty. Đây là một trong những kế hoạch trong chiến lược thâm
nhập thị trường của Nestlé.
Ngoài ra, Nestlé còn xúc tiến sản phẩm bằng hình thức truyền thông. Thông qua các
chiến lược quảng cáo đó, thông điệp của sản phẩm được Nestlé truyền tải đến khách hàng
một cách đầy đủ. Chính điều này đã tạo nên ấn tượng của người tiêu dùng, giúp tăng độ
nhận diện thương hiệu. Trước đây, khi Nescafé bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, Nestlé đã
thành công trong marketing khi tạo ấn tượng với người tiêu dùng về hình ảnh chiếc cốc
màu đỏ trên tay với hương thơm tỏa ra từ cà phê trong cốc. Những thành công của
Nestcafe giúp cho thương hiệu này chiếm thị phần không nhỏ trong thị trường cà phê hòa
tan. Kitkat, một thương hiệu rất nổi tiếng của Nestlé, khi thâm nhập vào thị trường Việt
Nam cũng đã có một thông điệp tiếp thị rõ ràng là “Nghỉ xả hơi, xơi Kitkat”. Nestlé sử
dụng tất cả các phương tiện như TV, in báo, quảng cáo trực tuyến,... để giới thiệu thương
hiệu và sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng.
Phát triển sản phẩm lOMoARcPSD|45316467
Nestlé mang đến thông điệp “Chọn chất lượng, chọn Nestlé”. Sản phẩm của Nestlé
được cam kết chất lượng ở 2 phương diện chính: Chất lượng liên quan đến vấn đề an toàn
thực phẩm và chất lượng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và hệ thống. Nestlé đã tuân thủ
triệt để các quy định an toàn thực phẩm của Việt Nam. Hơn thế nữa, Nestlé còn áp dụng
cả những quy chuẩn nghiêm ngặt về an toàn sản phẩm quốc tế. Về phương diện sản phẩm
– dịch vụ – hệ thống, Nestlé mang lại những sản phẩm phù hợp khẩu vị và tốt cho sức
khỏe người tiêu dùng Việt, nhằm xây dựng niềm tin của người tiêu dùng. Cụ thể như các
sản phẩm Nescafé, Maggi, Nestea được phát triển để phù hợp hơn khẩu vị của người tiêu
dùng. Ngoài ra các sản phẩm như hạt nêm, dầu hào, nước tương Maggi được bổ sung I-ốt
hay thức uống dinh dưỡng Milo được bổ sung sắt nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người Việt.
Ngoài ra, Nestlé còn liên tục cho ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng đa dạng nhu cầu
của người tiêu dùng Việt.. Lấy ví dụ về Nescafé, ngoài Nescafé cà phê hoa tan dạng gói
còn có Nescafé cà phê bột pha phin, Nescafé cà phê uống liền dạng lon và dạng hộp giấy
có nắp. Những năm gần đây, Nescafé cho ra mắt dòng sản phẩm Nescafé Dolce Gusto.
Đây là một loại cà phê viên nén, đem lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp. Nescafé
còn cho ra mắt các dòng máy pha cà phê để tiện cho khách hàng sử dụng viên nén của
hãng. Đây quả thực là một nước đi thông minh giúp đem lại giá trị kinh tế cho doanh
nghiệp. Đó là bởi vì khi mua cà phê viên nén, người tiêu dùng cần phải có máy pha thích
hợp. Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu và tránh những rủi ro, người tiêu dùng sẽ có xu
hướng mua thêm máy pha do chính hãng cà phê viên nén kia cung cấp. Nescafé Dolce
Gusto và máy pha cà phê viên nén của Nescafé có thể được xem là hai sản phẩm bổ sung
cho nhau, được mua cùng nhau. Xét về hương vị, Nescafé có các dòng sản phẩm đem đến
hương vị cà phê quen thuộc với người Việt Nam như cà phê sữa và nhiều loại cà phê
khác. Với những người tiêu dùng thích vị cà phê mạnh, nguyên bản của cà phê pha phin
thì Nescafé có dòng cà phê đen đá ít đường. Nescafé còn có dòng cà phê hòa tan 3in1 với
các loại đậm nhạt khác nhau. Không chỉ dừng lại ở đó, các sản phẩm có liên quan đến cà
phê như latte, macchiato, cappuccino,... cũng được Nescafé nghiên cứu và cho ra mắt.
Điều này cho thấy các sản phẩm của Nescafé nói riêng và Nestlé nói chung vô cùng đa
dạng, mỗi dòng sản phẩm đều có thế mạnh riêng, hướng đến nhiều nhóm đối tượng tiêu
dùng khác nhau. Từ đây, cũng cho thấy khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm của
Nestlé luôn đi cùng với tìm hiểu tâm lý, thị hiếu và khẩu vị của người tiêu dùng.
Nescafé không những phát triển các dòng sản phẩm phù hợp thị hiếu, mà còn chú
trọng không ít đến thiết kế bao bì, mẫu mã. Ví dụ tại thị trường Việt Nam, trong cuộc
chiến về bao bì với G7, Nescafé tung ra thị trường loại bao bì đánh trúng vào tâm lý
người Việt dùng hàng Việt, nhãn sản phẩm có kèm con dấu “100% cà phê Việt Nam”. lOMoARcPSD|45316467
Thêm nữa, việc dùng câu khẩu hiệu “cà phê mạnh cho phái mạnh” của Nescafé Café Việt
cũng phần nào giúp Nescafé thu hẹp khách hàng và tập trung vào một nhóm khách hàng
chuyên biệt hơn – chủ yếu dành cho những người thích vị cà phê đen mạnh tựa cà phê
pha phin Việt. Xã hội hiện đại đòi hỏi con người làm việc với cường độ cao. Để đáp ứng
nhu cầu nhanh gọn của nhóm đối tượng nhân viên văn phòng, ngày 3/11/2009, Nescafé
tung ra thiết kế bao bì mới phù hợp với hoàn cảnh, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng là
Nescafé lon. Tuy đây không phải là loại sản phẩm mới lạ nhưng lại là loại cà phê đóng
lon đầu tiên xuất hiện trên thị trường Việt Nam mà không phải qua nhập khẩu. Nescafé
tự hào tiên phong trong việc mang đến cho cà phê Việt một hình thức mới tiện dụng và
mang đậm phong cách của các nước phát triển. Hơn thế nữa, với kiểu dáng tiện lợi có thể
mang đi khắp mọi nơi và thưởng thức bất kì khi nào là điểm nhấn quan trọng nhất của
loại sản phẩm này. Đây là bước đi đầu tiên để khai phá một phân khúc thị trường còn rất
mới mẻ, đồng thời đem lại một sức sống mới cho hạt cà phê Việt Nam.
Hệ thống thông tin
Nestlé có hệ thống thông tin để hỗ trợ trong khâu sản xuất. Cụ thể hơn tại nhà máy
Nestlé Bông Sen đã có trên 40 ứng dụng nội bộ giúp nhân viên có thể lưu trữ dữ liệu, hệ
thống hóa các quy trình mà trước kia được thực hiện hoàn toàn bằng tay. Điều này giúp
tiết kiệm 50% lượng giấy sử dụng, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường và cắt giảm 60%
các hoạt động không mang lại giá trị, nâng cao hiệu quả vận hành. Ngoài ra, Nestlé còn
ứng dụng công nghệ vào phân tích dữ liệu, xây dựng mô hình dự đoán trong sản xuất và
bảo trì. Cũng tại nhà máy Nestlé Bông Sen, hơn 1000 quy trình được phân tích, giúp cải
thiện quy trình sản xuất, nâng cao năng suất. Bằng chứng là nhà máy giảm tới 60% thời
gian dây chuyền tạm ngưng vận hành và tiết kiệm 10 triệu kWh năng lượng điện mỗi năm.
Ngoài ra, Nestlé còn vô cùng tích cực trong việc tương tác với người tiêu dùng thông
qua truyền thông xã hội, nhằm trực tiếp thu thập thông tin người tiêu dùng mà không cần
đến nhân viên tiếp thị đi khảo sát địa phương. Việc tư vấn cho khách hàng thông qua các
nền tảng mạng xã hội giúp Nestlé dễ nắm bắt thị hiếu khách hàng hơn cũng như những
trăn trở, băn khoăn của họ khi sử dụng sản phẩm, đồng thời dễ dàng thường xuyên cập
nhật thông tin của sản phẩm đến khách hàng. Nestlé Việt Nam có rất nhiều trang
Facebook cho từng nhóm sản phẩm và đội ngũ nhân viên sẵn sàng giải đáp thắc mắc
người tiêu dùng. Để nhận được mức phản hồi cao nhất, công ty thường xuyên đăng
những mục thông tin mới, cùng với các chương trình khuyến mãi trên các nền tảng trực
tuyến. Ngoài ra, Nestlé Việt Nam còn có trang web để đăng tải quá trình hình thành và
phát triển, các hoạt động, những định hướng và mong muốn của doanh nghiệp. Đồng thời lOMoARcPSD|45316467
trang web này còn có mục tuyển dụng nhân viên, giới thiệu công việc và những tiêu chí,
phương hướng phát triển giúp người xin việc dễ tiếp cận.
2.3. Đối thủ cạnh tranh Vinamilk
Vinamilk – Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa
và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Vinamilk hiện
là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa. Trong năm 2016,
Vinamilk chiếm 55% thị phần sữa nước, 85% thị phần sữa chua, 80% thị phần sữa đặc,
40% thị phần sữa bột và năm 2021 doanh nghiệp này vẫn dẫn đầu về sản xuất sữa bột và
sữa nước. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 240.000 điểm bán
hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia
trên thế giới. Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng
được 16 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 5 chi nhánh văn phòng và 8 công ty con
liên kết cả trong và ngoài nước. Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty
thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương.
Hiện nay, Vinamilk có các dòng sữa bột Optimum Gold, Dielac Alpha Gold IQ,
Dielac Grow Plus,... đang cạnh tranh với sữa bột Nan của Nestlé. Milo của Nestlé cũng
phải đối đầu với sữa Super Susu của Vinamilk. Đáng nói nhất là các dòng sữa nước của
Nestlé cũng đang phải đối đầu với sữa nước của Vinamilk – vốn đã là một thế mạnh của
công ty này. Nestlé tuy hình thành lâu đời tại Việt Nam, nhưng trong cuộc chiến về sữa,
có lẽ Vinamilk có lợi thế hơn rất nhiều khi đây là mặt hàng chính yếu, lâu đời của
Vinamilk, đồng thời việc đầu tư cho các TVC quảng cáo sữa vui nhộn, sáng tạo cùng
những thông điệp như: “Sữa tươi trăm phần trăm”, “Món quà sức khỏe ba không từ thiên
nhiên”,... đã góp phần tăng độ nhận diện, gầy dựng niềm tin và thu hút người tiêu dùng Việt Nam. TH True Milk
TH True MILK có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH (TH Joint
Stock Company), là một công ty thuộc tập đoàn TH được thành lập năm 2009 tại Nghệ
An. Đây là thương hiệu sữa Việt 100% chuyên sản xuất, cung cấp sữa và các sản phẩm từ
sữa. Mặc dù mới có mặt tại thị trường được hơn 10 năm, thua xa bề dày lịch sử hình
thành và phát triển của Vinamilk, Mộc Châu,… nhưng công ty lại không hề thua về tốc
độ phát triển lẫn sự nổi tiếng trên thị trường. TH True Milk đã chứng tỏ được sự vượt trội
của mình trên phân khúc sữa Việt Nam. Theo số liệu đo lường về thị trường bán lẻ tính
đến tháng 03/2021, TH True Milk đạt tới 30% thị phần trong phân khúc sữa tươi tại các kênh bán lẻ thành thị. lOMoARcPSD|45316467
TH True Milk mạnh về các sản phẩm sữa nước cũng đang cạnh tranh với sữa Nan của
Nestlé. Về sản phẩm, TH True Milk rõ ràng là vượt trội hơn Nestlé khi TH có đa dạng
các dòng sữa với nhiều hương vị. Đồng thời hãng xây dựng được niềm tin đối với khách
hàng với thông điệp “Sữa sạch tinh túy từ thiên nhiên”, là một trong những doanh nghiệp
chiếm được thị phần lớn chỉ sau Vinamilk. Và cũng tương tự như Vinamilk, ngoài việc
phân phối sản phẩm cho các siêu thị, tạp hóa lớn nhỏ, TH True Milk còn có hệ thống cửa
hàng TH phân phối và tạo thêm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, TH True Milk vẫn có
những điểm yếu nhất định. Trái ngược với chiến lược định giá thấp của Nestlé, do có quy
trình sản xuất hiện đại, tiên tiến dẫn đến chi phí sản xuất cao, các sản phẩm của TH True
Milk có giá thành cao hơn so với các thương hiệu khác. Điều này khiến các sản phẩm của
công ty khó tiếp cận các khách hàng thuộc tầng lớp hạ lưu hơn. Ngoài ra, trong khi
Nestlé vẫn đang có những mô hình sản xuất giúp bảo vệ môi trường và hành tinh xanh,
quy trình sản xuất của TH lại gây ra ô nhiễm môi trường. Cụ thể đã có vụ việc trang trại
chăn bò của TH ở tỉnh Nghệ An gây ô nhiễm nguồn đất và nước của người dân sống
xung quanh. Điều này phần nào gây mất thiện cảm của khách hàng đối với thương hiệu. Abbott
Abbott Laboratories là một công ty cung cấp các dịch vụ y tế và các thiết bị chăm sóc
sức khỏe đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Abbott Park, Illinois, Hoa Kỳ. Công ty được
thành lập bởi bác sĩ Chicago Wallace Calvin Abbott vào năm 1888 để bào chế các loại
thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Ngày nay, công ty bán thiết bị y tế, chẩn đoán, dược
phẩm và các sản phẩm dinh dưỡng. Các sản phẩm nổi tiếng của mình trên danh mục sản
phẩm dinh dưỡng là PediaSure, Similac, Ensure,...
Các dòng sữa bột của Nestlé như Nan, Nutren, Boost đang là đối thủ cạnh tranh với
Abbott. Mỗi một thương hiệu đều có thế mạnh riêng. Các dòng sữa bột của Abbott dành
cho nhiều đối tượng tuổi tác, như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, và đặc biệt là cho người cao
tuổi. Đặc biệt phải kể đến PediaSure, là dòng sữa công thức nổi tiếng dành cho trẻ biếng
ăn, còi xương, suy dinh dưỡng từ 1 đến 10 tuổi, được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng
góp phần nâng cao doanh số, tăng khả năng nhận diện thương hiệu Abbott. Về phía
Nestlé, các dòng sản phẩm dinh dưỡng công thức của công ty cũng được cho ra mắt
nhằm hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như trẻ em từ 1 đến 10 tuổi,
người lớn trên 50 tuổi hay người bệnh đái tháo đường. Chỉ riêng sữa bột Nan cũng đã có
rất nhiều dòng sản phẩm hướng đến các nhóm đối tượng trẻ em khác nhau như trẻ bị dị
ứng, bị tiêu chảy, bị nhẹ cân hoặc thiếu tháng, hay cho trẻ bú ít,... tạo ra nhiều sự lựa
chọn cho người tiêu dùng. Nutifood