Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ (2 Dàn ý + 6 mẫu) | Văn mẫu lớp 12
Phân tích giọt nước mắt của A Phủ trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài gồm 6 bài văn mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay sát với chương trình học.
Preview text:
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
Dàn ý hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ Dàn ý số 1 1. Mở bài
Giới thiệu về chi tiết giọt nước mắt: Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ gần cuối tác
phẩm là chi tiết đắt giá khi không chỉ thức tỉnh sức sống, sự phản kháng trong Mị mà
còn mang nhiều ý nghĩa lớn lao. 2. Thân bài
– Định nghĩa chi tiết văn học: Chi tiết văn học hiểu một cách đơn giản nhất đó chính
là những biểu hiện, những tình tiết góp phần xây dựng lên cốt truyện, đồng thời thể
hiện được tư tưởng chủ đề của truyện.
– Giọt nước mắt A Phủ là một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ:
● Giọt nước mắt của a Phủ không chỉ thể hiện cảm xúc của nhân vật khi cái chết đang cận kề
● Mang sức mạnh của sự thức tỉnh bởi chính giọt nước mắt ấy đã đánh thức sức
sống bên trong con người của Mị.
– Do sơ ý để hổ bắt mất một con bò của thống lí mà A Phủ bị trói đứng ở giữa sân, bỏ
mặc đói rét suốt mấy ngày liền.
– Cũng giống như A Phủ, Mị là cô gái xinh đẹp nhưng gia cảnh nghèo hèn nên đã phải
trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí.
– Sống lâu trong sự đày đọa đã khiến Mị mất đi khả năng phản kháng, sống cam chịu
như con rùa nuôi trong xó cửa.
– Trong những ngày A Phủ bị trói đứng ngoài sân, đêm nào Mị cũng thức dậy thổi lửa hơ tay
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
– Sau mọi nỗ lực tự giải cứu mình nhưng không thành, trong nỗi bất lực, tuyệt vọng
đến cùng A Phủ đã khóc.
– Giọt nước mắt ấy có sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Mị, mang đến những
thay đổi lớn bên trong người đàn bà bất hạnh ấy.
– Giọt nước mắt của A Phủ đã mang đến sự thay đổi lớn lao trong tâm lí của Mị:
● Mị nhớ lại mình cũng từng bị trói đứng
● Nhớ đến tình cảnh của bản thân, Mị đã đồng cảm sâu sắc với nỗi cô đơn và tuyệt vọng của A Phủ.
● Hiểu sâu sắc hơn cuộc sống đọa đầy của hiện tại cũng như cảm nhận đến tận
cùng sự độc ác của cha con thống lí
● Tấm lòng trắc ẩn bên trong Mị đã thức dậy, Mị đã có hành động vô cùng liều
lĩnh, cắt dây cởi trói cho A Phủ. 3. Kết bài
- Giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức sức sống tiềm tàng bên trong con người Mị,
Mị đã giải cứu cho A Phủ đồng thời giải cứu cho chính mình khỏi cuộc sống đọa đầy. Dàn ý số 2 a. Mở bài:
- Khái quát về Tô Hoài và tóm tắt sơ lược về nội dung chính của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
- Giới thiệu về chi tiết giọt nước mắt. b. Thân bài:
- Giọt nước mắt A Phủ là một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ:
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
• Giọt nước mắt của a Phủ không chỉ thể hiện cảm xúc của nhân vật khi cái chết đang cận kề.
• Mang sức mạnh của sự thức tỉnh bởi chính giọt nước mắt ấy đã đánh thức sức
sống bên trong con người của Mị.
• Do sơ ý để hổ bắt mất một con bò của thống lí mà A Phủ bị trói đứng ở giữa
sân, bỏ mặc đói rét suốt mấy ngày liền.
• Cũng giống như A Phủ, Mị là cô gái xinh đẹp nhưng gia cảnh nghèo hèn nên
đã phải trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí.
• Sống lâu trong sự đày đọa đã khiến Mị mất đi khả năng phản kháng, sống cam
chịu như con rùa nuôi trong xó cửa.
• Trong những ngày A Phủ bị trói đứng ngoài sân, đêm nào Mị cũng thức dậy thổi lửa hơ tay.
- Giọt nước mắt của A Phủ đã mang đến sự thay đổi lớn lao trong tâm lí của Mị:. c. Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của giọt nước mắt
Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ - Mẫu 1
Là thế hệ vàng làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất cho nền văn học thế kỷ 20, Tô Hoài
được ví như “ Hạt ngọc của văn học”. Những sáng tác của ông được nhà phê bình
Phạm Văn Nguyên nhận xét rằng ‘sự nghiệp văn chương của Tô Hoài là một kho
báu’’. Khi khám phá kho báu ấy, ta không thể không nhắc đến tập Truyện Tây Bắc mà
nổi bật trong đó là ‘ viên kim cương’ vợ chồng A Phủ. Thông qua câu chuyện về đôi
vợ chồng người H’Mông, Tô Hoài đã đưa người đọc đến với miền núi Tây Bắc, từ đó
giúp họ cảm nhận được những bi kịch, những áp bức mà người dân nơi đây phải gánh
chịu trong xã hội xưa. Một trong những ‘ chi tiết làm nên hạt bụi vàng vàng của tác
phẩm’ gây cho người đọc ấn tượng sâu sắc có lẽ là chi tiết giọt nước mắt của A Phủ.
Giọt nước mắt ấy không chỉ thức tỉnh sức sống trong con người Mị, mà nó còn mang
nhiều ý nghĩa lớn lao khác.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
Chi tiết của văn học đơn giản là những biểu hiện, những tình tiết góp phần xây dựng
nên cốt truyện, đồng thời nó cũng thể hiện được tư tưởng chủ đề của truyện. Đối với
những chi tiết đặc sắc trong tác phẩm còn chứa đựng được những cảm xúc lớn lao,
những tư tưởng sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm vào trong đó.
Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ được xem là một trong những chi tiết đặc sắc nhất
của tác phẩm. Giọt nước mắt đó nó không chỉ thể hiện sự bất lực của chàng trai đang
cận kề ranh giới cái chết, mà nó còn là tác nhân đánh thức sức sống tiềm tàng và khả
năng phản kháng tưởng chừng đã ngủ sâu trong con người Mị.
A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh,được xem như người con của núi rừng đại ngàn
Tây Bắc. Anh mồ côi cha, mẹ từ bé, bị dân làng bán cho người dưới núi. Nhưng với
tính gan bướng của mình, anh đã trốn và lưu lạc đến Hồng Ngài. Đi làm cho nhà
người, chẳng mấy chốc A Phủ cũng lớn, có thể săn bò tót, cày giỏi, rất được nhiều gái
làng mê. Người ta còn nói với nhau rằng ‘ đứa nào lấy được A Phủ như được con trâu
tốt trong nhà, chả mấy chốc mà giàu’ nhưng với chế độ phong kiến, với cái gọi là luật
lệ làng một chàng trai khỏe như vậy nhưng cũng không đủ điều kiện để có thể lấy vợ.
Tết đến tuy chẳng có quần áo mới như những chàng trai khác, nhưng anh cũng theo
những chàng trai làng đem sáo, khèn, quả pao đi kiếm người yêu. Có lẽ, cuộc đời A
Phủ sẽ là những chuỗi ngày sống tự do, vô tư nếu anh không đánh nhau với A Sử con
trai của nhà thống lí Pá Tra. Chính sự việc này đã đưa cuộc đời anh sang một trang
mới, A Phủ trở thành ‘ nô lệ không công’ cho nhà thống lí. Thế nhưng anh vẫn làm
việc chăm chỉ, vẫn lạc quan yêu đời. Tuy nhiên, do một lần mải mê bẫy nhím đã để hổ
bắt mất một con bò của thống lí mà A Phủ phải chịu cảnh bị trói ở cây cột trong góc
nhà, bị bỏ đói và chịu rét mấy ngày liền.
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa chắc Mị cũng
chết héo.Mấy đêm nay, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ “ Là cái xác
chết đứng đấy Mị vẫn thế thôi”. Có lẽ, tâm hồn Mị giờ đây đã bị tê liệt, với Mị không
còn có cái gọi là tình thương hay sự đồng cảm. Có hôm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi
đấy nó lại đánh Mị, mặc dù bị đánh như vậy nhưng đêm hôm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm hôm trước.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
Lúc ấy đã khuya, như thường lệ Mị lại ra thổi lửa hơ tay. Ngọn lửa bùng lên, Mị trông
sang, thấy “ Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đem xám lại”. Có
lẽ, đó chính là giọt nước mắt của sự bất lực, bất lực trước cái chết, trước sự vô lý của
chế độ phong kiến đã dồn những người nông dân đến bước đường cùng. Lúc đấy, phải
chăng A Phủ đã khuất phục và cam tâm chờ chết. Nhưng điều mà A Phủ không ngờ
tới là chính giọt nước mắt đấy đã đưa cuộc đời anh sang một bước ngoặt khác.
Giọt nước mắt của A Phủ không chỉ cho thấy sự bất lực của chính bản thân nhân vật.
Mà còn là tác nhân thức tỉnh sức sống tiềm tàng tưởng chừng đã bị lãng quên bên
trong con người Mị. Từ giọt nước mắt của A Phủ, Mị nghĩ về giọt nước mắt của chính
mình. Mị nhớ lại bản thân mình một năm trước cũng bị A Sử trói đứng như thế. Mị
đau, Mị khóc “ Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”
nhưng chẳng có ai quan tâm Mị cả. Từ nỗi đau của chính mình, Mị như thấu hiểu,
đồng cảm cho nỗi đau của A Phủ. Mị nghĩ về người đàn bà cũng từng bị trói đứng đến
chết trong cái nhà này. Có lẽ, lúc này trong Mị đã phần nào hiểu được số phận của
người phụ nữ trong nhà thống lí nói riêng và trong chế độ phong kiến này nói chung.
Đó là họ không có cái quyền phản kháng, cái quyền tự do, hạnh phúc của một con
người. A Phủ được xem như là tấm gương phảng phất hình bóng Mị ở trong đó.. Lần
đầu tiên, Mị nhận thức được rằng “ Chúng nó thật độc ác”, lần đầu tiên Mị nhận ra
rằng sự tàn bạo, bất công và vô lý của những cái gọi là “ Lệ làng” nói riêng và chế độ
phong kiến nói chung đang ập lên vai những con người “ Thấp cổ bé họng” mà trước
đó dù có bị bắt làm việc như con trâu con ngựa, bị đối đãi một cách tàn bạo Mị cũng chưa nhận ra được.
Mị cảm nhận được sự nguy khốn vô lý, sự tàn nhẫn mà chàng trai trẻ trước mặt Mị
đang phải chịu đựng, mà chỉ có một con đường đó chính là cái chết “ Cơ chừng chỉ
đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Lúc này, sâu trong
thâm tâm Mị đã có cái gì đó trỗi dậy, Mị tự thắc mắc lòng mình, cũng như sự thắc
mắc của tác giả “ Người kia việc gì phải chết”. Chính sự thắc mắc, phân vân ấy của
Mị như là một thông điệp tác giả gửi gắm nhằm lên án sự bất công, vô lý mà chế độ
phong kiến hà khắc đã đè nặng lên những người nông dân vô tội.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
Chính giọt nước mắt của A Phủ, đã thức tỉnh sự yêu thương cũng như lòng đồng cảm
bên sâu trong tâm hồn cô gái trẻ tưởng chừng như đã bị tê liệt. Lúc đầu Mị còn có sự
đấu tranh tâm lý liệu khi cứu A Phủ rồi, cha con nhà thống lý có để yên cho Mị hay
không.Nhưng có lẽ, lòng yêu thương trắc ẩn đã thôi thúc Mị cắt dây cởi trói cho A
Phủ. Thời khắc Mị giải thoát cho A Phủ cũng chính là Mị đang giải thoát bản thân
mình khỏi sợi dây vô hình tưởng chừng như sẽ theo Mị đến lúc Mị “ rũ xương ở đây”.
Như vậy, chi tiết giọt nước mắt của A Phủ như “ ánh sáng” soi đường cho hai nhân vật
đến với một cái kết hạnh phúc hơn. Nó không chỉ đưa cuộc sống của một chàng trai
tưởng chừng như chỉ đứng ở góc bất lực chờ cái chết đã rẽ sang một trang mới với
những hy vọng ở tương lai phía trước. Mà còn thức tỉnh sức sống tiềm tàng của cô gái
“ đầy xuân, đầy tình” từ người đàn bà “ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Bên
cạnh đó, qua chi tiết giọt nước mắt của A Phủ. Tô Hoài lên án,tố cáo chế độ phong
kiến miền núi hà khắc đã đẩy những chàng trai cô gái đang tự do phơi phới sắc xuân,
tràn đầy tình yêu và nhiệt huyết thành những con người con người dửng dưng vô cảm,
bị tê liệt về tâm hồn lẫn thể xác. Mặc khác, tác giả cũng gửi gắm những thông điệp
“ dù trong những hoàn cảnh khốn khó, dù bị dồn đến bước đường cùng. Nhưng sức
sống của con người không mất đi mà vẫn âm ỉ cháy. Chờ đến “ thời cơ” sức sống ấy
sẽ bùng phát lên mạnh mẽ”.
Chi tiết giọt nước mắt là một trong những chi tiết được nhiều nhà văn vận dụng như
giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”
của Nguyễn Minh Châu hay giọt nước mắt của Chí Phèo, Lão Hạc trong những tác
phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Nhưng có lẽ đem đến cho người đọc nhiều cảm
xúc nhất có lẽ là chi tiết giọt nước mắt của bà cụ Tứ trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” của
Kim Lân. Nếu như giọt nước mắt của A Phủ là sự bất lực của chàng trai đang cận kề
cái chết. Thì giọt nước mắt của bà cụ Tứ lại là giọt nước mắt của nỗi lòng người mẹ.
Trong truyện ngắn, giọt nước mắt của bà cụ Tứ được Kim Lân được tái hiện lại một
cách đầy sinh động và mang những ý nghĩa nhất định. Chi tiết giọt nước mắt lần thứ
nhất thể hiện cho của sự tủi hờn, của sự trách móc bản thân khi không làm tròn bổn
phận của người mẹ. Đến một đám cưới nhỏ cũng không lo được cho đứa con trai của
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
mình.Còn giọt nước mắt thứ hai lại là giọt nước mắt của sự hạnh phúc, sự vui mừng
của người làm mẹ trước tình cảm mặn nồng của gia đình con trai.
Có thể thấy, nếu tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đánh thức sức sống tiềm tàng
trong Mị. Thì giọt nước mắt của A Phủ như là “ giọt nước tràn ly” làm bùng nổ sức
sống đang cháy im ỉm trong con người Mị. Để từ đấy, Mị đã vùng lên giải thoát cho A
Phủ và giải thoát cho bản thân mình khỏi sự áp bức, bất công của chế độ phong kiến.
Mở ra cho bản thân và mở ra cho cả A Phủ một “con đường” ở đấy con người có thể
yêu, có thể hạnh phúc và quan trọng là có được sự tự do. Bên cạnh đó, qua “hạt bụi
vàng” này Tô Hoài cũng đã thể hiện được giá trị hiện thực cũng như giá trị nhân đạo
mà nhà văn muốn gửi gắm tới người đọc.
Cảm nhận giọt nước mắt của A Phủ - Mẫu 2
Tô Hoài thành công trong "Vợ chồng A Phủ" không chỉ do vốn sống, tình cảm sống
của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Trong "Vợ chồng
A Phủ", Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú
ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng đường đời.
Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm lý và
hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá
trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô
gái "dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Đó là nét tâm lý
của một con người cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi
kịch. Sở dĩ Mị có nét tính cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A
Sử. Mị không được lấy người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người mà mình
sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa chính là do uy quyền, thần quyền, đồng tiền
của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa con dâu gạt nợ. Mang tiếng là con
dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ nô lệ không hơn
không kém. Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có ý
định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng "sống lâu trong cái khổ, Mị
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
quen khổ rồi". Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình, trái tim
của Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó. Song song với nét tính cách
đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn thoát khỏi hoàn
cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa xuân.
Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triển theo những cung bậc tình cảm
khác nhau, cung bậc sau cao hơn cung bậc trước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mèo
quen thuộc, Mị nhẩm thầm bài hát người đang thổi rồi Mị uống rượu và nhớ lại kỷ
niệm đẹp thời xa xưa... Mị ý thức được về bản thân và về cuộc đời rồi Mị muốn đi
chơi. Nhưng sợi dây thô bạo của A Sử đã trói đứng Mị vào cột. Thế nhưng sợi dây ấy
chỉ có thể "trói" được thân xác Mị chứ không thể "trói" được tâm hồn của một cô gái
đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy thật là một đêm có ý nghĩa với
Mị. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sau hàng ngàn đêm cô sống vật vờ như
một cái xác không hồn. Đó là một đêm cô vượt lên uy quyền và bạo lực đế sống theo
tiếng gọi trái tim mình.
Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp đời trâu ngựa. Thế nhưng viết về vấn
đề này, Tô Hoài khẳng định: cái khổ cái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ
khuất che lấp sức sống tiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ
sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và giúp Mị vượt
qua cuộc sống đen tối của mình. Giá trị nhân đạo của tác phẩm người lên ở chỗ đó.
Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến. Đó chính là những đêm mùa đông dài và buồn
trên núi rừng Tây Bắc đang về. Mùa đông rét buốt như cắt da cắt thịt, vì thế đêm nào
Mị cũng ra bên ngoài bếp lửa để thổi lửa hơ tay. Trong những đêm đó Mị gặp A Phủ
đang bị trói đứng chờ chết giữa trời giá rét. Thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ
tay "dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi". Tại sao Mị lại lãnh cảm, thờ ơ
trước sự việc ấy? Phải chăng việc trói người đến chết là một việc làm bình thường ở
nhà thống lý Pá Tra và ai cũng quen với điều đó nên chẳng ai quan tâm đến. Hay bởi
Mị "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi" nên Mị lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi đau khổ của người khác.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
Một đêm nữa lại đến, lúc đó mọi người trong nhà đã ngủ yên cả rồi, Mị lại thức dậy
đến bếp đốt lửa lên để hơ tay. Lửa cháy sáng, "Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A
Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại".
Đó là dòng nước mắt của một kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chết đến rất gần. Chính
"dòng nước mắt lấp lánh ấy" đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị. Lòng
Mị chợt bồi hồi trước một người, trùng cảnh ngộ. Đêm mùa xuân trước Mị cũng bị A
Sử trói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước mắt rơi xuống miệng, xuống cổ không
biết lau đi được. Mị chợt nhận ra người ấy giống mình về cảnh ngộ, mà những người
cùng cảnh ngộ rất dễ cảm thông cho nhau. Mị nhớ lại những chuyện thật khủng khiếp
lúc trước kia, "chúng nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cái
nhà này". Lí trí giúp Mị nhận ra "Chúng nó thật độc ác". Việc trói người đến chết còn
các hơn cả thú dữ trong rừng. Chỉ vì bị hổ ăn mất một con bò mà một người thanh
niên khoẻ mạnh, siêng năng, say sưa với cuộc đời đã phải lấy mạng mình thay cho nó.
Bọn thống trị coi sinh mạng của A Phủ không bằng một con vật. Và dẫu ai phạm tội
như A Phủ cũng bị xử phạt như thế mà thôi. Nhớ đến những chuyện ngày trước, trở về
với hiện tại, Mị đau khổ cay đắng cho thân phận của mình: "Ta là thân đàn bà chúng
nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết chờ ngày rũ xương ở đây thôi".
Nghĩ về mình, Mị lại nghĩ đến A Phủ "có chừng này chỉ đêm nay thôi là người kia
chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Người kia việc gì mà phải chết như thế. A
Phủ.... Mị phảng phất nghĩ như vậy". Thật sự, chẳng có lí do gì mà bọn thống lí Pá Tra
bắt A Phủ phải chết vì cái tội để mất một con bò! Trong đầu Mị bỗng nhiên nghĩ đến
cảnh A Phủ bỏ trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cột tưởng
tượng đó. Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị là có cơ sở của nó.
Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu đời, yêu cuộc sống, tài hoa chăm
chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêu thành một con dâu gạt nợ, một kẻ nô lệ đúng
nghĩa, chúng đã tàn ác khi trói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ
chúng lại không đối xử với Mị như thế ư?
Như vậy, chứng kiến "dòng nước mắt lấp lánh" của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến
phức tạp. Mị thông cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà
ngày trước, lí trí giúp Mị nhận ra bọn lãnh chúa phong kiến thật độc ác, Mị xót xa
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
trước số phận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đến cái
cảnh mình bị trói đứng... Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với hành động: dùng
dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ. Đó là một việc làm táo bạo và hết sức
nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Sau khi
cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờ mình dám làm một chuyện động trời
đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng "đi ngay" rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi còn
Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang
trăm mối của Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay
ở đây chờ chết?. Thế là cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị
vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi. Bước chân của Mị như đạp
đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đương thời đã đè nặng tâm
hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị đuổi kịp A Phủ và nói lời đầu tiên. Mị nói với A
Phủ sau bao nhiêu năm câm nín: "A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất". Đó là lời nói
khao khát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biết bao
tình cảm và làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân - hệ quả của việc
Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau
chạy xuống dốc núi. Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp
đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi nhục thì chồng chất không sao kể xiết. Hai
người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến...
Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan
trọng. Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ
cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài
đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những
người phụ nự Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho số
phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Thế nhưng bằng một trái tim nhạy cảm và chan
chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim
Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài
cũng đã khẳng định được chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự
đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
Quả thật qua đó tác phẩm này giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống.Với
truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" nói riêng và tập "Truyện Tây Bắc" nói chung, ta hiểu
vì sao Tô Hoài lại thành công trong thể loại truyện ngắn đến như vậy. Nét phong cách
nghệ thuật: màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ chất trữ tình thấm đượm, ngôn ngữ lời
văn giàu tính tạo hình đã hội tụ và phát sáng trong truyện ngắn này.
Tác phẩm "Truyện Tây Bắc" xứng đáng với giải nhất truyện ngắn - giải thưởng do
Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 - 1955. Và "Vợ chồng A Phủ" thực sự để lại
ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực và
giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài.
Đối với riêng em, truyện "Vợ chồng A Phủ" giúp em cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến miền núi, từ đó giúp em ngày càng trân
trọng khát vọng của họ hơn. Đây quả là một tác phẩm văn chương đích thực bởi nó đã
góp phần nhân đạo hoá tâm hồn bạn đọc như Nam Cao đã quan niệm trong truyện ngắn "Đời thừa".
Giọt nước mắt của A Phủ - Mẫu 3
Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, trong suốt sự nghiệp sáng tác
của mình, ông đã để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ với nhiều tác phẩm có giá trị lớn.
Tiêu biểu trong đó có thể kể đến truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, thông qua câu chuyện
về đôi vợ chồng người H’ Mông, tác giả Tô Hoài đã khắc họa thành công bi kịch của
người nông dân trong xã hội xưa. Dưới sự áp bức của cường quyền, con người không
chỉ bị chà đạp về nhân phẩm mà còn bị tước đoạt tự do, hạnh phúc. Chi tiết giọt nước
mắt của A Phủ gần cuối tác phẩm là chi tiết đắt giá khi không chỉ thức tỉnh sức sống,
sự phản kháng trong Mị mà còn mang nhiều ý nghĩa lớn lao.
Chi tiết văn học hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là những biểu hiện, những tình
tiết góp phần xây dựng lên cốt truyện, đồng thời thể hiện được tư tưởng chủ đề của
truyện. Đối với những tình tiết đặc sắc trong tác phẩm còn có thể chứa đựng được
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
những cảm xúc lớn lao, những tư tưởng sâu sắc mà tác giả muốn truyền tải trong tác phẩm của mình.
Giọt nước mắt A Phủ là một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Vợ
chồng A Phủ. Giọt nước mắt của a Phủ không chỉ thể hiện cảm xúc của nhân vật khi
cái chết đang cận kề mà còn mang sức mạnh của sự thức tỉnh bởi chính giọt nước mắt
ấy đã đánh thức sức sống tiềm tàng, khả năng phản kháng tưởng chừng đã ngủ quên
bên trong con người của Mị.
A Phủ là chàng trai khỏe mạnh, một người lao động giỏi, chỉ vì đánh nhau với con trai
Thống Lí mà A Phủ buộc phải trở thành người ở trừ nợ cho gia đình thống lí. Sống
trong cuộc sống của con trâu con ngựa nhưng A Phủ không bao giờ bi quan trước
cuộc đời, anh vẫn nỗ lực vươn lên, làm việc chăm chỉ để mang đến những lợi ích cho
gia đình thống lí. Tuy nhiên, do sơ ý để hổ bắt mất một con bò của thống lí mà A Phủ
bị trói đứng ở giữa sân, bỏ mặc đói rét suốt mấy ngày liền mà theo nhận thức của Mị
thì chỉ đêm nay, đêm mai người kia sẽ chết, một cái chết đầy đau đớn.
Cũng giống như A Phủ, Mị là cô gái xinh đẹp nhưng gia cảnh nghèo hèn nên đã phải
trở thành con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí. Xét về địa vị, Mị là con dâu của Thống
lí Pá Tra, vợ của A Sử nhưng trong thực tế Mị chỉ là một người ở đợ không hơn không
kém, cô phải làm việc quần quật ngày đêm như con trâu con ngựa. Sống lâu trong sự
đày đọa đã khiến Mị mất đi khả năng phản kháng, sống cam chịu như con rùa nuôi
trong xó cửa. Trong những ngày A Phủ bị trói đứng ngoài sân, đêm nào Mị cũng thức
dậy thổi lửa hơ tay, cũng chính hoàn cảnh này đã làm cho Mị chứng kiến giọt nước
mắt của A Phủ. Sống trong gia đình thống lí, Mị thường xuyên chứng kiến cảnh
những con người bất hạnh bị trói đứng đến chết, do đó lúc đầu khi thấy A Phủ phải
trói đứng ở sân Mị chỉ dửng dưng, vô cảm.
Sau mọi nỗ lực tự giải cứu mình nhưng không thành, trong nỗi bất lực, tuyệt vọng đến
cùng A Phủ đã khóc. Đúng lúc ấy Mị thức dậy thổi lửa hơ tay và chứng kiến cảnh giọt
nước mắt đang bò trên hõm má của A Phủ. Giọt nước mắt ấy có sự tác động mạnh mẽ
đến nhận thức của Mị, mang đến những thay đổi lớn bên trong người đàn bà bất hạnh ấy.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
Giọt nước mắt của A Phủ đã mang đến sự thay đổi lớn lao trong tâm lí của Mị. Mị nhớ
lại mình cũng từng bị trói đứng như thế, sợi dây thít chặt vào thân thể, Mị khóc nhưng
cũng không thể tự lau nước nước. Nhớ đến tình cảnh của bản thân, Mị đã đồng cảm
sâu sắc với nỗi cô đơn và tuyệt vọng của A Phủ.
Từ mối đồng cảm với A Phủ, Mị càng hiểu sâu sắc hơn cuộc sống đọa đầy của hiện tại
cũng như cảm nhận đến tận cùng sự độc ác của cha con thống lí “Trời ơi, nó bắt trói
đứng người ta đến chết…Chúng nó thật độc ác”. Mị thấy rõ được sự nguy khốn vô lí,
tàn nhẫn đang ập xuống A Phủ mà cái kết chỉ có một, đó là cái chết “ chỉ đêm nay,
đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Tấm lòng trắc ẩn
bên trong Mị đã thức dậy, Mị đã có hành động vô cùng liều lĩnh, cắt dây cởi trói cho A Phủ.
Như vậy, nếu trong đêm tình mùa xuân, sức sống bên trong Mị được đánh thức bởi
tiếng sáo và tiếng gọi bạn tình thì giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức sức sống
tiềm tàng bên trong con người Mị, Mị đã giải cứu cho A Phủ đồng thời giải cứu cho
chính mình khỏi cuộc sống đọa đầy, không có tự do để hướng đến cuộc sống hạnh phúc, tươi sáng.
Giọt nước mắt của A Phủ - Mẫu 4
Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Sáng tác của Tô Hoài sau
cách mạng tháng tám có rất nhiều. Ông được xem là người có số lượng tác phẩm đồ
sộ đạt kỉ lục nhất trong kho tàng văn học Việt Nam. “Vợ Chồng A Phủ” đã khắc họa
thành công tấn bi kịch cuộc sống của người nông dân miền Tây Bắc xa xôi. Chi tiết
“giọt nước mắt a Phủ” đã để lại cho ta những suy nghĩ .
Chi tiết văn học được hiểu là những biểu hiện nhỏ nhặt, nhưng lại mang sức chứa lớn
về cảm xúc và mang nặng được tư tưởng của tác giả. Qua đó tạo ra được sức hấp dẫn
trong lòng người đọc. Chi tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một tác phẩm
văn học, nhờ nó tạo ra tính hình tượng, tính thẩm mĩ cho tác phẩm. Chi tiết còn là bản
chất sáng tạo của người nghệ sĩ, mà qua đó thể hiện được những quan niệm, suy nghĩ
riêng của tác giả về cuộc sống vô thường vô cùng này. Chi tiết còn góp phần làm phát
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
triển cốt truyện là bước ngoặt quan trọng trong những hành động của nhân vật. Các
chi tiết đều đóng vai trò tìm tòi và phát hiện của tác giả trước đời sống.
Hiểu về chi tiết như vậy, ta càng thấy được giá trị của chi tiết trong tác phẩm vợ chồng
A Phủ. Viết về cuộc sống nghèo khổ của người nông dân, A Phủ vốn là một con trai
lực lưỡng và khỏe mạnh. Không cam chịu số phận mà vượt lên trên hoàn cảnh tìm
cuộc sống. Không may, anh lại bị bắt vì đánh con nhà quan – A Sử. Cuộc đời tự do
của A Phủ bị bắt và bị giam hãm dưới tư tưởng phong kiến bảo thủ hủ tục của thống lí
Pá Tra. Hắn dùng sợi dây mây thít chặt lấy A Phủ. Hình ảnh giọt nước mắt được cảm
nhận qua cái nhìn của Mị.
Giọt nước mắt A Phủ chảy xuống, là giọt nước mắt của một chàng trai khỏe mạnh một
chàng trai tưởng như không biết sợ là gì nhưng bây giờ lại khóc? “hai mắt A Phủ vừa
mở, một dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” đó là giọt nước mắt vô
cùng hiếm hoi mà ta tưởng như không thể ngờ tới. Giọt nước mắt ấy thể hiện một nỗi
đau đến tột cùng đau đớn không chỉ bởi sự thít chặt của những sợi dây mây mà có lẽ
còn là sự đáng thương A Phủ đang nghĩ tới số phận của mình. A Phủ khóc, nhưng đó
không hẳn là sự khóc của cam chịu giọt nước mắt ấy là của con người nghĩa khí và
quật cường, lấp lánh lên những hi vọng được sống khát khao được sống. Đó cũng là
sự tố cáo tội ác của phong kiến lúc bấy giờ.
Chi tiết giọt nước mắt A Phủ đã cho ta thấy cuộc sống và hoàn cảnh đáng thương của
người dân lúc bấy giờ. Tố cáo chế độ phong kiến và nổi bật tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài.
Phân tích giọt nước mắt của A Phủ - Mẫu 5
Với sự nghiệp đồ sộ chứa rất nhiều tác phẩm vô giá, Tô Hoài đã trở thành một trong
những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Nằm trong những tác phẩm vô
giá đó có một truyện ngắn khá nổi bật mang tên “Vợ chồng A Phủ”. Qua câu chuyện
kể về đôi vợ chồng người H’Mông. Tô Hoài đã thành công trong việc khắc họa bi kịch
của người nông dân – giai cấp có ít tiếng nói – trong xã hội xưa.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
Khi bị đè nén dưới cường quyền, không những nhân phẩm mà tự do, hạnh phúc của
họ cũng bị chà đạp, bị nắm lấy và họ không hề có quyền quyết định. Trong truyện có
một chi tiết rất đắt giá. Đó chính là giọt nước mắt của A Phủ ở đoạn gần cuối của tác
phẩm. Chi tiết này không những đã đánh thức sức sống, sự phản kháng tiềm tàng nằm
sâu trong Mị mà còn đem lại những ý nghĩa to lớn khác.
Một trong những chi tiết đắt giá nhất ở truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” chính là giọt
nước mắt của A Phủ. Giọt nước mắt ấy không những giúp người đọc cảm nhận được
sự đau khổ khốn cùng, sự tuyệt vọng, bất lực khi cái chết đang kè cổ A Phủ. Mà còn là
thứ đã đánh thức sức sống tiềm tàng đồng thời cũng là lòng trắc ẩn, khả năng phản
kháng tưởng như đã biến mất từ lâu sâu trong con người Mị.
Vốn là một chàng trai khỏe mạnh, chăm chỉ, cần cù, lao động tốt, nhưng do bản tính
thẳng thắn. Không chịu sự ức hiếp của những kẻ cậy quyền nên A Phủ đã đánh nhau
với con trai thống lí. Vì thế nên A Phủ bị ép phải làm người ở cho gia đình họ để trừ
nợ. Phải sống một cuộc đời không khác gì của con trâu, con ngựa nhưng A Phủ không
vì thế mà chán nản, bi quan.
Anh vẫn giữ vững bản chất chăm chỉ của mình, luôn nỗ lực và đem lại cho nhà thống
lí không ít lợi lộc. Vậy mà, chỉ vì vô tình để hổ săn mất một con bò của nhà thống lí,
A Phủ bị bắt trói đứng ở ngay giữa sân. Không những thế, anh còn bị bỏ mặc giữa
những đêm lạnh, bị bỏ đói mất nhiều ngày liền đến nỗi khi Mị nhìn thấy A Phủ. Mị
đoán chỉ đêm nay, đêm mai là anh sẽ gặp phải cái chết đầy đau khổ.
Tương tự hoàn cảnh với A Phủ, Mị vốn là một cô gái xinh đẹp. Nhưng, vì nhà quá
nghèo, nợ nần nên phải trừ nợ bằng cách sang làm con dâu nhà thống lí. Tưởng như
được làm dâu nhà thống lí, vợ của A Sử là sẽ được sung sướng nhưng thực ra, Mị
không khác gì người ở đợ là bao, thậm chí còn không bằng con trâu, con bò.
Mị luôn phải cắm mặt cắm mũi làm việc cả ngày lẫn đêm. Bị đày đọa quá nhiều và
quá lâu, Mị bỗng quen với điều đó và dần dà mất đi khả năng phản kháng. Và rồi, Mị
đã chứng kiến giọt nước mắt của A Phủ khi anh bị trói đứng ngoài sân qua những
ngày Mị dậy thổi lửa hơ tay.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
Vì đã quá quen với cái cảnh những con người đáng thương bị trói đứng đến chết ở nhà
thống lí nên khi thấy A Phủ Mị cũng không có cảm xúc gì, chỉ dửng dưng. A Phủ đã
cố gắng tìm cách tự cởi trói thoát thân nhưng không thể nào thực hiện được. Bất lực,
tuyệt vọng, giọt nước mắt của người đàn ông trưởng thành, mạnh mẽ ấy đã lăn trên
khuôn mặt của anh. Và đúng vào lúc đó, Mị thức dậy thổi lửa thì thấy cảnh tượng đó.
Giọt nước mắt đang bò trên hõm má của A Phủ đã khiến nhận thức của Mị có một sự
xoay chuyển mạnh mẽ. Nó đã đem lại sự thay đổi to lớn sâu bên trong người đàn bà bất hạnh ấy.
Thật vậy, giọt nước mắt đó của A Phủ thực sự đã khiến tâm lí Mị thay đổi lớn. Lúc ấy,
Mị đã hồi tưởng lại cái cảnh chính bản thân cũng bị trói đứng như vậy, bị dây trói thít
chặt, khóc cũng không tài nào lau nước mắt được. Nhớ về hoàn cảnh của bản thân như
vậy, Mị đã có sự đồng cảm sâu sắc với A Phủ.
Và từ mối đồng cảm ấy, Mị còn hiểu hơn ai hết cái cuộc sống đầy đọa cũng như sự
độc ác của hai cha con nhà thống lí: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết…
Chúng nó thật độc ác”. Cảm nhận rõ được sự nguy kịch, khốn khổ đầy tàn nhẫn đang
ập lên đầu A Phủ, Mị đoán được rằng cái kết dành cho A Phủ sẽ là cái chết “chỉ đêm
nay, đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”.
Vì thế, sâu trong thân tâm Mị, có gì đó đã thức dậy. Đó chính là lòng trắc ẩn. Nhờ tấm
lòng yêu thương những người có cùng hoàn cảnh như mình đó. Mị đã liều mình cắt
dây cởi trói giúp A Phủ trốn thoát khỏi kiếp đọa đày anh đang phải gánh chịu.
Vậy là, sức sống sâu bên trong Mị đã được đánh thức bởi tiếng sáo và tiếng gọi bạn
tình trong đêm tình mùa xuân. Còn sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong con người Mị thì
được thức dậy bởi chính giọt nước mắt của A Phủ.
Nhờ đó, Mị đã liều lĩnh giải cứu cho A Phủ cũng như giải cứu chính bản thân mình rời
khỏi cuộc sống như tù đày. Không một chút tự do để rồi hướng tới một cuộc sống tốt
đẹp hơn, hạnh phúc hơn và tươi vui hơn.
Phân tích giọt nước mắt của Chí Phèo và A Phủ
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
Đề tài về người nông dân từ lâu đã trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn.
Ngô Tất Tố khắc họa tình cảnh của người nông dân trong nạn sưu cao thuế nặng qua
nhân vật Chị Dậu trong “Tắt đèn”. Kim Lân lại viết về cuộc sống nghèo đói của người
nông dân trong nạn đói qua “Vợ nhặt”. Cùng chung cảm hứng sáng tác ấy, Nam Cao
và Tô Hoài đã tìm đến người nông dân để bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc trước số phận
đáng thương của họ mà tiêu biểu là qua hai tác phẩm “Chí Phèo” và “Vợ chồng A
Phủ”. Qua truyện mỗi nhà văn không chỉ cho ta thấy được số phận khổ cực của người
nông dân mà cao hơn cả là cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của họ. Điều đó
được thể hiện rất rõ khi Nam Cao và Tô Hoài dụng công miêu tả những giọt nước mắt
trong hai tác phẩm. Đó là giọt nước mắt của Chí Phèo và A Phủ.
Nam Cao và Tô Hoài đều là hai nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Sáng
tác của Nam Cao tập trung ở giai đoạn trước cách mạng với hai đề tài chính là về
người nông dân và người trí thức nghèo. Còn Tô Hoài có nhiều sáng tác nổi bật sau
cách mạng tháng Tám. Ông có một lượng tác phẩm đồ sộ đạt kỉ lục trong kho tàng văn
học Việt Nam. Truyện “Chí Phèo” và “Vợ nhặt” đều viết về cuộc sống khổ cực của
người nông dân bị đè nén áp bức. Tuy nhiên ở họ luôn có những phẩm chất cao đẹp.
Tiêu biểu cho những con người ấy là nhân vật Chí Phèo và A Phủ. Trong số rất nhiều
chi tiết, hình ảnh quan trọng thì hình ảnh giọt nước mắt của hai nhân vật ấy mang lại
nhiều sức gợi và gợi nhiều suy nghĩ trong người đọc.
Ta cần hiểu “chi tiết nghệ thuật” là những biểu hiện cụ thể lắm khi nhỏ nhặt nhưng lại
mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng, tạo ra sức hấp dẫn cho người đọc. Thường
có những chi tiết miêu tả thiên nhiên, chi tiết miêu tả không gian, chi tiết miêu tả về
hành động, nội tâm của nhân vật…Chi tiết đóng vai trò quan trọng trong một tác phẩm
văn học. Nó tạo ra tính hình tượng, thẩm mĩ cho tác phẩm. Chi tiết còn mang bản chất
sáng tạo của người nghệ sĩ thể hiện quan niệm về con người và cuộc sống của nhà văn
góp phần làm nổi bật chủ đề tưởng của tác phẩm. Chi tiết cũng là tiền đề cho sự phát
triển của cốt truyện, là bước ngoặt trong hành động của nhân vật. Như vậy, tất cả các
chi tiết ấy đều là kì công, tìm tòi, sáng tạo của mỗi nhà văn. Với vai trò quan trọng
như vậy, chi tiết nghệ thuật giọt nước mắt trong “Chí Phèo” và “Vợ chồng A Phủ” đã
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
góp phần làm rõ chủ đề tư tưởng, những thông điệp mà mỗi nhà văn muốn gửi tới bạn đọc.
Trước hết đến với hình ảnh trong tác phẩm “Chí Phèo”. Tác phẩm viết về nhân vật
Chí Phèo, một người nông dân bị đày đọa đến mức bị tha hóa. Dưới sự tàn bạo của
bọn địa chủ phong kiến, Chí Phèo từ một anh canh điền hiền lành lương thiện bị tha
hóa đến cùng đường. Nhưng rồi chính con người ấy lại được thức tình nhờ sự chăm
sóc ân cần của Thị Nở. Khi Chí Phèo say, Thị Nở đã mang cho hắn một bát cháo hành
làm hắn rất ngạc nhiên “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên hắn thấy mắt mình
hình như ươn ướt”. Chí Phèo đã khóc bởi đây là lần đầu hắn được người ta cho. Xưa
nay hắn phải đi cướp bóc, dọa nạt người khác chứ đã bao giờ có ai cho không hắn cái
gì. Hơn nữa đây lại là của một người đàn bà cho hắn, hắn cầm bát cháo hành khói bốc
lên nghi ngút mà lòng bâng khuâng. Lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành và cũng là
lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi bàn tay của một người đàn bà. Giọt nước mắt ấy
thể hiện một niềm vui, xúc động bởi hắn còn được người ta quan tâm. Trong các xã
hội làng Vũ Đại hắt hủi, xa lánh, coi Chí như một con quỷ dữ thì vẫn còn có một
người như thị quan tâm đến hắn. Hắn xúc động bởi xã hội loài người vẫn đón nhận
hắn. Đó còn là giọt nước mắt của niềm vui, niềm hạnh phúc bởi hắn thấy mình còn có
ý nghĩa trong cuộc đời, cuộc sống vẫn còn có ý nghĩa. Chí vui sướng hạnh phúc khi
nghĩ rằng Thị Nở chấp nhận được hắn thì mọi người cũng sẽ yêu quý hắn. Và giọt
nước mắt ấy còn khơi nguồn cho sự thức tỉnh bởi chính từ ấy mà Chí đã biết hối hận
về tội ác trước đây và có khao khát làm người lương thiện, làm người có ý nghĩa trong
cuộc sống. Giọt nước mắt hạnh phúc của Chí Phèo tạo ra bước ngoặt quan trọng trong
cuộc đời của Chí. với giọt nước mắt ấy, có lẽ cuộc sống của Chí sẽ đổi khác. Chí sẽ
thành người lương thiện được mọi người chấp nhận. Chí muốn làm người lương thiện
“Trời ơi hắn thèm lương thiện”, “hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao” và mong
muốn Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Con quỷ dữ của làng Vũ Đại ấy đã được thức tỉnh
và khát khao được hoàn lương.
Thế nhưng hạnh phúc đến với Chí Phèo chưa được bao lâu thì hắn đã bị hắt hủi, bị Thị
Nở cự tuyệt. Chỉ với mấy lời nói tưởng chừng như gián tiếp của bà cô thị đã đẩy Chí
một lần nữa vào hố sâu của sự xa lánh, bị tước đoạt quyền làm người. Sau khi bị Thị
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã “ngồi ngẩn mặt ra không nói gì”. Chí Phèo muốn níu kéo
Thị Nở nhưng bị thị gạt tay ra, hắn đau đớn “ôm mặt khóc rưng rức”. Chí Phèo khóc
là bởi hắn đã bị Thị Nở cự tuyệt, và cũng đồng nghĩa với việc Chí bị cả xã hội loài
người cự tuyệt. Bởi một người xấu ma chê, quỷ hờn như thị mà cũng không chấp nhận
Chí thì trong cái xã hội ấy có ai sẽ có thể chấp nhận được y. Chí đã từng mơ ước chính
Thị sẽ cái cầu nối đưa hắn trở về với thế giới loài người nhưng bây giờ chính thị lại
cắt đứt cái cầu nối kì diệu ấy. Hắn “ôm mặt khóc rưng rức” bởi cứ thoảng thấy hương
vị của cháo hành, hương vị của tình yêu thương, chăm sóc. Càng nghĩ, Chí càng cảm
thấy đau đớn, xót xa. Hắn khóc bởi đau khổ, tuyệt vọng. Ý định làm người lương thiện
của y vừa mới chớm nở thì nay đã vụt tắt. Giọt nước mắt của Chí còn thể hiện cho sự
căm phẫn đối với xã hội bất lương lúc bấy giờ mà tiêu biểu là quá Bá Kiến và bà cô
Thị Nở. Đó còn là sự thức tỉnh của Chí Phèo khi nhận ra bi kịch của mình. Hắn nhận
ra mình không thể trở thành người lương thiện được nữa. Chí nhận ra kẻ thù của mình
chính là Bá Kiến. Đây là những giọt nước mắt đau đớn, giọt nước mắt ấy đã tạo ra
bước ngoặt quan trọng trong nhận thức và hành động của Chí Phèo, từ đó dẫn đến việc
Chí tự kết liễu được mình sau khi đâm chết Bá Kiến. Viết về sự thức tỉnh ấy của chí
Phèo, Nam Cao thể hiện tiếng nói nhân đạo sâu sắc, nhà văn đã nhận ra bên trong mỗi
con người tưởng như đã bị tha hóa, tưởng như đã mất đi phần lương tiện thì ở họ vẫn
nhen nhóm lên ánh sáng của lương tri. Nhà văn cũng dụng công khi nói về giọt nước
mắt của sự hoàn lương mà ông thường ca ngợi đó là “giọt châu của loài người”. Giọt
nước mắt của sự thức tỉnh ấy cũng được Nam Cao nói đến trong tác phẩm “Đời thừa”
qua nhà văn Hộ. Nam Cao đã miêu tả giọt nước mắt của nhân vật Hộ “Nước mắt hắn
bật ra như nước một quả chanh người ta bóp mạnh”. “Hắn khóc. Hắn khóc nức nở,
khóc như thể không ra tiếng khóc”. Hộ khóc vì ân hận khi nhận ra hành động thô bạo
của mình với vợ con. Như vậy sáng tác của Nam Cao đều rất dụng công miêu tả sự
thức tỉnh nhân phẩm trong mỗi con người.
Đến với nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm viết về cuộc
sống đau khổ của người dân miền núi trong đó có A Phủ, họ phải chịu thống trị của
bọn phong kiến miền núi. A Phủ vì đánh con quan nên bị bắt và bị nộp phạt và trở
thành người ở trong nhà quan thống lí. Một lần chăn bò, A Phủ sơ ý đã hổ bắt mất một
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
con bò, quan thống lí đã trói A Phủ vào cột nhà gần với nơi Mị (người con dâu gạt nợ
cho nhà thống lí) thường trở dậy ngồi thổi lửa hơ tay vào mỗi đêm. Giọt nước mắt của
A Phủ được cảm nhận bởi Mị khi cô ngồi sưởi lửa. Một lần ngồi sưởi lửa, Mị lé mắt
trông sang thấy “Hai mắt A Phủ vừa mở. Một dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã
xám đen lại”. Đó là giọt nước mắt hiếm hoi của một người đàn ông mà lại là một
người gan bướng như A Phủ, Giọt nước mắt ấy thể hiện cho nỗi đau đớn đến tận cùng.
Đau đớn vì những sợi dây mây thít chặt vào người nhưng có lẽ đau đớn hơn cả là
trong lúc này A Phủ nghĩ đến tình cảnh đáng thương của mình. A Phủ khóc nhưng
không hề cam chịu. Đó là giọt nước mắt của con người giàu nghĩa khí. Giọt nước mắt
của A Phủ lại “lấp lánh” thể hiện cho khát vọng được sống, được tự do. A Phủ là một
chàng trai mạnh mẽ, đã dám đánh lại con quan thống lí Pá Tra mà trong hoàn cảnh
này lại khóc. Khát khao được sống, được tự do trong con người của một chàng trai
miền núi như đang trào dâng mãnh liệt để rồi nó bật thành những giọt nước mắt. Giọt
nước mắt của A Phủ cũng phần nào giống với Chí Phèo bởi nó thể hiện sự căm phẫn
tận cùng tội ác của bọn địa chủ phong kiến. Chính bọn địa chủ phong kiến đã tước đi
quyền sống của Chí Phèo, của A Phủ và của bao người nông dân khác.
Nhưng nếu như giọt nước mắt của Chí Phèo làm hắn rơi vào bế tắc thì giọt nước mắt
của A Phủ đã tìm được sự đồng điệu cảm thông. Nhà văn không để cho nhân vật của
mình rơi vào “bước đường cùng” mà giúp cho họ một hướng đi khi đã giúp họ có
những thay đổi trong tình cảm và nhận thức. Giọt nước mắt của A Phủ đã tác động
đến nhận thức và tình cảm của Mị. Nhìn A Phủ khóc, Mị đã nhớ lại “đêm năm trước,
A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng như thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống
miệng, xuống cổ mà không biết lau đi được”. Cô đồng cảm sâu sắc với A Phủ, đó là
niềm đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ. Từ người khác, nghĩ đến hoàn
cảnh của mình rồi từ lòng thương mình dẫn đến thương người. Từ đó Mị có sự thay
đổi nhận thức rất quan trọng. Mị nhận thấy sự bất công vô lí của xã hội, thấy sự oan
ức trong tình cảnh của A Phủ “người kia việc gì mà phải chết”. Mị cũng nhận ra sự tàn
bạo của bọn của bọn địa chủ phong kiến “chúng nó thật độc ác”. Như vậy chính từ
giọt nước mắt của A Phủ đã làm lay động, thức tỉnh tâm hồn Mị. Đó chính là tiền đề
quan trọng để tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Mị và A Phủ. Từ những
Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ
nhận thức đáng quý ấy, Mị đã có hành động quyết liệt là cứu thoát A Phủ và tự giải
thoát cho chính mình. Nếu không có sự thức tỉnh từ giọt nước mắt của A Phủ thì cô
Mị không thể có hành động táo bạo và quyết liệt như vậy và cuộc sống của người
nông dân miền núi vẫn là sự bế tắc cùng đường. Chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ’ là
một chi tiết nhỏ nhưng mang lại rất nhiều ý nghĩa, nó góp phần quan trọng trong việc
thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Hình ảnh đó cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu
sắc khi nhà văn đã đồng cảm sẻ chia với những bất hạnh của con người. Đồng thời Tô
Hoài cũng trân trọng khát vọng tự do ở người nông dân. Và chỉ bằng chi tiết nhỏ đó
thôi nhà văn cũng đã hé mở về cuộc sống tốt đẹp cho họ.
Như vậy, chi tiết về giọt nước mắt của Chí Phèo và giọt nước mắt của A Phủ đều thể
hiện được những nỗi đau và sự bế tắc của những người nông dân trong tình cảnh bị đè
nén. Đằng sau đó là một niềm khát khao về sự sống, khát khao tự do. Tuy nhiên hai
tác phẩm được viết trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau với dụng ý nghệ thuật
khác nhau nên mỗi chi tiết có sức biểu đạt và ý nghĩa riêng. Giọt nước mắt của Chí
Phèo thể hiện sự thức tỉnh của người nông dân nhưng cuối cùng lại rơi vào bế tắc.
Điều đó thể hiện rõ nét đặc trưng của văn học phê phán thời kì trước cách mạng
Tháng Tám. Giọt nước mắt của A Phủ làm lay động thức tỉnh con người và hướng họ
đến cuộc đời tươi sáng. Đó chính là dấu ấn của văn học sau 1945, khi các nhà văn đã
được cách mạng soi sáng nên nhìn cuộc đời bằng cái nhìn lạc quan để mở ra cuộc
sống tốt đẹp cho người nông dân. Qua điều đó Tô Hoài muốn khẳng định chỉ cách
mạng mới đem lại cho người nông dân một cuộc đời mới.
Qua việc khắc họa những chi tiết tiêu biểu như trên, nhà văn Nam Cao và Tô Hoài đã
khẳng định tài năng của mình trong việc xây dựng các chi tiết điển hình để xây dựng
thành công tâm lí nhân vật từ đó mà góp phần quan trọng vào việc khắc họa chủ đề tư
tưởng của tác phẩm. Với ý nghĩa đó, tác phẩm “Chí Phèo”- Nam Cao, “Vợ chồng A
Phủ” của Tô Hoài trở thành những tác phẩm tiêu biểu trong dòng văn học Việt Nam.