-
Thông tin
-
Quiz
Pháp luật đại cương - Pháp luật đại cương (SSH1170) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nộ
Hệ thống chính trị VN (3): Đảng cộng sản, NN và Mặt trận tổ quốc (đoàn thể chính trị).
Pháp luật đại cương (BK) 63 tài liệu
Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Pháp luật đại cương - Pháp luật đại cương (SSH1170) | Trường Đại học Bách khoa Hà Nộ
Hệ thống chính trị VN (3): Đảng cộng sản, NN và Mặt trận tổ quốc (đoàn thể chính trị).
Môn: Pháp luật đại cương (BK) 63 tài liệu
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Bách Khoa Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44729304 PL ĐẠI CƯƠNG
Hệ thống chính trị VN (3): Đảng cộng sản, NN và Mặt trận tổ quốc (đoàn thể chính trị).
Chương 1: Nhập môn PL đại cương (PLĐC).
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về NN (NN).
Chương 3: Nhưng vấn đề cơ bản vầ PL (PL).
Chương 4: Các hệ thống PL (HTPL) trên thế giới.
Chương 5: Các ngành luật trong HTPL Việt Nam.
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN PL ĐẠI CƯƠNG
NN và PL đại cương là một trong những khoa học nghiên cứu hai hiện tượng XH cơ bản nhất là NN và PL.
Do vậy, NN và PL kiến thức đại cương là một khoa học XH, nó có đối tượng riêng, phạm vi xác định và một
hệ thống phương pháp nghiên cứu đặc thù.
Thứ nhất, nghiên cứu đồng thời 2 hiện tượng XH là NN và PL trong mối quan hệ biện chứng khách quan của NN và PL.
Thứ hai, nghiên cứu những thuộc tính cơ bản nhất của NN và PL, bản chất, vai trò XH, những quy luật đặc
thù, cơ bản nhất của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của chúng.
Thứ ba, nghiên cứu những nét khái quát nhất của hệ thống PL VN và PL quốc tế.
1. Hệ thống các khoa học pháp lý.
Khoa học pháp lý là hệ thống toàn diện, đẩy đủ các tri thức về NN và PL, được thể hiện ở tổng hợp những
khái niệm, phạm trù, quan điểm, những quy luật xuất hiện, tồn tại và phát triển của NN và PL.
Phân loại các khoa học pháp lý, ta có 4 tiểu hệ thống:
1. Các khoa học pháp lý cơ bản.
2. Các khoa học pháp lý chuyên ngành.
3. Các khoa học pháp lý quốc tế.
4. Các khoa học pháp lý ứng dụng – kỹ thuật.
1.1. Các khoa học pháp lý cơ bản.
Còn gọi là các khoa học lý luận và lịch sử về NN và PL, bao gồm:
• Lý luận chúng về NN và PL.
Lịch sử NN và PL Việt Nam.
• Lịch sử NN và PL thế giới.
• Lịch sử các học thuyết chính trị. • Triết học PL. • Luật so sánh. • …
1.2. Các khoa học pháp lý chuyên ngành, liên ngành.
Bao gồm: Khoa học luật Hiến pháp, khoa học luật hành chính, khoa học luật dân sự và tố tụng dân sự, khoa
học luật hình sự và tố tụng hình sự, khoa học luật môi trường, …
1.3. Các khoa học pháp lý PL quốc tế.
Nghiên cứu các vấn đề thuộc: Luật công pháp quốc tế, luật tư pháp quốc tế (công pháp là giữa các chủ thể
là các quốc gia với nhau, tư pháp là giữa các chủ thể là các công dân của các quốc gia khác nhau), luật môi
trường quốc tế, luật lao động quốc tế, … lOMoAR cPSD| 44729304
1.4. Các khoa học pháp lý ứng dụng - kỹ thuật.
Sử dụng những kết luận, kiến thức của các khoa học (vật lý, hóa học, toán thống kê, y học, sinh vật học, tâm
lý học, …) để giải quyết các vấn đề pháp lý trong các khoa học điều tra hình sự, tội phạm học, y học tư pháp,
tâm lý học tư pháp, …
2. Học phần PL đại cương.
PL đại cương là một ngành khoa học pháp lý độc lập, bao gồm hệ thống các tri thức cơ bản bao quát toàn bộ
đời sống NN và PL, được thể hiện ở các học thuyết, khái niệm, phạm trù, nguyên tắc, quan điểm khoa học về NN và PL.
3. Đối tượng nghiên cứu của học phần.
Các quy luật cơ bản và đặc thù về sự hình thành, tồn tại và phát triển của NN và PL.
Những vấn đề cơ bản, bao quát nhất của đời sống NN và PL như: bản chất, kiểu, hình thức, chức năng, bộ
máy, cơ chế vận động, HTPL, thực hiện và áp dụng PL, ý thức và pháp chế, trật tự PL, …
4. Phương pháp nghiên cứu môn học.
Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
1. PP quy nạp và diễn dịch: Nghiên cứu từ cái riêng đến cái chung và ngược lại.
2. PP XH học cụ thể: Nghiên cứu dựa trên những tư liệu điều tra XH học, thăm dò dư luận.
3. PP phân tích logic quy phạm: Nghiên cứu dựa trên cơ sở xử lý, phân loại, phân tích các quy phạm
PL, các bộ phận cấu thành chúng, tìm hiểu nhữn đặc trưng, mối liên hệ logic.
4. PP so sánh PL: So sánh các quy phạm, các chế định, các ngành luật của một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau.
5. Ý nghĩa của học phần.
• Nhận thức về NN và PL có tầm quan trọng đặc biệt đối với tất cả các đối tượng XH.
• Cung cấp những kiến thức cơ sở về NN và PL cho nhiều ngành học.
• Yêu cầu bắt buộc đối với nguồn nhân lực về kiến thức cơ bản NN và PL.
• Kiến thức không thể thiếu đối với công dân và sinh viên đại học / cao đẳng.
CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG NN.
BÀI 1: NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG NN. 1. Nguồn gốc NN.
1.1. Các học thuyết phi Mác Xít về nguồn gốc NN.
- Thuyết thần quyền:
• Những quan niệm đầu tiên về nguồn gốc NN, bắt đầu hình thành trong XH chiếm hữu nô lệ và phát
triển mạnh trong chế độ phong kiến.
• Thượng đế là người sáng lập và sắp đặt trật tự thế giới, trong đó có NN.
• NN do thượng đế sáng tạo, thể hiện ý chí của ngài thông qua người đại diện của mình là vua.
• Việc tuân theo quyền lực của nhà vua là tuân theo ý trời, là tất yếu.
• NN có quyền lực và tồn tại vĩnh cửu.
• Phái quân chủ cho rằng quyền thống trị của vua được tiếp nhận trực tiếp từ thượng đế, trong khi phái
dân quyền cho rằng thượng đế trao quyền cho dân và sau đó dân ủy thác cho vua.
- Thuyết gia trưởng: lOMoAR cPSD| 44729304
• Ra đời từ thời kỳ cổ đại (TK 4 TCN), phát triển mạnh mẽ thời phong kiến.
• NN là kết quả phát triển của gia đình.
• Quyền lực NN giống như quyền gia trưởng (mở rộng).
Tổ chức gia đình là hình mẫu cho tổ chức NN.
- Thuyết bạo lực:
• Ra đời thời kỳ chiếm hữu nô lệ nhằm lý giải cho các cuộc chiến xâm lược của những đế chế mạnh như La Mã.
• NN xuất hiện từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác.
• Thị tộc chiến thắng tạo ra một hệ thống cơ quan đặc biệt để nô dịch kẻ bại trận, đó là NN.
• Chân lý thuộc về kẻ mạnh, vũ lực là cơ sở thống trị, là nguyên nhân sản sinh NN. - Thuyết tâm lý:
• NN xuất hiện do nhu cầu tâm lý của con người nguyên thủy muốn phụ thuộc và các thủ lĩnh, giáo sĩ.
• NN là tổ chức của những kẻ cầm đầu có sứ mệnh lãnh đạo XH. “NN siêu trái đất”.
- Thuyết khế ước XH:
• Ra đời và thình hành trong khoảng thời gian trước và sau các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu với
mục đích chống lại sự độc đoán, chuyên quyền phong kiến, yêu cầu thiết lập quyền lợi cho giai cấp tư bản.
• NN là sản phẩm của mội khế ước (hợp đồng) được ký kết bởi những con người sống trong trạng thái tự nhiên.
• Mỗi người tự nguyện nhượng bộ một phần quyền hạn, đóng thuế và trao cho NN quyền lực và phục
tục nó. Về phía NN, phải có trách nhiệm duy trì trật tự XH, quan tâm tới người dân và bảo vệ quyền tự do của họ.
• Nếu NN không làm tròn bổn phận thì các thành viên sẽ hủy bỏ khế ước, NN tiêu tan và có thể dẫn
tới một khế ước mới được ký kết, tức một NN mới.
Hạn chế của các học thuyết trên:
Giải thích trên cơ sở duy tâm, xem xét sự xuật hiện của NN là do ý muốn, nguyện vọng chủ quan của con người.
Không thừa nhận cội nguồn vật chất và bản chất giai cấp của NN.
Tách rời những nguyên nhân về KT, xu hướng vận động XH (những điều dẫn đến sự tất yếu NN –
hiện tượng tồn tại cùng XH, là tổ chức quyền lực của mọi thành viên trong XH).
1.2. Học thuyết Mác-Lênin.
NN không phải là hiện tượng XH vĩnh cửu, bất biến mà là một phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát
triển và tiêu vong. NN là lực lượng nảy sinh từ trong đời sống XH, là sản phẩm của XH loài người. NN chỉ
xuất hiện khi XH loại người phát triển đến một trình độ nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách
quan của sự tồn tại NN không còn nữa. Nguyên nhân KT ra đời NN là sự xuất hiện của chế độ tư hữu, nguyên
nhân XH là do sự xuất hiện của các giai cấp đối kháng nhau trong XH. NN là sản phẩm tất yếu của những
mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
NN chỉ xuất hiện khi đời sống XH phát triển đến một trình độ nhất định, khi sản phẩn XH trở nên dư thừa,
xuất hiện sự tư hữu => XH phân hóa giai cấp, mâu thuẫn giai cấp diễn biến sâu sắc, không thể điều hòa
được. Từ đó, NN ra đời.
1.2.1. Chế độ cộng sản nguyên thủy.
Đây là hình thái KT - XH đầu tiên của XH loài người – chưa có giai cấp, chưa có NN nhưng nguyên nhân
làm xuất hiện NN đã nảy sinh từ trong XH này.
• Cơ sở KT: Bình đẳng trong lao động và hưởng thụ (sản xuất và phân phối), sở hữu chung về TLSX
và sản phẩm lao động. NSLĐ thấp nên không tồn tại của cải dư thừa => không tại ra khả năng chiếm
đoạt làm của riêng, tức không có tư hữu tài sản. lOMoAR cPSD| 44729304
• Cơ sở XH: Bình đẳng về quyền và địa vị XH, không tồn tại đặc quyền, đặc lợi, sự phân hóa giàu
nghèo. Tổ chức theo chế độ thị tộc, đứng đầu là hội đồng thị tộc (tù trưởng). Thị tộc là tế bào của cơ
sở XH, là hình thức tổ chức mang tính tự quản đầu tiên. Dù là tự quản song thị tộc cũng cần đến
quyền lực và hệ thống quản lý.
• Cơ sở tư tưởng: Luôn tin vào thượng đế, đấng tối cao.
Quyền lực đã tồn tại là hiệu lực cao nhưng đó là quyền lực của XH, chưa mang tính giai cấp và chưa phải
quyền lực của NN. Quyền lực XH hòa nhập vào XH, thuộc về tất cả các thành viên của cộng đồng và do toàn
thể cộng đồng tổ chức ra. Vì lợi ích và địa vị mỗi người là bình đẳng, quyền lực ấy không dựa trên bộ máy
cưỡng chế chuyên biệt tách khỏi XH, chính sự tự giác thực hiện của các thành viên vì lợi ích chung tạo lên sức mạnh quyền lực.
1.2.2. Sự tan rã của thị tộc (phân hóa giai cấp) và sự xuất hiện NN.
Chế độ cộng sản nguyên thủy trải qua 3 lần phân công lao động XH lớn:
Lần 1: Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt.
Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
Lần 3: Thương nghiệp tách khỏi quá trình sản xuất vật chất trực tiếp của XH.
Nguyên nhân KT: Sự xuất hiện chế độ tư hữu.
Nguyên nhân XH: Sự phân hóa XH thành giai cấp đối kháng và mâu thuẫn không thể điều hòa được.
Yêu cầu đặt ra cho XH đòi hỏi phải có một tổ chức có khả năng dập tắt các xung đột giai cấp. Giai cấp thống
trị trong XH đủ các điều kiện để thành lập 1 tổ chức, đó chính là NN.
1.2.3. NN đầu tiên.
NN A Ten: NN A Ten ra đời trực tiếp từ sự chiếm hữu tư liệu sản xuất và những mâu thuẫn giai cấp
đối kháng phát sinh trong lòng XH thị tộc. Đây là hình thức thuần túy và điển hình.
NN Rô Ma: NN La Mã cổ đại xuất hiện được thúc đẩy bởi sự đấu tranh của những người thường
dân chống lại giới quý tộc của thị tộc La Mã.
NN Giéc Manh: Được thành lập khi người Giéc Manh xâm chiếm lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã cổ đại.
Ngoài ra, khác với các NN châu Âu, hầu hết các NN phương Đông cổ đại được thiết lập xuất phát
từ 2 nguyên nhân chính là trị thủy và chống giặc ngoại xâm. 2. Khái niệm NN. lOMoAR cPSD| 44729304
NN là tổ chức chính trị công cộng đặc biệt do giai cấp thống trị lập ra. NN có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và quản lý XH nhằm bảo vệ địa vị, của cải của giai cấp thống trị trong XH.
NN là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý XH nhằm
duy, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong XH có giai cấp. 3. Đặc trưng NN.
NN có 5 đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất, NN thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt tách rời khỏi XH và áp đặt với toàn bộ XH.
• Quyền lực của NN mang tính chất công cộng.
• NN thiết lập Bộ máy NN chuyên biệt.
• Quyền lực NN đã tách khỏi quyền lực XH.
Thứ hai, phân chia dân cư theo lãnh thổ và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
• NN không phần chia dân cư theo huyết thống, tôn giáo, dân tộc. Các đơn vị hành chính từ TW đến ĐP.
Thứ ba, NN có chủ quyền quốc gia.
• Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền độc lập tự quyết về những chính sách đổi nội và đối ngoại (quyền
bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc của quốc gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại).
• Chủ quyền quốc gia là thuộc tính không thể chia cắt của NN.
Thứ tư, là tổ chức duy nhất có quyền ban hành PL và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực NN.
• PL có tính bắt buộc chung, mọi công dân phải tôn trọng và thực hiện. NN cũng cần phải tôn trọng, thực hiện PL.
Thứ năm, NN quy định và thực hiện thu các loại thuế, phí, lệ phí dưới các hình thức bắt buộc.
• NN đặt ra và tiến hành thu các loại thuế để phục vụ nhu cầu về phương diện KT.
• Thuế để nuôi sống bộ máy NN và thực hiện những công việc chung của XH.
BÀI 2: BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THỨC NN. 1. Bản chất NN. 1.1. Bản chất giai cấp.
NN của ai? Do ai lập ra? Bảo vệ lợi ích của ai?
NN là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén để thực hiện sự thống
trị, duy trì trật tự XH.
Sự thống trị giai cấp được thể hiện trên ba phương diện: KT, chính trị, tư tưởng.
Quyền lực KT: Thuộc về giai cấp nắm trong tay TLSX và bắt người bị bóc lột phải phụ thuộc về măt KT.
Quyền lực chính trị: NN là một bộ máy do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp các giai cấp đối kháng.
Quyền lực tư tưởng: Thông qua NN để xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp thành hệ tư tưởng thống trị trong XH. 1.2. Bản chất XH.
Ngoài bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị thì NN còn đảm bảo lợi ích của các giai tầng khác trong XH.
NN thực hiện các công việc chung của XH như xây dựng các công trình phúc lợi XH, trưởng học, đảm bảo
vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, …
NN giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong XH. lOMoAR cPSD| 44729304
NN đảm bảo lợi ích chung của XH. 2. Chức năng NN.
Là những phương diện (mặt) hoạt động chủ yếu của NN nhằm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của NN.
NOTE: Phân biệt chức năng với nhiệm vụ của NN.
Nhiệm vụ cơ bản của NN là những vấn đề chủ yếu đặt ra cho NN phải giải quyết, là đích phải đi đến.
Chức năng là phương tiện thực hiện nhiệm vụ cơ bản NN.
2.1. Phân loại chức năng:
Căn cứ vào phạm vị hoạt động của NN.
Chức năng đối nội: Là những hoạt động chủ yếu trong nội bộ đất nước. VD: Đảm bảo
trật tự XH, phát triển KT, trấn áp phần tử chống đối, …
Chức năng đối ngoại: Là những hoạt động cơ bản trong quan hệ quốc tế. VD: Chống
ngoại xâm, hợp tác quốc tế, …
Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực NN.
Chức năng lập pháp => Ban hành, xây dựng PL.
Chức năng hành pháp => Tổ chức thực hiện PL.
Chức năng tư pháp => Bảo vệ PL hay chức năng xét xử của NN. Chức năng kiểm sát
=> Kiểm tra, giám sát hoạt động tư pháp.
2.2. Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng.
Có 3 hình thức hoạt động chính: • Xây dựng PL.
• Tổ chức thực hiện PL. Bảo vệ PL.
Phương pháp thực hiện chức năng: Có 3 phương pháp hoạt động chính:
• Giáo dục, thuyết phục. • Cưỡng chế. 3. Hình thức NN.
Hình thức NN là cách tổ chức các cơ quan quyền lực NN và phương pháp thực hiện quyền lực NN – về các
vấn đề như: cơ cấu, trình tự thành lập, mối quan hệ giữa chúng với nhau và mức độ tham gia của nhân dân
vào việc thành lập, hoạt động các cơ quan NN đó.
Hình thức NN là khái niệm chung để chỉ 3 cách thức và tổ chức thự thi quyền lực NN: hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc NN và chế độ chính trị. lOMoAR cPSD| 44729304
3.1. Hình thức chính thể.
Hình thức chỉnh thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực NN và mối
quan hệ giữa các cơ quan này với nhau và với nhân dân.
Hình thức chỉnh thể là cách thức tổ chức, trình tự thiết lập và quan hệ của các cơ quan quyền lực NN tối cao
cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thành lập các cơ quan này.
Hình thức chính thể quân chủ: Quyền lực tối cao tập trung toàn bộ hay một phần vào tay một người đứng
đầu NN được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế “cha truyền con nối” là vua.
Quân chủ tuyệt đối: Mô hình tổ chức NN tiêu biểu của XH phong kiến, quyền lực cơ
bản là nằm trong tay vua.
Quân chủ hạn chế: Mô hình tiến bộ hơn. Quyền lực nhà vua bị hạn chế, nhượng quyền
lực cho các thiết bị khác của NN (Quốc hội, Nghị viện, Chính phủ).
Hình thức chính thể cộng hòa: Hình thức chính thể, trong đó quyền lực tối cao NN thuộc về một cơ quan
được bầu ra trong thời gian – nhiệm kỳ nhất định.
(Cộng hòa quý tộc & Cộng hòa dân chủ). Cộng hòa tổng thống.
o Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu Chính phủ, có quyền
lực to lớn, do nhân dân bầu ra.
o Chính phủ do tổng thống lập ra, không có chức danh Thủ tướng, độc lập với
Quốc hội. o Thành viên Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng thống. o Tiêu biểu là Mỹ. Cộng hòa đại nghị.
o Nguyên thủ quốc gia do Nghị viện bầu ra, không do nhân dân trực tiếp bầu.
o Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ
quốc gia, mà chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
o Chính phủ được hình thành trên cơ sở Nghị viện phụ thuộc vào kết quả bầu cử
các Đảng phái chính trị.
o Nguyên thủ quốc gia không có vai trò chi phối trong cơ cấu quản lý NN, mang
ý nghĩa tượng trưng, hình thức – quyền lực thực tế thuộc về Thủ tướng Chính phủ. lOMoAR cPSD| 44729304
o VD: Đức, Áo, Ấn Độ, Ireland, … Cộng hòa lưỡng tính.
o Hình thức chính thể có sự kết hợp những đặc trưng cơ bản của cộng hòa tổng
thống và cộng hòa đại nghị.
o Tổng thống do nhân dân bầu, là người đứng đầu NN, nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo Chính phủ.
o Thủ tướng đứng đầu trước Chính phủ.
o Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Nghị viện chỉ có thể bỏ phiếu tín
nghiệm đối với Thủ tướng, chứ không phải tập thể Chính phủ. o VD: Pháp,
Phần Lan, Ba Lan, Áo, Nga, …
3.2. Hình thức cấu trúc NN.
Hình thức cấu trúc là sự tổ chức quyền lực NN về mặt lãnh thổ và tính chất của mối quan hệ giữa các bộ
phận cấu thành NN, mối quan hệ giữa CQNN (cơ quan NN) ở TW với các CQNN ở địa phương.
Hình thức cấu trúc là việ tổ chức NN thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối liên hệ
qua lại giữa các CQNN, giữa TW với địa phương. NN đơn nhất:
• NN hình thành từ một lãnh thổ duy nhất (toàn bộ lãnh thổ thống nhất), các đơn vị hành chính – lãnh
thổ trực thuộc không có chủ quyền riêng, độc lập.
• Có 1 hệ thống CQNN TW: Nguyên thủ quốc gia, thủ tướng, chính phủ, quốc hội, hệ thống tư pháp thống nhất.
• Có 1 hệ thống PL và Hiến pháp là đạo luật cao nhất.
• Công dân có 1 quốc tịch.
• VD: (châu Âu) Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, (châu Á) Trung Quốc, Việt Nam, … NN liên bang:
• NN có chủ quyền chung, mỗi NN (tiêu bang) thành viên có chủ quyền riêng theo các nguyên tắc hiến định của NN.
• Có 2 hệ thống CQNN (cơ quan liên bang, cơ quan từng bang) và hai hệ thống PL (luật liên bang, luật từng bang).
• Công dân có 2 quốc tịch.
• Hiện nay có khoảng 28 NN liên bang, điển hình như: Mỹ, Đức, Áo, Ấn Độ, Brazin, Argentina, Mexico, … 3.3. Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp, cách thức mà NN sử dụng để thực hiện quản lý XH theo ý chí của NN.
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn, cách thức mà các CQNN sử dụng để thực hiện quyền NN.
Chế độ chính trị có quan hệ chặt chẽ với bản chất, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của NN.
PP thực hiện QLNN: Gồm 2 PP là: PP dân chủ (chế độ dân chủ) và PP phản dân chủ (chế độ phản dân chủ). lOMoAR cPSD| 44729304
PP dân chủ: Thể hiện qua các quền của nhân dân trong việc hình thành bộ máy NN, tham gia vào
các hoạt động NN, kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy NN.
PP phản dân chủ: Là những cách thức thực hiện quyền lực NN trong đó không đảm bảo được quyền tự
do của công dân, nguyên tắc NN thuộc về nhân dân.
4. Các kiểu NN trên thế giới.
Kiểu NN là tổng thể những đặc điểm cơ bản của NN thể hiện bản chất giaic ấp, vai trò XH, những điều kiện
phát sinh, tồn tại và phát triển NN trong một hình thái KT-XH nhất định. Đặc điểm kiểu NN.
1. Thể hiện bản chất giai cấp NN: NN là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không
thể điều hòa được. NN chỉ sinh ra và tồn tại trong XH có giai cấp.
2. Thể hiện vai trò XH của NN: NN giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy sinh trong XH, nghĩa thực
hiện các chức năng của XH. VD về đối nội đối ngoại.
3. Mỗi kiểu NN có đặc điểm riêng biệt về: điều kiện ra đời, bản chất và chức năng của NN.
Đặc điểm của sự thay thế các kiểu NN.
1. Sự thay thế các kiểu NN là tất yếu.
2. Sự thay thế diễn ra bằng một cuộc cách mạng.
3. Kiểu NN sau tiến bộ hơn kiểu NN trước. 4.1. Kiểu NN chủ nô.
Hoàn cảnh ra đời: Là kiểu NN đầu tiên trong lịch sử, ra đời khi chế độ thị tộc bộ lạc tan rã. Tư hữu tài sản
xuất hiện, sự phân hóa XH thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
Cơ sở KT: Là chế độ tư hữu của chủ nô với TLSX, người nô lệ.
Cơ sở XH: Trong XH tồn tại nhiều giai cấp như chủ nô, nông dân, nô lệ và ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ
công. Trong đó, hai giai cấp đối khàng chính là chủ nô và nô lệ.
Cơ sở tư tưởng: Chủ yếu là đa thần giáo. Giai cấp thống trị đã sử dụng tôn giáo làm sức mạnh tinh thần và
trấn áp giai cấp bị trị. Bản chất NN chủ nô:
• Tính giai cấp: NN chủ nô thực hiện và củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với TLSX và nô lệ.
Đàn áp bằng bạo lực các giai cấp phản kháng.
• Tính xã hội: NN sinh ra để quản lý xã hội, thay thế cho chế độ cộng sản nguyên thủy không có khả
năng cai quản xã hội được nữa. Tổ chức quản lý kinh tế ở quy mô lớn quản lý đất đai, khai hoang, … Chức năng NN chủ nô:
• Về đối nội: o Chức năng bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư tưởng sản xuất và nô lệ.
o Chức năng trấn áp nô lệ và các tầng lớn bị trị khác o Chức năng KT – XH:
Làm đường xá, phân chia đât đai, tài chính, thuế khóa. Về đối ngoại:
o Chức năng tiến hành chiến tranh.
o Chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước và tiến hành các hoạt động ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác. Bộ máy NN chủ nô:
Ban đầu còn đơn giản, mang nhiều dấu ấn của tổ chức thị tộc: Chủ nô đồng thời là người lãnh đạo
quân sự và nhà chức trách. lOMoAR cPSD| 44729304
Sau, bộ máy phát triển hơn trong đó cảnh sát, quân đội, tòa án là bộ phận chủ yếu cấu thành bộ máy NN. 4.2. Kiểu NN phong kiến.
Hoàn cảnh ra đời: Khi quan hệ chiếm hữu nô lệ bộc lộ sự lạc hậu, lỗi thời so với sự phát triển của LLSX.
Mâu thuẫn giai cấp giữa chủ nô và nô lệ gay gắt, không thể điều hòa được.
Cơ sở KT: Chế độ tư hữu nhưng đối tượng sở hữu của địa chủ phong kiến là đất đai. Người nông dân không
có đất hoặc có rất ít phải phụ thuộc vào giai cấp phong kiến.
Cơ sở XH: Ngoài ra hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân còn có các tầng lớp thị dân, thương gia, …
Cơ sở tư tưởng: Trong thời gian này với việc hình thành các tôn giáo lớn và chúng trở thành cơ sở tư tưởng
cho các nhà nước phong kiến. Bản chất NN phong kiến:
• Về giai cấp: NN là công cụ trong tay giai cấp địa chủ phong kiến để duy trì địa vị KT, bảo vệ lợi ích
và sự thống trị của giai cấp phong kiến với các giai cấp khác.
• Về XH: Nhà nước phong kiến quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống như phát triển kinh tế,
văn hóa, bảo vệ trật tự xã hội, … Chức năng NN phong kiến:
• Chức năng đối nội:
o Chức năng bảo vệ và phát triển chế độ sở hữu phong kiến, duy trì sự bóc lột của phong kiến
đối với nông dân và các tầng lớp khác.
o Chức năng trấn áp nông dân và những tầng lớp khác.
o Chức năng KT-XH: Xây dựng đê triều, thủy lợi, khai hoang, … Chức năng đối ngoại:
o Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ. o
Chức năng phòng thủ đất nước và quan hệ với các quốc gia khác.
Bộ máy NN phong kiến: bao gồm: • Vua (quốc vương).
• Bộ máy giúp việc cho nhà vua ở TW.
• Hệ thống quan lại ở các địa phương. 4.3. Kiểu NN tư sản.
Hoàn cảnh ra đời: Do sự phát triển của LLSX, QHSX phong kiến trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của
LLSX. Giai cấp tư sản đại diện cho PTSX mới lật đổ NN phong kiến.
Cơ sở KT: Là tư hữu tư bản về TLSX và bóc lột giá trị thặng dư. Đối tượng swor hữu chủ yếu là hầm mỏ,
nhà máy, đồn điền, …
Cơ sở XH: Tư sản và vô sản. Ngoài ra còn có các tầng lớp khác như trí thứ, tiểu thương, thợ thủ công, …
Giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị.
Cơ sở tư tưởng: NN tư sản được tổ chức và hoạt động dựa trên hệ tư tưởng tư sản vốn được hình thành trong
quá trình đấu tranh với quý tộc phong kiến. Bản chất NN tư sản:
• Tính giai cấp: NN tư sản là tổ chức quyền lực chính trị do giai cấp tư sản lãnh đạo để bảo vệ ý chí
và lợi ích của giai cấp tư sản.
Tính xã hội: Tổ chức quản lý KT – XH và đời sống văn hóa tiến bộ và hoàn thiện so với NN phong kiến. Chức năng NN tư sản: lOMoAR cPSD| 44729304 • Đối nội:
o Chức năng bảo vệ và phát triển chế độ sở hữu tư nhân tư TBCN đối với TLSX. o Bảo
vệ, củng cố sức mạnh của NN TBCN. o Chức năng KT – XH.
Đối ngoại: o Chức năng tiến hành xâm lược, mở rộng thuộc địa.
o Chức năng phòng thủ đất nước và quan hệ với các quốc gia khác. o
Gây ảnh hưởng tới các quốc gia khác vì lợi ích.
Bộ máy NN tư sản: Quyền lực NN chia thành 3 quyền: Quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp
ứng với đó là 3 cơ quan nghị viện, chính phủ và tòa án. 5.4. Kiểu NN XHCN.
Hoàn cảnh ra đời: Là kết quả tất yếu của mâu thuẫn không thể hòa giải được giữa giai cấp tư sản và giai cấp
công nhân, nhân dân lao động, dẫn đến cuộc cách mạng giành chính quyền từ giai cấp tư sản về tay giai cấp
công nhân, nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Cơ sở KT: Là chế độ công hữu. Mục đích của KT là thỏa mãn những điều kiện vật chất và tinh thần của
người dân. Lao động phải trở thành một nhu cầu sống chứ không phải chỉ là hình thức kiếm sống của mỗi người.
Cơ sở XH: Vì cơ sở kinh tế là chế độ công hữu nên quan hệ bóc lột giai cấp sẽ không có điều kiện phát triển.
Trong XH sẽ chỉ còn tồn tại các nhóm XH, các tầng lớp tồn tại trên cơ sở hợp tác và dần đi đến xóa bỏ giai cấp.
Cơ sở tư tưởng: Chủ nghĩa Mác – Lênin. Bản chất NN XHCN:
• Tính giai cấp: NN là tổ chức quyền lực chính trị thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công
nhân và nhân dân lao động. NN do giai cấp công nhân lãnh đạo.
• Tính xã hội: NN quản lý xã hội bình đẳng, công bằng, tự do và nhân đạo. NN của dân, do dân và vì dân. Chức năng NN XHCN: • Đối nội:
o Tổ chức và quản lý KT – XH.
o Giải quyết các vấn đề XH như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
o Giữ vững an ninh chính trị, trật tự XH. • Đối ngoại:
o Bảo vệ tổ quốc XHCN. o Hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các quốc gia trên thế
giới. o Tham gia tích cực vào công cuộ đấu tranh cho hòa bình và phát triển trên thế giới.
BÀI 3: BỘ MÁY NN VIỆT NAM. 1. Bộ máy NN.
Là hệ thống CQNN từ TW đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống
nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của NN.
Bộ máy NN ở TW: Quốc hội, Chính phủ, …
Bộ máy NN ở địa phương: HĐND, UBND
Cơ quan NN: Là các cơ quan mang quyền lực NN, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của PL
để thực hiện nhiệm vụ và chức năng NN.
Downloaded by C?m Tú ?ào (daocamtu22042002@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44729304 2. Phân loại cơ quan NN.
• Căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan NN: Cơ quan quyền lực NN,
cơ quan quản lý NN, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát.
• Cơ cứ vào phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ: Các cơ quan NN ở TW, các cơ quan NN ở địa phương.
• Căn cứ vào chế độ làm việc: Cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, theo chế độ thủ trưởng, chế độ kết hợp.
3. Các cơ quan NN chủ yếu. 1. Quốc hội. 2. Chủ tịch nước. 3. Chính phủ. 4. Hội đồng nhân dân. 5. Ủy ban nhân dân. 6. Tòa án nhân dân.
7. Viện kiểm sát nhân dân. 3.1. Quốc hội
3.4.1. Vị trí pháp lý.
Cơ quan quyền lực NN cao nhất VN. (cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp (sửa đổi, ban hành
Hiến pháp), quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giảm sát tối cao các hoạt động của NN).
Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. (cử tri cả nước bầu cử). (công dân từ 18 tuổi có quyền bầu đại
biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp => đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân
dân). (nhân dân có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội).
3.4.2. Quốc hội thực hiện.
• Quyền lập hiến, lập pháp. (cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
• Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
• Giám sát tối cao đối với hoạt động của NN. 3.4.3. Hoạt động.
• Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.
• 60 ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.
Quốc hội hoạt động chủ yếu thông quan bằng kỳ họp, 2 kỳ / năm gọi là thường kỳ.
(Quốc hội VN khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) có 500 đại biểu, được bầu vào ngày 23/ 5/ 2021).
3.4.4. Cơ cấu tổ chức. Quốc hội bao gồm:
• Chủ tịch, các phó chủ tịch.
• Ủy ban thường vụ Quốc hội. • Hội đồng dân tộc.
• Các Ủy ban (PL, Tư pháp, Kinh tế, Tài chính – Ngân sách, Quốc phòng & An
ninh, Văn hóa, Giáo dục, Xã hội, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đối ngoại). lOMoAR cPSD| 44729304
3.4.5. Loại văn bản ban hành.
• Quốc hội: Hiến pháp, Luật, Bộ luật, Nghị quyết.
• UBTVQH: Pháp lệnh, Nghị quyết.
3.2. Chủ tịch nước.
3.2.1. Vị trí pháp lý.
Chủ tịch nước là người đứng đầu NN, thay mặt NN về đối nội và đối ngoại. 3.2.2. Thành lập.
• Chủ tịch nước do Quốc hội đầu trong số đại biểu Quốc hội.
• Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
• Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
3.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn.
• Công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh.
• Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng
chính phỉ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.
• Tặng thưởng huân chương, huy chương; cho nhập quốc tịch / thôi quốc tịch /
trở lại quốc tịch / trước quốc tịch.
• Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
• Đại diện, thay mặt NN ký kết các hiệp định, hiệp ước quốc tế.
3.2.4. Loại văn bản ban hành. • Lệnh
• Quyết định. 3.3. Chính phủ.
3.3.1. Vị trí pháp lý.
• Cơ quan hành chính NN cao nhất của nước VN, thực hiện quyền hành pháp.
• Cơ quan chấp hành của Quốc hội. 3.3.2. Thành lập.
• Chính phủ do Quốc hội lập ra.
• Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
• Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
3.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn. • Tổ chức thi hành PL.
• Đề xuất, xây dựng dự án chính sách trình Quốc hội, UBTVQH.
• Thống nhất quản lý mọi mặt của XH.
• Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập,
giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính.
• Thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ
quan NN; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy NN. 3.3.4. Cơ cấu.
• Thành viên CP bao gồm: Thủ tướng, các phó thủ tướng, Bộ trưởng và thủ tướng cơ quan ngang bộ.
• Cơ cấu, số lượng thành viên do Quốc hội quyết định.
• Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. lOMoAR cPSD| 44729304
3.3.5. Loại văn bản.
• Chính phủ: Nghị định, nghị quyết.
• Thủ tướng: Quyết định.
• Bộ trưởng, thủ tướng cơ quan ngang bộ: Thông tư, thông tư liên tịch.
3.5. Toàn án nhân dân.
3.5.1. Vị trí pháp lý.
Toàn án nhân dân là cơ quan xét xử của NN VN, thực hiện quyền tư pháp. 3.5.2. Hoạt động.
• Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN,
bảo vệ lợi ích của NN, tổ chức, cá nhân.
• Nhân danh NN xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động, hành chính.
3.5.3. Cơ cấu tổ chức hệ thống.
• Tòa án nhân dân tối cao (Hội đồng thẩm phán TANDTC; Bộ máy giúp việc; Cơ sở đào tạo).
• Tòa án nhân dân cấp cao (Ủy ban thẩm phán TANDCC, Các tòa; Bộ máy giúp việc).
• Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW (Ủy ban thẩm phán, Các Tòa, bộ máy giúp việc).
• Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
• Tòa án quân sự (Tòa án quân sự TW, tòa án quân sự quân khu và tương đương,
tòa án quân sự khu vực).
3.5.4. Loại văn bản pháp hành.
• Thông tư của Chánh án TANDTC.
• Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC.
3.6. Viện kiểm sát nhân dân.
3.6.1. Vị trí pháp lý.
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
3.6.2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
• Thực hành quyền công tố: là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để
thực hiện việc buộc tội của NN đối với người phạm tội.
• Kiểm sát hoạt động tư pháp: là hoạt động để kiểm sát tính hợp pháp của các
hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.
3.6.3. Cơ cấu tổ chức
Viện kiểm sát được tổ chức ở 4 cấp, gồm: • VKSND tối cao.
• VKSND cấp cao (hiện có tại Hà Nội, Đà Nẵng và tp. Hồ CHí Minh).
• VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (hiện có 63 tỉnh thành).
• VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có 691 viện kiểm sát cấp huyện).
3.6.4. Viện kiểm sát quân sự. • VKSQS trung ương.
• VKSQS cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, … VKSQS cấp khu vực.
3.6.5. Loại văn bản
• Thôn tư viện trưởng VKSNDTC. lOMoAR cPSD| 44729304
• Thông tư liên tịch vủa viện trưởng VKSTC với chánh án TANDTC.
3.7. Hội đồng nhân dân.
3.7.1. Vị trí pháp lý.
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực NN ở địa phương,
đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương và cơ quan NN cấp trên. 3.7.2. Hoạt động.
• Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo
HIến pháp và PL ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân.
• Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
• Nhiệm kỳ của mỗi khóa là 5 năm.
3.7.3. Văn bản ban hành.
• Nghị quyết. 3.7. Ủy ban nhân dân.
3.7.1. Vị trí pháp lý.
Cơ quan hành chính NN ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên.
Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân.
3.7.2. Cơ cấu tổ chức. • Chủ tịch. • Phó chủ tịch. Ủy viên. 3.7.3. Hoạt động.
• Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
• Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và PL ở địa phương, thực hiện nghị quyết của
Hội đồng nhân dân và cơ quan NN cấp trên.
• Hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
3.7.4. Văn bản ban hành. • Quyết định.
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PL. Nội dung chủ yếu:
1. Nguồn gốc, khái niệm, thuộc tính của PL.
2. Bản chất, chức năng và hình thức PL. 3. Quy phạm PL.
4. Quan hệ PL và sự kiện pháp lý.
5. Thực hiện PL và áp dụng PL.
6. Vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý.
BÀI 4: NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM VÀ THUỘC TÍNH CỦA PL. lOMoAR cPSD| 44729304
1. Nguồn gốc ra đời PL.
Trong xã hội CSNT không có PL mà tồn tại những quy tắc xử sự chung thống nhất, đó là tập quán và các tín điều tôn giáo.
• Điều chỉnh cách xử sự của con người với nhau theo tinh thần hợp tác cộng đồng.
• Thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã hội, được mọi người tự giác tuân theo (thói quen).
• Nếu có ai không tuân theo thì bị cả xã hội lên án, dư luận xã hội.
Nguyên nhân ra đời PL: Khi NN ra đời, hầu hết các tập quán không còn phù hợp với lợi ích của giai cấp
thống trị bị loại bỏ.
NN ban hành PL bằng 2 cách:
• Những tập quán có lợi được giữ lại, vận dụng và biến đổi để phù hợp ý chí NN.
• Xã hội xuất hiện các quan hệ xã hội phát sinh mới, đòi hỏi phải có những quy định để điều chỉnh theo ý chí NN. 2. Khái niệm PL.
PL là hệ thống những quy tắc xử sự do NN ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, nhằm điều
chỉnh các quan hệ XH theo ý chỉ của NN. 2.1.
Hệ thống các quy tắc xử sự.
Là những quy tắc quy ước ấn định cho sự hoạt động của con người, được xã hội co là những chuẩn mực nhất định.
Cho phép con người được làm gì, không được làm gì và làm như nào?
Do vậy, các quy tắc xử sự không chỉ chứa đụng trong PL, mà con trong đạo đức, tập quán, tục lệ, các nguyên tắc
sống của cộng đồng hay giáo luật, … 2.2.
Ban hành hoặc thừa nhận.
Ban hành: Các quy tắc xử sự được chứa đựng trong các văn bản quy phạm PL do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành.
Thừa nhận: Bằng 2 cách:
• Được quy định trong các văn bản do cơ quan NN ban hành. Được các cơ quan NN
áp dụng để giải quyết vụ việc cụ thể. 2.3. Đảm bảo thực hiện: Bằng 3 cách:
• Giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết PL.
• Bắt buộc thực hiện. • Cưỡng chế thi hành. 2.4.
Điều chỉnh các quan hệ XH.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ XH ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau => PL chia ra thành các lĩnh vực,
ngành luật để điều chỉnh các quan hệ XH phù hợp.
VD: Luật dân sự, luật hình sự, luât an ninh mạng, …
3. Các thuộc tính của PL. lOMoAR cPSD| 44729304 3.1. Tính quy phạm bổ biến.
PL là khuôn mẫu, chuẩn mực cho các xử sự của con người.
PL đưa ra giới hạn cần thiết mà NN đặt ra cho các chủ thể.
PL có phạm vi tác động rộng lớn, trên toàn bộ lãnh thổ của NN. 3.2.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
PL thể hiện dưới những hình thức nhất định.
Bằng ngôn ngữ pháp lý chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
Xây dựng theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền chặt chẽ, minh bạch. 3.3.
Tính được đảm bảo bằng NN.
Có tính bắt buộc chung cho các chủ thể.
NN sử dụng các công cụ, biện pháp để bắt buộc thực hiện.
BÀI 5: BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THỨC PL. 1. Bản chất của PL. Bản chất giai cấp:
• Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
• Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực PL.
• Điều chỉnh các quan hệ XH phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Bản chất XH:
• PL đảm bảo lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong XH.
• PL là phương tiện để con người xác lập các quan hệ XH.
• PL là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người. Tính dân tộc:
• PL phản ánh phong tục, tập quán, đặc điểm lịch sử, trình độ văn hóa của dân tộc. Tính mở:
• Là việc sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu của nền văn minh, văn hóa pháp lý của nhân loại để bổ
sung, sửa đổi PL của quốc gia mình. lOMoAR cPSD| 44729304 2. Chức năng của PL.
Chức năng là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của PL, thể hiện bản chất và giá trị XH của PL.
Các chức năng chủ yếu của PL gồm:
• Chức năng điều chỉnh các quan hệ XH: thể hiện 2 mặt: Ghi nhận quan hệ XH chủ yếu trong XH và
bản đảm quan hệ XH theo định hướng nhất định.
• Chức năng bảo vệ: Bảo vệ lợi ích của NN, của XH và các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước và vi phạm.
• Chức năng giáo dục: Thông qua sự tác động của PL vào ý thực của con người, làm cho con người
xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm PL. Thực hiện thông qua tuyên
truyền hoặc việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm.
3. Hình thức bên ngoài của PL.
Hình thức của PL được hiểu là cách thức thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Là hình thức tồn tại thực tế
của PL, đồng thời là ranh giới tồn tại của PL trong hệ thống các quy phạm XH khác.
Hình thức PL có 2 dạng: Hình thức bên trong (nội tại) của PL; Hình thức bên ngoài của PL.
Hình thức bên ngoài của PL là sự biểu hiện ra bên ngoài của PL, là những cái chứa đựng các quy phạm PL
hay còn gọi là nguồn của PL.
Có 3 loại nguồn của PL: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
a. Văn bản quy phạm PL.
“Văn bản quy phạm PL là văn bản do cơ quan NN ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình
thức, trình tự, thủ tục được quy định trong PL. Trong đó, chứa đựng các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực
bắt buộc, áp dụng nhiều lần, được NN bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ XH.” Đặc điểm của VBQPPL:
• Phải do các cơ quan NN, có người có thẩm quyền hoặc phối hợp ban hành.
• Trình tự thủ tục ban hành được quy định chặt chẽ trong PL.
• Nội dung chứ đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần. NN đảm bảo thực hiện. lOMoAR cPSD| 44729304
Hiệu lực của VBQPPL: Là giới hạn tác động của nó theo thời gian, theo không gian và phạm vi đối tượng thi hành.
Nguyên tắc áp dụng VBQPPL:
1. VBQPPL được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và cho hành vi xảy ra tại thời điểm văn bản đó đang có hiệu lực.
2. Trường hợp các VBQPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trường hợp VBQPPL quy định về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác
nhau, thì áp dụng văn bản ban hành sau. b. Tập quán pháp
Là những tập quán lưu truyền trong XH, phù hợp với lợi ích của NN và với thực tiễn cuộc sống được NN
thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành quy tắc xử sự chung, được NN đảm bảo thực hiện
Lý do thừa nhận: Pháp luật không thể và cũng ko cần thiết phải điều chỉnh hết các QHXH => Thừa nhận tấp
quán pháp nhằm lấp đầy kẽ hở của PL. Ưu điểm:
• Có thể lấp đầy kẻ hở của văn bản quy phạm PL. lOMoAR cPSD| 44729304
• Việc thực hiện dễ dàng.
• Công tác tuyên truyền thuận lợi. Nhược điểm:
• Có thể dẫn tới cục bộ địa phương.
• Ảnh hưởng tới sự thống nhất trong hệ thống PL.
• Khó khăn khi muốn thay đổi, điều chỉnh. c. Tiền lệ pháp.
Là các quyết định của cơ quan hành chính hoặc tòa án được NN thừa nhận như một khuôn mẫu có giá trị
pháp lý để giải quyết các trường hợp tương tự. Có 2 loại tiền lệ: • Tiền lệ hành chính.
• Tiền lệ tư pháp (còn gọi là án lệ). Ưu điểm:
• Có khả năng “bao phủ” những quan hệ xã hội cần điều chỉnh trong điều kiện PL chưa hoàn thiện.
• Góp phần làm giảm các kẽ hở PL. Nhược điểm:
• Trường hợp có quan điểm khác nhau giữa các chủ thể thi hành, áp dụng sẽ dẫn tới ko công bằng
trong kết quả giải quyết.
3.3. Hình thức bên trong của PL.
Là cấu trúc (kết cấu) của các yếu tố cấu thành nội dugn PL.
Hình thức bên trong gồm: Các nguyên tắc chung của PL; hệ thống PL; ngành luật; chế định PL và quy phạm PL. a. Hệ thống PL.
Hệ thống PL là tổng thể các quy phạm PL, được phân định thành các ngành luật, chế định PL và được thể
hiện trong các văn bản quy phạm PL do các cơ quan NN ban hành. b. Ngành luật.
Ngành luật là một tổng thể các quy phạm PL điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống XH.
Mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực QHXH nhất định có tính chất đặc thù. Chẳng hạn như Luật dân sự
điều chỉnh các QHXH liên quan đến quyền tài sản và quyền nhân thân; Luật hành chính điều chỉnh các
QHXH phát sinh giữa NN với các cá nhân, pháp nhân trong quán trình NN thực hiện chức năng quản lý hành chính; …