Pháp luật về bảo vệ quỹ ngân sách nhà nước - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Pháp luật về bảo vệ quỹ ngân sách nhà nước - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật học (LHK45)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
IV. Pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước:
4.1 Khái niệm quỹ ngân sách nhà nước và quản lý quỹ ngân sách nhà nước
Trích luật để làm khái niệm và các quy định có liên quan:
4.2 Nguyên tắc quản lý quỹ ngân sách nhà nước:
4.2.1 Các nguyên tắc chung:
- Nguyên tắc hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu - chi NSNN bằng đồng Việt Nam
Nguyên tắc này đòi hỏi mọi khoản thu NSNN đều được hạch toán theo đúng
năm ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách. Việc hạch toán phải được
thực hiện kịp thời bằng đồng Việt Nam tại thời điểm phát sinh khoản thu.
Những khoản thu NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động phải được
quy đổi ra đồng Việt Nam để hạch toán thu NSNN.
- Nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát khoản chi NSNN
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự minh bạch, khách quan và hiệu quả trong
việc sử dụng ngân sách. Nó đưa ra các quy định về việc kiểm soát, kiểm tra,
giám sát và báo cáo quỹ Ngân sách nhà nước.
- Nguyên tắc thu hồi giảm chi NSNN
Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN nếu phát hiện
thấy các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi NSNN. Cơ quan tài chính có quyền
quyết định thu hồi giảm chi NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn,
định mức chi của Nhà nước.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như toà án, công an, viện kiểm sát có
quyền quyết định thu hồi các khoản chi sai chế độ, tham ô làm thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước.
Kho bạc nhà nước thực thi việc thu hồi cho NSNN trên cơ sở quyết định của
cơ quan tài chính hoặc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói trên.
- Nguyên tắc phân cấp trong công tác điều hoà vốn tại hệ thống kho bạc nhà nước
Việc điều vốn lên thường được thực hiện từ các kho bạc nhà nước cấp
quận, huyện lên kho bạc nhà nước cấp tỉnh, thành phố hoặc từ các kho bạc nhà
nước cấp tỉnh, thành phố lên kho bạc nhà nước ở trung ương Kho bạc nhà nước
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý điều hoà vốn trên địa bàn
tỉnh, thành phố và trực tiếp điều chuyển vốn với các kho bạc nhà nước cấp
huyện, quận trực thuộc. Kho bạc nhà nước cấp quận huyện, thị xã chịu trách
nhiệm quản lý và sử dụng vốn ở đơn vị mình và ngược lại.
- Nguyên tắc điều hoà vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước phải dựa trên cơ sở
định mức, kế hoạch và khả năng thu và nhu cầu chi thực tế
Mục đích của điều hoà vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước là không để
vốn động tại các đơn vị kho bạc nhà nước cấp dưới, đồng thời bảo đảm khả năng
thanh toán cho từng đơn vị kho bạc nhà nước cũng như cho toàn hệ thống kho bạc nhà nước.
4.2.2 Các nguyên tắc cụ thể trong lĩnh vực quản lý thu Ngân sách nhà nước,
cấp phát và quản lý chi Ngân sách nhà nước:
Các nguyên tắc áp dụng trong quá trình quản lý thu NSNN:
- Các khoản thu phải nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước bằng tiền mặt, ngân
phiếu thanh toán hoặc chuyển khoản.
- Các khoản thu NSNN phải được nộp đầy đủ, đúng hạn vào quỹ NSNN.
- Các khoản thu NSNN phải được hạch toán kế toán và quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ.
Các nguyên tắc áp dụng trong cấp phát và quản lý chi NSNN:
- Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện cấp phát ngân sách cho những khoản chi trong
dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Xác định và thực hiện các khoản chi phù hợp với các chức năng nhiệm vụ của
nhà nước và có mục tiêu rõ ràng.
- Tất cả các khoản chi NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ: trước,
trong và cả sau quá trình cấp phát, thanh toán.
- Chi kịp thời, trực tiếp cho đối tượng sử dụng ngân sách.
- Nguyên tắc hạch toán mọi khoản chi bằng đồng Việt Nam.