-
Thông tin
-
Quiz
Pháp luật về bảo vệ quỹ ngân sách nhà nước - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Pháp luật về bảo vệ quỹ ngân sách nhà nước - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Pháp luật về bảo vệ quỹ ngân sách nhà nước - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế
Pháp luật về bảo vệ quỹ ngân sách nhà nước - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:










Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
IV
/ Pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước. -DỰ TOÁN THU NSNN
Dự toán tổng thu cân đối NSNN năm 2023 là 1.620,7 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ huy
động vào NSNN khoảng 15,7%GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13,3%GDP. Cụ thể:
+1. Dự toán thu nội địa: 1.334,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,3% tổng thu cân đối
NSNN, tăng khoảng 3,2% so với ước thực hiện năm 2022.
+2. Dự toán thu dầu thô: 42 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,6% tổng thu cân đối NSNN,
trên cơ sở sản lượng khai thác khoảng 8 triệu tấn (mỗi tấn tương đương khoảng 7,5
thùng), giá dầu dự toán khoảng 70 USD/thùng.
+3. Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: 239 nghìn tỷ đồng, chiếm
14,7% tổng thu cân đối NSNN. Trong đó: dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
là 425 nghìn tỷ đồng; dự toán chi hoàn thuế giá trị gia tăng là 186 nghìn tỷ đồng.
+4. Dự toán thu viện trợ: 5,5 nghìn tỷ đồng.
Với phương án nêu trên, dự toán thu NSNN năm 2023 tăng khoảng 209 nghìn tỷ
đồng so với dự toán năm 2022. Đây là mức dự toán tích cực trong bối cảnh tình
hình kinh tế thế giới và khu vực còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động sản xuất kinh
doanh trong nước ở một số ngành, lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. -DỰ TOÁN CHI NSNN
+1. Kiến nghị nguyên tắc bố trí dự toán chi NSNN năm 2023 như sau:
•Thứ nhất, đảm bảo đủ kinh phí thực hiện Chương trình phục hồi theo Nghị quyết
của Quốc hội; đảm bảo bố trí tổng chi đầu tư phát triển lớn hơn bội chi NSNN cho
các nhiệm vụ đầu tư công theo Luật đầu tư công và các nhiệm vụ chi đầu tư phát
triển theo Luật NSNN; chi trả lãi đầy đủ, đúng hạn.
•Thứ hai, xác định lại tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia, áp
dụng cho cả thời kỳ ổn định ngân sách và số bổ sung cân đối cho từng địa phương năm 2023.
Thứ ba, bố trí kinh phí tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do NSNN đảm bảo và hỗ trợ thêm
đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp, trợ cấp ưu đãi
người có công và một số chế độ an sinh xã hội gắn với lương cơ sở; điều chỉnh phụ
cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở; điều chỉnh chuẩn nghèo
giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo phê
duyệt; các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bố trí hợp lý dự phòng, dự trữ quốc
gia theo quy định để bảo đảm xử lý kịp thời các nhiệm vụ cấp bách phát sinh.
+2. Dự toán chi NSNN năm 2023
Dự toán tổng chi cân đối NSNN năm 2023 là 2.076,2 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng
291,6 nghìn tỷ đồng (+16,3%) so với dự toán năm 2022. Dự kiến bố trí dự toán chi
NSNN cho một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Chi đầu tư phát triển: 726,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 35% tổng chi NSNN, tăng
38,1% so dự toán năm 2022, đảm bảo đủ nguồn thực hiện các nhiệm vụ trong
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
- Chi trả nợ lãi: 102,9 nghìn tỷ đồng, giảm 0,8% so với dự toán năm 2022.
- Chi thường xuyên: 1.172,3 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4% so với dự toán năm 2022.
Trong đó, bố trí đảm bảo hoạt động bộ máy nhà nước, thực hiện các chế độ, chính
sách đã ban hành; chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và một số
nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chi tinh giản biên chế;... -BỘI CHI NSNN
Căn cứ Kế hoạch tài chính quốc gia 05 năm và nhu cầu nguồn lực để thực hiện
Nghị quyết 43/2022/QH15, dự toán bội chi NSNN năm 2023 là 455,5 nghìn tỷ
đồng, tương đương 4,42%GDP (bội chi NSTW khoảng 430,5 nghìn tỷ đồng, tương
đương 4,18%GDP, bội chi NSĐP là 25 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,24%GDP).
Trong đó: bội chi cho Chương trình phục hồi khoảng 1,53%GDP, bội chi cho cân
đối NSNN là 2,89%GDP (dự toán năm 2022 là 4%GDP) là mức rất tích cực.
-Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 19-20% tổng thu NSNN. Đến
cuối năm 2023, nợ công khoảng 44-45%GDP, nợ Chính phủ khoảng 41-42%GDP,
nợ nước ngoài khoảng 41-42%GDP, thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo được Quốc hội cho phép.
4.1 Khái niệm quỹ ngân sách nhà nước và quản lý quỹ ngân sách nhà nước. *-
Quỹ ngân sách nhà nước là gì?
Quỹ ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước Khái niệm
là toàn bộ các khoản tiền của Nhà là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà
nước, kể cả tiền vay có trên tài
nước được dự toán và thực hiện trong
khoản của ngân sách nhà nước các một khoảng thời gian nhất định do cơ
cấp tại một thời điểm (Theo
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
Khoản 18 điều 4 Luật NSNN).
để bảo đảm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước (Theo Khoản 14 điều 4 Luật NSNN).
Nguồn hình Các khoản thu của ngân sách nhà
Được quy định cụ thể tại Điều 35 và Điều nước, kể cả tiền vay
37 Luật NSNN năm 2015, bao gồm thành
nguồn thu của ngân sách trung ương và
nguồn thu của ngân sách địa phương. Phạm vi
Bao gồm tất cả các khoản thu và
Tập trung vào kế hoạch tài chính của
chi tiêu của chính phủ trong một
chính phủ, bao gồm dự báo các nguồn năm tài chính.
thu và mức chi tiêu dự kiến cho từng lĩnh vực cụ thể. Mục tiêu
Mục tiêu quan trọng của quỹ ngân Mục tiêu của ngân sách nhà nước là xác
sách nhà nước là thu thập và quản định sử dụng chi tiêu cho các lĩnh vực
lý các khoản thu để đảm bảo điều khác nhau để đáp ứng các yêu cầu và
hành tài chính của chính phủ một
mục tiêu của quốc gia, bao gồm phát cách hiệu quả.
triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc
sống, đảm bảo an ninh và xây dựng cơ sở hạ tầng, v.v. Cấu trúc
Bao gồm cả khoản thu và khoản
Tập trung vào mức chi tiêu dự kiến cho
chi, trong đó khoản thu đến từ các các lĩnh vực cụ thể, bao gồm các khoản
nguồn thuế, lệ phí, khoản thu khác chi tiêu dự kiến cho y tế, giáo dục, hạ
và khoản chi bao gồm các khoản tầng, an ninh, v.v chi tiêu của chính phủ.
=>Như vậy, quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả
tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp tại một thời điểm.
-Quỹ ngân sách nhà nước do cơ quan nào thực hiện quản lý?
Chính phủ, bộ tài chính tham gia trong quá trình quản lí quỹ ngân sách nhà nước:
Chính phủ đảm nhận trách nhiệm quản lí quỹ ngân sách nhà nước, Bộ tài chính trực
tiếp đứng ra thay mặt Chính phủ thực thi trách nhiệm này. Để đảm bảo hoạt động
quản lí Ngân sách nhà nước tiến hành một cách có hiệu quả, Bộ tài chính có các cơ
quan quản lí chuyên môn thay mặt bộ quản lí từng lĩnh vực cụ thể.
Kho bạc nhà nước tham gia trong quá trình quản lý quỹ NSNN
Kho bạc Nhà nước là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý quỹ ngân sách Nhà nước,
quản lý các tài sản quốc gia bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim loại, đá
quý và các ngân quỹ khác của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức hành chính, xã
hội và quản lý các nguồn vốn vay dẫn và trả nợ dân thông qua công tác tin dụng
Nhà nước và công tác phát hành các hình thức tin phiếu, trái phiếu của Chính phủ.
-Đặc điểm quỹ ngân sách nhà nước:
Quỹ ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất, thuộc sở hữu của Nhà
nước; quỹ ngân sách nhà nước có nguồn hình thành đa dạng: thuế, phí, lệ phí; hoạt
động kinh tế của Nhà nước, …; quỹ ngân sách nhà nước có mục đích sử dụng rất
phong phú, dựa trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và được thể hiện
thông qua các khoản chi chính mà quỹ ngân sách nhà nước đảm nhận.
*- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước là gì? -Khái niệm:
Quản lý quỹ ngân sách nhà nước là quá trình tác động của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đến quỹ ngân sách nhà nước, nhằm làm cho quỹ ngân sách nhà nước
được hình thành và sử dụng đúng quy định của pháp luật, tránh bỏ sót nguồn thu và
tình trạng thất thoát ngân quỹ, bảo đảm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm quỹ ngân sách nhà nước.
+Đặc điểm quản lý quỹ ngân sách nhà nước:
- Luôn có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó, cơ quan chủ
quản chính là kho bạc nhà nước;
-Luôn gắn liền với các khoản tiền có trên tài khoản ngân sách nhà nước các cấp,
chính là quỹ ngân sách nhà nước;
-Quản lý quỹ ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động quản lý việc
tập trung các khoản thu ngân sách; cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách và
tổ chức điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc ngân hàng.
+ Phương pháp quản lý quỹ ngân sách nhà nước:
Có 3 phương pháp quản lý ngân sách nhà nước phổ biến:
Phương pháp quản lý tổ chức
Đây là phương pháp quản lý ngân sách nhà nước tập trung vào việc tổ chức và bố
trí các hoạt động của ngân sách theo các khuôn mẫu đã được định sẵn. Nó bao gồm
việc thiết lập bộ máy quản lý phù hợp và sắp xếp các mặt hoạt động trong ngân
sách nhà nước. Phương pháp này đảm bảo sự tổ chức hợp lý và hiệu quả trong việc
sử dụng nguồn lực ngân sách.
Phương pháp quản lý hành chính
Phương pháp này đặt yêu cầu khách quan và tuân thủ từ các chủ thể quản lý ngân
sách nhà nước. Các quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý phải được tuân thủ
một cách vô điều kiện. Qua đó, phương pháp này đảm bảo tính nhất quán và tuân
thủ quy trình trong quản lý ngân sách nhà nước.
Phương pháp quản lý kinh tế
Phương pháp này tập trung vào sử dụng các biện pháp kinh tế và đòn bẩy kinh tế để
tác động đến các tổ chức và cá nhân thực hiện quản lý ngân sách nhà nước. Thay vì
can thiệp trực tiếp vào hoạt động quản lý, phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế và tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực ngân sách.
Điều này có thể bao gồm khuyến khích đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
và áp dụng cơ chế thị trường.
4.2 Nguyên tắc quản lý quỹ ngân sách nhà nước:
4.2.1 Các nguyên tắc chung:
- Nguyên tắc hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu - chi NSNN bằng đồng Việt Nam
Nguyên tắc này đòi hỏi mọi khoản thu NSNN đều được hạch toán theo đúng
năm ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách. Việc hạch toán phải được
thực hiện kịp thời bằng đồng Việt Nam tại thời điểm phát sinh khoản thu. Những
khoản thu NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động phải được quy đổi ra
đồng Việt Nam để hạch toán thu NSNN.
- Nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát khoản chi NSNN
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự minh bạch, khách quan và hiệu quả trong
việc sử dụng ngân sách. Nó đưa ra các quy định về việc kiểm soát, kiểm tra, giám
sát và báo cáo quỹ Ngân sách nhà nước.
- Nguyên tắc thu hồi giảm chi NSNN
Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN nếu phát hiện thấy
các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi NSNN. Cơ quan tài chính có quyền quyết
định thu hồi giảm chi NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như toà án, công an, viện kiểm sát có
quyền quyết định thu hồi các khoản chi sai chế độ, tham ô làm thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước.
Kho bạc nhà nước thực thi việc thu hồi cho NSNN trên cơ sở quyết định của cơ
quan tài chính hoặc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói trên.
- Nguyên tắc phân cấp trong công tác điều hoà vốn tại hệ thống kho bạc nhà nước
Việc điều vốn lên thường được thực hiện từ các kho bạc nhà nước cấp quận,
huyện lên kho bạc nhà nước cấp tỉnh, thành phố hoặc từ các kho bạc nhà nước cấp
tỉnh, thành phố lên kho bạc nhà nước ở trung ương Kho bạc nhà nước cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quản lý điều hoà vốn trên địa bàn tỉnh, thành phố
và trực tiếp điều chuyển vốn với các kho bạc nhà nước cấp huyện, quận trực
thuộc. Kho bạc nhà nước cấp quận huyện, thị xã chịu trách nhiệm quản lý và sử
dụng vốn ở đơn vị mình và ngược lại.
- Nguyên tắc điều hoà vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước phải dựa trên cơ sở
định mức, kế hoạch và khả năng thu và nhu cầu chi thực tế
Mục đích của điều hoà vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước là không để vốn
động tại các đơn vị kho bạc nhà nước cấp dưới, đồng thời bảo đảm khả năng thanh
toán cho từng đơn vị kho bạc nhà nước cũng như cho toàn hệ thống kho bạc nhà nước.
4.2.2 Các nguyên tắc cụ thể trong lĩnh vực quản lý thu Ngân sách nhà nước, cấp
phát và quản lý chi Ngân sách nhà nước:
Các nguyên tắc áp dụng trong quá trình quản lý thu NSNN:
- Các khoản thu phải nộp trực tiếp vào Kho bạc nhà nước bằng tiền mặt, ngân phiếu
thanh toán hoặc chuyển khoản.
- Các khoản thu NSNN phải được nộp đầy đủ, đúng hạn vào quỹ NSNN.
- Các khoản thu NSNN phải được hạch toán kế toán và quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ.
Các nguyên tắc áp dụng trong cấp phát và quản lý chi NSNN:
- Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện cấp phát ngân sách cho những khoản chi trong dự
toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
- Xác định và thực hiện các khoản chi phù hợp với các chức năng nhiệm vụ của nhà
nước và có mục tiêu rõ ràng.
- Tất cả các khoản chi NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ: trước,
trong và cả sau quá trình cấp phát, thanh toán.
- Chi kịp thời, trực tiếp cho đối tượng sử dụng ngân sách.
- Nguyên tắc hạch toán mọi khoản chi bằng đồng Việt Nam.
4.2.3 Chủ thể có thẩm quyền tham gia trong hoạt động quản lý quỹ Ngân sách nhà nước Cơ quan tài chính:
-Trong lĩnh vực quản lý nguồn thu NSNN cơ quan tài chính phối hợp với kho bạc
nhà nước điều hành và tổ chức công tác thu NSNN căn cứ vào dự toán thu do cơ
quan gửi tới, rà soát, đối chiếu các khoản thu ngân sách, bảo đảm hạch toán đầy đủ ,
chính xác , đúng mục lục NSNN và tỷ lệ phân chia cho ngân sách các cấp. Cơ quan
tài chính không chỉ phối hợp với cơ quan thu và kho bạc nhà nước tập trung các
khoản thu NSNN, đôn đốc các đối tượng nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN vào kho bạc nhà nước.
-Cơ quan tài chính còn có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu ngân sách
nhà nước của ngân sách cấp dưới , tổng hợp và lập báo cáo quyết toán thu NSNN
thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thu ngân sách:
-Trong lĩnh vực quản lý nguồn thu NSNN, các cơ quan có chức năng thu ngân sách
như cơ quan thuế, hải quan, tài chính và các cơ quan khác được Chính phủ cho
phép hoặc được Bộ tài chính uỷ quyền thu NSNN, có trách nhiệm phối hợp với kho
bạc nhà nước trong việc xác định đối tượng thu nộp ngân sách, trực tiếp thu ngân
sách qua kho bạc nhà nước hoặc thông qua cơ quan khác được uỷ quyền để tổ chức
thu NSNN có hiệu quả. Mặt khác, những cơ quan này cũng có trách nhiệm trong
việc quản lý các khoản thu NSNN và thường xuyên kiểm tra , đôn đốc, kiểm soát
nhằm bảo đảm cho mọi khoản thu NSNN được tập trung đầy đủ kịp thời vào NSNN.
-Cơ quan thu còn có trách nhiệm tính toán, xác định mức thu, chịu trách nhiệm về
tính chính xác của từng khoản thu NSNN; đôn đốc các đối tượng nộp tiền vào
NSNN; trực tiếp thu các khoản thu được giao và nộp tiền vào Kho bạc nhà nước ;
kiểm tra xem xét và đề nghị cơ quan tài chính ra lệnh hoàn trả đối với các khoản thu
sai chế độ, tổ chức kế toán thu NSNN, làm báo cáo thu NSNN và báo cáo quyết
toán thu ngân sách nhà nước thuộc phạm vi mình quản lý.
Uỷ ban nhân dân địa phương:
-Kho bạc nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện có nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân đồng
cấp trong việc tổ chức quản lý, điều hành NSNN trên địa bàn để bảo đảm thực hiện
chế độ quản lí tài chính. Ngược lại, kho bạc nhà nước cũng được uỷ ban nhân dân
các cấp tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn
được giao trên địa bàn hoạt động của mình.
Cơ quan kiểm toán nhà nước:
-Cùng với hoạt động thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật quỹ NSNN , kiểm toán
nhà nước đối với quyết toán NSNN sẽ phát hiện được những biểu hiện tiêu cực,
tham nhũng, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý NSNN.
==> Đây là vấn đề quan trọng , góp phần củng cố ý thức của các thành viên trong
xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. *-
Khi tồn quỹ ngân sách nhà nước thấp hơn mức tối thiểu thì phải làm như thế nào ?
Khi tồn quỹ ngân sách nhà nước xuống thấp hơn mức tối thiểu, Kho bạc Nhà nước
có trách nhiệm thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp để có biện pháp giải quyết, cụ thể:
+ Đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản thu của ngân sách nhà nước bảo đảm tập
trung các khoản thu theo kế hoạch;
+ Tạm vay quỹ dự trữ tài chính hoặc vay các nguồn khác theo quy định để đáp ứng
các khoản chi ngân sách nhà nước theo dự toán được duyệt. Sau khi tập trung được
nguồn thu, cơ quan tài chính phải hoàn trả theo chế độ quy định.
+ Trường hợp đã sử dụng toàn bộ các biện pháp trên mà vẫn không bảo đảm chi trả,
thanh toán, cơ quan tài chính phải tạm đình chỉ các khoản chi ngân sách nhà nước.
Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thực hiện các yêu cầu chi của cơ quan tài chính
và đơn vị sử dụng ngân sách nếu tồn quỹ ngân sách nhà nước không đảm bảo chi trả, thanh toán.