Pháp luật về thương mại hoá - Law Vietnam | Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Pháp luật về thương mại hoá - Law Vietnam | Trường Đại học Luật, Đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Việt Nam
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7 ĐI HC HUÊ
TRƯNG ĐI HC LUÂT
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Hội Áo dài Huế đứng chủ đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài”, cho sản phẩm áo
dài thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ 40,41,42, nộp đơn đăng ký ngày 8/04/2022.
Biết rằng, trước đó Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu “Ngày hội Áo dài Huế” cấp ngày 9/05/2022 do công ty cổ phần VK STAR
tại 49A Lê Lợi, phường Phú Hội, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế làm chủ sở
hữu. Tra cứu trên công báo sở hữu công nghiệp thì nhãn hiệu “Ngày hội Áo dài
Huế” được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng “Ngày hội Áo dài”.
Nêu căn cứ pháp lý chứng minh Hội Áo dài Huế được quyền sử dụng địa danh
“Huế” để nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” cho sản phẩm Áo dài.
Hãy trình bày các giải pháp để Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” cho sản phẩm Áo dài, do Hội
Áo dài Huế làm chủ sở hữu. Học phần
: Pháp luật về thương mại hoá tài sản trí tuệ GVHD
: Th.S Đỗ Thị Diện Nhóm thực hiện : Nhóm 7
THỪA THIÊN HUÊ NĂM 2023 , about:blank 1/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7 MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................1
BẢNG VIÊT TẮT............................................................................................................2
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................3
NỘI DUNG.......................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU TẬP
THỂ................................................................................................................................... 4
1.1 Khái niệm nhãn hiệu tập thể.........................................................................................4
1.2 Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.................................................................5
1.3 Thời gian bảo hộ nhãn hiệu tập thể...............................................................................5
1.4 Chủ thể và quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể.................................................................6
1.5 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể...................................................................................8
1.6 Quy trình đăng ký nhãn hiệu tập thể.............................................................................9
1.7 Các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tập thể...............................................10
CHƯƠNG 2: GIẢI QUYÊT TÌNH HUỐNG...............................................................13
2.1. Nêu căn cứ pháp lý chứng minh Hội Áo dài Huế được quyền sử dụng địa danh “Huế”
để nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” cho sản phẩm Áo dài.......................................................13
2.2. Hãy trình bày các giải pháp để Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” cho sản phẩm Áo dài, do Hội Áo dài
Huế làm chủ sở hữu..........................................................................................................16
KÊT LUẬN.....................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................23
I. Văn bản pháp luật..........................................................................................................23
II. Tài liệu khác.................................................................................................................23 1 about:blank 2/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7 BẢNG VIÊT TẮT SHTT Sở hữu trí tuệ Cục SHTT Cục Sở hữu trí tuệ UBND Ủy ban Nhân dân 2 about:blank 3/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7 MỞ ĐẦU
Ở những địa phương có sản phẩm, dịch vụ nổi tiếng sau một thời gian dài sản xuất,
kinh doanh tự phát, nay nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu cũng
đã thực hiện các thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý nhà cấp quyền sở hữu trí tuệ, xây
dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể góp phần nâng cao giá trị nông sản, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người sản xuất.
Ở các vùng miền trong nước, áo dài thường là lễ phục. Riêng với Huế, áo dài vừa
là một phần trong lễ phục, vừa là y phục thường ngày. Có một thời, áo dài luôn gắn liền
với sinh hoạt của người Huế, tùy từng đối tượng, hoàn cảnh mà có những biến cách khác
nhau. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chiếc áo dài vẫn luôn được coi là trang phục
truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân xứ Huế từ xưa cho đến nay. Đây cũng
chính là lý do khiến Thừa Thiên Huế cần đầu tư nghiên cứu để khôi phục lại vị thế và
thương hiệu “Kinh đô Áo dài” của Việt Nam, và bước đầu tiên cần làm là đăng ký nhãn hiệu tập thể “
” của Hội Áo dài Huế .
Huế - Kinh đô áo dài
Chính vì những lý do trên, nhóm tiến hành nghiên cứu các vấn đề lý luận về việc
đăng ký nhãn hiệu tập thể và phân tích tình huống cũng như đưa ra các giải pháp cho việc
đăng ký nhãn hiệu tập thể “
” của Hội Áo dài Huế.
Huế - Kinh đô áo dài 3 about:blank 4/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU TẬP THỂ
1.1 Khái niệm nhãn hiệu tập thể
Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019,
2022 (Luật SHTT) quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Theo quy định của Luật SHTT, nhãn hiệu trước hết là một dấu hiệu, dấu hiệu để
đăng ký được với danh nghĩa là nhãn hiệu phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, chữ số,
từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó được thể
hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định. Theo quy định trên thì những dấu hiệu
không nhìn thấy được hoặc không được thể hiện dưới dạng vật chất thì sẽ không được dùng làm nhãn hiệu.
Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT quy định về khái niệm nhãn hiệu tập thể như sau:
“Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên
của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không
phải là thành viên của tổ chức đó”.
Không giống như nhãn hiệu thông thường, chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể chỉ có
thể là tổ chức, các thành viên của tổ chức đó. Nếu nhãn hiệu thông thường có quy định
phân biệt hàng hóa dịch vụ của các chủ thể khác nhau thì nhãn hiệu tập thể chỉ phân biệt
hàng hóa dịch vụ của các thành viên là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó với hàng hóa dịch
vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Như vậy, nhãn hiệu tập thể có thể được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể với
hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức đó. 4 about:blank 5/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
1.2 Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Tại Điều 72 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình
ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc
dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Như vậy, nhãn hiệu tập thể để được bảo hộ cần đáp ứng được các điều kiện sau:
Thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc
hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa. Tuy nhiên cần lưu ý rằng các
dấu hiệu này không được trùng hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với các dấu hiệu được
quy định cụ thể tại Điều 73 Luật SHTT như hình quốc kỳ, quốc huy của các nước, biểu
tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước hay tên thật, bút danh
của các anh hùng dân tộc,…
Thứ hai, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức là chủ sở hữu của
nhãn hiệu tập thể với các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Nhãn
hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ
nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi
nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt được quy định
tại Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT.
1.3 Thời gian bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể sẽ được bảo hộ kể từ ngày chủ sở hữu được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, tại Khoản 6 Điều 93 Luật SHTT quy định về hiệu lực
văn bằng bảo hộ như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp 5 about:blank 6/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.
Như vậy, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu tập thể là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng
ký bảo hộ. Tuy nhiên, chủ sở hữu có thể xin gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
1.4 Chủ thể và quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể
Thứ nhất, chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể bao gồm:
Căn cứ Điều 87 Luật SHTT thì các chủ thể có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
Một là, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình
sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Hai là, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng
ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với
điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Ba là, tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể
để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu
hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập
thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa
danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng
ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Bốn là, tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn
gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng
nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa
danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng
ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 6 about:blank 7/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
Năm là, hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để
trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau: Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân
danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng
chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; Việc sử dụng nhãn hiệu đó
không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Sáu là, người có quyền đăng ký nêu ở trên, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có
quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng
bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ
chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Bảy là, đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước
quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký
nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại
diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của
chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Thứ hai, chủ thể đăng ký nhãn hiệu tập thể
Căn cứ Khoản 3 Điều 87 Luật SHTT, tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có
quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử
dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ
chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh
doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa
phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Thứ ba, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể
Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là tổ chức tập thể. Tổ chức tập thể là tổ chức được
thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về mô hình của loại tổ chức đó. Tổ chức
được thành lập theo sự tự nguyện của các thành viên theo Điều lệ và các quy tắc hoạt 7 about:blank 8/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
động của tổ chức tập thể. Các tổ chức tập thể theo các mô hình phổ biến như: Hiệp hội,
Hợp tác xã, Liên hiệp các Hợp tác xã, tổng công ty, tập đoàn, công ty mẹ,…
Những tổ chức tập thể này được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Tổ chức tập thể có quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể, cho phép các thành viên tập thể
sử dụng nhãn hiệu theo quy chế chung. Các thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể trên cơ
sở được sự đồng ý của tổ chức tập thể và phải tuân thủ quy chế sử dụng.
1.5 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể gồm tối thiểu:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Phụ lục I của Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;
- Chứng từ nộp phí và lệ phí; - Quy chế sử dụng;
- Bản thuyết minh tính chất, chất lượng của sản phẩm;
- Bản đồ địa lý (nếu có);
- Văn bản đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép dùng địa danh/dấu hiệu
nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu có);
- Giấy uỷ quyền (nếu có);
- Tài liệu khác: Xác nhận quyền đăng ký; thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
chứng minh quyền ưu tiên,...
Trong đó, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể được quy định tại khoản 4 Điều 105
Luật SHTT gồm các nội dung chủ yếu:
- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Tiêu chuẩn trở thành thành viên tổ chức tập thể. 8 about:blank 9/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
- Danh sách tổ chức, cá nhân được dùng nhãn hiệu.
- Điều kiện dùng nhãn hiệu.
- Xử lý nếu vi phạm quy chế.
1.6 Quy trình đăng ký nhãn hiệu tập thể Bước 1: T
iếp nhận đơn
Sau khi hoàn thành hồ sơ thì chủ thể có quyền tiến hành nộp đơn trực tiếp hoặc gửi
qua bưu điện tới trụ sở Cục SHTT tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP.
Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Đây là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối
tượng loại trừ, về quyền nộp đơn,… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ.
Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Cục SHTT sẽ xem xét đơn
có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục SHTT sẽ thông báo chấp nhận
đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng
điều kiện, Cục SHTT sẽ ra thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa
đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục SHTT.
Bước 3: Công bố đơn hợp lệ
Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công
báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ
ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn 9 about:blank 10/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể đã được công nhận là hợp lệ sẽ được thẩm định nội
dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu
trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 09
tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục SHTT xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp
văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng
đủ điều kiện thì Cục SHTT ra thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh
nghiệp đã đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục SHTT
ra thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp
xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục SHTT, đồng thời đưa ra các
căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục
SHTT sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu thẩm định nội dung cho thấy
nhãn hiệu đạt yêu cầu bảo hộ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và được
bảo hộ với thời hạn là 10 năm (có thể gia hạn thêm).
1.7 Các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tập thể
Căn cứ Điều 77 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 Nghị
định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý
nhà nước về sở hữu trí tuệ (Nghị định 65/2023/NĐ-CP) có quy định về yếu tố xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu bao gồm các yếu tố sau:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với hàng hóa, bao bì
hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các
phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. 10 about:blank 11/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ
nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo
hộ tại Việt Nam hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp hoặc thông
qua việc đánh giá chứng cứ chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 Luật SHTT.
Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh
hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có
thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi
bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện; một dấu hiệu bị coi là tương tự đến
mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số thành phần hoàn
toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo,
cách phát âm, phiên âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được,
nhạc điệu, âm điệu đối với dấu hiệu âm thanh và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây
nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất
hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm
vi bảo hộ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:
- Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
- Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại
Điểm b Khoản 3 Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP hoặc hàng hóa, dịch vụ không 11 about:blank 12/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng
nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ
hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm,
dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
- Trường hợp sản phẩm/dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng
thể cấu tạo; và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm/dịch vụ cùng
loại thuộc phạm vi bảo hộ. Trường hợp đó bị coi là giả mạo nhãn hiệu tại Điều 213 Luật SHTT. 12 about:blank 13/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
CHƯƠNG 2: GIẢI QUYÊT TÌNH HUỐNG
2.1. Nêu căn cứ pháp lý chứng minh Hội Áo dài Huế được quyền sử dụng địa danh
“Huế” để nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” cho sản phẩm Áo dài.
Thứ nhất, Hội Áo dài có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể
Theo Khoản 3 Điều 87 Luật SHTT thì: “Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp
có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử
dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ
chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất,
kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc
sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.”
Hội Áo dài Huế được thành lập theo Quyết định số 1158/QĐ-UBND ngày
08/6/20091 do Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành, là một tổ chức tập thể
được thành lập hợp pháp nên Hội Áo dài Huế hoàn toàn có quyền đăng ký nhãn hiệu tập
thể như điều kiện tại Điều 87 Luật SHTT. Đồng thời, Hội Áo dài Huế là tổ chức sản xuất
và kinh doanh sản phẩm áo dài cũng như nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu áo
dài; tổ chức các sự kiện, lễ hội về áo dài; quảng bá, truyền thông về áo dài tại địa phương
mang chỉ dẫn nguồn gốc là “Huế” nên Hội Áo dài Huế có quyền nộp đơn yêu cầu Cục
SHTT Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài”
cho sản phẩm áo dài được sản xuất và kinh doanh tại Huế.
Thứ hai, Hội Áo dài Huế có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô áo dài”
Căn cứ sử dụng đối với địa danh “Huế”
1 Quyết định số 1158/QĐ-UBND quyết định cho phép thành lập Hội áo dài Huế, tham
khảo: .https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Tin-so-nganh-dia-phuong/newsid/C5CC6AA8-E601-4637-B977-
5EBB1B2E9AF6, truy cập ngày 02/11/2023. 13 about:blank 14/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
Điểm đ Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT quy định: “Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý
của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng
rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn
hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này”
Từ đó cho thấy, từ “Huế” không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa bởi
không có khả năng phân biệt. Vì “Huế” là một tỉnh thành của Việt Nam, nên sẽ không
được bảo hộ riêng. Như vậy, vì không được bảo hộ nên Hội áo dài được quyền sử dụng từ
ngữ này. Tuy nhiên, đối với từ “Huế” được đăng ký bảo hộ dưới nhãn hiệu “Huế - Kinh
đô Áo dài” là một địa danh, nên bắt buộc chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là Hội Áo dài
phải có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép sử dụng địa danh
Huế, theo thủ tục tờ khai đăng ký nhãn hiệu được cấp bởi Cục SHTT Việt Nam căn cứ tại
Phụ lục 1 Mẫu số 08 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.
Căn cứ sử dụng đối với tên gọi “Kinh đô áo dài”
Theo Công báo sở hữu công nghiệp thì nhãn hiệu “Ngày hội áo dài Huế” được bảo
hộ tổng thể, không bảo hộ riêng “Ngày hội áo dài”. Vì thế, Hội áo dài Huế có thể sử dụng
địa danh Huế để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Huế – Kinh đô áo dài” nếu nhãn hiệu này
đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 72 Luật SHTT và có khả năng phân biệt của
nhãn hiệu theo quy định tại Điều 74 Luật SHTT.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 72 Luật SHTT quy định về nhãn hiệu được bảo hộ nếu
đáp ứng các điều kiện sau:
Một là, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu
sắc. Nhãn hiệu “Kinh đô áo dài” là nhãn hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái. từ ngữ
được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nên đáp ứng được quy định trên.
Hai là, có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Tên gọi “Kinh đô áo dài” và “Ngày hội Áo dài Huế” là
khác nhau và không dễ gây nhầm lẫn. Về phát âm có thể thấy 2 nhãn hiệu có cách phát 14 about:blank 15/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
âm hoàn toàn khác nhau cũng như cấu trúc, ý nghĩa cũng hoàn toàn khác. Tên gọi của 2
nhãn hiệu này cũng không hề giống nhau. Mặt khác có thể thấy “áo dài” là từ chung dùng
để chỉ 1 sự vật nên từ áo dài không ảnh hưởng nhiều đến nhãn hiệu trên. Tên gọi của hai
nhãn hiệu khác biệt nhau.
Kinh đô áo dài là việc nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng cơ sở dữ liệu áo dài Huế; tổ
chức các sự kiện, lễ hội về áo dài; quảng bá, truyền thông về áo dài Huế. Xây dựng hình
ảnh sử dụng áo dài trở thành nét đặc trưng của Huế nói chung và khai thác các khía cạnh
du lịch của áo dài nói riêng. Còn “Ngày hội Áo dài Huế” chỉ là một hoạt động trong chuỗi
các sự kiện nghệ thuật của Huế. Mục tiêu của “Ngày hội Áo dài Huế” nhằm đổi mới hoạt
động Festival Huế theo hướng tăng cường các chương trình nghệ thuật, quảng diễn mang
tính cộng đồng; xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật; phát huy giá trị văn hóa Huế và
vai trò người dân là chủ thể; nhất là đưa “Ngày hội Áo dài Huế” trở thành hoạt động
thường niên trong 4 mùa lễ hội, tạo điểm nhấn tại các kỳ Festival. Và bởi Huế là “cái nôi
của áo dài” nên việc xây dựng Huế là “kinh đô áo dài” Việt Nam cũng hoàn toàn phù
hợp. Tính chất của hai nhãn hiệu là khác nhau.
Căn cứ Điểm đ Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT quy định về nhãn hiệu bị coi là không
có khả năng phân biệt như sau “Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ trừ
trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là một
nhãn hiệu trước ngày nộp đơn hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn
hiệu chứng nhận quy định tại Luật này”.
Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng, Hội Áo dài Huế có quyền sử dụng
địa danh “Huế” để nộp đơn yêu cầu Cục SHTT Việt Nam cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu
tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” cho sản phẩm Áo dài với “Huế” là dấu hiệu chỉ nguồn gốc
sản xuất của sản phẩm áo dài. 15 about:blank 16/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
2.2. Hãy trình bày các giải pháp để Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” cho sản phẩm Áo dài, do
Hội Áo dài Huế làm chủ sở hữu
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 72 Luật SHTT2 bao gồm:
Thứ nhất, dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc
hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.
Thứ hai, có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt nếu thuộc
các trường hợp không có khả năng phân biệt quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT3
và không có chứa các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu quy định tại Điều 77
Nghị định 65/2023/NĐ-CP .4 Ngoài ra, nhãn hiệu không được chứa các dấu hiệu không
được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu theo quy định tại Điều 73 Luật SHTT5.
Trong trường hợp này, nhãn hiệu “Ngày hội Áo dài Huế” và Nhãn hiệu “Huế –
Kinh đô Áo dài” có yếu tố tương tự nhau bao gồm từ “Huế” và “áo dài”. Tuy nhiên, vì
nhãn hiệu “Ngày hội Áo dài Huế” được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng “Ngày hội
Áo dài” và “Huế” là tên địa danh. Vậy nên, Hội Áo dài Huế vẫn có khả năng sử dụng các
từ “Huế” và “áo dài” và được bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Huế – Kinh đô Áo dài” và phải
đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ theo quy định tại Điều 72 của Luật SHTT. Theo đó,
nhóm đưa ra 3 giải pháp để Cục SHTT Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” cho sản phẩm áo dài, do Hội Áo dài Huế làm chủ sở hữu như sau:
2 Xem thêm tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022
3 Xem thêm tại Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022
4 Xem thêm tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về
sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
5 Xem thêm tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022. 16 about:blank 17/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
Giải pháp 1: Hội Áo dài Huế nộp đơn yêu cầu Cục SHTT Việt Nam bảo hộ tổng
thể nhãn hiệu tập thể kết hợp bao gồm thành phần chữ “Huế – Kinh đô Áo dài” và phần
“hình” có thể bao gồm: hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều,... theo quy định tại Khoản 1
Điều 72 Luật SHTT. Theo đó, nhãn hiệu tập thể phải bảo đảm:
Phải có khả năng năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của Hội Áo dài Huế với
nhãn hiệu các hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác (trong đó bao gồm nhãn hiệu của
hàng hóa, dịch vụ của công ty VK STAR đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
“Ngày hội Áo dài Huế”).
Về yếu tố cấu thành nhãn hiệu: Nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” bao gồm
phần: cụm từ “Huế - Kinh đô Áo dài” và phần hình không được có cùng cấu tạo và cách
thực thể hiện với các nhãn hiệu khác. So sánh với nhãn hiệu “Ngày hội Áo dài Huế”, nhãn
hiệu tập thể, “Huế - Kinh đô Áo dài” đã có sự khác nhau về mặt từ ngữ, đối với các dấu
hiệu nhìn thấy được khác của nhãn hiệu tập thể như phần “hình” phải khác nhau về hình
vẽ, cấu tạo nên hình vẽ, cách trình bày và màu sắc,.. mới thỏa mãn yếu tố không có dấu
hiệu trùng, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác thuộc phạm vi bảo hộ . 6
Về ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài”: Việc bảo hộ nhãn hiệu
tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” nhằm để xác lập quyền sở hữu thuộc về Hội Áo dài Huế
mà trong đó các thành viên của Hội Áo dài Huế có quyền được sử dụng nếu hàng hóa,
dịch vụ của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn được xây dựng bởi quy chế sử dụng. Qua đó,
việc bảo hộ tổng thể nhãn hiệu đóng vai trò bảo vệ người sử dụng áo dài bởi khi đăng ký,
Hội Áo dài Huế phải bắt buộc nộp quy chế sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền để xác
định danh mục hàng hóa đăng ký. Từ đó, tránh gây nhầm lẫn việc sử dụng áo dài dưới
nhãn hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài” với các tổ chức khác. Ngoài ra, về ý nghĩa tổng thể của
nhãn hiệu còn hướng đến quá trình phát triển nhãn hiệu thông qua các hoạt động du lịch
mang tính lưu giữ các giá trị đặc trưng của áo dài, nâng cao giá trị của sản phẩm.
6 Xem thêm Điều 77 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí
tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. 17 about:blank 18/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
Ngoài ra, chủ thể đăng ký là Hội Áo dài phải tuân thủ yêu cầu đối với đơn đăng ký
nhãn hiệu và quy chế sử dụng tập thể được quy định tại Khoản 4 Điều 105 Luật SHTT
gồm những nội dung như sau:
Một là, thông tin về tổ chức nhãn hiệu là chủ sở hữu nhãn hiệu gồm tên, địa chỉ,
căn cứ thành lập của Hội Áo dài;
Hai là, các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
Ba là, danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
Bốn là, các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
Năm là, biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
Đối với từ “Huế” được đăng ký bảo hộ dưới nhãn hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài” là
một địa danh nên bắt buộc chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là Hội Áo dài phải có văn
bản chấp thuận của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép sử dụng địa danh Huế theo thủ
tục tờ khai đăng ký nhãn hiệu được cấp bởi Cục SHTT Việt Nam được căn cứ tại Phụ lục
1 Mẫu số 08 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.7
Ưu điểm:
Một là, nếu bảo hộ nhãn hiệu tập thể dưới dạng bảo hộ nhãn hiệu tổng thể và
không bảo hộ riêng đối với từng thành phần. Chủ sở hữu nhãn hiệu không cần chứng
minh quá nhiều yếu tố như: yếu tố phát âm, cấu trúc,...
Hai là, nhãn hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài” nếu bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng
từng phần sẽ có khả năng cao sẽ được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Ba là, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” nhằm hướng
đến mục đích tuyên truyền, quảng bá về giá trị và thương hiệu áo dài Huế. Khi đăng ký
nhãn hiệu, Hội Áo dài sẽ là chủ sở hữu được sở hữu độc quyền nhãn hiệu, giúp Hội khai
7 Xem thêm tại Phụ lục Mẫu số 08 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản
lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, 18 about:blank 19/25 22:41 8/8/24
PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HOÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ NHÓM 7
được độc quyền khai thác giá trị thương mại từ nhãn hiệu, hạn chế được việc phát sinh
nhầm lẫn nhãn hiệu. Từ đó, Hội Áo dài có khả năng tập trung hơn và việc phát triển,
quảng bá hình ảnh áo dài hướng đến xây dựng hình ảnh du lịch.
Nhược điểm:
Do bảo hộ về tổng thể nhãn hiệu mà không bảo hộ từng phần nên các chủ thể khác
có thể sử dụng từng phần của nhãn hiệu. Ví dụ: các từ ngữ và hình ảnh, hình vẽ trong tổng
thể nhãn hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài” Hội áo dài Huế.
Giải pháp 2: Hội Áo dài Huế nộp đơn yêu cầu Cục SHTT Việt Nam bảo hộ riêng
phần chữ “Huế - Kinh đô Áo dài” theo quy định tại Điều 72 Luật SHTT. Qua đó, nhãn
hiệu phải đảm bảo được các điều kiện sau:
Một là, có khả năng phân biệt với các mặt hàng khác trên thị trường8.
Hai là, về cấu thành nhãn hiệu. Phần nhãn hiệu bao gồm: Phần chữ “Huế - Kinh
đô Áo dài” không được có cùng cách thức thể hiện với các nhãn hiệu khác.
Bản chất với nhãn hiệu “Ngày hội Áo dài” đã được đăng ký trước đó có sự khác
nhau với nhãn hiệu “Kinh đô Áo dài” về mặt từ ngữ, và các dấu hiệu về phần “hình”
cũng có cơ cấu và màu sắc khác nhau nên thỏa mãn được điều kiện không gây nhầm lẫn
và trùng với nhãn hiệu khác trong phạm vi bảo hộ. Ngoài ra, cụm từ “Kinh đô Áo dài”
chưa được xem là sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày để phân
biệt với bất kỳ loại hàng hóa hay nhãn hiệu nào nên đây cũng có thể được xem là yếu tố
phân biệt cho nhãn hiệu “Kinh đô Áo dài” nếu được Cục SHTT Việt Nam cấp giấy chứng
nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Ưu điểm:
Nếu được bảo hộ thành công, từng phần của nhãn hiệu sẽ được bảo hộ riêng. Các
chủ thể khác, ngoài thành viên trong danh sách được sử dụng nhãn hiệu. Các cá nhân, tổ
chức khác không được sử dụng cụm từ “Huế - Kinh đô Áo dài” đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ 40, 41, 42.
8 Khoản 2 Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009,2019,2022 19 about:blank 20/25