-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phi kim là gì? Tính chất hóa học của phi kim? Các loại phi kim thường gặp? | Hóa học 9
Phi kim là gì? Tính chất hóa học của phi kim? Các loại phi kim thường gặp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến phi kim. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.
Hóa học 9 237 tài liệu
Phi kim là gì? Tính chất hóa học của phi kim? Các loại phi kim thường gặp? | Hóa học 9
Phi kim là gì? Tính chất hóa học của phi kim? Các loại phi kim thường gặp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến phi kim. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.
Chủ đề: Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 28 tài liệu
Môn: Hóa học 9 237 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hóa học 9
Preview text:
Phi kim là gì? Tính chất hóa học của phi kim? Các loại phi kim thường gặp. Bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê sẽ giúp bạn tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến phi kim. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.
1. Phi kim là gì?
Phi kim là những nguyên tố nằm phía bên phải bảng tuần hoàn hóa học, thường tồn tại ở dạng phân tử. Chúng là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron, ngoại trừ hidro. Đa số các phi kim đều không đẫn diện, một số nguyên tố có sự biến tính như cacbon.
2. Phi kim có những tính chất vật lí nào?
- Ở nhiệt độ thường, phi kim tồn tại ở ba trạng thái:
- Rắn: C, S, P....
- Lỏng: Br2....
- Khí: O2, Cl2, H2, N2,....
- Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, không dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2,....
3. Phi kim có những tính chất hóa học nào?
3.1. Tác dụng với kim loại
- Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit:
Phương trình hóa học:
3Fe + 2O2 → Fe3O4
4Al + 3O2 → 2Al2O3
- Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Fe + S → FeS
=> Nhận xét: Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit
3.2. Tác dụng với hidro
- Oxi tác dụng với hidro => hơi nước
2H2 + O2 → 2H2O
- Clo tác dụng với hdro
H2 + Cl2 → 2HCl (khí không màu): khí hidroclorua
HCl + H2O → HCl (dung dịch): axit clodidric
=> Nhận xét: Phi kim tác dụng với H2 tạo thành hợp chất khí
3.3. Tác dụng với oxi
S + O2 → SO2: lưu huỳnh dioxit
4P + 5O2 dư → 2P2O5: diphotpho pentaoxit
C + O2 → CO2: cacbondioxit
=> Nhận xét: Nhiều phi kim (C, S, P...) tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim
- Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được căn cứ vào mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hidro
Ví dụ: Xét một số phản ứng sau:
Dựa vào các phản ứng trên, em hãy sắp xếp các phi kim F2, Cl2, S thành một dãy theo thứ tự mức độ hoạt động giảm dần?
Hướng dẫn giải
F2 > Cl2> S > C
Như vậy, F2, O2, Cl2 là những phi kim hoạt động mạnh
S, P, C, Si là những phi kim hoạt động yếu hơn
5. Câu hỏi ôn tập
5.1. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 3,36 lít O2 (điều kiện tiêu chuẩn). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là?
A. 0,2 gam và 0,8 gam
B. 1,2 gam và 1,6 gam
C. 1,3 gam và 1,5 gam
D. 1 gam và 1,8 gam
Đáp án đúng là B
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiều phi kim tác dụng vơi oxi tạo thành oxit axit
B. Nhiều phi kim tác dụng với hidro tạo thành hợp chất khí
C. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối
D. Các phi kim có mức độ hoạt động mạnh yếu khác nha
Đáp án đúng là C
Câu 3. Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả nang phản ứng của phi kim đó với?
A. hidro hoặc với kim loại
B. dung dịch kiềm
C. dung dịch axit
D. dung dịch muối
Đáp án đúng là A
Câu 4. X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hidro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hidro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyen tố nào?
A. c
B. N
C. S
D. P
Đáp án đúng là B
Câu 5. Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HCl thu được 11,2 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). Mặt khác, để tác dụng vừa hết m gam X cần 12,32 lít clo (điều kiện tiêu chuẩn). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là?
A. 2,8 gam
B. 5,6 gam
C. 8,4 gam
D. 11,2 gam
Đáp án đúng là B
Câu 6. Ở điều kiện thương, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái nào?
A. lỏng và khí
B. rắn và lỏng
C. rắn và khí
D. rắn, lỏng và khí
Đáp án đúng là D
Câu 7. Cho 6,6 gam CO2 đi qua 200 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng kết thúc, thu được những sản phẩm muối nào?
A. muối trung hòa K2CO3
B. muối axit HKCO3
C. cả hai muối
D. không xác định được
Đáp án đúng là C
Câu 8. Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,015 mol NaOH. Dung dịch sau phản ứng chứa 2 muối NaH2PO4 à Na2HPO4 với số mol bằng nhau. Giá trị của a là bào nhiêu?
A. 0,01
B. 0,015
C. 0,005
D. 0,002
Đáp án đúng là C
Câu 9. Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hidro, clo và khí cacboni. Bằng cách nào trong các cách sau đây để phân biệt mỗi khí trên (tiến hành theo trình tự sau):
A. dùng nước vôi trong dư
B. dùng nước vôi trong dư, dùng quỳ tím ẩm
C. dùng tàn đom đóm, dùng quỳ tím ẩm
D. dùng quỳ tím ẩm, dùng nước vôi trong
Đáp án đúng là C
Câu 10. Nước clo có tính tẩy màu vì?
A. clo tác dugh với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu
B. clo hấp thụ được màu
C. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCLO có tính tẩy màu
D. khi dẫn khí clo vào nước không xyar ra phản ứng hóa học
Đáp án đúng là C
Câu 11. Khi dẫn khí clo vào dung dịch quỳ tím, xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. dung dịch quỳ tím hóa đỏ
B. dung dịch quỳ tím hóa xanh
C. dung dịch quỳ tím không chuyển màu
D. dung dịch quỳ tím hóa đỏ sau đó mất màu ngay
Đáp án đúng là D
Câu 12. Hỗn hợp khí X bao gồm O2, Cl2, CO2, SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn hỗn hợp khí X qua?
A. nước brom
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch HCl
D. nước clo
Đáp án đúng là B
5.2. Phần tự luận
Bài 1. Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thóa ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dự thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215 gam. Giá trị của m là bao nhiêu?
Bài 2. Khử hoàn toàn 69,6 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và CuO ở nhiệt độ cao thành kim loại cần 24,64 lít khí CO (điều kiện tiêu chuẩn) và thu được x gam chất rắn. Cũng cho 69,6 gam A tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B chứa y gam muối. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tạo thành z gam kết tủa. Tính giá trị của x, y và z?
Bài 3. Đốt cháy bột sắt trong bình kín chứa khí clo theo tỷ lệ 1:2 về khối lượng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn. Thành phẩn của chất rắn là?
Bài 4. Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thù thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M?
Bài 5. Dẫn một luồn khí CO qua ống dứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sư có khối lượng 215 gam. Tính giá trị của m?
Bài 5. Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M thu được kết tủa X và dung dịch X. Cho biết khối lượng dung dịch Y tăng hay giảm bao nhiêu so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu?
Bài 6. Cho hỗn hợp khí A bao gồm CO2, SO2, tỉ khối của A so ới H2 là 27. Dẫn a mon hỗn hợp khí A qua bình đựng 1 lít dung dịch NaOH 1,5aM. Sau phản ứng cô cạn cẩn thận dung dịch thu được gam muối khan. Tính giá trị của m theo a?
Bài 7. Nung 10,23 gam hỗn hợp hai oxit là CuO và PbO với cacbon dư. Toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Phản ứng xong thu được 5,5 gam kết tủa. Tính thành phần theo khối lượng của mỗi oxit kim loại trong hỗn hợp.
Bài 8. Cho A gam hỗn hợp sắt và đồng tác dụng với clo (đun nóng), thu được 18,9375 gam hỗn hợp sản phẩm. Hòa tan sản phẩm vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 12,925 gam kết tủa. Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.