Phủ định biện chứng? | Triết học Mác - Lênin
Tài liệu học tập môn Triết học Mác tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!
Môn: Triết học Mác-Lênin (philosophy)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|37752136
-Quy luật phủ định của phủ định đã chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng chung, là tất yếu của các sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Song, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng
nhưng quanh co phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian. Điều đó giúp
chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc
biệt là các hiện tượng xã hội, và do vậy cần phải kiêntrì đổi mới, khắc phục khuynh hướng bi quan, chán
nản, dao động trước những khó khăn của sự phát triển.
-Quy luật phủ định của phủ định cũng khẳng định tính tất thắng của cái mới, vì cái mới là cái ra đời phù
hợp với quy luật phát triển của sự vật. Mặc dù khi mới ra đời, cái mới có thể còn non yếu, song nó là cái
tiến bộ hơn, là giai đoạn phát triển cao hơn về chất so với cái cũ. Vì vậy, trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn, cần có nhận thức đúng về cái mới và có thái độđúng đối với cái mới đồng thời chủ động phát hiện
ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới pháttriển.
-Phải có cái nhìn biện chứng trong khi phê phán cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừanhững
yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ "hư vô chủ nghĩa", "phủ định sạch trơn".
Liên hệ thực tiễn: Sự phát triển của xã hội Việt Nam từ thời kỳ nguyên thủy xa xưa đến thời kỳ đi theo thể
chế chủ nghĩa xã hội là một quá trình phát triển tất yếu. Những phong tục tập quán, điều lệ xưa cũ, nề
nếp ăn ở từ thời tiền sử, qua thời gian sẽ ngày càng trở nên lạc hậu, cũ, bị lãng quên hoặc thậm chí bị
cho là sai trái. Một số hủ tục như tảo hôn hay hôn nhân cận huyết thậm chí còn bị coi là vi phạm
pháp luật. Theo chiều phát triển của xã hội, nhận thức con người thay đổi, phong tục tập quán lạc
hậu dần bị bãi bỏ, trong khi đó những truyền thống văn hóa tốt đẹp tiếp tục được lưu truyền, tiếp nối cho đến tận ngày hôm nay. Phủ định biện chứng ● Khái niệm:
+ Khái niệm phủ định dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác, giai đoạn vận động, phát
triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác. Theo nghĩa đó, không phải bất cứ sự phủ định
nào cũng dẫn tới quá trình phát triển.
+ Khái niệm phủ định biện chứng dùng để chỉ sự phủ định tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.
Ví dụ: quá trình “hạt giống nảy mầm”. Cái mầm ra đời từ cái hạt; sự ra đời của nó là sự phủđịnh biện chứng
đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình sinh tồn và phát triển.
● Vai trò và đặc trưng của phép phủ định biện chứng
-Vai trò của phủ định biện chứng đối với sự phát triển: Phủ định biện chứng giữ vai trò tạo
ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật bởi vì: phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định –
xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đồng thời quá trình phủ định đó, một mặt kế thừa được
những yếu tố của sự vật cũ, cần thiết cho sự phát triển của nó, tạo ra khả năng phát huy mới của các nhân
tố cũ; mặt khác lại khắc phục, lọc bỏ, vượt qua được những hạn chế của sự vật cũ, nhờ đó sự vật phát trển ở trình độ cao hơn.
-Đặc trưng của phủ định biện chứng: Phủ định biện chứng là sự “tự thân phủ định”, tức là sự
phủ định xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của sự vật: sự vật chỉ có thể tồn tại, phát triển một khi nó
tất yếu phải vượt qua hình thái cũ và tồn tại dưới hình thái mới. Tính chất đócủa sự phủ định cũng còn gọi
là tính khách quan của sự phủ định. Mặt khác, quá trình phủđịnh biện chứng cũng là quá trình bao
hàm trong đó tính chất kế thừa – kế thừa các yếu tố nội dung cũ trong hình thái mới, nhờ đó chẳng
những nội dung cũ được bảo tồn mà còn có thể phát huy vai trò tích cực của nó cho quá trình phát triển của sự vật. lOMoARcPSD|37752136
+ Tính khách quan: vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó
chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết nhữngmâu thuẫn
mà sự vật luôn luôn phát triển. Mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự
giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không
phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá
trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.
Ví dụ: Động vật hấp thụ O2 và thải ra khí CO2. Ngược lại, thực vật khi quang hợp sẽ hấp
thụ CO2 và thải ra O2. Con người không thể thay đổi được
+ Kế thừa: vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó
không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền
tảng cái cũ. Cái mới ra đời không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo
những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, nó chỉ gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu cực, lỗi
thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển. Do vậy, phủ định biện chứng đồng thời cũng là khẳng định.
Ví dụ: Thời tiền sử con người ở hang hốc, sang đến thời chiếm hữu nô lệ từ hang hốc phát
triển thành nhà làm bằng đất sét. Ở thời kì phong kiến, nhà cửa được xây dựng từ gỗ và
gạch đất nung. Đến thời kì tư bản, kỹ thuật về xây dựng bắt đầu phát triển, nhà cửa dần
được xây dựng bằng gạch, ngói, đá, cát, xi măng… Cho đến ngày nay, nhà cửa đã được
xây dựng bằng bê tông cốt thép, kiên cố hơn và vững bền hơn.
+ Tính phổ biến: mọi sự vật hiện tượng đều được sinh ra và phát triển theo khuynhhướng phủ
định biện chứng. không có sự vật hiện tượng nào tồn tại trong trạng thái tuyệt đối tĩnh tại.
+ Tính chu kỳ: tính chu kì của khuynh hướng phủ định biện chứng có thể được biểu hiện theo
dạng hình xoáy ốc; đây là hình thức diễn đạt rõ nhất đặc trưng của quá trình biện chứng ở tính
kế thừa qua khâu trung gian tính lặp lại nhưng không quay lạivà tính tiến lên của sự phát
triển . Lenin đã nói với chúng ta “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua dưới
một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn”.
Đúng là như vậy, trong tính chu kỳ của khuynh hướng phủ định biện chứng, ta thấy nó đi theo
hình tròn ốc chứ không theo đường thẳng,cái mới được ra đời dựa trên cái cũ, cái mới lại trở
nên cũ và lại bị cái mới sau phủ định.các vòng xoáy ốc luôn lặp lại nhưng trên cơ sở cao hơn
và phát triển hơn, đó cũng là đặc trưng quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định, với
mỗi vòng của đường xoáy ốc thể hiện sự lặp lại nhưng cao hơn, phức tạp hơn, thể hiện trình độ
cao hơn và nối tiếp nhau giữa các vòng của đường xoáy ốc. song kết quả của sự phủ định của
phủ định sẽ là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho kỳ phát triển tiếp theo.
Ví dụ: Đường xoáy ốc cũng rất phức tạp, tùy theo trình độ và lĩnh vực phát triển của
sự vật, hiện tượng,....
● Trong Tự nhiên: bảng tuần hoàn hóa học, cây sinh vật,...
● Trong Xã hội: mạng 2g,3g,4g,5g,...
● Trong Tư Duy: trong quá trình học tập, mỗi cấp bậc con người sẽ được tiếp
thu và tích lũy rất nhiều kiến thức, nhằm phát triển và cải thiện bản thân trở
thành một phiên bản hoàn thiện mà mình mong muốn, quá trình học và tiếp
nhận kiến thức vẫn diễn ra và tri thức sẽ ngày một được bồi dưỡng cao dần. *Nội dung:
Sự ra đời và tồn tại của sự vật đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự lOMoARcPSD|37752136
vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra. Sự
vật đó không còn nữa và bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tốtích cực được giữ lại.
Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác.
Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó
có được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát
triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định diễn ra 2 lần thì sự phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật
mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện
chứng như trên là sự thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực
mới. Do vậy, thông qua nhữnglần phủ định biện chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển.
Phạm trù phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một mắt khâu, một nấc thang trong quá
trình phát triển nhất định. Với tư cách là cái phủ định (lần thứ 1), cái mới cũng chứa đựng trong mình
xu hướng dẫn tới sự phủ định lần thứ 2 (phủ định của phủ định).
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, dây chuyền của những lần phủ định biện chứng là vô
tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới sau phủ định. Cứ như vậy,
sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định từ thấp đến cao
một cách vô tận theo đường "xoáy ốc" hay "vòng xoáy trôn ốc". Sau mỗi chu kỳ phủ định của phủ
định, cái mới được ra đời lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự
vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong bản thân
sự vật - giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển
thành cái đối lập với cái khẳng định ban đầu. Sự phủđịnh lần thứ hai, sự vật mới với tư cách là cái phủ
định của phủ định đối lập với cái phủ định và trở lại cái ban đầu nhưng không giống nguyên vẹn như cái cũ
mà trên cơ sở cao hơn, tốt hơn.
Phủ định của phủ định là sự thống nhất biện chứng của cái khẳng định và phủ định, là kết quả của sự
tổng hợp tất cả nhân tố tích cực của cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất, cũng như các
giai đoạn trước đó. Cái tổng hợp này là sự lọc bỏ những giai đoạn đã qua, vì vậy, nó có nội dung phong
phú hơn, toàn diện hơn. Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát
triển và cũng là điểm khởi đầu cho kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục biện chứng chính mình để
phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn. Theo triết học Mác-Lênin thì quy luật phủ định
của phủ định là quy luật phổ biến của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
So sánh Phủ định - Phủ định biện chứng - Phủ định siêu hình 1. Phủ định: -Là sự
2. Phủ định biện chứng: -Khái niệm:
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là mắt khâu trong
quá trình dẫn đến tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. -Nguyên nhân:
Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật và hiện tượng. -Quá trình phủ định:
Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật lOMoARcPSD|37752136 -Kết quả:
Sự vật sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn mà là cơ sở cho sự xuất hiện sự vật mới và sẽ tiếp tục
tồn tại và phát triển trong sự vật mới. -Ví dụ:
Quá trình phát triển, sinh trưởng của hạt lúa là một ví dụ điển hình về phủ định biện chứng. Cụ
tể, người nông dân gieo hạt giống lúa. Sau thời gian nhất định, hạt giống nảy mầm. Khi đó,
sự nảy mầm là chính là phủ định biện chứng đối với hạt. Hạt giống là tiền đề làm xuất hiện quá
trình phát triển thành cây và sinh trưởng tốt. 3. Phủ định siêu hình -Khái niệm:
Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản
trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. -Nguyên nhân:
Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài -Quá trình phủ định:
Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật -Kết quả:
Sự vật và hiện tượng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới -Ví dụ:
1. Suốt đêm qua, cơn báo số 8 đổ bộ vào đất liền. Gió to, mưa lớn đã làm đổ cây cối ở mộtsố tuyến đường.
2. Con người xay xát hạt thóc trở thành hạt gạo, sau đó nấu gạo thành cơm.
3. Do sâu bệnh phá hoại mùa màng, người nông dân đã sử dụng thuộc trừ sâu để tiêu diệtsâu bệnh. ● Giống nhau:
Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình đề giống nhau ở chỗ: chúng đều xóa bỏ
hoặc phủ nhận sự tồn tại của một hiện tượng.
*Quy luật phủ định của phủ định:
Document Outline
- ●Vai trò và đặc trưng của phép phủ định biện chứng
- *Nội dung: