Phương trình điện li HNO3 chi tiết nhất | Hoá học 9

Chất điện li mạnh được hiểu là loại chất có khả năng hoàn toàn phân li thành ion khi tan trong nước. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá vài ví dụ về phản ứng điện li đặc trưng của các loại chất điện li mạnh. Nguyên tắc khi viết phương trình điện li +) Axit: HCl, H2SO4 , HNO3 … HCl -> H+ + Cl- H2SO4 -> 2H+ + SO42- +) Bazo: NaOH, Ca(OH)2 … NaOH -> Na+ + OH. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Hóa học 9 256 tài liệu

Thông tin:
8 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Phương trình điện li HNO3 chi tiết nhất | Hoá học 9

Chất điện li mạnh được hiểu là loại chất có khả năng hoàn toàn phân li thành ion khi tan trong nước. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá vài ví dụ về phản ứng điện li đặc trưng của các loại chất điện li mạnh. Nguyên tắc khi viết phương trình điện li +) Axit: HCl, H2SO4 , HNO3 … HCl -> H+ + Cl- H2SO4 -> 2H+ + SO42- +) Bazo: NaOH, Ca(OH)2 … NaOH -> Na+ + OH. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

48 24 lượt tải Tải xuống
Phương trình điện li HNO3 chi tiết nhất
1. Nguyên tắc khi viết phương trình điện li
Chất điện li mạnh được hiểu là loại chất có khả năng hoàn toàn phân li thành ion khi tan trong nước. Dưới
đây, chúng ta sẽ khám phá vài ví dụ về phản ứng điện li đặc trưng của các loại chất điện li mạnh.
Nguyên tắc khi viết phương trình điện li
+) Axit: HCl, H2SO4 , HNO3 …
HCl -> H+ + Cl-
H2SO4 -> 2H+ + SO42-
+) Bazo: NaOH, Ca(OH)2 …
NaOH -> Na+ + OH-
Ca(OH)2 -> Ca2+ + 2OH-
+) Muối: NaCl, CaCl2 , Al2(SO4)3
NaCl -> Na+ + Cl-
CaCl2 -> Ca2+ + 2Cl-
Al2(SO4)3 -> 2Al3+ + 3SO42-
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion, gồm:
Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, HBr, HI, HClO4, HClO3,..
Các dung dịch bazơ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,...
Hầu hết các muối.
Phương trình điện li của chất điện li mạnh sử dụng mũi tên 1 chiều (->)
Ngược lại với chất điện li mạnh thì chất điện li yếu là chất mà khi chúng được hòa tan trong nước, sẽ có một
số ít phần từ hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phần tử trong dung dịch.Các chất
điện li yếu thường gặp là: axit yếu, bazo yếu, các muối không tan, muối dễ bị phân hủy,..
Ví dụ: HF, H2S, H2SO3, CH3COOH, NH3, Fe(OH)2, Cu(OH)2,AgCl, PbSO4… Và đặc biệt H2O là một chất
điện li yếu.
HNO3 là một axit mạnh do đó:
- HNO3 là chất điện li mạnh
- Chất điện li mạnh là một dung dịch/chất tan hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trong nước, các phân tử
hòa tan đều phân li ra ion.
- Chất điện li mạnh là các axit mạnh như: HCl, HNO3, HClO4, H2SO4… hay các bazơ mạnh như: NaOH,
KOH, Ba(OH)2… và hầu hết các muối.
- Thí dụ: HNO3 -> H+ + NO3−
2. Phương pháp làm bài tập phương trình điện li
Dạng 1: Chất điện li mạnh
Bước 1: Viết phương trình điện li cho chất điện li mạnh
Bằng cách tham khảo bảng phương trình trước và dữ liệu đề bài, chúng ta tạo một loạt các phương trình
liên quan đến các chất có trong bài toán. Một trong số những chất điện li quan trọng, thường bị bỏ qua, là
H2O. Bước này vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tính toán của bài toán.
Bước 2: Xác định nồng độ mol của ion
Tính số mol của chất điện li trong dung dịch
Lập phương trình điện li chi tiết để biểu diễn số mol của các chất đã biết
Tính toán nồng độ mol của các ion
Ví dụ: Chúng ta có 12,5 gam tinh thể CuSO4.5H2O tan trong 200 ml dung dịch. Chúng ta cần tính toán nồng
độ mol của các ion trong dung dịch.
Giải quyết:
nCuSO4. 5H2O = 12,5/250 = 0,05 (mol)
CuSO4.5H2O → Cu2+ + SO42- + 5H2O
[ Cu2+] = [SO42-] = 0.05/0.2 = 0.25M
Dạng 2: Định luật bảo toàn điện tích
Phát biểu định luật
Trong một dung dịch chứa toàn bộ các chất điện li, tổng số mol của các ion âm luôn bằng tổng số mol của
các ion dương. (Luôn luôn bằng nhau)
Dạng 3: Bài toán về chất điện li
- Bước 1: Viết phương trình điện li
Như chúng ta đã tìm hiểu cách viết phương trình điện li rất chi tiết ở phía trên. Ở đây chúng ta không cần
nêu lại nữa mà tiến hành sang bước 2 đó là …
- Bước 2: xác định độ điện li
Áp dụng công thức độ điện li dưới đây nhé:
Biến số anla có thể quyết định nó là chất điện li mạnh, yếu hay là chất không điện li. Cụ thể là:
a = 1 : chất điện li mạnh
0 < a < 1 : chất điện li yếu
a = 0 : chất không điện li
Dạng 4: Xác định nồng độ mol dựa vào độ pH
Bài toán trải qua hai quá trình tính nồng độ mol của axit và nồng độ mol của bazo. Và lưu ý một số điểm
như sau:
pH > 7 : môi trường bazo .
pH < 7 : môi trường axit .
Ph = 7 : môi trường trung tính .
Dạng 5: Axit, bão và sự lưỡng tính theo hai lý thuyết
Đây là một dạng toán khá ít gặp tuy nhiên các em cần nắm vững hai lý thuyết A – rê – ni – ut về sự điện li và
thuyết Bron – stêt về thuyết proton. Hai thuyết này có sự định nghĩa hoàn toàn khác nhau về thế nào là chất
bazơ và thế nào là chất axit.
Dạng 6: Tính độ pH dựa vào nồng độ H+
- Bước 1: Tính độ pH của Axit
Tính số mol axit điện li axit
Viết phương trình điện li axit
Tính nồng độ mol H+ sau đó suy ra nồng độ mol của pH bằng mối liên hệ giữa hai nồng độ này qua hàm
log.
- Bước 2: Xác định độ pH của bazo
Ta thực hiện theo các bước sau:
Tính số mol bazo của điện li
Viết phương trình điện li bazo
Tính nồng độ mol OH- rồi suy ra [H]+
Tính độ pH
Dạng 7: Xác định bằng số điện li
Để làm bài toán này ta chia thành các bước như sau: Xác định hằng số của axit và xác định hằng số điện li
của bazơ
3. Bài tập vận dụng liên quan đến phương trình điện li
Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. CH3COOH
B. HF
C. HNO3
D. Sn(OH)2
Đáp án C
Chất chất điện li mạnh là HNO3
Phương trình điện li
HNO3 → H++ NO3−
Câu 2. Dãy các chất điện li mạnh?
A. AgCl, CH3COONa, HBr, NaOH.
B. NaCl, CH3COOH, HCl, KOH.
C. NaCl, CH3COOH, HCl, Ba(OH)2.
D. CuSO4, H2S, H2SO4, NaOH.
Đáp án A
Dãy các chất điện li mạnh là: AgCl, CH3COONa, HBr, NaOH.
Phương trình điện li
AgCl → Ag+ + Cl-
CH3COONa →CH3COO− + Na+
HBr → H+ + Br-
NaOH → Na+ + OH-
Câu 3. Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl
B. C6H12O6
C. NaCl
D. FeSO4
Đáp án B
Chất dẫn điện: các axit, bazơ, muối trong dung dịch hoặc trong trạng thái nóng chảy.
Chất không dẫn điện: các chất rắn khan (NaCl, NaOH khan) và các dung dịch ancol etylic, glucozơ, nước
cất, …
Nguyên nhân: Tính dẫn điện của dung dịch axit, bazo và muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu
phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
Câu 4. Cho các nhận xét sau:
(1) Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4…; các bazơ mạnh như NaOH, KOH,
Ba(OH)2… và hầu hết các muối.
(2) Dãy các chất H2S, H2CO3, H2SO3 là các chất điện li yếu.
(3) Muối là hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
(4) Nước cất có khả năng dẫn điện tốt do nước có thể phân li ra ion H+ và OH-.
Số nhận xét đúng là?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Đáp án C
(1) Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4…; các bazơ mạnh như NaOH, KOH,
Ba(OH)2… và hầu hết các muối => Đúng
(2) Dãy các chất H2S, H2CO3, H2SO3 là các chất điện li yếu => Đúng
(3) Muối là hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit => Sai vì
(NH4)2 CO3 là muối điện li ra ion NH4+ không phải là ion kim loại.
(4) Nước cất có khả năng dẫn điện tốt do nước có thể phân li ra ion H+ và OH- => Sai vì nước cất không
dẫn điện
Câu 5. Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Đáp án C
A. Sai vì: axit là chất khi tan trong nước phân li ra H+ (định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut). Nhiều chất trong
phân tử có hiđro nhưng không phải axit như: H2O, NH3…
B. Sai vì: các hiđroxit lưỡng tính trong thành phần phân tử cũng có nhóm OH: Zn(OH)2, Al(OH)3…
D. Sai vì: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-, nên trong phân tử bazơ luôn có nhóm OH
(định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut)
Câu 6. Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là
A. theo kiểu bazơ.
B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
C. theo kiểu axit.
D. vì là bazơ yếu nên không phân li.
Đáp án B
Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
Vì Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính
+ Sự phân li theo kiểu bazơ:
Zn(OH)2 → Zn2+ + 2OH-
+ Sự phân li theo kiểu axit:
Zn(OH)2 → ZnO22- + 2H+
| 1/8

Preview text:

Phương trình điện li HNO3 chi tiết nhất
1. Nguyên tắc khi viết phương trình điện li
Chất điện li mạnh được hiểu là loại chất có khả năng hoàn toàn phân li thành ion khi tan trong nước. Dưới
đây, chúng ta sẽ khám phá vài ví dụ về phản ứng điện li đặc trưng của các loại chất điện li mạnh.
Nguyên tắc khi viết phương trình điện li +) Axit: HCl, H2SO4 , HNO3 … HCl -> H+ + Cl- H2SO4 -> 2H+ + SO42- +) Bazo: NaOH, Ca(OH)2 … NaOH -> Na+ + OH- Ca(OH)2 -> Ca2+ + 2OH-
+) Muối: NaCl, CaCl2 , Al2(SO4)3 NaCl -> Na+ + Cl- CaCl2 -> Ca2+ + 2Cl- Al2(SO4)3 -> 2Al3+ + 3SO42-
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion, gồm:
Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, HBr, HI, HClO4, HClO3,..
Các dung dịch bazơ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,... Hầu hết các muối.
Phương trình điện li của chất điện li mạnh sử dụng mũi tên 1 chiều (->)
Ngược lại với chất điện li mạnh thì chất điện li yếu là chất mà khi chúng được hòa tan trong nước, sẽ có một
số ít phần từ hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phần tử trong dung dịch.Các chất
điện li yếu thường gặp là: axit yếu, bazo yếu, các muối không tan, muối dễ bị phân hủy,..
Ví dụ: HF, H2S, H2SO3, CH3COOH, NH3, Fe(OH)2, Cu(OH)2,AgCl, PbSO4… Và đặc biệt H2O là một chất điện li yếu.
HNO3 là một axit mạnh do đó:
- HNO3 là chất điện li mạnh
- Chất điện li mạnh là một dung dịch/chất tan hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trong nước, các phân tử
hòa tan đều phân li ra ion.
- Chất điện li mạnh là các axit mạnh như: HCl, HNO3, HClO4, H2SO4… hay các bazơ mạnh như: NaOH,
KOH, Ba(OH)2… và hầu hết các muối.
- Thí dụ: HNO3 -> H+ + NO3−
2. Phương pháp làm bài tập phương trình điện li
Dạng 1: Chất điện li mạnh
Bước 1: Viết phương trình điện li cho chất điện li mạnh
Bằng cách tham khảo bảng phương trình trước và dữ liệu đề bài, chúng ta tạo một loạt các phương trình
liên quan đến các chất có trong bài toán. Một trong số những chất điện li quan trọng, thường bị bỏ qua, là
H2O. Bước này vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tính toán của bài toán.
Bước 2: Xác định nồng độ mol của ion
Tính số mol của chất điện li trong dung dịch
Lập phương trình điện li chi tiết để biểu diễn số mol của các chất đã biết
Tính toán nồng độ mol của các ion
Ví dụ: Chúng ta có 12,5 gam tinh thể CuSO4.5H2O tan trong 200 ml dung dịch. Chúng ta cần tính toán nồng
độ mol của các ion trong dung dịch. Giải quyết:
nCuSO4. 5H2O = 12,5/250 = 0,05 (mol)
CuSO4.5H2O → Cu2+ + SO42- + 5H2O
[ Cu2+] = [SO42-] = 0.05/0.2 = 0.25M
Dạng 2: Định luật bảo toàn điện tích Phát biểu định luật
Trong một dung dịch chứa toàn bộ các chất điện li, tổng số mol của các ion âm luôn bằng tổng số mol của
các ion dương. (Luôn luôn bằng nhau)
Dạng 3: Bài toán về chất điện li
- Bước 1: Viết phương trình điện li
Như chúng ta đã tìm hiểu cách viết phương trình điện li rất chi tiết ở phía trên. Ở đây chúng ta không cần
nêu lại nữa mà tiến hành sang bước 2 đó là …
- Bước 2: xác định độ điện li
Áp dụng công thức độ điện li dưới đây nhé:
Biến số anla có thể quyết định nó là chất điện li mạnh, yếu hay là chất không điện li. Cụ thể là:
a = 1 : chất điện li mạnh
0 < a < 1 : chất điện li yếu
a = 0 : chất không điện li
Dạng 4: Xác định nồng độ mol dựa vào độ pH
Bài toán trải qua hai quá trình tính nồng độ mol của axit và nồng độ mol của bazo. Và lưu ý một số điểm như sau:
pH > 7 : môi trường bazo .
pH < 7 : môi trường axit .
Ph = 7 : môi trường trung tính .
Dạng 5: Axit, bão và sự lưỡng tính theo hai lý thuyết
Đây là một dạng toán khá ít gặp tuy nhiên các em cần nắm vững hai lý thuyết A – rê – ni – ut về sự điện li và
thuyết Bron – stêt về thuyết proton. Hai thuyết này có sự định nghĩa hoàn toàn khác nhau về thế nào là chất
bazơ và thế nào là chất axit.
Dạng 6: Tính độ pH dựa vào nồng độ H+
- Bước 1: Tính độ pH của Axit
Tính số mol axit điện li axit
Viết phương trình điện li axit
Tính nồng độ mol H+ sau đó suy ra nồng độ mol của pH bằng mối liên hệ giữa hai nồng độ này qua hàm log.
- Bước 2: Xác định độ pH của bazo
Ta thực hiện theo các bước sau:
Tính số mol bazo của điện li
Viết phương trình điện li bazo
Tính nồng độ mol OH- rồi suy ra [H]+ Tính độ pH
Dạng 7: Xác định bằng số điện li
Để làm bài toán này ta chia thành các bước như sau: Xác định hằng số của axit và xác định hằng số điện li của bazơ
3. Bài tập vận dụng liên quan đến phương trình điện li
Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. CH3COOH B. HF C. HNO3 D. Sn(OH)2 Đáp án C
Chất chất điện li mạnh là HNO3 Phương trình điện li HNO3 → H++ NO3−
Câu 2. Dãy các chất điện li mạnh? A. AgCl, CH3COONa, HBr, NaOH. B. NaCl, CH3COOH, HCl, KOH.
C. NaCl, CH3COOH, HCl, Ba(OH)2. D. CuSO4, H2S, H2SO4, NaOH. Đáp án A
Dãy các chất điện li mạnh là: AgCl, CH3COONa, HBr, NaOH. Phương trình điện li AgCl → Ag+ + Cl- CH3COONa →CH3COO− + Na+ HBr → H+ + Br- NaOH → Na+ + OH-
Câu 3. Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được? A. HCl B. C6H12O6 C. NaCl D. FeSO4 Đáp án B
Chất dẫn điện: các axit, bazơ, muối trong dung dịch hoặc trong trạng thái nóng chảy.
Chất không dẫn điện: các chất rắn khan (NaCl, NaOH khan) và các dung dịch ancol etylic, glucozơ, nước cất, …
Nguyên nhân: Tính dẫn điện của dung dịch axit, bazo và muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu
phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
Câu 4. Cho các nhận xét sau:
(1) Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4…; các bazơ mạnh như NaOH, KOH,
Ba(OH)2… và hầu hết các muối.
(2) Dãy các chất H2S, H2CO3, H2SO3 là các chất điện li yếu.
(3) Muối là hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
(4) Nước cất có khả năng dẫn điện tốt do nước có thể phân li ra ion H+ và OH-. Số nhận xét đúng là? A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Đáp án C
(1) Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4…; các bazơ mạnh như NaOH, KOH,
Ba(OH)2… và hầu hết các muối => Đúng
(2) Dãy các chất H2S, H2CO3, H2SO3 là các chất điện li yếu => Đúng
(3) Muối là hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit => Sai vì
(NH4)2 CO3 là muối điện li ra ion NH4+ không phải là ion kim loại.
(4) Nước cất có khả năng dẫn điện tốt do nước có thể phân li ra ion H+ và OH- => Sai vì nước cất không dẫn điện
Câu 5. Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử. Đáp án C
A. Sai vì: axit là chất khi tan trong nước phân li ra H+ (định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut). Nhiều chất trong
phân tử có hiđro nhưng không phải axit như: H2O, NH3…
B. Sai vì: các hiđroxit lưỡng tính trong thành phần phân tử cũng có nhóm OH: Zn(OH)2, Al(OH)3…
D. Sai vì: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-, nên trong phân tử bazơ luôn có nhóm OH
(định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut)
Câu 6. Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là A. theo kiểu bazơ.
B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ. C. theo kiểu axit.
D. vì là bazơ yếu nên không phân li. Đáp án B
Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
Vì Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính
+ Sự phân li theo kiểu bazơ: Zn(OH)2 → Zn2+ + 2OH-
+ Sự phân li theo kiểu axit: Zn(OH)2 → ZnO22- + 2H+