-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Practice Test - Biên Phiên dịch | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Practice Test - Biên Phiên dịch | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Biên Phiên dịch 1
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
14:22 10/8/24 Đề 2 - nope Đề 2:
Nguyễn Bá Học từng khẳng định: “ Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách
núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp
khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì luôn không thuận lợi. Song bên cạnh đó còn
có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Ý chí, nghị lực
là những điều cần có trong cuộc sống. Vì vậy mà ông cha ta đã khuyên nhủ rằng: “Có chí thì nên”.
"Chí" là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại. Chí cũng là tự mình phấn đấu, vươn
lên, không ỷ vào người khác. Chí còn là chí khí, sự bền bỉ. "Nên" có nghĩa là thắng lợi,
thành công, sự tốt đẹp mà ta thu được. "Có chí" là điều kiện, là nguyên nhân; "nên" là kết
quả. Ý chí rất quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, ý chí giúp con người vượt qua
mọi khó khăn, gian khổ để đạt được ý nguyện. Có tài năng mà không có ý chí thì khó mà
làm nên việc lớn, có tài mà ngại khó ngại khổ thì cũng không thể đi đến đích, không dễ gì
gặt hái uđược thành công.
Để thấy được tầm quan trọng của ý chí, chúng ta hãy đi ngược thời gian trở về với
các chặng đường lịch sử đã qua, học tập đức tính kiên trì nhẫn nại của người xưa. Một
trong những tấm gương về ý chí là Nguyễn Hiền. Ông sống ở làng Dương Miện, tỉnh Hà
Nam. Vì nhà nghèo nên phải đi ở chăn trâu cho phú ông, Nguyễn Hiền muốn học nhưng
không được đến trường, chỉ học lỏm, đứng ngoài hè của lớp học để nghe trộm lời thầy
giảng.Ông không ngừng tôi luyện kiến thức, lúc học trên lưng trâu, khi viết xuống mặt
đất.. Thế rồi, về sau Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên. Nếu không có chí học tập thì làm
sao ông có được thành công như thế?
Cao Bá Quát - nổi tiếng về tài văn thơ đối đáp thông minh, song chữ viết rất xấu.
Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát lun cố gắng và kiên trì trong
học tập. Lần nọ, ông viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà đem nộp cho quan, nhưng do
chữ quá xấu, quan không đọc được liền sai đuổi bà ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới
thấm thía rằng: “Dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó,
Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ. Tối nào ông cũng luyện viết và phải viết xong
mười trang vở mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt
được kết quả như mong muốn: chữ viết đã được cải thiện, trở nên rất đẹp. Vì thế mà ông
được nhân dân mệnh danh là “Văn hay chữ tốt”.
Tấm gương tiêu biểu nhất về “Có chí thì nên” không ai khác chính là vị lãnh tụ vĩ
đại của chúng ta – Hồ Chí Minh. Với ý chí quyết tâm mạnh mẽ, Bác đã đi tìm đường cứu
nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Bác lấy tên Văn Ba, lên đường sang
Pháp trong vai phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc, với mong muốn học hỏi những tinh
hoa và sự tiến bộ từ các nước phương Tây. Bác phải chịu muôn vàn khổ cực khi sống ở
đất khách, trong những ngày tháng bị giam cầm tại Trung Quốc. Bác đã lãnh đạo nhân about:blank 1/2 14:22 10/8/24 Đề 2 - nope
dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thành công, thống nhất đất nước,
đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
“Sức mạnh không đến từ thể chất. Nó đến từ ý chí bất khuất”. Tại sao người có ý
chí, nghị lực sẽ thành công? Vì đây là một đức tính không thể thiếu trong cuộc sống khi
ta làm bất kì việc gì. Đường đời không bao giờ bằng phẳng mà luôn có những khó khăn,
thử thách. Cho nên muốn thành công đều phải trải qua một quá trình, một thời gian rèn
luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc kết từ nhiều lần thất bại khác nhau.
Chính ý chí, nghị lực, lòng kiên trì là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Thật đáng
thương cho những người nản chí, không biết phấn đấu! Đây là những con người khi gặp
thất bại, khó khăn, thì sẽ tỏ ra tuyệt vọng. Họ không cố gắng vượt qua mà chỉ biết ngồi
than thân trách phận. Những người này không chì làm hại chính bản thân mình vì không
thành công trên đường đời, mà còn làm hại cả gia đình, xã hội.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đầy hàm ý khuyên răn chúng ta – “Có chí thì nên” đã
trở thành một chân lí. Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính bản thân mỗi
người. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất đi khi không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày.
Đừng cố tạo ra áp lực cho bản thân, vì nó sẽ phản tác dụng trong việc hình thành tính
“kiên trì”. Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính c, đặc biệt là ý
chí cầu tiến. Có như vậy, đức tính tốt đẹp này mới trở thành một nếp sống văn minh trong mỗi con người. about:blank 2/2