Quan niệm của Kierkegaard về cá nhân phi lý tính và ba giai đoạn của con đường nhân sinh | Tiểu luận Triết học ngoài mác xít hiện đại

Bước vào thế kỷ XIX, rất nhiều trường phái triết học với những tư tưởng độc đáo, sở hữu nhiều khác biệt so với trước đây lần lượt xuất hiện ở phương Tây. Một trong số chúng là triết học hiện sinh. Điểm đặc biệt nhất của triết học hiện sinh là ở chỗ  có bao nhiêu nhà triết học hiện sinh thì có bấy nhiêu loại triết học hiện sinh khác  nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
16 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Quan niệm của Kierkegaard về cá nhân phi lý tính và ba giai đoạn của con đường nhân sinh | Tiểu luận Triết học ngoài mác xít hiện đại

Bước vào thế kỷ XIX, rất nhiều trường phái triết học với những tư tưởng độc đáo, sở hữu nhiều khác biệt so với trước đây lần lượt xuất hiện ở phương Tây. Một trong số chúng là triết học hiện sinh. Điểm đặc biệt nhất của triết học hiện sinh là ở chỗ  có bao nhiêu nhà triết học hiện sinh thì có bấy nhiêu loại triết học hiện sinh khác  nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

7 4 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TRIẾT HỌC
-----------------------
TIỂU LUẬN
Môn: Triết học ngoài mác xít hiện đại-
Đề tài:
QUAN NIỆM CỦA KIERKEGAARD VỀ
CÁ NHÂN PHI LÝ TÍNH VÀ
BA GIAI ĐOẠN CỦA CON ĐƯỜNG NHÂN SINH
Họ và tên: Nguyễn Diệu Anh
Mã số sinh viên: 1850001004
Lớp: Triết học K38
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Søren Kierkegaard
1.1. Tiu sử
1.2. Vài nét về triết học của Kierkegaard
2. Cá nhân phi tính
3. Ba giai đoạn của con đường nhân sinh
KẾT LUN
MỞ ĐẦU
Bước vào thế kỷ XIX, rất nhiều trường phái triết học vi những tư tưởng độc đáo,
sở hữu nhiều khác biệt so với trước đây ln lượt xuất hiện phương Tây. Một
trong số chúng là triết học hiện sinh.
Điểm đặc biệt nhất của triết học hin sinh là chỗ có bao nhiêu nhà triết học hin
sinh tbấy nhiêu loại triết học hiện sinh khác nhau. Sở dĩ dẫu khác nhau
như vậy nhưng chúng vẫn được xếp vào cùng một trường phái bởi chúng
chung một nền tảng. Cùng với hiện tượng học siêu hình học, triết học của
Søren Kierkegaard chính là tiền đề của triết học hiện sinh.
Cốt lõi của triết học của Kierkegaard cũng nền tảng của mọi triết học hiện
sinh chính là quan niệm của ông về cá nhân phi lý tính. Từ quan nim ấy, ông đã
tiếp tục bàn đến những giai đoạn của con đường nhân sinh như là con đường đi
đến sự giải thoát cho con người.
Những tư tưởng ca Kierkegaard về cá nhân phi lý tính và các giai đoạn của con
đường nhân sinh đã gây ra nh hưởng to lớn đến nền triết học phương Tây thời
bấy giờ và vẫn còn giữ được giá trị cho đến ngày nay.
NỘI DUNG
1. Søren Kierkegaard
1.1. Tiểu sử
Søren Kierkegaard, n đầy đủ Søren Aabye Kierkegaard, (05/05/1813 -
11/11/1855) sinh ra ở Copenhagen, Đan Mạch. Ông là một nhà triết học, thần học
và phê bình văn hóa nổi tiếng. Tác phẩm của ông đã ợt qua ranh giới của triết
học, thần học, tâm học, phê bình văn học, văn học thần học và văn học huyễn
tưởng. Kierkegaard đã sử dụng cái hỗn hợp lý luận đầy sức mạnh ấy như một lời
phê phán xã hi và nhằm mục đích khôi phục lại niềm tinĐốc giáo trong cộng
đồng Đốc giáo. Cùng lúc đó, ông đã đóng góp nhiều ý tưởng độc đáo cho từng
lĩnh vực riêng lẻ. Ông nổi tiếng như cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh”, cũng
như với những phê bình của ông về Hegel chủ nghĩa lãng mạn Đức,những
đóng góp cho sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại, sự sáng tạo ra những khái niệm
cốt lõi mà đã được khám phá và xem xét bởi nhiều nhà tưởng sau y, sự can
thiệp trong chính trường nhà thờ Đan Mạch thời đó, và nỗ lực không ngừng nghỉ
trong nghiên cứu hồi sinh niềm tin Cơ Đốc giáo của ông cùng những thành tựu
khác.
Kierkegaard một cuộc đời tương đối bình lặng. Ông hiếm khi rời khỏi quê
hương Copenhagen của mình chỉ ra nước ngoài 5 lần trong đời 4 lần đến
Berlin và 1 lần tới Sweden.
Mẹ của ông không hề được nhắc đến trong các tác phẩm hay thậm chí là cả nhật
của ông, kể cả vào ngày bà mất. Tuy nhiên, đối với một người coi trng những
tương tác gián tiếp như Kierkegaard, sự vắng bóng này của bà nên được xem xét
như minh chứng của squan trọng của trong cuộc đời Kierkegaard. Ngược
lại, nh hưởng của cha Kierkegaard lại rất rõ ràng trong tác phm của ông. Không
chỉ thừa hưởng mỗi nỗi buồn, mặc cảm tội lỗi và sợ hãi, niềm tin Cơ Đốc giáo từ
cha mình, mà Kierkegaard còn thừa hưởng cả tài năng trong những tranh luận v
triết học và trí tưởng tưng sáng tạo của ông. Cha Kierkegaard là một người đàn
ông luôn mang trong mình mặc cảm ông đã từng nguyền rủa Thượng đế khi
còn trẻ. Ông luôn cho rằng mình sẽ bị trừng phạt và những đứa con của ông đều
lần lượt ra đi từ khi còn rất nhỏ ngoại trừ con cả Peter Christian người sau này
đã trở thành một giám mục, và con trai út Søren Aabye, ông đã cho rằng đó chính
sự trừng phạt của Thượng đế dành cho mình. Khi cha mình mất, Søren
Kierkegaard đã nghĩ rằng cha ông đã chết thay ông. Đó hẳn là lý do mà tình phụ
tử xuất hin khá nhiều trong các tác phẩm của Søren Kierkegaard. Trong Những
giai đoạn của con đường nhân sinh, Sự thật lộ trong men say (Bữa phần I -
tiệc), ông đã viết: “tôi tin rằng món nợ lớn nhất chính là nợ người khác tính mng.
Tôi tin món nợ này không thể được xóa hết, hay đo đếm được theo bất cứ cách
tính toán nào, và vì lý do này, tôi đồng ý với Cicero khi anh cho rằng những đứa
con trai luôn sai khi chống lại cha mình…”
1
Kierkegaard theo học ở một trường nam sinh danh tiếng (Borgendydskolen), sau
đó, ông nhập học Đại Học Copenhagen vào năm 1830. Ông vào học vi mục đích
học thần học nhưng cuối cùng lại tập trung nghiên cứu n học và triết học. Cách
nghĩ của ông trong thời kỳ này được tiết lộ trong một nhật ký của ông năm 1835,
thứ thường được cho chứa đựng hạt nhân của những tác phẩm sau của ông:
“Vấn đề làm sao để tìm được một sự thật mà thật với i, tìm được một ý
tưởng mà tôi có thể sống chết vì nó… Cái mới là thật nếu không phải là sống
cho một ý tưởng?”
F.C. Sibben, Poul Martin Møller, và H.L. Martensen là giảng viên của ông tại đại
học. Họ đã có ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng ông. Sibbern và Møller đều
những nhà triết học viết tiểu thuyết. Møller đã tác động to lớn đên sự phát
triển văn chương – triết học của Kierkegaard. Martensen cũng có ảnh hưởng khá
lớn đến Kierkegaard, nhưng đa phần theo hướng tiêu cực. Kierkegaard coi
Martensen như là đối thủ chính về trí tuệ của mình.
Một người quan trọng khác trong đời Kierkegaard là J. L. Heiberg, mt tượng đài
trong giới văn chương Copenhagen. Heiberg, hơn bất cứ ai khác, chính người
đã giới thiệu triết học Hegel vào Đan Mạch. Kierkegaard đã dành rất nhiều công
sức cố gắng để được gia nhập nhóm văn chương của Heiberg nhưng ông đã từ bỏ
sau khi tìm được tiếng nói ca riêng mình trong Khái niệm về sự mỉa mai (The
Concept of Irony).
Trong thời học sinh của mình, ông đã dần trở nên xa cách với cha mình cùng tôn
giáo mà ông đã ln lên cùng, và rời khỏi nhà. Năm 1838, ngay trước khi cha ông
mất, ông đã hàn gắn lại mối quan hệ của mình với cả cha ông Đốc giáo.
Đốc giáo đã trở thành lý tưởng ông chọn để sống chết cho. Ông coi việc
trở thành tín đồ Cơ Đốc giáo là nhiệm vụ cả đời.
Năm 1841, ông hoàn thành luận n tiến Bàn vkhái niệm về mỉa mai, với
những trích dẫn từ Socrates (On the Concept of Irony, with Constant Reference
to Socrates).
1
Søren Kierkegaard, Selections of the Writings of Kierkegaard, The University of Texas, Austin,
1923, mục 2, In Vino Veritas (The Banquet), trang 72.
Ông gặp Regine Olsen vào năm 1837. Hai người đính hôn năm 1840 nhưng chưa
đầy một m sau đó, ông đã hủy n với cô. Mối quan hệ này đã tác động lớn
đến ông sau này. Trong di chúc của mình, ông đã để lại i sản cho Regine nhưng
cô đã từ chối nhận phần thừa kế đó.
Ngay sau đó, Kierkegaard đã đến Berlin tham dự các bài ging triết học, trong đó
các bài giảng của Schelling. Đây lẽ do tại sao ông lại thái độ thù
địch với triết học Hegel.
Năm 1842, ông trở về Copenhagen. Tại đây, ông sống một cuộc sống khép kín,
chỉ rời khỏi nơi này vài lần trong những chuyến đi ngắn, tới cuối đời. Những tư
tưởng của ông đáng tiếc lại không được người n Copenhagen ủng hộ, tờ báo
địa phương còn thường xuyên chế giễu ông trong khi ông đáp trả li với Korsar
những bài tranh luận ca mình. Năm 1855, ông ra đi trong tình trạng cạn kiệt về
cả sức lực và tinh thần.
Các tác phẩm tiêu biểu của Kierkegaard thể kể đến như: Khái niệm về sự mỉa
mai (The Concept of Irony), Từ tờ báo của những người đang sống (From the
Papers of One Still Living), Những giai đoạn của con đường nhân sinh (Stages
On Life’s Way), Từ bệnh tật đến cái chết ( ), Kinh sợ run Sickness unto Death
rẩy (Fear and Trembling), Hoặc là/hoặc là (Either/Or),…
Cuộc đời của Kierkegaard là một cuộc đời cô đơn và nhiều sầu não. Ông đã nói
về nỗi buồn trong đời mình như này: Ngoài rất nhiều người quen khác của tôi ra,
tôi vẫn còn có một người bạn còn thân mật hơn nữa nỗi buồn của tôi. Giữa
những lạc thú, giữa công việc, anh ấy vẫy tay gọi tôi, kêu tôi sang một bên, mặc
cho i vẫn hiện diện về mặt thể xác. Nỗi buồn của tôi người tình chung thủy
nhất i từng có – chẳng ngạc nhiên khi tôi đáp trả tình yêu đó!”
2
Chính những
cảm xúc này đã để lại dấu ấn trong các tư tưởng của ông.
1.2. Vài nét về triết học của Kierkegaard
Trọng m của triết học của Kierkegaard những diễn ra trong nội tâm con
người, thế giới riêng tư của nhà triết học, sử dụng chính cuộc sống của mình
làm lăng kính để nhìn nhận thế gii, chứ không phải là nội dung khách quan được
tách rời khỏi nhân cách, cảm c của nhà triết học như những tư tưởng trước đó.
Quan niệm về cá nhân phi lý tính là quan niệm trung tâm trong triết học của ông.
Theo Kierkegaard, mỗi thời đại đều có một tính vô đạo đức nội tại nào đó. Trong
thời dại của ông, tính vô đạo đức đó chính là cá nhân nhận chỉ dẫn của một i gì
2
Søren Kierkegaard, Selections from the Writings of Kierkegaard, The University of Texas, Austin,
1923, mục 1, Diapsalmata, trang 43.
đó n ngoài như hội, giai cấp,và họ làm điều đó một cách hăng say
sung sướng.
Ông pphán việc qcoi trọng triết học, coi triết học sthông thái tối cao
của văn hóa, là biểu hiện lý tính khách quan và tính lịch sử. Đồng thời, ông cũng
phê phán Hegel đã tạo dựng tệ sùng bái kiểu tôn giáo đối với triết học trong n
hóa.
Ông cũng phản đối việc n sung tính, kể cdưới hình thức tôn sung logic.
Theo ông, Hegel đã đề cao quá mức lý tính, và sự tôn th lý tính ấy đã biến con
người thành cỗ máy logic đang nhn thức. Kierkegaard cho rằng thứ triết học như
thế không chỉ vô ích mà còn có hại cho những con người hiện thực đang sống với
những lo âu và khát vọng của mình.
Triết học của Kierkegaard là điển hình cho triết học phi tính. Ông gi đó là triết
học hiện sinh bởi ông tư duy để sống chứ không sống để tư duy. Ông cũng chính
là người đã sáng tạo ra các khái niệm “hiện sinh”, “cuộc sống”, “nỗi sợ hãi”, cái
chết”,… được sử dụng rất phổ biến trong triết học phương Tây sau này.
Kierkegaard rất tích cực phê phán hội. Ông kng bằng lòng với chủ nghĩa
truyền thống báo thủ, với chủ nghĩa cách mng, chủ nghĩa cải lương chúng
biến tất cả thành chính trị mà chính trị thì bị biến thành địa bàn của những kẻ đầu
cơ chính trị.
Những đề i về Thượng đế, tôn giáo, tội lỗi giữ một vị trí quan trọng trong triết
học của Kierkegaard. Là một tín đồ Đốc giáo, Kierkegaard rất đề cao tôn giáo.
Ông khẳng định lối thoát duy nhất của con người hướng tới sự vĩnh hằng,
hướng tới thế giới tinh thần – đạo đức, mà đỉnh cao là ng tới Thượng đế.
Kierkegaard đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử triết học. Tư tưởng về tính chủ
thể hoàn toàn của con người của ông đã trở thành nền tảng cho toàn bộ chủ nghĩa
hiện sinh sau này.
2. Cá nhân phi lý tính
Quan niệm về nhân phi tính một trong những đóng góp chủ yếu của
Kierkegaard cho lịch sử triết học. Có thể nói cá nhân phi lý tính chính là xuất phát
điểm của toàn bộ triết học của Kierkegaard. Xuất phát từ cá nhân phi tính,
Kierkegaard n về sự sinh tồn của nhân để làm tiền đề cho triết học phê
phán triết học lý tính.
Để nói về cá nhân phi lý tính, Kierkegaard chủ trương tách cá nhân khỏi thế giới
nhằm làm nổi bật cá nhân phi tính. Ông công nhận nhân sinh ra từ hội,
nằm trong xã hội và trong môi trường nhưng lại gạt bỏ mi quan hệ giữa cá nhân
với thế giới vì cho rằng những cái ngoài cá nhân thì không có tính. Ngoài ra,
những cái ngoài cá nhân ấy n làm lu mờ cá tính của cá nhân nên phải gt bỏ cá
nhân khỏi mối quan hệ với thế giới. Ông cho rằng chính do tính vô tận, xa lạ của
thế giới đối với cái i yếu ớt và hữu hạn, do khát vọng nhìn thấy cáii bản thân
thông qua tha nhân và bản chất trừu tượng của họ, do sự điên rồ của thế giới đã
đang m chiếm nhân cách con người tính bi kịch của cái tôi con người
sinh ra.
Theo Kierkegaard, nhân con người tính riêng độc đáo. Mỗi nhân có
một thế giới riêng, thế giới ấy do trải nghiệm cá nhân tạo nên. Vì vy, phải xuất
phát từ cá nhân để nghiên cứu về cá nhân.
Bản thân cá nhân con người có ba yếu tố: thể xác vật lý; lý tính; và tình cảm, tinh
thần, ý chí. Yếu tố thứ ba chính là thứ tạo nên sự độc đáo của cá nhân con người
và là sự sinh tồn của nhân.
nhân theo ông không bị ng buộc bởi tự nhiên, bởi hội hay tập thể quần
chúng, mà là một thực thế tự do tuyệt đối.
Kierkegaard cũng đưa ra các đặc trưng của cá nhân phi lý tính, gồm có:
- Đặc trưng thứ nhất là cá nhân không phải chủ thể nhận thức là chủ thể luân
có tự do tuyệt đối. Chủ thế ấy không bị chi phối, ràng buộc bởi bất cứ điều kiện
bên ngoài nào, nhờ đó, nó có mong muốn, nguyện vọng tự quyết định, tự lựa chọn
cách sống cho chính mình. Đó chính là những cá nhân độc đáo. Kierkegaard phủ
nhận quan điểm tự do nhận thức nh động theo quy luật khách quan của
Hegel, ông cho rằng tự do chính là suy nghĩ và hành động hoàn toàn chủ quan.
- Đặc trưng thứ hai nhân phi tính được thể hiện bằng những yếu tm
lý. Con người m lý có các tình cảm, sở hữu nhiều cảm xúc khác nhau. Những
biểu hiện đó trong nhân và không thể dùng logic để đo đếm được, cũng tức
là, không thể dùng ngôn ngữ trừu tượng để diễn đạt sự tồn tại.
- Đặc trưng thứ ba, con người được biểu hiện bởi yếu tố tình cảm, bởi các cảm
xúc vui buồn, hy vọng, tuyệt vọng,… Trong cuộc đời, cá nhân có thể sẽ phải trải
qua nhiều buồn đau, khổ ải, nhưng theo ông, không thể vì thế mà buông xuôi, chờ
đợi khó khăn đi qua được. Ông đề cao việc tự lựa chọn cách sống, không buông
xuôi chấp nhn trước khó khăn, đau khổ, chủ động nỗ lực vượt qua khó khăn, đau
khổ.
- Đặc trưng cuối cùng Kierkegaard nêu ra là cá nhân có một niềm tin và chỗ dựa
tinh thần Thượng đế. Khi con người đối diện vi Thượng đế, họ trở thành tồn
tại chân thực. Tồn tại cao nhất chính là trong mối quan hệ với Thượng đế.
Có thể thấy, Kierkegaard rất đề cao con người. Ông tin tưởng vào sức mạnh của
con người có thể giúp xoay chuyển nghịch cảnh, vượt qua khó khăn. Ông cổ
con người chủ động vượt qua nghịch cảnh bằng chính sức mình thay vì buông bỏ.
Trong quan niệm vcá nhân phi tính, Kierkegaard rất đề cao coi trọng tâm lý.
Kierkegaard cho rằng khiếm khuyết cơ bản của chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa cá
nhân, chủ nghĩa tiên nghiệm trong triết học trước đây là chỗ chúng bao giờ cũng
đề cập tới cái tôi” triết học “không đích thực”, nhân tạo, xa lạ với cuộc sống.
Theo ông, cái tôi với tư cách trung tâm của triết học phải là con người sống hiện
thực, và một trong những điều cơ bản với nó trong cuộc sống chính là nỗi sợ hãi
một yếu tố của m con người. Đây đóng góp giá tr của ông trong quan
niệm về cá nhân. Việc nghiên cứu cá nhân theo góc độ tâm lý là điều ít được các
nhà triết học trước đó coi trọng mà thường tập trung vào lý tính hơn. Yếu tố này
đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, ảnh hưởng lớn đến hành
động và suy nghĩ của con người. Triết học lý tính bằng việc đề cao logic, đã coi
nhẹ ảnh hưởng của tâm lên hành vi của con người, vậy, hkhông thể hiểu
được tại sao con người lại hành động trái với logic. Nghiên cứu con người dưới
góc độ tâm lý có thể giúp giải thích rất nhiều điều về hành vi của con người, đặc
biệt là những hành vi nhìn qua có vẻ phi logic.
Quan điểm của Kierkegaard về cá nhân cũng tồn tại nhiều hn chế. Có thể kể đến
đầu tiên việc ông đã tách cá nhân ra khỏi mối quan hệ với thế giới. Tuy thừa
nhận việc nhân sinh ra và nằm trong thế giới, ông lại muốn loại bỏ mi quan
hệ giữa cá nhân với thế giới vì cho rằng cái gì ở ngoài con người thì không có
tính và chúng chỉ khiến cá tính của con người bị lu mờ đi. Ông cho rằng mỗi
nhân có mt thế giới riêng và thế giới đó do trải nghiệm cá nhân tạo nên. Ông quá
đề cao tính của nhân dẫn đến muốn tách rời nhân khỏi thế giới. Ông
không nhận ra chính những mối quan hệ giữa nhân với thế giới ấy nguồn
gốc của các trải nghim cá nhân – thứ xây dựng nên thế giới riêng của con người,
theo đó, xây dng nên cá tính. tính không phải khác n những mối quan
hệ xã hội được phản ánh trong cá nhân ới hình thức các quan điểm, suy nghĩ,
thái độ, tình cảm,… trước tự nhiên, xã hội và bản thân. Tách rời cá nhân khỏi thế
giới để làm nổi bật cá tính không chỉ là loại bỏ ngun gốc tạo nên cá tính mà còn
loại bỏ cả đối tượng tính hướng tới. Nói cách khác, điều đó không khiến
tính nổi bật n mà chỉ m tính chỉ còn lại cái vỏ hình thức của nó. lẽ đó,
không thể tách cá nhân ra khỏi thế giới, khỏi xã hội được.
Bên cạnh đó, quan điểm của ông vnhân tự do tuyệt đối, không chịu sự ng
buộc của bất cứ điều kiện bên ngoài nào cũng không hp lý. Chủ nghĩa duy vật
biện chứng đã chỉ ra rằng mọi sự vật trên thế giới đều mối quan hệ với nhau.
Vì vậy, không thể có chuyện cá nhân không chịu ảnh hưởng của những điều kiện
bên ngoài, cũng giống như việc không thể tách rời cá nhân với thế gii được. Con
người từ lúc sinh ra đã chịu ảnh hưởng của tự nhiên, của hội lớn lên trong
tự nhiên, trong xã hội. Mối liên kết y giữa nhân thế giới không thể cắt
bỏ được. Kể cả khi bỏ qua sự ảnh hưởng của hội đối với việc hình thành
phát triển của ý thức con người, qua đó, ảnh hưởng đến hành động của con người,
thì vẫn còn đó những mối quan hệ giữa con ngưi với thế giới giới hạn con người.
Chừng nào n sống trong xã hội, con người không thể không bị ảnh hưởng bởi
những mối quan hệ với xã hội. Tự do mà con người có th đạt được thực tế luôn
nằm trong một giới hạn thế giới cho phép. Thứ tự do nhất con người thể
tự do trong nội bộ đầu óc của mình, cả trong tâm tcon người cũng đã
tồn tại sẵn những ràng buộc do môi trường họ sinh trưởng trong quy định.
Nếu nhất mực cho rằng suy nghĩ, thái độ, hành vi của con người là tự do tuyệt đối
và không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện bên ngi nào, thì đó không chỉ là sự
siêu hình, tuyệt đối hóa nhân, mà ở mức độ cực đoan, còn có thể dẫn tới việc
coi nhẹ cm xúc và quyền lợi của cá nhân khi phán xét về người đó. Chẳng lẽ ta
lại định tội một đứa sắp chết đói phải ăn cắp một cái bánh mì để thsống
thêm một ngày nữa bởinó đã thể chọn giữa việc phạm tội hoặc không phạm
tội, dẫu cho đó sự lựa chọn giữa sự sng và cái chết, ư? Chẳng nhẽ ta lại xem
đứa trẻ ấy là tội đồ chỉ vì đã lỡ ăn cắp một cái bánh mì, cái bánh mà có l
sẽ bị vứt đi người thợ làm bánh không bán được ư? đã sai khi ăn cắp,
phải, nhưng liệu có đến mức để coi nó là một tội đồ không? Cái lựa chọn giữa sự
sống và i chết y trong trường hợp này có thực sự có thể coi là lựa chọn không?
Và lựa chọn đó có thực sự là tự do không? Nếu bỏ qua những ràng buộc của bên
ngoài, bỏ qua hoàn cảnh của đứa bé đó, ta sẽ chẳng thể nào đồng cảm vi nó được
và chẳng thể thấy rằng thực ra lựa chọn mà ta cho là tự do tuyệt đối ấy không tự
do đến mức nào. Ngoài ra, lẽ cũng sẽ qcực đoan khi cho rằng nhân
không có tự do tuyệt đối mà cá nhân đó không có sự độc đáo.
Sự tin tưởng và dựa dẫm vào một thực tế siêu nhiên không phải điều gì mới trong
lịch sử triết học của cả phương Tây lẫn phương Đông. Kierkegaard cũng chung
suy nghĩ đó. Ông thậm chí còn đẩy nó lên cao hơn nữa bằng việc khẳng định con
người trở thành tồn tại chân thực khi đối diện với Thượng đế và tồn tại cao nhất
là trong mi quan hệ với Thượng đế. Quan đim này của ông mang đậm tính chất
duy tâm thần bí. Nếu như ở trên, ông muốn xóa bỏ mối quan hệ giữa cá nhân với
tự nhiên và xã hội, thì với quan điểm này, ông li bó buộc tồn tại của cá nhân vi
Thượng đế. Liệu có đúng không khi dựa dẫm vào một thực thể siêu nhiên nào đó
để khẳng định sự tồn tại của cá nhân con người? Cho rằng cá nhân chỉ tồn tại thực
sự trước Thượng đế cũng giống như cho rằng nhân không tồn tại ngoài đời
thực vậy. Trong khi đề cao cá nhân, ông lại đồng thời giới hạn và coi nhẹ tồn tại
của cá nhân trong đời thực bằng việc gắn sự tồn tại thực sự của con người với
Thượng đế mà không phải là với bản thân con người.
3. Ba giai đoạn của con đường nhân sinh
Qua quan niệm về cá nhân phi lý tính, Kierkegaard đã đưa ra một giải pháp nhân
sinh cho con người: vẽ ra lý tưởng để phấn đấu, thông qua ba giai đoạn của con
đường nhân sinh.
Ba giai đoạn của con đường nhân sinh gồm có: giai đoạn thẩm mỹ, giai đoạn luân
lý, giai đoạn đời sống n giáo, tín ngưỡng. Trong đó, bậc thấp nhất là giai
đoạn thẩm mỹ, trong khi giai đoạn đời sống tôn giáo, tín ngưỡng là giai đoạn cao
nhất trên con đường nhân sinh. Con đường dẫn tới niềm tin tôn giáo không hề dễ
dàng hay n bình đầy những thất vọng, đau khổ. Nhưng cũng chính s
thất vọng, đau khổ ấy cùng khát vọng ca con người chính cách thức dẫn tới
niềm tin và Thượng đế đáng tin cậy nhất.
Giai đoạn đầu tiên trong các giai đoạn ca con đường nhân sinh là giai đoạn thẩm
mỹ. Kierkegaard coi chủ nghĩa duy mỹ” như một hình thức của hiện sinh và gọi
con người bị giai đoạn y đồng hóa con người duy mỹ. Cái thẩm mỹ đây
không chỉ nằm trong mỗi những thứ tích cực mà n bao gồm cả khoái lạc và đau
khổ, cái hài và cái bi.
Ở giai đoạn này, con người b xâm chiếm bởi cảm xúc nhất thời, bởi chi phối bởi
những rung cảm. Họ không bằng lòng với cái tôi và chờ đợi cái tôi ấy biến thành
cái tôi khác. Cá nhân với lối sống thẩm mỹ luôn tìm kiếm cái mới lạ cố gắng
lẩn tránh sự nhàm chán, nhưng rốt cục, họ vẫn phải đối đầu với sự chán chường
và tuyệt vọng. Một đặc trưng khác của người duy mỹ chính là sự thờ ơ với nhiều
khía cạnh đạo đức của sự hiện sinh.
Cuộc sống trong giai đoạn này là những sinh hoạt vật chất được miêu tả một cách
lãng mạn, tuy nhiên, đó vẫn chỉ những sinh hoạt đời thường. Trong giai đoạn
này, con người tập trung vào những hưởng lạc cuộc sống mà chưa chú trọng tới
các niềm tin, quy tắc, quy phạm. Một cuộc sống như vậy, theo Kierkegaard, t
không thể thỏa mãn lâu dài được. Một lúc nào đó, con người sẽ lại cảm thấy đau
khổ, thậm chí là đánh mất niềm tin.
Con người duy mỹ trải qua nỗi thất vọng và hướng tới sự giải thoát nhưng sự thất
vọng đó, theo Kierkegaard, là không thực bởi nó bị chi phối bởi sự yếu đuối.
Vượt qua giai đoạn thẩm mỹ, chờ đợi con người trên con đường nhân sinh là giai
đoạn thứ hai giai đoạn luân lý. Khác với giai đoạn thm mỹ, cuộc sống trong
giai đoạn luân không bchi phối bởi cm giác, rung động, tính.
nhân trong giai đoạn này theo đuổi tiếng gọi của tính để chế ngự những ham
muốn tạm thời.
Con người luân được đặc trưng bởi những suy nghĩ và sự quan tâm đến tương
lai. Họ tinh thần nghiêm túc trách nhiệm đạo đức. Con người luân gắn
với trách nhiệm gia đình, vi nghĩa vụ hội một cách vô điều kiện. Tuy
nhiên, Kierkegaard không đề cao lý tính, bởi dù có lý tính thì con người vẫn phạm
tội.
Con người luân cũng hướng tới giải thoát thông qua sự thất vọng như trong
giai đoạn thm mỹ, tuy nhiên, sự thất vọng của con người lúc này không còn
giống như trước nữa. Sự thất vọng trong giai đoạn luân là sự thất vọng của cá
nhân, sự thất vọng hợp nhất với sự dũng cảm trách nhiệm đạo đức. Con
người lúc này tập trung toàn bộ sức lực của m hồn vào thất vọng để tinh thần
thể mở ra con đường tới niềm tin. điều, con người luân một đim
khiếm khuyết: họ bị xâm chiếm bởi kiêu ngạo. Họ chỉ đặt hy vọng vào sức mạnh
của mình, cho rằng bước đột phá vào tương lai quan trọng hơn việc tiếp cận vĩnh
hằng.
Giai đoạn đời sống tôn giáo, tín ngưỡng giai đoạn cuối cùng cao nhất của
con đường nhân sinh.
Con người tôn giáo bỏ lại cả nỗi thất vọng bị chi phi bởi yếu đuối của con ngưi
thẩm mỹ lẫn nỗi thất vọng mang màu sắc thách thức, kiêu ngạo của con người
luân lý, để đạt đến nỗi thất vọng tuyệt đối. Nỗi thất vọng này sẽ đưa con người
đến với niềm tin vào thượng đế thật sự gắn liền với tính vĩnh hằng.
giai đoạn này, con ngưi không có nhu cầu tính cũng không ham muốn
hưởng lạc như những giai đoạn trước mà muốn được giải thoát khỏi sự trói buộc
của trật tự, của các nguyên tắc đạo đức. Con người tồn tại chỉ đối diện với Thượng
đế, phục tùng ý chí của Thượng đế, qua đó, tìm được tự do, hạnh phúc thực sự và
sự cao cả vĩ đại nhất của mình.
Ba con đường nhân sinh này cũng chính là ba cấp độ khác nhau của đời sống cá
nhân. Theo Kierkegaard, không phải ai cũng trải qua cả ba giai đoạn này. Đa phần
mọi người thường chỉ dừng li ở giai đoạn luân lý, chỉ có những bậc thiên tài mới
đến được với giai đoạn đời sống tôn giáo tín ngưỡng. Kierkegaard gọi quan niệm
về các giai đoạn của con đường nhân sinh này là phép biện chứng của cuộc đời.
Đối lập với “phép biện chứng định lượng” của Hegel, phép biện chứng này của
Kierkegaard phép biện chứng định tính”. Phép biện chứng của Kierkegaard
không nghiên cứu những quá trình, hiện tượng khách quan, có tính số lượng,
sự biện chứng của những quá trình hin tượng không thể biểu thị được
dưới những hình thức khách quan như cảm xúc đau khổ, thất vọng, tội lỗi, hèn
hạ,… Phép biện chứng này mang tính định tính bởi lẽ nó ghi nhận các mâu thuẫn
của shiện sinh người được nắm bắt không phải bằng duy duy
qua thể nghiệm hiện sinh và chú giải tôn giáo nội tâm.
Qua quan niệm về ba giai đoạn của con đường nhân sinh, Kierkegaard đã chỉ ra
con đường đến với sự giải thoát, đó hướng đến niềm tin tôn giáo, hướng đến
Thượng đế. Việc coi sự giải thoát chỉ có thể đạt được qua niềm tin vào Thượng
đế không phải tư tưởng mới trong lịch sử triết học, đặc biệt là trong thần học, tuy
nhiên, con đường đến với Thượng đế thường được miêu tả như con đường vinh
quang rực rỡ. Kierkegaard lại khác, ông cho rằng con đường đó phải là thông qua
nỗi thất vọng, và chỉ có qua nỗi thất vọng, người ta mới có thể tới được với niềm
tin và Thượng đế. Đây là quan niệm độc đáo của riêng Kierkegaard.
Ngoài ra, quan niệm trên n góp phần đả phá quan niệm n sùng tính rất
thịnh hành thời đó. Bằng việc chỉ ra có những thứ mà lý tính không thể giải thích
được và không thể điều chỉnh được, ông đã phủ nhận sự toàn năng của lý tính
cốt lõi của chủ nghĩa duy lý.
Một khuyết điểm trong tư tưởng của Kierkegaard là ông đã mang tôn giáo đối lập
với đạo đức đời thường. Trong cuốn Kinh sợ và run rẩy, nói về sự việc Abraham
hiến tế chính con trai mình cho Thượng đế, ông đã viết thế này: Cách diễn đạt
theo góc độ đạo đức của việc Abraham đã làm là ông sẽ sát hại Isaac; cách diễn
đạt theo góc độ tôn giáo lại là ông sẽ hy sinh Isaac”
3
. Với việc đối lập tôn giáo
với đạo đức, ông đã khiến cho tôn giáo trở nên có phần ghê sợ, kể cả với những
người theo đạo.
Các tưởng của Kierkegaard mang đậm màu sắc duy tâm thần bí n giáo
nhưng chúng vẫn có những giá trị to lớn không thể phủ nhận được.
Các tưởng của Kierkegaard về nhân phi tính ba giai đoạn của con
đường nhân sinh không chỉ thể hiện tư tưởng coi trọng con người, coi trọng đời
sống tâm của con người, mà còn là biểu trưng cho nỗ lực tìm ra con đường đến
hạnh phúc, thanh thản cho con người của ông.
3
Søren Kierkegaard, Fear and Trembling, trang 11: https://archive.org/details/fear-and-trembling-
johannes-de-silentio_201507/mode/2up
KẾT LUẬN
Søren Kierkegaard một nhà triết học, nhà thần học, nhà văn hóa vĩ đại của thế
kỷ XIX. Bằng những tư tưởng của mình, ông đã mở ra mt thời đại mới cho triết
học phương Tây mà tại đó, không phải những vấn đề về vật chất hay lý tính, mà
vấn đề tồn tại người mi là trung tâm.
Quan niệm về nhân phi tính ba giai đoạn của con đường nhân sinh giữ
một vị trí quan trọng trong triết học ca ông. Quan nim về nhân phi tính
của ông đã nền tảng của toàn bộ triết học hiện sinh, mặc cho việc bao nhiêu
triết gia theo trường phái này thì có bấy nhiêu loại triết học khác nhau. Giá trị của
những quan niệm ấy không nằm li ở quá khứ mà vẫn kéo dài đến bây giờ và kể
cả trong tương, chúng có lẽ cũng sẽ chẳng bao giờ biến mất hoàn toàn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tiếng Việt:
1. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng, Lược khảo triết học phương Tây hiện đại,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
2. Đỗ Minh Hợp (chủ biên), Trần Thị Điểu, Nguyễn Thị NHuế, Phạm Thanh
Tùng, , Nxb Tôn giáo Triết học hiện sinh , Hà Nội, 2010.
3. Nguyễn Tấn Hùng, Một số trào lưu triết học và tư tưởng chính trị phương Tây
đương đại, Nxb Chính tr quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017.
4. Nguyễn Hảo (Chủ biên), Giáo trình triết học Phương Tây hiện đại, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Ni, 2016.
5. Trần Hải Minh (chủ nhiệm đề tài), , Đề i Triết học ngoài mác xít hiện đại-
khoa học cấp cơ sở Học viện Báo c và Tuyên truyền, Hà Nội, 2012.
- Tài liệu tiếng nước ngoài:
1. Britannica Encyclopedia, : Søren Kierkegaard
https://www.britannica.com/biography/Soren-Kierkegaard
2. Stanford Encyclopedia of Philosophy, Kierkegaard: Søren
https://plato.stanford.edu/entries/kierkegaard/#Life
3. Søren Kierkegaard, Fear and Trembling: https://archive.org/details/fear-and-
trembling-johannes-de-silentio_201507/mode/2up
4. Søren Kierkegaard, Selections from the Writings of Kierkegaard, The
University of Texas, Austin, 1923.
| 1/16

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TRIẾT HỌC ----------------------- TIỂU LUẬN
Môn: Triết học ngoài mác-xít hiện đại Đề tài:
QUAN NIỆM CỦA KIERKEGAARD VỀ CÁ NHÂN PHI LÝ TÍNH VÀ
BA GIAI ĐOẠN CỦA CON ĐƯỜNG NHÂN SINH
Họ và tên: Nguyễn Diệu Anh
Mã số sinh viên: 1850001004 Lớp: Triết học K38
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1. Søren Kierkegaard 1.1. Tiểu sử
1.2. Vài nét về triết học của Kierkegaard 2. Cá nhân phi lý tính
3. Ba giai đoạn của con đường nhân sinh KẾT LUẬN MỞ ĐẦU
Bước vào thế kỷ XIX, rất nhiều trường phái triết học với những tư tưởng độc đáo,
sở hữu nhiều khác biệt so với trước đây lần lượt xuất hiện ở phương Tây. Một
trong số chúng là triết học hiện sinh.
Điểm đặc biệt nhất của triết học hiện sinh là ở chỗ có bao nhiêu nhà triết học hiện
sinh thì có bấy nhiêu loại triết học hiện sinh khác nhau. Sở dĩ dẫu có khác nhau
như vậy nhưng chúng vẫn được xếp vào cùng một trường phái là bởi chúng có
chung một nền tảng. Cùng với hiện tượng học và siêu hình học, triết học của
Søren Kierkegaard chính là tiền đề của triết học hiện sinh.
Cốt lõi của triết học của Kierkegaard và cũng là nền tảng của mọi triết học hiện
sinh chính là quan niệm của ông về cá nhân phi lý tính. Từ quan niệm ấy, ông đã
tiếp tục bàn đến những giai đoạn của con đường nhân sinh như là con đường đi
đến sự giải thoát cho con người.
Những tư tưởng của Kierkegaard về cá nhân phi lý tính và các giai đoạn của con
đường nhân sinh đã gây ra ảnh hưởng to lớn đến nền triết học phương Tây thời
bấy giờ và vẫn còn giữ được giá trị cho đến ngày nay. NỘI DUNG 1. Søren Kierkegaard 1.1. Tiểu sử
Søren Kierkegaard, tên đầy đủ là Søren Aabye Kierkegaard, (05/05/1813 -
11/11/1855) sinh ra ở Copenhagen, Đan Mạch. Ông là một nhà triết học, thần học
và phê bình văn hóa nổi tiếng. Tác phẩm của ông đã vượt qua ranh giới của triết
học, thần học, tâm lý học, phê bình văn học, văn học thần học và văn học huyễn
tưởng. Kierkegaard đã sử dụng cái hỗn hợp lý luận đầy sức mạnh ấy như một lời
phê phán xã hội và nhằm mục đích khôi phục lại niềm tin Cơ Đốc giáo trong cộng
đồng Cơ Đốc giáo. Cùng lúc đó, ông đã đóng góp nhiều ý tưởng độc đáo cho từng
lĩnh vực riêng lẻ. Ông nổi tiếng như là “cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh”, cũng
như với những phê bình của ông về Hegel và chủ nghĩa lãng mạn Đức,những
đóng góp cho sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại, sự sáng tạo ra những khái niệm
cốt lõi mà đã được khám phá và xem xét bởi nhiều nhà tư tưởng sau này, sự can
thiệp trong chính trường nhà thờ Đan Mạch thời đó, và nỗ lực không ngừng nghỉ
trong nghiên cứu và hồi sinh niềm tin Cơ Đốc giáo của ông cùng những thành tựu khác.
Kierkegaard có một cuộc đời tương đối bình lặng. Ông hiếm khi rời khỏi quê
hương Copenhagen của mình và chỉ ra nước ngoài 5 lần trong đời – 4 lần đến
Berlin và 1 lần tới Sweden.
Mẹ của ông không hề được nhắc đến trong các tác phẩm hay thậm chí là cả nhật
ký của ông, kể cả vào ngày bà mất. Tuy nhiên, đối với một người coi trọng những
tương tác gián tiếp như Kierkegaard, sự vắng bóng này của bà nên được xem xét
như minh chứng của sự quan trọng của bà trong cuộc đời Kierkegaard. Ngược
lại, ảnh hưởng của cha Kierkegaard lại rất rõ ràng trong tác phẩm của ông. Không
chỉ thừa hưởng mỗi nỗi buồn, mặc cảm tội lỗi và sợ hãi, niềm tin Cơ Đốc giáo từ
cha mình, mà Kierkegaard còn thừa hưởng cả tài năng trong những tranh luận về
triết học và trí tưởng tượng sáng tạo của ông. Cha Kierkegaard là một người đàn
ông luôn mang trong mình mặc cảm vì ông đã từng nguyền rủa Thượng đế khi
còn trẻ. Ông luôn cho rằng mình sẽ bị trừng phạt và những đứa con của ông đều
lần lượt ra đi từ khi còn rất nhỏ ngoại trừ con cả Peter Christian – người sau này
đã trở thành một giám mục, và con trai út Søren Aabye, ông đã cho rằng đó chính
là sự trừng phạt của Thượng đế dành cho mình. Khi cha mình mất, Søren
Kierkegaard đã nghĩ rằng cha ông đã chết thay ông. Đó hẳn là lý do mà tình phụ
tử xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Søren Kierkegaard. Trong Những
giai đoạn của con đường nhân sinh, phần I - Sự thật hé lộ trong men say (Bữa
tiệc), ông đã viết: “tôi tin rằng món nợ lớn nhất chính là nợ người khác tính mạng.
Tôi tin món nợ này không thể được xóa hết, hay đo đếm được theo bất cứ cách
tính toán nào, và vì lý do này, tôi đồng ý với Cicero khi anh cho rằng những đứa
con trai luôn sai khi chống lại cha mình…”1
Kierkegaard theo học ở một trường nam sinh danh tiếng (Borgendydskolen), sau
đó, ông nhập học Đại Học Copenhagen vào năm 1830. Ông vào học với mục đích
học thần học nhưng cuối cùng lại tập trung nghiên cứu văn học và triết học. Cách
nghĩ của ông trong thời kỳ này được tiết lộ trong một nhật ký của ông năm 1835,
thứ thường được cho là chứa đựng hạt nhân của những tác phẩm sau của ông:
“Vấn đề là làm sao để tìm được một sự thật mà là thật với tôi, tìm được một ý
tưởng mà tôi có thể sống chết vì nó… Cái gì mới là thật nếu không phải là sống cho một ý tưởng?”
F.C. Sibben, Poul Martin Møller, và H.L. Martensen là giảng viên của ông tại đại
học. Họ đã có ảnh hưởng quan trọng đến tư tưởng ông. Sibbern và Møller đều là
những nhà triết học có viết tiểu thuyết. Møller đã có tác động to lớn đên sự phát
triển văn chương – triết học của Kierkegaard. Martensen cũng có ảnh hưởng khá
lớn đến Kierkegaard, nhưng đa phần là theo hướng tiêu cực. Kierkegaard coi
Martensen như là đối thủ chính về trí tuệ của mình.
Một người quan trọng khác trong đời Kierkegaard là J. L. Heiberg, một tượng đài
trong giới văn chương ở Copenhagen. Heiberg, hơn bất cứ ai khác, chính là người
đã giới thiệu triết học Hegel vào Đan Mạch. Kierkegaard đã dành rất nhiều công
sức cố gắng để được gia nhập nhóm văn chương của Heiberg nhưng ông đã từ bỏ
sau khi tìm được tiếng nói của riêng mình trong Khái niệm về sự mỉa mai (The Concept of Irony).
Trong thời học sinh của mình, ông đã dần trở nên xa cách với cha mình cùng tôn
giáo mà ông đã lớn lên cùng, và rời khỏi nhà. Năm 1838, ngay trước khi cha ông
mất, ông đã hàn gắn lại mối quan hệ của mình với cả cha ông và Cơ Đốc giáo.
Cơ Đốc giáo đã trở thành lý tưởng mà ông chọn để sống chết cho. Ông coi việc
trở thành tín đồ Cơ Đốc giáo là nhiệm vụ cả đời.
Năm 1841, ông hoàn thành luận văn tiến sĩ Bàn về khái niệm về mỉa mai, với
những trích dẫn từ Socrates (On the Concept of Irony, with Constant Reference to Socrates).
1 Søren Kierkegaard, Selections of the Writings of Kierkegaard, The University of Texas, Austin,
1923, mục 2, In Vino Veritas (The Banquet), trang 72.
Ông gặp Regine Olsen vào năm 1837. Hai người đính hôn năm 1840 nhưng chưa
đầy một năm sau đó, ông đã hủy hôn với cô. Mối quan hệ này đã tác động lớn
đến ông sau này. Trong di chúc của mình, ông đã để lại tài sản cho Regine nhưng
cô đã từ chối nhận phần thừa kế đó.
Ngay sau đó, Kierkegaard đã đến Berlin tham dự các bài giảng triết học, trong đó
có các bài giảng của Schelling. Đây có lẽ là lý do tại sao ông lại có thái độ thù
địch với triết học Hegel.
Năm 1842, ông trở về Copenhagen. Tại đây, ông sống một cuộc sống khép kín,
chỉ rời khỏi nơi này vài lần trong những chuyến đi ngắn, tới cuối đời. Những tư
tưởng của ông đáng tiếc lại không được người dân Copenhagen ủng hộ, tờ báo
địa phương Korsar còn thường xuyên chế giễu ông trong khi ông đáp trả lại với
những bài tranh luận của mình. Năm 1855, ông ra đi trong tình trạng cạn kiệt về
cả sức lực và tinh thần.
Các tác phẩm tiêu biểu của Kierkegaard có thể kể đến như: Khái niệm về sự mỉa
mai (The Concept of Irony), Từ tờ báo của những người đang sống (From the
Papers of One Still Living), Những giai đoạn của con đường nhân sinh (Stages
On Life’s Way), Từ bệnh tật đến cái chết (Sickness unto Death), Kinh sợ và run
rẩy (Fear and Trembling), Hoặc là/hoặc là (Either/Or),…
Cuộc đời của Kierkegaard là một cuộc đời cô đơn và nhiều sầu não. Ông đã nói
về nỗi buồn trong đời mình như này: “Ngoài rất nhiều người quen khác của tôi ra,
tôi vẫn còn có một người bạn còn thân mật hơn nữa – nỗi buồn của tôi. Giữa
những lạc thú, giữa công việc, anh ấy vẫy tay gọi tôi, kêu tôi sang một bên, mặc
cho tôi vẫn hiện diện về mặt thể xác. Nỗi buồn của tôi là người tình chung thủy
nhất mà tôi từng có – chẳng ngạc nhiên khi tôi đáp trả tình yêu đó!”2 Chính những
cảm xúc này đã để lại dấu ấn trong các tư tưởng của ông.
1.2. Vài nét về triết học của Kierkegaard
Trọng tâm của triết học của Kierkegaard là những gì diễn ra trong nội tâm con
người, và thế giới riêng tư của nhà triết học, sử dụng chính cuộc sống của mình
làm lăng kính để nhìn nhận thế giới, chứ không phải là nội dung khách quan được
tách rời khỏi nhân cách, cảm xúc của nhà triết học như những tư tưởng trước đó.
Quan niệm về cá nhân phi lý tính là quan niệm trung tâm trong triết học của ông.
Theo Kierkegaard, mỗi thời đại đều có một tính vô đạo đức nội tại nào đó. Trong
thời dại của ông, tính vô đạo đức đó chính là cá nhân nhận chỉ dẫn của một cái gì
2Søren Kierkegaard, Selections from the Writings of Kierkegaard, The University of Texas, Austin,
1923, mục 1, Diapsalmata, trang 43.
đó ở bên ngoài như xã hội, giai cấp,… và họ làm điều đó một cách hăng say và sung sướng.
Ông phê phán việc quá coi trọng triết học, coi triết học là sự thông thái tối cao
của văn hóa, là biểu hiện lý tính khách quan và tính lịch sử. Đồng thời, ông cũng
phê phán Hegel đã tạo dựng tệ sùng bái kiểu tôn giáo đối với triết học trong văn hóa.
Ông cũng phản đối việc tôn sung lý tính, kể cả dưới hình thức tôn sung logic.
Theo ông, Hegel đã đề cao quá mức lý tính, và sự tôn thờ lý tính ấy đã biến con
người thành cỗ máy logic đang nhận thức. Kierkegaard cho rằng thứ triết học như
thế không chỉ vô ích mà còn có hại cho những con người hiện thực đang sống với
những lo âu và khát vọng của mình.
Triết học của Kierkegaard là điển hình cho triết học phi lý tính. Ông gọi đó là triết
học hiện sinh bởi ông tư duy để sống chứ không sống để tư duy. Ông cũng chính
là người đã sáng tạo ra các khái niệm “hiện sinh”, “cuộc sống”, “nỗi sợ hãi”, “cái
chết”,… được sử dụng rất phổ biến trong triết học phương Tây sau này.
Kierkegaard rất tích cực phê phán xã hội. Ông không bằng lòng với chủ nghĩa
truyền thống báo thủ, với chủ nghĩa cách mạng, chủ nghĩa cải lương vì chúng
biến tất cả thành chính trị mà chính trị thì bị biến thành địa bàn của những kẻ đầu cơ chính trị.
Những đề tài về Thượng đế, tôn giáo, tội lỗi giữ một vị trí quan trọng trong triết
học của Kierkegaard. Là một tín đồ Cơ Đốc giáo, Kierkegaard rất đề cao tôn giáo.
Ông khẳng định lối thoát duy nhất của con người là hướng tới sự vĩnh hằng,
hướng tới thế giới tinh thần – đạo đức, mà đỉnh cao là hướng tới Thượng đế.
Kierkegaard đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử triết học. Tư tưởng về tính chủ
thể hoàn toàn của con người của ông đã trở thành nền tảng cho toàn bộ chủ nghĩa hiện sinh sau này. 2. Cá nhân phi lý tính
Quan niệm về cá nhân phi lý tính là một trong những đóng góp chủ yếu của
Kierkegaard cho lịch sử triết học. Có thể nói cá nhân phi lý tính chính là xuất phát
điểm của toàn bộ triết học của Kierkegaard. Xuất phát từ cá nhân phi lý tính,
Kierkegaard bàn về sự sinh tồn của cá nhân để làm tiền đề cho triết học và phê
phán triết học lý tính.
Để nói về cá nhân phi lý tính, Kierkegaard chủ trương tách cá nhân khỏi thế giới
nhằm làm nổi bật cá nhân phi lý tính. Ông công nhận cá nhân sinh ra từ xã hội,
nằm trong xã hội và trong môi trường nhưng lại gạt bỏ mối quan hệ giữa cá nhân
với thế giới vì cho rằng những cái ngoài cá nhân thì không có cá tính. Ngoài ra,
những cái ngoài cá nhân ấy còn làm lu mờ cá tính của cá nhân nên phải gạt bỏ cá
nhân khỏi mối quan hệ với thế giới. Ông cho rằng chính do tính vô tận, xa lạ của
thế giới đối với cái tôi yếu ớt và hữu hạn, do khát vọng nhìn thấy cái tôi bản thân
thông qua tha nhân và bản chất trừu tượng của họ, do sự điên rồ của thế giới đã
và đang xâm chiếm nhân cách con người mà tính bi kịch của cái tôi con người sinh ra.
Theo Kierkegaard, cá nhân con người có cá tính riêng độc đáo. Mỗi cá nhân có
một thế giới riêng, thế giới ấy do trải nghiệm cá nhân tạo nên. Vì vậy, phải xuất
phát từ cá nhân để nghiên cứu về cá nhân.
Bản thân cá nhân con người có ba yếu tố: thể xác vật lý; lý tính; và tình cảm, tinh
thần, ý chí. Yếu tố thứ ba chính là thứ tạo nên sự độc đáo của cá nhân con người
và là sự sinh tồn của cá nhân.
Cá nhân theo ông không bị ràng buộc bởi tự nhiên, bởi xã hội hay tập thể quần
chúng, mà là một thực thế tự do tuyệt đối.
Kierkegaard cũng đưa ra các đặc trưng của cá nhân phi lý tính, gồm có:
- Đặc trưng thứ nhất là cá nhân không phải chủ thể nhận thức mà là chủ thể luân
lý có tự do tuyệt đối. Chủ thế ấy không bị chi phối, ràng buộc bởi bất cứ điều kiện
bên ngoài nào, nhờ đó, nó có mong muốn, nguyện vọng tự quyết định, tự lựa chọn
cách sống cho chính mình. Đó chính là những cá nhân độc đáo. Kierkegaard phủ
nhận quan điểm tự do là nhận thức và hành động theo quy luật khách quan của
Hegel, ông cho rằng tự do chính là suy nghĩ và hành động hoàn toàn chủ quan.
- Đặc trưng thứ hai là cá nhân phi lý tính được thể hiện bằng những yếu tố tâm
lý. Con người tâm lý có các tình cảm, sở hữu nhiều cảm xúc khác nhau. Những
biểu hiện đó ở trong cá nhân và không thể dùng logic để đo đếm được, cũng tức
là, không thể dùng ngôn ngữ trừu tượng để diễn đạt sự tồn tại.
- Đặc trưng thứ ba, con người được biểu hiện bởi yếu tố tình cảm, bởi các cảm
xúc vui buồn, hy vọng, tuyệt vọng,… Trong cuộc đời, cá nhân có thể sẽ phải trải
qua nhiều buồn đau, khổ ải, nhưng theo ông, không thể vì thế mà buông xuôi, chờ
đợi khó khăn đi qua được. Ông đề cao việc tự lựa chọn cách sống, không buông
xuôi chấp nhận trước khó khăn, đau khổ, chủ động nỗ lực vượt qua khó khăn, đau khổ.
- Đặc trưng cuối cùng Kierkegaard nêu ra là cá nhân có một niềm tin và chỗ dựa
tinh thần là Thượng đế. Khi con người đối diện với Thượng đế, họ trở thành tồn
tại chân thực. Tồn tại cao nhất chính là trong mối quan hệ với Thượng đế.
Có thể thấy, Kierkegaard rất đề cao con người. Ông tin tưởng vào sức mạnh của
con người có thể giúp xoay chuyển nghịch cảnh, vượt qua khó khăn. Ông cổ vũ
con người chủ động vượt qua nghịch cảnh bằng chính sức mình thay vì buông bỏ.
Trong quan niệm về cá nhân phi lý tính, Kierkegaard rất đề cao coi trọng tâm lý.
Kierkegaard cho rằng khiếm khuyết cơ bản của chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa cá
nhân, chủ nghĩa tiên nghiệm trong triết học trước đây là ở chỗ chúng bao giờ cũng
đề cập tới “cái tôi” triết học “không đích thực”, nhân tạo, xa lạ với cuộc sống.
Theo ông, cái tôi với tư cách trung tâm của triết học phải là con người sống hiện
thực, và một trong những điều cơ bản với nó trong cuộc sống chính là nỗi sợ hãi
– một yếu tố của tâm lý con người. Đây là đóng góp giá trị của ông trong quan
niệm về cá nhân. Việc nghiên cứu cá nhân theo góc độ tâm lý là điều ít được các
nhà triết học trước đó coi trọng mà thường tập trung vào lý tính hơn. Yếu tố này
đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, có ảnh hưởng lớn đến hành
động và suy nghĩ của con người. Triết học lý tính bằng việc đề cao logic, đã coi
nhẹ ảnh hưởng của tâm lý lên hành vi của con người, vì vậy, họ không thể hiểu
được tại sao con người lại hành động trái với logic. Nghiên cứu con người dưới
góc độ tâm lý có thể giúp giải thích rất nhiều điều về hành vi của con người, đặc
biệt là những hành vi nhìn qua có vẻ phi logic.
Quan điểm của Kierkegaard về cá nhân cũng tồn tại nhiều hạn chế. Có thể kể đến
đầu tiên là việc ông đã tách cá nhân ra khỏi mối quan hệ với thế giới. Tuy thừa
nhận việc cá nhân sinh ra và nằm trong thế giới, ông lại muốn loại bỏ mối quan
hệ giữa cá nhân với thế giới vì cho rằng cái gì ở ngoài con người thì không có cá
tính và chúng chỉ khiến cá tính của con người bị lu mờ đi. Ông cho rằng mỗi cá
nhân có một thế giới riêng và thế giới đó do trải nghiệm cá nhân tạo nên. Ông quá
đề cao cá tính của cá nhân dẫn đến muốn tách rời cá nhân khỏi thế giới. Ông
không nhận ra chính những mối quan hệ giữa cá nhân với thế giới ấy là nguồn
gốc của các trải nghiệm cá nhân – thứ xây dựng nên thế giới riêng của con người,
theo đó, xây dựng nên cá tính. Cá tính không phải gì khác hơn những mối quan
hệ xã hội được phản ánh trong cá nhân dưới hình thức các quan điểm, suy nghĩ,
thái độ, tình cảm,… trước tự nhiên, xã hội và bản thân. Tách rời cá nhân khỏi thế
giới để làm nổi bật cá tính không chỉ là loại bỏ nguồn gốc tạo nên cá tính mà còn
loại bỏ cả đối tượng cá tính hướng tới. Nói cách khác, điều đó không khiến cá
tính nổi bật lên mà chỉ làm cá tính chỉ còn lại cái vỏ hình thức của nó. Vì lẽ đó,
không thể tách cá nhân ra khỏi thế giới, khỏi xã hội được.
Bên cạnh đó, quan điểm của ông về cá nhân tự do tuyệt đối, không chịu sự ràng
buộc của bất cứ điều kiện bên ngoài nào cũng không hợp lý. Chủ nghĩa duy vật
biện chứng đã chỉ ra rằng mọi sự vật trên thế giới đều có mối quan hệ với nhau.
Vì vậy, không thể có chuyện cá nhân không chịu ảnh hưởng của những điều kiện
bên ngoài, cũng giống như việc không thể tách rời cá nhân với thế giới được. Con
người từ lúc sinh ra đã chịu ảnh hưởng của tự nhiên, của xã hội và lớn lên trong
tự nhiên, trong xã hội. Mối liên kết ấy giữa cá nhân và thế giới là không thể cắt
bỏ được. Kể cả khi bỏ qua sự ảnh hưởng của xã hội đối với việc hình thành và
phát triển của ý thức con người, qua đó, ảnh hưởng đến hành động của con người,
thì vẫn còn đó những mối quan hệ giữa con người với thế giới giới hạn con người.
Chừng nào còn sống trong xã hội, con người không thể không bị ảnh hưởng bởi
những mối quan hệ với xã hội. Tự do mà con người có thể đạt được thực tế luôn
nằm trong một giới hạn mà thế giới cho phép. Thứ tự do nhất con người có thể
có là tự do trong nội bộ đầu óc của mình, và cả trong tâm trí con người cũng đã
tồn tại sẵn những ràng buộc do môi trường họ sinh trưởng trong quy định.
Nếu nhất mực cho rằng suy nghĩ, thái độ, hành vi của con người là tự do tuyệt đối
và không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện bên ngoài nào, thì đó không chỉ là sự
siêu hình, tuyệt đối hóa cá nhân, mà ở mức độ cực đoan, còn có thể dẫn tới việc
coi nhẹ cảm xúc và quyền lợi của cá nhân khi phán xét về người đó. Chẳng lẽ ta
lại định tội một đứa bé sắp chết đói phải ăn cắp một cái bánh mì để có thể sống
thêm một ngày nữa bởi vì nó đã có thể chọn giữa việc phạm tội hoặc không phạm
tội, dẫu cho đó là sự lựa chọn giữa sự sống và cái chết, ư? Chẳng nhẽ ta lại xem
đứa trẻ ấy là tội đồ chỉ vì nó đã lỡ ăn cắp một cái bánh mì, cái bánh mì mà có lẽ
sẽ bị vứt đi vì người thợ làm bánh không bán được nó ư? Nó đã sai khi ăn cắp,
phải, nhưng liệu có đến mức để coi nó là một tội đồ không? Cái lựa chọn giữa sự
sống và cái chết ấy trong trường hợp này có thực sự có thể coi là lựa chọn không?
Và lựa chọn đó có thực sự là tự do không? Nếu bỏ qua những ràng buộc của bên
ngoài, bỏ qua hoàn cảnh của đứa bé đó, ta sẽ chẳng thể nào đồng cảm với nó được
và chẳng thể thấy rằng thực ra lựa chọn mà ta cho là tự do tuyệt đối ấy không tự
do đến mức nào. Ngoài ra, có lẽ cũng sẽ quá cực đoan khi cho rằng vì cá nhân
không có tự do tuyệt đối mà cá nhân đó không có sự độc đáo.
Sự tin tưởng và dựa dẫm vào một thực tế siêu nhiên không phải điều gì mới trong
lịch sử triết học của cả phương Tây lẫn phương Đông. Kierkegaard cũng có chung
suy nghĩ đó. Ông thậm chí còn đẩy nó lên cao hơn nữa bằng việc khẳng định con
người trở thành tồn tại chân thực khi đối diện với Thượng đế và tồn tại cao nhất
là trong mối quan hệ với Thượng đế. Quan điểm này của ông mang đậm tính chất
duy tâm thần bí. Nếu như ở trên, ông muốn xóa bỏ mối quan hệ giữa cá nhân với
tự nhiên và xã hội, thì với quan điểm này, ông lại bó buộc tồn tại của cá nhân với
Thượng đế. Liệu có đúng không khi dựa dẫm vào một thực thể siêu nhiên nào đó
để khẳng định sự tồn tại của cá nhân con người? Cho rằng cá nhân chỉ tồn tại thực
sự trước Thượng đế cũng giống như cho rằng cá nhân không tồn tại ngoài đời
thực vậy. Trong khi đề cao cá nhân, ông lại đồng thời giới hạn và coi nhẹ tồn tại
của cá nhân trong đời thực bằng việc gắn sự tồn tại thực sự của con người với
Thượng đế mà không phải là với bản thân con người.
3. Ba giai đoạn của con đường nhân sinh
Qua quan niệm về cá nhân phi lý tính, Kierkegaard đã đưa ra một giải pháp nhân
sinh cho con người: vẽ ra lý tưởng để phấn đấu, thông qua ba giai đoạn của con đường nhân sinh.
Ba giai đoạn của con đường nhân sinh gồm có: giai đoạn thẩm mỹ, giai đoạn luân
lý, và giai đoạn đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, ở bậc thấp nhất là giai
đoạn thẩm mỹ, trong khi giai đoạn đời sống tôn giáo, tín ngưỡng là giai đoạn cao
nhất trên con đường nhân sinh. Con đường dẫn tới niềm tin tôn giáo không hề dễ
dàng hay yên bình mà nó đầy những thất vọng, đau khổ. Nhưng cũng chính sự
thất vọng, đau khổ ấy cùng khát vọng của con người chính là cách thức dẫn tới
niềm tin và Thượng đế đáng tin cậy nhất.
Giai đoạn đầu tiên trong các giai đoạn của con đường nhân sinh là giai đoạn thẩm
mỹ. Kierkegaard coi “chủ nghĩa duy mỹ” như một hình thức của hiện sinh và gọi
con người bị giai đoạn này đồng hóa là con người duy mỹ. Cái thẩm mỹ ở đây
không chỉ nằm trong mỗi những thứ tích cực mà còn bao gồm cả khoái lạc và đau khổ, cái hài và cái bi.
Ở giai đoạn này, con người bị xâm chiếm bởi cảm xúc nhất thời, bởi chi phối bởi
những rung cảm. Họ không bằng lòng với cái tôi và chờ đợi cái tôi ấy biến thành
cái tôi khác. Cá nhân với lối sống thẩm mỹ luôn tìm kiếm cái mới lạ và cố gắng
lẩn tránh sự nhàm chán, nhưng rốt cục, họ vẫn phải đối đầu với sự chán chường
và tuyệt vọng. Một đặc trưng khác của người duy mỹ chính là sự thờ ơ với nhiều
khía cạnh đạo đức của sự hiện sinh.
Cuộc sống trong giai đoạn này là những sinh hoạt vật chất được miêu tả một cách
lãng mạn, tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những sinh hoạt đời thường. Trong giai đoạn
này, con người tập trung vào những hưởng lạc cuộc sống mà chưa chú trọng tới
các niềm tin, quy tắc, quy phạm. Một cuộc sống như vậy, theo Kierkegaard, thì
không thể thỏa mãn lâu dài được. Một lúc nào đó, con người sẽ lại cảm thấy đau
khổ, thậm chí là đánh mất niềm tin.
Con người duy mỹ trải qua nỗi thất vọng và hướng tới sự giải thoát nhưng sự thất
vọng đó, theo Kierkegaard, là không thực bởi nó bị chi phối bởi sự yếu đuối.
Vượt qua giai đoạn thẩm mỹ, chờ đợi con người trên con đường nhân sinh là giai
đoạn thứ hai – giai đoạn luân lý. Khác với giai đoạn thẩm mỹ, cuộc sống trong
giai đoạn luân lý không bị chi phối bởi cảm giác, rung động, mà là lý tính. Cá
nhân trong giai đoạn này theo đuổi tiếng gọi của lý tính để chế ngự những ham muốn tạm thời.
Con người luân lý được đặc trưng bởi những suy nghĩ và sự quan tâm đến tương
lai. Họ có tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm đạo đức. Con người luân lý gắn
bó với trách nhiệm gia đình, với nghĩa vụ xã hội một cách vô điều kiện. Tuy
nhiên, Kierkegaard không đề cao lý tính, bởi dù có lý tính thì con người vẫn phạm tội.
Con người luân lý cũng hướng tới giải thoát thông qua sự thất vọng như trong
giai đoạn thẩm mỹ, tuy nhiên, sự thất vọng của con người lúc này không còn
giống như trước nữa. Sự thất vọng trong giai đoạn luân lý là sự thất vọng của cá
nhân, là sự thất vọng hợp nhất với sự dũng cảm và trách nhiệm đạo đức. Con
người lúc này tập trung toàn bộ sức lực của tâm hồn vào thất vọng để tinh thần
có thể mở ra con đường tới niềm tin. Có điều, con người luân lý có một điểm
khiếm khuyết: họ bị xâm chiếm bởi kiêu ngạo. Họ chỉ đặt hy vọng vào sức mạnh
của mình, cho rằng bước đột phá vào tương lai quan trọng hơn việc tiếp cận vĩnh hằng.
Giai đoạn đời sống tôn giáo, tín ngưỡng là giai đoạn cuối cùng và cao nhất của con đường nhân sinh.
Con người tôn giáo bỏ lại cả nỗi thất vọng bị chi phối bởi yếu đuối của con người
thẩm mỹ lẫn nỗi thất vọng mang màu sắc thách thức, kiêu ngạo của con người
luân lý, để đạt đến nỗi thất vọng tuyệt đối. Nỗi thất vọng này sẽ đưa con người
đến với niềm tin vào thượng đế thật sự gắn liền với tính vĩnh hằng.
Ở giai đoạn này, con người không có nhu cầu lý tính cũng không ham muốn
hưởng lạc như ở những giai đoạn trước mà muốn được giải thoát khỏi sự trói buộc
của trật tự, của các nguyên tắc đạo đức. Con người tồn tại chỉ đối diện với Thượng
đế, phục tùng ý chí của Thượng đế, qua đó, tìm được tự do, hạnh phúc thực sự và
sự cao cả vĩ đại nhất của mình.
Ba con đường nhân sinh này cũng chính là ba cấp độ khác nhau của đời sống cá
nhân. Theo Kierkegaard, không phải ai cũng trải qua cả ba giai đoạn này. Đa phần
mọi người thường chỉ dừng lại ở giai đoạn luân lý, chỉ có những bậc thiên tài mới
đến được với giai đoạn đời sống tôn giáo tín ngưỡng. Kierkegaard gọi quan niệm
về các giai đoạn của con đường nhân sinh này là phép biện chứng của cuộc đời.
Đối lập với “phép biện chứng định lượng” của Hegel, phép biện chứng này của
Kierkegaard là “phép biện chứng định tính”. Phép biện chứng của Kierkegaard
không nghiên cứu những quá trình, hiện tượng khách quan, có tính số lượng, mà
nó là sự biện chứng của những quá trình và hiện tượng không thể biểu thị được
dưới những hình thức khách quan như cảm xúc đau khổ, thất vọng, tội lỗi, hèn
hạ,… Phép biện chứng này mang tính định tính bởi lẽ nó ghi nhận các mâu thuẫn
của sự hiện sinh người mà được nắm bắt không phải bằng tư duy duy lý mà là
qua thể nghiệm hiện sinh và chú giải tôn giáo nội tâm.
Qua quan niệm về ba giai đoạn của con đường nhân sinh, Kierkegaard đã chỉ ra
con đường đến với sự giải thoát, đó là hướng đến niềm tin tôn giáo, hướng đến
Thượng đế. Việc coi sự giải thoát chỉ có thể đạt được qua niềm tin vào Thượng
đế không phải tư tưởng mới trong lịch sử triết học, đặc biệt là trong thần học, tuy
nhiên, con đường đến với Thượng đế thường được miêu tả như con đường vinh
quang rực rỡ. Kierkegaard lại khác, ông cho rằng con đường đó phải là thông qua
nỗi thất vọng, và chỉ có qua nỗi thất vọng, người ta mới có thể tới được với niềm
tin và Thượng đế. Đây là quan niệm độc đáo của riêng Kierkegaard.
Ngoài ra, quan niệm trên còn góp phần đả phá quan niệm tôn sùng lý tính rất
thịnh hành thời đó. Bằng việc chỉ ra có những thứ mà lý tính không thể giải thích
được và không thể điều chỉnh được, ông đã phủ nhận sự toàn năng của lý tính –
cốt lõi của chủ nghĩa duy lý.
Một khuyết điểm trong tư tưởng của Kierkegaard là ông đã mang tôn giáo đối lập
với đạo đức đời thường. Trong cuốn Kinh sợ và run rẩy, nói về sự việc Abraham
hiến tế chính con trai mình cho Thượng đế, ông đã viết thế này: “Cách diễn đạt
theo góc độ đạo đức của việc Abraham đã làm là ông sẽ sát hại Isaac; cách diễn
đạt theo góc độ tôn giáo lại là ông sẽ hy sinh Isaac”3. Với việc đối lập tôn giáo
với đạo đức, ông đã khiến cho tôn giáo trở nên có phần ghê sợ, kể cả với những người theo đạo.
Các tư tưởng của Kierkegaard mang đậm màu sắc duy tâm và thần bí tôn giáo
nhưng chúng vẫn có những giá trị to lớn không thể phủ nhận được.
Các tư tưởng của Kierkegaard về cá nhân phi lý tính và ba giai đoạn của con
đường nhân sinh không chỉ thể hiện tư tưởng coi trọng con người, coi trọng đời
sống tâm lý của con người, mà còn là biểu trưng cho nỗ lực tìm ra con đường đến
hạnh phúc, thanh thản cho con người của ông.
3 Søren Kierkegaard, Fear and Trembling, trang 11: https://archive.org/details/fear-and-trembling-
johannes-de-silentio_201507/mode/2up KẾT LUẬN
Søren Kierkegaard là một nhà triết học, nhà thần học, nhà văn hóa vĩ đại của thế
kỷ XIX. Bằng những tư tưởng của mình, ông đã mở ra một thời đại mới cho triết
học phương Tây mà tại đó, không phải những vấn đề về vật chất hay lý tính, mà
vấn đề tồn tại người mới là trung tâm.
Quan niệm về cá nhân phi lý tính và ba giai đoạn của con đường nhân sinh giữ
một vị trí quan trọng trong triết học của ông. Quan niệm về cá nhân phi lý tính
của ông đã nền tảng của toàn bộ triết học hiện sinh, mặc cho việc có bao nhiêu
triết gia theo trường phái này thì có bấy nhiêu loại triết học khác nhau. Giá trị của
những quan niệm ấy không nằm lại ở quá khứ mà vẫn kéo dài đến bây giờ và kể
cả trong tương, chúng có lẽ cũng sẽ chẳng bao giờ biến mất hoàn toàn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu tiếng Việt:
1. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng, Lược khảo triết học phương Tây hiện đại,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
2. Đỗ Minh Hợp (chủ biên), Trần Thị Điểu, Nguyễn Thị Như Huế, Phạm Thanh
Tùng, Triết học hiện sinh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2010.
3. Nguyễn Tấn Hùng, Một số trào lưu triết học và tư tưởng chính trị phương Tây
đương đại, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017.
4. Nguyễn Vũ Hảo (Chủ biên), Giáo trình triết học Phương Tây hiện đại, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2016.
5. Trần Hải Minh (chủ nhiệm đề tài), Triết học ngoài mác-xít hiện đại, Đề tài
khoa học cấp cơ sở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2012.
- Tài liệu tiếng nước ngoài:
1. Britannica Encyclopedia, Søren Kierkegaard:
https://www.britannica.com/biography/Soren-Kierkegaard
2. Stanford Encyclopedia of Philosophy, Søren Kierkegaard:
https://plato.stanford.edu/entries/kierkegaard/#Life
3. Søren Kierkegaard, Fear and Trembling: https://archive.org/details/fear-and-
trembling-johannes-de-silentio_201507/mode/2up
4. Søren Kierkegaard, Selections from the Writings of Kierkegaard, The
University of Texas, Austin, 1923.