Quy hoạch và phát triển cảng hàng không Tân Sơn Nhất - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam
Quy hoạch và phát triển cảng hàng không Tân Sơn Nhất - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hàng không dân dụng
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhóm 2.4
Nhóm trưởng: Trương Thanh Trúc
Nhóm viên 1: Lê Hoàng Thiên Quốc
Nhóm viên 2: Phan Thị Hòa
Nhóm viên 3: Nguyễn Thị Tú Ngọc
Nhóm viên 4: Phạm Thị Thảo Tươi
QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG HÀNG KHÔNG
1) GIỚI THIỆU VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG TÂN SƠN NHẤT
Địa chỉ: thuộc phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Phía Tây giáp đường Trường Chinh;
Phía Tây Bắc giáp đường Phạm Văn Bạch và đường Tân Sơn quận Tân Phú;
Phía Đông giáp đường Quang Trung quận Gò Vấp;
Phía Nam giáp đường Cộng Hòa/ Hoàng Văn Thụ quận Tân Bình.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có vị trí rất thuận tiện cho hoạt động HKDD:
Nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông - Tây và Nam - Bắc của khu vực,
Là cửa ngõ giao thương của thành phố Hồ Chí Minh với các nền kinh tế khác trên thế giới
Là điểm dừng thuận lợi và lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam
Á, Đông Bắc, Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương.
Sân bay Tân Sơn Nhất có công suất thiết kế 28 triệu hành khách/năm, nhưng từ nhiều
năm nay luôn đón lượng khách vượt xa công suất, như năm 2017 là 36 triệu khách, năm 2018 đạt
38,3 triệu khách và cao điểm du lịch 2019 lên tới 40,130 triệu hành khách.
Theo số liệu mới nhất từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, trong tháng 6.2022,
sân bay Tân Sơn Nhất ước phục vụ hơn 3,4 triệu lượt khách bao gồm cả quốc tế và quốc nội, gấp
hơn 20 lần cùng kỳ 2021. Tính chung 6 tháng đầu năm, lượng khách qua Tân Sơn Nhất ước đạt
gần 14,8 triệu lượt, đạt 52,9% kế hoạch cả năm 2022. Trung bình mỗi ngày, sân bay phục vụ từ
98.000 - 100.000 lượt khách. Kế hoạch cả năm 2022, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ phục vụ hơn 28,3
triệu hành khách, tuy chỉ bằng khoảng 70% so với cao điểm năm 2019 nhưng lượng khách quốc
tế đến nay gần như không đáng kể. Sự tăng trưởng đột biến dồn vào nhà ga quốc nội khiến nhà
ga này quá tải trầm trọng.
2) THỰC TRẠNG QUY HOẠCH CẢNG HÀNG KHÔNG TÂN SƠN NHẤT
Ngày 7/9/2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã ký Quyết định số
3193/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân
Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo quy hoạch điều chỉnh, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là Cảng hàng không đạt cấp
4E theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp I.
Quy hoạch khu bay: Sử dụng 02 đường cất hạ cánh hiện hữu có khả năng tiếp nhận các loại tàu
bay code E; sử dụng các đường lăn hiện hữu có khả năng tiếp nhận các loại tàu bay code E; hệ
thống sân đỗ tàu bay gồm 82 vị trí đỗ tàu bay, trong đó 54 vị trị đỗ của hàng không dân dụng và
28 vị trị đỗ của hàng không lưỡng dụng; khai thác các loại máy bay: B747, B777/787, A350, A321 và tương đương.
Quy hoạch khu hàng không dân dụng: Cải tạo, mở rộng các nhà ga hành khách đạt công suất 28
triệu hành khách/năm; đầu tư nâng cấp nhà ga hàng hóa theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu
khai thác, công suất đến năm 2030 đạt 1 triệu tấn/năm;
Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không quốc
tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Cụ thể, đất quy hoạch có
tổng diện tích 791 ha (không tính diện tích đất quốc phòng trực tiếp quản lý), sân bay hiện hữu rộng 545,1 ha.
Cùng với việc mở rộng, cải tạo 2 nhà ga hiện hữu (T1 và T2), nâng công suất lên 30 triệu lượt
hành khách/năm sẽ xây thêm một nhà ga mới (T3) công suất 20 triệu HK/năm nhằm đạt công
suất 50 triệu hành khách/năm.
Dự án ga T3 gồm ba hạng mục chính, gồm: ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi
hàng không và hệ thống cầu cạn. Kiến trúc nhà ga hành khách T3 được thiết kế lấy cảm hứng từ
tà áo dài truyền thống, có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là
112.500 m2, thiết kế theo tiêu chuẩn sân bay quốc tế, đảm bảo khách đi thuận tiện cũng như được
tiếp cận nhiều tiện nghi, khu mua sắm... Khu vực nhà xe cũng được thiết kế hiện đại, gồm hai
tầng hầm, 4 tầng nổi, xây trên tổng diện tích 130.000 m2.
Theo quy hoạch điều chỉnh, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bổ sung 3 đường lăn song song, 5 đường
lăn thoát nhanh, thêm sân đỗ máy bay trước nhà ga mới (T3) và sân đỗ phía Nam đáp ứng 56 vị
trí, nâng tổng sân đỗ lên 106 vị trí…
Các nội dung khác được giữ nguyên theo Quyết định số 3193/QĐ-BGTVT ngày 07/9/2015; số
1942/QĐ-BGTVT ngày 31/8/2018; số 276/QĐ-BGTVT ngày 09/02/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT
Đến thời điểm hiện tại, hạng mục móng cọc nhà ga hành khách T3 đã được phê duyệt, đã
đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công để sẵn sàng triển khai ngay khi mặt bằng được bàn giao.
Chính phủ cũng đã đồng ý với đề xuất của Bộ GTVT về việc phá dỡ 12 ụ bê tông thuộc công
trình quốc phòng tại sân bay để khai thác đường lăn song song (W11A) hiệu quả hơn. Việc phá
dỡ bắt đầu tiến hành từ ngày 17/9, kéo dài trong 60 ngày và hoàn thành trong tháng 11.
3) SWOT VỀ QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG HÀNG KHÔNG TÂN SƠN NHẤT S W O T Qũy đất từ sân Golf Vướng mắc thủ tục Sân bay Long Thành Không thể khai thác thêm Vốn ACV Ùn tắc giao thông ĐIỂM MẠNH 1. Qũy đất từ sân Golf
Ngày 12-12-2018, Sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM cho biết đã tham mưu cho UBND TP về
việc đưa sân golf Tân Sơn Nhất ra khỏi quy hoạch sân golf trên địa bàn TP.HCM.
Theo đánh giá của Sở QH-KT, ngoài những mặt tích cực, các sân golf có những hạn chế như vấn
đề ô nhiễm môi trường do các hóa chất trồng cỏ chảy xuống mạch nước ngầm, lan vào khu dân
cư, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
TS Nguyễn Bách Phúc và TS Sinh học Nguyễn Đăng Diệp - Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ
sinh học nông nghiệp thực hiện khảo sát, nghiên cứu và đưa ra con số về tác động môi trường
trong việc để tồn tại sân golf với sân bay Tân Sơn Nhất và khu vực lân cận.
TS Nguyễn Đăng Diệp đã tính toán lượng thuốc bảo vệ thực vật đổ xuống sân golf hằng năm
khoảng 189,468 tấn/năm. Theo ông, lượng thuốc trừ sâu này sẽ ngấm xuống đất, xuống mạch
nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm thành phố, nguy hại nhất trước hết là dân chúng sống xung
quanh sân golf Tân Sơn Nhất phải hứng chịu gần 200 tấn chất độc hàng năm này.
“Trên thế giới đã có rất nhiều sân golf, nhưng hầu hết nằm ở vùng đất xa dân cư, và đòi hỏi chủ
sân golf phải đầu tư rất tốn kém cho việc bảo vệ môi trường. Hầu như không có ai đặt sân golf
giữa vùng dân cư, vì một lẽ đơn giản là cho dù lợi siêu lợi nhuận của sân golf là vô cùng lớn
nhưng cũng không đáp ứng được đồi hỏi của các biện pháp xử lý”, TS Nguyễn Đăng Diệp cho biết.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi chờ đợi Long Thành “ứng cứu” cho Tân Sân Nhất thì nên thu
hồi sân golf để có thêm gần 160 ha, mở rộng thêm nhà ga, đường băng, sân đậu... giải quyết tình
trạng quá tải và ùn tắc giao thông trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Dưới nhiều luồng ý kiến
cho rằng việc tồn tại sân golf trong sân bay là không nhất thiết phải có, chủ sân golf Tân Sơn
Nhất (Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên) cho biết sẵn sàng ủng hộ việc thu hồi sân golf để phục vụ lợi ích quốc gia.
Quy hoạch điều chỉnh Sân bay Tân Sơn Nhất được Bộ Giao thông Vận tải công bố vào đầu tháng
10/2018, tổng diện tích đất quy hoạch điều chỉnh là 791 ha, gồm 545 ha đất cảng hàng không
Tân Sơn Nhất hiện hữu, 19 ha đất quốc phòng đã tạm bàn giao làm sân đỗ, 18 ha đất quốc phòng
liên danh với hàng không dân dụng, 35 ha đất quy hoạch bổ sung phía Nam và 171 ha đất quy
hoạch bổ sung phía Bắc (chủ yếu là phần đất sân golf hiện nay).
Phần lớn diện tích sân golf hiện nay trở thành sân đậu và hangar sửa chữa máy bay, ga hàng hóa
và khu dịch vụ hàng không, các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ (như sân đỗ ô tô, đường giao
thông, hệ thống thoát nước, cấp điện, cấp nước...) cùng 4 hangar sửa chữa máy bay thân rộng. 2. VỐN
Tổng vốn đầu tư của dự án Tân Sơn Nhất khoảng 10.990 tỷ đồng bằng nguồn vốn hợp
pháp của ACV (không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước). ACV cùng lúc thực hiện dự án đầu tư
xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và giai đoạn I dự án đầu tư sân bay Long Thành có tổng mức
đầu tư gấp 10 lần nhà ga T3
Nhờ chính sách mở cửa du lịch cùng sự phục hồi của ngành hàng không, tổng lượng
khách qua 22 sân bay thuộc quản lý của ACV tăng, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng mạnh.
Cả năm 2022, ACV ghi nhận doanh thu 13.834 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với năm 2021, lợi
nhuận sau thuế đạt 7.127 tỷ đồng tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ. Con số này gấp 2,8 lần cả hai năm dịch cộng lại.
Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2022 của ACV đạt 60.037 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm,
trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 40.220 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư tài chính ngắn hạn ở mức 30.498 tỷ đồng. Hồng: Doanh thu Xanh: Lợi nhuận sau thuế ĐIỂM YẾU 1. Vướng mắc thủ tục
Trước đó, ga T3 dự kiến khởi công từ cuối năm 2021, nhưng do vướng mắc thủ tục trong việc
thu hồi đất quốc phòng... nên chưa triển khai. Trong chuyến khảo sát sân bay Tân Sơn Nhất hồi
tháng 7 năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ GTVT tải sớm hoàn tất thủ tục để
khởi công dự án nhà ga trong quý III năm nay, hoàn thành sau 2 năm.
Tuy nhiên đến nay dự án vẫn đang trong giai đoạn chờ bàn giao đất để khởi công. Theo tìm hiểu,
vị trí xây dựng nhà ga T3 nằm trên khu đất hơn 16,05ha hiện do Quân chủng Phòng không -
không quân (Bộ Quốc phòng) quản lý nên việc bàn giao đất để thực hiện dự án gặp rất nhiều vướng mắc.
Câu chuyện mặt bằng làm nhà ga T3 tưởng như đã được giải quyết từ hồi tháng 7.2022. Thế
nhưng phải tới đầu tháng 10, UBND TPHCM mới ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thu
hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ để
thực hiện dự án xây dựng nhà ga hành khách T3. Theo kế hoạch này, trong tháng 10, Bộ Quốc
phòng bàn giao khu đất theo hai đợt: Đợt đầu giao trước khoảng 14,7ha, phần còn lại gần 1,3ha
giao trước 30.10 khi hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và chi trả.
Đến đầu tháng 11, ông Bùi Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - đã giao Sở Tài nguyên
và Môi trường chủ trì, phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân và các cơ quan liên
quan tiếp nhận, bàn giao trước 4,5ha đất trống (trong tổng số 16,05ha cần thu hồi) cho AVC để
triển khai dự án. Tuy nhiên đến nay thủ tục bàn giao mặt bằng vẫn chưa hoàn tất. Tại phiên họp
hôm 17/11, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Quốc phòng và TP HCM thống nhất bàn giao đất đợt 1 trong
tháng 11 để triển khai dự án. 2. ACV ACV được ưu tiên
Trong khi Quốc hội từ chối chỉ định cụ thể Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm
chủ đầu tư sân bay quốc tế Long Thành thì Bộ GT – VT và Bộ KH – ĐT lại vừa kiến nghị Thủ
tướng phê duyệt chủ trương đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất (nhà ga T3) và giao cho ACV làm chủ đầu tư.
ACV đang độc quyền quản lý, khai thác 21/22 sân bay ở nước ta và gần đây, sân bay càng quá tải
thì ACV càng lãi lớn. Thủ tướng đã nhiều lần chỉ đạo phải xã hội hóa đầu tư hạ tầng hàng không.
Tại quyết định số 236 ngày 23/2/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao
thông vận tải hàng không đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Thủ tướng đã chỉ rõ: “Huy động tối
đa mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
hàng không; đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong việc đầu
tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không và cung cấp dịch vụ hàng không”.
Tuy nhiên, dự án nhà ga T3 có vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, AVC tiếp tục được chọn. Điều bất
thường là ngay từ khâu chuẩn bị lập dự án đầu tư, mọi công tác chuẩn bị đều nhắm đến việc giao
ACV làm chủ đầu tư. Vì vậy, không có bài thầu nào được đưa ra để các nhà đầu tư khác đấu thầu cạnh tranh với ACV.
Trong khi theo Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư, với một dự án đầu tư như vậy, lẽ tất nhiên là phải
đấu thầu để tăng sự minh bạch, giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả dự án. Chỉ
định thầu chỉ đặt ra trong trường hợp cấp bạch đặc biệt mà gần như không còn lựa chọn nào khác.
Thế nhưng, tại nhà ga T3, các nhà đầu tư khác tiếp tục bị loại bỏ thẳng thừng bởi ý chí khăng
khăng phải giao ACV làm chủ đầu tư dự án này. Trong khi, hậu quả của sự độc quyền và kém
hiệu quả trong việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước đã có rất nhiều bài học nhãn tiền.
ACV từng sai lầm trong quy hoạch
ACV cũng đã từng bị Thanh tra Bộ GTVT chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng về trách
nhiệm trong huy động, quản lý sử dụng các nguồn vốn do ACV quản lý.
Trong đó, ACV đã từng sai phạm tại dự án mở rộng nhà ga quốc tế T2 – CHK Tân Sơn Nhất khi
bố trí vốn đầu tư dự án không đúng theo quyết định đã được phê duyệt. Nghiêm trọng nhất là dự
án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa đường HCC 25R – CHK Tân Sơn Nhất thiết kế BVTC
chưa phù hợp với thiết kế kỹ thuật được phê duyệt. Điều này khiến dư luận lo ngại việc Bộ
GTVT chọn ACV tiếp tục mở rộng Tân Sơn Nhất sẽ tái diễn sai phạm.
Từ những yếu kém của ACV trong việc quy hoạch thiếu tầm nhìn đã dẫn đến một số cảng bị quá
tải, một số cảng chưa đạt công suất. Ngoài ra, các nội dung quy hoạch không còn phù hợp với
thực tế khai thác, dẫn đến phải điều chỉnh một số cảng, điều này ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. CƠ HỘI 1. SÂN BAY LONG THÀNH
Chuyên gia hàng không Lương Hoài Nam cho rằng, đẩy nhanh sân bay Long Thành trở thành
một sân bay quốc tế sẽ đáp ứng cho TP.HCM phát triển theo hướng là hạt nhân của cả khu vực,
khi đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ trở thành sân bay nội địa, sân bay Long Thành sẽ thành sân bay quốc tế.
Theo ông Nam, đó cũng là xu thế chung của các nước trên thế giới khi sân bay phải dời ra ngoại
thành, không thể để trong nội đô, nếu giữ lại chỉ có thể sử dụng làm sân bay phục vụ nội địa.
Thay vì dồn tiền làm sân bay Tân Sơn Nhất nhưng cũng chưa chắc giải quyết được tình trạng quá
tải sân bay vì lượng hành khách liên tục tăng mạnh thì nên tập trung nguồn lực làm sân bay Long Thành càng sớm càm tốt.
Xây dựng sân bay Long Thành trước hết là để giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, để trong vòng
5 - 7 năm nữa có một sân bay để chia tải cho Tân Sơn Nhất, nếu tiến độ xây dựng sân bay Quốc
tế Long Thành (Đồng Nai) chậm trễ, không hoàn thành trước năm 2025, thì áp lực vẫn đổ dồn về
sân bay TSN và khi đó quy hoạch điều chỉnh quy chi tiết Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn
Nhất này sẽ lại “vỡ trận”. THÁCH THỨC
1. KHÔNG THỂ KHAI THÁC THÊM
TS.KTS Hoàng Ngọc Lan nhìn nhận Tân Sơn Nhất là sân bay có công suất phục vụ lớn nhất Việt
Nam. Thế nhưng, từ tọa lạc trên một gò đất cao nhất thành phố, giờ đây Tân Sơn Nhất nằm lọt
thỏm vào đô thị do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ 30 năm qua.
Điều này làm cho Tân Sơn Nhất không còn quỹ đất để phát triển và gần như bị giới hạn bởi cả 4
phía. Ngoài ra quỹ đất có khả năng phát triển quanh Tân Sơn Nhất cũng chưa được khai thác hiệu quả .
Bên cạnh “quá tốn kém” khi mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thì sân bay này nằm trọn trong nội
thị Tp.HCM, khu vực dân cư và thương mại có mật độ dân số rất cao nên không đáp ứng tiêu
chuẩn về an toàn bay, tiếng ồn, khí thải...
Mặt khác, theo tiêu chuẩn về phát triển bền vững của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế
(ICAO) thì sân bay trong thành phố sẽ không được phép hoạt động vào ban đêm (từ 0h đến 5h),
do đó cũng không thể khai thác hết công suất thiết kế.
Them một bất cập khác là vị trí quan trọng về quốc phòng, có các đơn vị quân đội đóng quân, đi
kèm với hạ tầng, phương tiện hậu cần kỹ thuật, là căn cứ quân sự dự bị chiến lược, nên không
thể dành toàn bộ đất cho mục đích khai thác dân sự của sân bay Tân Sân Nhất. 2. ÙN TẮC GIAO THÔNG
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong giai đoạn ngắn, tình hình giao thông tại Thành phố Hồ
Chí Minh tương đối ổn định.
Tuy nhiên, từ tháng 3/2021, ùn tắc giao thông trên địa bàn có chiều hướng tăng và ngày càng
phức tạp. Nguy cơ ùn tắc giao thông trên các tuyến đường trọng yếu diễn ra trên toàn thành phố.
Chiều 30/12, thời điểm kết thúc ngày làm việc cuối năm 2022, người dân đổ ra đường đông đúc
khiến nhiều tuyến đường quanh sân bay Tân Sơn Nhất xảy ra ùn ứ kéo dài.
Cụ thể là các tuyến đường quanh cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất như Trường Sơn, Trần Quốc
Hoàn, Hoàng Văn Thụ, Cộng Hòa... càng vào giờ cao điểm, lượng phương tiện đổ ra càng nhiều.
Từ 16h, tuyến đường Trường Sơn (cổng sân bay Tân Sơn Nhất) đã xảy ra ùn ứ xe nghiêm trọng
Kẹt nặng nhất là tuyến đường Cộng Hòa, hướng từ các quận, huyện ngoại thành về sân bay Tân
Sơn Nhất và khu trung tâm xảy ra tình trạng nghìn xe chôn chân, nhích từng mét
Theo ông Nguyễn Công Hoàn, Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cao điểm
đi lại dịp Tết ở sân bay dự báo kéo dài từ 5/1 đến 6/2/2023, mỗi ngày bình quân từ 120.000-
130.000 khách, tương đương 3.000-4.000 lượt khách mỗi giờ.
Nhu cầu taxi phục vụ mỗi phút khoảng 30-40 xe, nên ôtô ra vào liên tục dễ gây ùn ứ trong điều
kiện đường nội bộ ở sân bay đã quá tải. Do đó, sân bay rất cần bãi đệm rộng 3.500m2 khu vực
tiếp giáp ga quốc tế, giúp điều tiết taxi, xe công nghệ, xe buýt để quay vòng cho hai nhà ga.
4) THỰC TRẠNG QUY HOẠCH CẢNG HÀNG KHÔNG SUVARNABHUMI (THÁI LAN)
Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi nằm ở Racha Thewa trong huyện Bang Phli Samut Prakan , tỉnh ,
25 km về phía đông trung tâm thủ đô Bangkok. Sân bay có Đài không lưu cao nhất thế giới
(132,2 m), và nhà ga đơn rộng nhất thế giới (rộng 563.000 m²)
Với định hướng phát triển sân bay Suvarnabhumi thành trung tâm hàng không Đông Nam Á,
Thái Lan đã vạch rõ 4 giai đoạn quy hoạch dự án sân bay quốc tế trong thời gian với chi phí ước
tính khoảng 42 tỷ baht. Kế hoạch được phê duyệt và bắt đầu triển khai tháng 11/2019, hiện đã
hoàn tất một giai đoạn, còn 4 giai đoạn như sau:
Dự án Phát triển Sân bay Suvarnabhumi Giai đoạn 2 dự kiến hoàn tất trong năm 2021 nhằm nâng
công suất tiếp nhận hành khách hàng năm lên 60 triệu lượt.
Dự án Phát triển Sân bay Suvarnabhumi Giai đoạn 3 (2017-2021) nhằm nâng công suất tiếp nhận
hành khách đến 90 triệu lượt/năm cho đến năm 2025, bao gồm hai dự án nhỏ là xây dựng nhà ga
hành khách thứ hai và xây dựng đường băng thứ 3 dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay.
Dự án Phát triển Sân bay Suvarnabhumi Giai đoạn 4 (2020-2026) nhằm nâng cao năng lực xử lý
các luồng giao thông hàng không của sân bay cho đến năm 2030 với công suất tiếp nhận hành
khách hàng năm lên tới 105 triệu lượt.
Dự án Phát triển Sân bay Suvarnabhumi Giai đoạn 5 (2025-2030) nhằm nâng cao năng lực xử lý
các luồng giao thông hàng không đến năm 2035 với công suất tiếp nhận hành khách hàng năm
lên đến 120 triệu lượt.
Qua 4 lộ trình quy hoạch này, Thái Lan dự kiến đưa sân bay Suvarnabhumi trở thành Trung tâm
hàng không, vận chuyển hành khách và hàng hóa hàng đầu Đông Nam Á.
5) SWOT VỀ QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG HÀNG KHÔNG SUVARNABHUMI (THÁI LAN) S W O T Qũy đất Tham nhũng
Khách du lịch nước ngoài Lũ lụt ĐIỂM MẠNH 1. QUỸ ĐẤT
Qua khảo sát cho thấy tại khu vực xung quanh sân bay có Đất công và tư nhân với dự án phát
triển tổng cộng hơn 2.700 rai
Bao gồm từ các dự án mở rộng từ các dự án ban đầu như Mega City hoặc Central Village cho
đến các dự án phức hợp lớn trong khu vực sân bay dành cho đầu tư tư nhân.
Khi phân chia các dự án sắp tới xung quanh sân bay thành các khu dựa trên hướng của sân bay,
có thể thấy khu phía Nam cạnh đường Debaratana, hay được gọi là đường Bangna-Trad, sẽ là
khu có tiềm năng phát triển sầm uất nhất.
Tiếp theo là phía đông , chủ yếu là khu vực gần sân bay dưới sự giám sát của Cục Quản lý Sân
bay Thái Lan (AOT) sẽ cho phép nhiều nhà đầu tư tư nhân đầu tư. Phía bắc sân bay có dự án nhà
ở phát triển diện tích 630 rai thành một thành phố mới để hỗ trợ sự phát triển của Suvarnabhumi trong tương lai ĐIỂM YẾU 1. THAM NHŨNG
18 bê bối tai tiếng ở sân bay Suvarnabhumi trị giá hơn một trăm nghìn triệu baht
Sân bay Suvarnabhumi đã trở thành biểu tượng tham nhũng
Nói đến “cực kỳ gian lận”, giờ đây ai cũng nghĩ đến nạn tham nhũng ở sân bay
Suvarnabhumi. Chỉ trong bốn tháng sau khai trương, các vấn đề về tham nhũng sân bay phát sinh
từ các dự án khác nhau đã mọc lên như nấm. Đặc biệt là tin có hơn 100 vết nứt trên đường băng
(runway) và đường lăn (driveway) và sân bay Suvarnabhumi được lệnh đóng cửa để sửa chữa.
Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu dự án vào năm 1960 là dưới thời chính phủ của Thống chế Sarit
Thanarat, nhưng khi đến tay chính phủ của Thống chế Thanom Kittikachorn thì xảy ra tình trạng
bất ổn chính trị vào ngày 14 tháng 10 năm 1973, dẫn đến việc phản đối việc xây dựng công trình
và dự án Sân bay Nông Ngũ Hào phải hủy bỏ.
Sau đó, dự án Nông Ngũ Hào được xem xét lại và tiếp tục triển khai dưới thời chính quyền Tam
Á Thammasak, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những vấp váp do bất ổn chính trị. Cho đến thời chính
phủ "Chuan 1", dự án xây dựng sân bay này đã được tiếp tục và trở nên cụ thể hơn. Và khi dự án
đã bắt đầu một cách nghiêm túc thì có vẻ như phong trào tham nhũng đã bắt đầu cùng một lúc.
Đối với những vụ tham nhũng tai tiếng nhất, có lẽ cũng không ngoa. Người ta thấy rằng các
thông số kỹ thuật đã bị khóa để có lợi cho một số nhà thầu có quan hệ với các chính trị gia. Do
sự thiếu minh bạch từ những trường hợp như vậy, dẫn đến giá của cuộc đấu giá cát lấp cao cao
gấp đôi so với giá cát trên thị trường vào thời điểm đó. Thay vì điều tra và làm rõ, chính phủ lâm
thời đã ngó lơ chỉ để làm lợi cho một vài cá nhân vào thời điểm đó Một số vụ tham nhũng:
Tố cáo Ban đấu thầu dự án nâng cao chất lượng đường băng phía Đông, Công ty TNHH Sân bay
Quốc tế New Bangkok (NBIA) trong trường hợp không tuân thủ các thủ tục nêu trong thông báo
nhằm có lợi cho Liên danh VKP - nhóm người nhận dự án nâng cao chất lượng đường băng phía đông sân bay Suvarnabhumi
Tố cáo Ban Vật giá Trung ương xác định giá trung bình của thiết bị điện, đường băng, đường lăn
và sân đỗ máy bay của dự án Sân bay Suvarnabhumi cao bất thường.
Tố cáo Phó Chủ tịch nước 2542 (1999) ủng hộ một công ty liên doanh tư nhân được chọn là nhà
điều hành của dự án nhà kho và dự án cơ sở dịch vụ và bảo trì thiết bị mặt đất tại sân bay
Suvarnabhumi mặc dù công ty nói trên đã không nộp đầy đủ hồ sơ chào hàng theo yêu cầu của ĐKTC
Bị cáo công chức thuộc Chi cục Thủy lợi Hoàng Gia và bà Sudarat Keyuraphan khi giữ chức Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã tham nhũng trong việc xây dựng dự án thoát nước tại Sân
bay Suvarnabhumi của Cục Thủy lợi Hoàng gia bằng cách thổi phồng giá để có lợi cho nhà thầu
Năm 2021, Ông Saksayam Chidchob, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đề cập đến trường hợp
một kỹ sư tiết lộ thông tin về việc cắt giảm thông số kỹ thuật của thiết bị trong quá trình xây
dựng đường cất hạ cánh, đường lăn hoặc đường cất hạ cánh thứ ba, bao gồm cả việc lắp đặt hệ
thống điện. Và ông cho rằng vấn đề tham nhũng khó có thể xảy ra, dự án vẫn đang được xây
dựng, không bị gián đoạn, không có vấn đề gì
Nếu sân bay Suvarnabhumi hóa giải được lời nguyền tham nhũng khi được tin rằng nó sẽ có thể
tự hào vươn lên hàng sân bay hàng đầu thế giới. CƠ HỘI
1. KHÁCH DU LỊCH NƯỚC NGOÀI TRỞ LẠI
Năm 2019, Thái Lan đón gần 40 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, trong đó hơn 11 triệu lượt
khách đến từ Trung Quốc. Bộ trưởng Y tế Công cộng Gul cho biết, khách du lịch Trung Quốc rất
quan trọng đối với ngành du lịch Thái Lan
Trung Quốc thay đổi chính sách nhập cảnh từ ngày 8/1/2023, đây là tín hiệu tích cực đối với
ngành du lịch ngay trong những ngày đầu năm 2023.
Ông Kittipong Kittikachorn, Giám đốc Sân bay Suvarnabhumi, Airports of Thailand Public
Company Limited, tiết lộ với hãng tin INN về tổng quan việc đi lại của du khách Trung Quốc đi
du lịch Thái Lan sau khi Trung Quốc tuyên bố mở cửa đất nước kể từ ngày 8 tháng 1 năm 2023.
Ngày 9/1, khoảng 3.500 hành khách Trung Quốc đã đến từ 15 chuyến bay nhập cảnh thành công vào Thái Lan.
Du khách Nga là 3 quốc gia đóng góp nhiều nhất cho ngành du lịch Thái Lan năm 2019, sau
Trung Quốc và Malaysia. Chỉ riêng trong tháng 10, hơn 44.000 người Nga đã đến thăm Thái Lan
kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022
Khách du lịch Nga một lần nữa du lịch với số lượng lớn đến Thái Lan thông qua các chuyến bay
thuê bao và sử dụng thẻ tín dụng được phát hành ở nước ngoài để giải quyết các khó khăn về
thanh toán, thúc đẩy sự phục hồi du lịch dần dần ở quốc gia Đông Nam Á này.
Vì vậy, có thể thấy nếu không có du khách Trung Quốc Sự trở lại của người Nga cũng sẽ đẩy
nhanh sự phục hồi của ngành du lịch Thái Lan.
Khách du lịch từ Ả Rập Xê Út gần đây đã khôi phục quan hệ với Thái Lan dưới thời Prayuth
Chan-o-cha cũng có triển vọng tốt. Từ ngày 1/1 đến ngày 3/11/2022, Thái Lan đã đón tổng cộng
76.216 lượt khách du lịch Ả-rập Xê-út, tăng hơn 100% so với cả năm 2019 với 36.783 lượt
khách Ả-rập Xê-út và tạo ra doanh thu 3,2 tỷ baht cho ngành du lịch Thái Lan. THÁCH THỨC 1. LŨ LỤT
Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Quản lý Rủi ro Khí hậu số tháng 5 năm 2021, của
Aaron N. Yesudiana và Richard J. Dawson, Khoa Kỹ thuật, Đại học Newcastle, Vương quốc
Anh, tiết lộ rằng Sân bay Suvarnabhumi là nơi dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới trước lũ lụt do
mực nước biển dâng cao .
Đây là nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về sân bay và nguy cơ lũ lụt. Nghiên cứu đã phân tích dữ
liệu vị trí của 14.000 sân bay trên khắp thế giới cùng với nguy cơ triều cường, tắc nghẽn chuyến
bay (trước khi bùng phát COVID-19) và các biện pháp chống ngập hiện tại của sân bay để đánh giá nguy cơ lũ lụt
Họ ước tính rằng đến năm 2100, ít nhất 10% tất cả các tuyến hàng không hiện có có thể bị gián
đoạn do mực nước biển dâng, gây rủi ro hệ thống cho ngành hàng không.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy hiện tại, 269 sân bay có nguy cơ bị lũ lụt ven biển. Châu Âu có số
lượng cao nhất trong số này (82); tiếp theo là Châu Đại Dương (58); Bắc Mỹ (51); và Đông Á,
Đông Nam Á và Nga (47), theo bài báo. Trong số 20 sân bay hàng đầu hiện có nguy cơ bị gián
đoạn do lũ lụt cao nhất, có 10 sân bay ở Trung Quốc. Sân bay Suvarnabhumi của Bangkok đứng
đầu danh sách các sân bay có nguy cơ cao nhất hiện nay.
6) THỰC TRẠNG QUY HOẠCH CẢNG HÀNG KHÔNG INCHEON (HÀN QUỐC)
Sân bay Quốc tế Incheon là sân bay quốc tế chính của thủ đô Seoul ( ) và là sân Hàn Quốc
bay lớn nhất Hàn Quốc. Đây là một trong những cảng trung chuyển hàng không lớn nhất và nhộn
nhịp nhất trên thế giới, là cửa ngõ quan trọng vào Đông Á và cả châu Á. Sân bay này nằm tại thành phố
, phục vụ chính cho thủ đô Seoul và các vùng xung quanh cũng như cả nước Incheon
Hàn Quốc. Kể từ nằm 2005, Sân bay Incheon lọt vào danh sách những sân bay tốt nhất thế
giới do Hội đồng cảng hàng không quốc tế (Airports Council International - ACI) đánh giá khảo
sát và được đánh giá là một trong 3 sân bay 5 sao trên thế giới cùng với sân bay Hong
Kong ở Hồng Kông và Sân bay Changi ở Singapore theo nghiên cứu và khảo sát của Skytrax
Sân bay quốc tế Incheon có kế hoạch hoàn thành xây dựng giai đoạn 4 vào năm 2024,
đưa sân bay này trở thành sân khấu trung tâm của thế giới ngoài tình trạng sân bay trung tâm ở Đông Bắc Á.