Quy luật lượng – chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật khác và giúp ta phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỞ ĐẦU
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng – chất) là một trong ba quy luật của phép biện chứng
duy vật. Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng. Mối quan hệ giữa chúng là tất yếu và khách quan, lặp đi lặp lại trong quá trình vận
động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng. Việc nghiên cứu về nội dung của quy luật
này cũng như rút ra ý nghĩa phương pháp luận, vận dụng nó vào thực tiễn là điều vô cùng cần thiết. NỘI DUNG
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1.1. Chất
Chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện
tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm
cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật khác và giúp ta phân biệt nó với sự
vật, hiện tượng khác. Ví dụ: Bạc là nguyên tố hóa học có kí hiệu là Ag, số hiệu nguyên tử
bằng 47, thuộc chu kỳ 5. Những thuộc tính trên nói lên chất riêng của bạc, là cơ sở để
phân biệt bạc với các nguyên tố khác.
Đặc điểm của chất: có tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng nghĩa là khi nó chưa
chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi. Mỗi sự vật,
hiện tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn
ấy nó lại có chất riêng. Như vậy, mỗi sự vật hiện tượng ko phải chỉ có một chất mà có
nhiều chất. Chất của sự vật được biểu hiện qua các thuộc tính của nó. Nhưng không phải
bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Có thuộc tính cơ bản và không cơ
bản. Thuộc tính cơ bản mất đi thì chất của sự vật thay đổi. Còn thuộc tính không cơ bản
thì trong quá trình tồn tại của sự vật, có những thuộc tính không cơ bản mới nảy sinh và
có những thuộc tính không cơ bản mất đi nhưng chất của sự vật không thay đổi. 1.2. Lượng
Lượng: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính
của sự vật. Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số
ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm,…Ví dụ: Tốc độ ánh
sáng là khoảng 298.000 km/h.
Đặc điểm của lượng: có tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của vật chất, chiếm
một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong một thời gian nhất định. Trong sự
vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau, có lượng là yếu tố quy định bên trong, có
lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Trong tự nhiên và xã hội,
lượng có thể đo đếm được (như khối lượng, thể tích,…), nhưng trong một số trường hợp
lượng khó đo được bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được bằng năng lực trừu
tượng hóa (như IQ – chỉ số thông minh, EQ – chỉ số cảm xúc,…).
=>Chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cung một sự vật, hiện tượng. Tuy
nhiên sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối. Có thể trong mối quan hệ
này nó là chất nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là lượng. Ví dụ như trong quan hệ về
số nguyên tố số 7 được xem là chất nhưng trong quan hệ xác định số lượng người ở trong
phòng thì 7 lại là lượng. 1.3. Độ
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng
của sự vật chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa dẫn đến
sự vật, hiện tượng khác. Trong giới hạn của độ, lượng và chất tác động biện chứng với
nhau, làm cho sự vật vận động.
1.4. Điểm nút
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng
đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Ví dụ: Nhiệt độ sôi của nước là 100 C, nếu đun ⁰
quá 100 C thì nước sẽ bốc hơi, chuyển ⁰
từ thể lỏng sang thể khí (chất biến đổi). Vậy, từ 0-
100⁰C là độ của nước, 100⁰C là điểm nút của nước.
1.5. Bước nhảy
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay
đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn
phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới.
Dựa vào quy mô thực hiện bước nhảy, có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Bước
nhảy toàn bộ làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố của sự vật, hiện tượng thay đổi . Bước nhảy cục
(ví dụ như học sinh thi kì thi tốt nghiệp cấp 3) bộ chỉ làm thay đổi
một số mặt, yếu tố, bộ phận của chúng (ví dụ như sinh viên thi kết thúc học phần). Dựa
vào thời gian và cơ chế của sự thay đổi về chất, có bước nhảy đột biến và bước nhảy dần
dần. Cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi dần dần về lượng của sự vật (ví dụ
như Cách mạng Tháng Mười Nga là một bước nhảy đột biến).