Quy luật những thay đổi về lượng dẫn - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng nghĩa là chất là cái vốn có của sự vật hiện tượng, nằm ở bên trong của sự vật hiện tượng và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1. Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại:
Vị trí của qui luật: chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
1.1. Chất:
a. Khái niệm:
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật hiện
tượng chất là cái vốn có của sự vật hiện tượng, nằm ở bên trong của sự vật hiện nghĩa là
tượng và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Ví dụ: vị ngọt của đường
là chất của đường, là cái cái vốn có, khách quan của đường, đường không phải chịu
những tác động bên ngoài mới có vị ngọt
Chất là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật hiện tượng nhưng
không phải là sự lắp ghép giản đơn giữa các thuộc tính. Những sự vật hiện tượng khác
nhau có sự thống nhất hữu cơ giữa thuộc tính khác nhau, làm cho sự vật hiện tượng là nó
mà không phải là sự vật hiện tượng khác ( điều này giúp ta giải đáp: sự vật hiện tượng đó
là gì? và giúp phân biệt các sự vật hiện tượng với nhau). Ví dụ; chất của con người là sự
thống nhất giữa các thuộc tính: lao động, tư duy, ngôn ngữ ; so với động vật thì động vật
không có thuộc tính này. Điều này giúp ta phân biệt được con người và động vật.
b. Đặc điểm cơ bản của chất:
Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật hiện tượng. Trong quá trình tồn tại và
phát triển của sự vật hiện tượng, mỗi giai đoạn nó sẽ có những biểu hiện khác nhau về
chất. Ví dụ: từ 0 đến dưới 100 độ C, chất của nước là thể lỏng; khi qua 100 độ C nước
bốc hơi, lúc này chất của nước đang ở thể khí.
Một sự vật hiện tượng có thể có nhiều chất khác nhau nghĩa là trong cùng một sự vật vật
hiện tượng, ở những mối qua hệ khác nhau sẽ có những chất khác nhau
Chất của sự vật hiện tượng được biểu hiện ra bên ngoài thông qua những thuộc tính của
nó. Thuộc tính là những tính chất, trạng thái, yếu tố cấu thành sự vật từ lúc sinh ra hoặc
được hình thành trong quá trình vận động và phát triển. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới
mới tạo thành chất của sự vật hiện tượng. Tuy nhiên sự phân biệt giữa thuộc tính cơ bản
và không cơ bản chỉ mang tính tương đối trong mối quan hệ này này thì nó là nghĩa là
thuộc tính cơ bản còn trong quan hệ khác thì nó có thể là thuộc tính không cơ bản.
Chất của sự vật hiện tượng còn được qui định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố
cấu thành nên nó. Ví dụ: kim cương và than đều có thành phần là cacbon, nhưng chất của
kim cương lại cứng hơn rất nhiều so với than là do các phân tử cacbon trong kim cương
liên kết chặt chẽ hơn trong than.
1.2. Lượng:
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
hiện tượng về mặt số lượng ít hay nhiều, quy mô lớn hay nhỏ, tốc độ nhanh hay chậm,
trình độ phát triển cao hay thấp, ..….Mọi sự vật hiện tượng đều có lượng, nó là một dạng
vật chất tồn tại trong khoảng không gian, thời gian nhất định.
Lượng có thể được xác định bằng các con số và đại lượng cụ thể; ví dụ: 1 lít nước, 1
kilogam gạo, tòa nhà cao 20 mét,….Lượng cũng có thể được xác định bằng khả năng trù
tượng hóa; ví dụ: gia đình em rất hạnh phúc, lớp em tham gia phong trào rất tốt… Một
sự vật hiện tượng có thể có nhiều lượng và được xác định bằng có phương thức, đại
lượng phù hợp.
Đặc điểm cơ bản của lượng: lượng thường xuyên thay đổi.
Sự phân biệt giữa lượng và chất chỉ mang tính tương đối. Lượng và chất có thể biến đổi,
thay thế cho nhau sao cho phù hợp trong các mối quan hệ.
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
*Lượng thay đổi dẫn đến sự thay đổi về chất:
+ Trong mỗi sự vật hiện tượng đều có lượng và chất, chúng liên quan chặt chẽ, thống
nhất với nhau trong một khoảng giới hạn nhất định, lượng nào chất đó, chất nào lượng
đó. Cũng trong khoảng giới hạn đó, chúng tác động biện chứng lẫn nhau làm cho sự vật
hiện tượng biến đổi bắt đầu từ lượng.
+ Đặc điểm cơ bản của lượng là thay đổi liên tục vì thế lượng thay đồi rất nhanh so với
chất, nhưng không phải sự thay đổi về lượng nào cũng làm cho chất thay đổi, chỉ khi
lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì mới làm thay đổi chất.
+ Khoảng giới hạn mà tại đó chất của sự vật hiện tượng không bị biến đổi khi lượng thay
đổi (tăng lên hay giảm xuống) được gọi là là khái niệm để chỉ mối liên hệ thống độ. Độ
nhất và quy định lẫn nhau giữ lượng và chất, trong đó lượng thay dổi không gây ảnh
hưởng đến chất của sự vật hiện tượng. Khi lượng thay đổi ( tăng lên hay giảm xuống)
vượt quá độ sẽ làm cho chất thay đổi; lúc này chất ban đầu sẽ mất đi, chất mới xuất hiện
thay thế cho chất ban đầu.
+ Điểm nút là những mốc giới hạn mà tại đó sự thay đổi của lượng đã đủ để làm cho chất
của sự vật hiện tượng thay đổi. Tại đó lượng cũ thay đổi đổi tới mức phá vỡ chất cũ, chất
mới hình thành tạo ra sự vật hiện tượng mới. Thời điểm này , bước nhảy bắt đầu xảy ra.
+ Khi lượng đã thay đổi đủ độ, đạt tới điểm nút thì bước nhảy bắt đầu xảy ra. Bước nhảy
là sự kết thúc một giai đoạn phát triển và là điểm bắt đầu một gai đoạn phát triển mới của
sự vật hiện tượng. Ý nghĩa bước nhảy:
Là sự chuyển đổi từ chất này sang chất khác.
Là sự thay đổi về lượng đã làm thay đổi chất của sự vậ hiện tượng.
Là sự giải quyết các mâu thuẩn đã chín muồi bên trong sự vật hiện tượng.
Là sự phủ định các hình thức tồn tại trước đó của sự vật hiện tượng.
Bước nhảy rất quan trọng, nếu lượng đã đạt đủ độ, tới điểm nút mà không xảy ra bước
nhảy thì chất không thể biến đổi thành chất mới, sự vật không thể phát triền thành sự
vật mới.
+ Phân loại bước nhảy:
Căn cứ vào qui mô và nhịp độ có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ
Bước nhảy toàn bộ: thay đổi toàn bộ các mặt của sự vật hiện tượng
Bước nhảy cục bộ: thay đổi một số mặt của sự vật hiện tượng. Việc phân biệt giữa
bước nhảy toàn bộ và cục bộ chỉ mang tính tương đối, muốn thực hiện bước nhảy
toàn bộ thì phải thực hiện bước nhảy cục bộ
Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chsst và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó, có
bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần
Bước nhảy dần dần: làbước nhảy được thực hiện một cách từ từ, từng bước, bằng
cách loại bỏ dần các yếu tố cũ của chất cũ và thay thế từ từ các yếu tố mới của
chất mới.
Bước nhảy tức thời là bước nhảy xảy ra một cách nhanh chóng trong một khoảng
thời gian rất ngắn và làm thay đổi toàn bộ các mặt về chất của sự vật hiện tượng.
*Sự thay đổi về chất cũng ảnh hưởng đến lượng: Khi chất mới ra đời lại có tác động lên
sự vật hiện tượng làm xuất hiện lượng mới. Lượng này tiếp tục vận động và biến đổi
trong khoảng giới hạn mới (độ mới), đạt tới điểm nút mới, thực hiện bước nhảy mới tạo
ra chất mới cao cấp hơn. Quá trình này xảy ra liên tục, vô cùng, vô tận. Đó là cách thức
vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: cách thức vận động và phát triển của hạt lúa:
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong thực tiễn khi muốn thay đổi về chất phải tính lũy đủ lượng, không nên chủ
quan nôn nóng.
- Khi dá tính lũy đủ lượng thì cần chủ động thực hiện bước nhảy tránh thụ động, bảo
thủ, trì trệ.
- Trong thực tế khi thực hiện bước nhảy, tuy vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan,
nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan.
- Nếu muốn giữ sự vật còn là chính nó thì phải quan tâm đến độ, không để lượng vượt
quá giới hạn độ.
| 1/3

Preview text:

1. Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại:
Vị trí của qui luật: chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng 1.1. Chất: a. Khái niệm: 
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật hiện
tượng nghĩa là chất là cái vốn có của sự vật hiện tượng, nằm ở bên trong của sự vật hiện
tượng và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Ví dụ: vị ngọt của đường
là chất của đường, là cái cái vốn có, khách quan của đường, đường không phải chịu
những tác động bên ngoài mới có vị ngọt 
Chất là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật hiện tượng nhưng
không phải là sự lắp ghép giản đơn giữa các thuộc tính. Những sự vật hiện tượng khác
nhau có sự thống nhất hữu cơ giữa thuộc tính khác nhau, làm cho sự vật hiện tượng là nó
mà không phải là sự vật hiện tượng khác ( điều này giúp ta giải đáp: sự vật hiện tượng đó
là gì? và giúp phân biệt các sự vật hiện tượng với nhau). Ví dụ; chất của con người là sự
thống nhất giữa các thuộc tính: lao động, tư duy, ngôn ngữ ; so với động vật thì động vật
không có thuộc tính này. Điều này giúp ta phân biệt được con người và động vật.
b. Đặc điểm cơ bản của chất: 
Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật hiện tượng. Trong quá trình tồn tại và
phát triển của sự vật hiện tượng, mỗi giai đoạn nó sẽ có những biểu hiện khác nhau về
chất. Ví dụ: từ 0 đến dưới 100 độ C, chất của nước là thể lỏng; khi qua 100 độ C nước
bốc hơi, lúc này chất của nước đang ở thể khí. 
Một sự vật hiện tượng có thể có nhiều chất khác nhau nghĩa là trong cùng một sự vật vật
hiện tượng, ở những mối qua hệ khác nhau sẽ có những chất khác nhau 
Chất của sự vật hiện tượng được biểu hiện ra bên ngoài thông qua những thuộc tính của
nó. Thuộc tính là những tính chất, trạng thái, yếu tố cấu thành sự vật từ lúc sinh ra hoặc
được hình thành trong quá trình vận động và phát triển. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới
mới tạo thành chất của sự vật hiện tượng. Tuy nhiên sự phân biệt giữa thuộc tính cơ bản
và không cơ bản chỉ mang tính tương đối
trong mối quan hệ này này thì nó là nghĩa là
thuộc tính cơ bản còn trong quan hệ khác thì nó có thể là thuộc tính không cơ bản. 
Chất của sự vật hiện tượng còn được qui định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố
cấu thành nên nó. Ví dụ: kim cương và than đều có thành phần là cacbon, nhưng chất của
kim cương lại cứng hơn rất nhiều so với than là do các phân tử cacbon trong kim cương
liên kết chặt chẽ hơn trong than. 1.2. Lượng: 
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
hiện tượng về mặt số lượng ít hay nhiều, quy mô lớn hay nhỏ, tốc độ nhanh hay chậm,
trình độ phát triển cao hay thấp, ..….Mọi sự vật hiện tượng đều có lượng, nó là một dạng
vật chất tồn tại trong khoảng không gian, thời gian nhất định. 
Lượng có thể được xác định bằng các con số và đại lượng cụ thể; ví dụ: 1 lít nước, 1
kilogam gạo, tòa nhà cao 20 mét,….Lượng cũng có thể được xác định bằng khả năng trù
tượng hóa; ví dụ: gia đình em rất hạnh phúc, lớp em tham gia phong trào rất tốt… Một
sự vật hiện tượng có thể có nhiều lượng và được xác định bằng có phương thức, đại lượng phù hợp. 
Đặc điểm cơ bản của lượng: lượng thường xuyên thay đổi. 
Sự phân biệt giữa lượng và chất chỉ mang tính tương đối. Lượng và chất có thể biến đổi,
thay thế cho nhau sao cho phù hợp trong các mối quan hệ.
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
*Lượng thay đổi dẫn đến sự thay đổi về chất:
+ Trong mỗi sự vật hiện tượng đều có lượng và chất, chúng liên quan chặt chẽ, thống
nhất với nhau trong một khoảng giới hạn nhất định, lượng nào chất đó, chất nào lượng
đó. Cũng trong khoảng giới hạn đó, chúng tác động biện chứng lẫn nhau làm cho sự vật
hiện tượng biến đổi bắt đầu từ lượng.
+ Đặc điểm cơ bản của lượng là thay đổi liên tục vì thế lượng thay đồi rất nhanh so với
chất, nhưng không phải sự thay đổi về lượng nào cũng làm cho chất thay đổi, chỉ khi
lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì mới làm thay đổi chất.
+ Khoảng giới hạn mà tại đó chất của sự vật hiện tượng không bị biến đổi khi lượng thay
đổi (tăng lên hay giảm xuống) được gọi là độ. Độ là khái niệm để chỉ mối liên hệ thống
nhất và quy định lẫn nhau giữ lượng và chất, trong đó lượng thay dổi không gây ảnh
hưởng đến chất của sự vật hiện tượng. Khi lượng thay đổi ( tăng lên hay giảm xuống)
vượt quá độ sẽ làm cho chất thay đổi; lúc này chất ban đầu sẽ mất đi, chất mới xuất hiện
thay thế cho chất ban đầu.
+ Điểm nút là những mốc giới hạn mà tại đó sự thay đổi của lượng đã đủ để làm cho chất
của sự vật hiện tượng thay đổi. Tại đó lượng cũ thay đổi đổi tới mức phá vỡ chất cũ, chất
mới hình thành tạo ra sự vật hiện tượng mới. Thời điểm này , bước nhảy bắt đầu xảy ra.
+ Khi lượng đã thay đổi đủ độ, đạt tới điểm nút thì bước nhảy bắt đầu xảy ra. Bước nhảy
là sự kết thúc một giai đoạn phát triển và là điểm bắt đầu một gai đoạn phát triển mới của
sự vật hiện tượng. Ý nghĩa bước nhảy: 
Là sự chuyển đổi từ chất này sang chất khác. 
Là sự thay đổi về lượng đã làm thay đổi chất của sự vậ hiện tượng. 
Là sự giải quyết các mâu thuẩn đã chín muồi bên trong sự vật hiện tượng. 
Là sự phủ định các hình thức tồn tại trước đó của sự vật hiện tượng.
Bước nhảy rất quan trọng, nếu lượng đã đạt đủ độ, tới điểm nút mà không xảy ra bước
nhảy thì chất không thể biến đổi thành chất mới, sự vật không thể phát triền thành sự vật mới. + Phân loại bước nhảy:
Căn cứ vào qui mô và nhịp độ có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ 
Bước nhảy toàn bộ: thay đổi toàn bộ các mặt của sự vật hiện tượng 
Bước nhảy cục bộ: thay đổi một số mặt của sự vật hiện tượng. Việc phân biệt giữa
bước nhảy toàn bộ và cục bộ chỉ mang tính tương đối, muốn thực hiện bước nhảy
toàn bộ thì phải thực hiện bước nhảy cục bộ
Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chsst và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó, có
bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần 
Bước nhảy dần dần: làbước nhảy được thực hiện một cách từ từ, từng bước, bằng
cách loại bỏ dần các yếu tố cũ của chất cũ và thay thế từ từ các yếu tố mới của chất mới. 
Bước nhảy tức thời là bước nhảy xảy ra một cách nhanh chóng trong một khoảng
thời gian rất ngắn và làm thay đổi toàn bộ các mặt về chất của sự vật hiện tượng.
*Sự thay đổi về chất cũng ảnh hưởng đến lượng: Khi chất mới ra đời lại có tác động lên
sự vật hiện tượng làm xuất hiện lượng mới. Lượng này tiếp tục vận động và biến đổi
trong khoảng giới hạn mới (độ mới), đạt tới điểm nút mới, thực hiện bước nhảy mới tạo
ra chất mới cao cấp hơn. Quá trình này xảy ra liên tục, vô cùng, vô tận. Đó là cách thức
vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: cách thức vận động và phát triển của hạt lúa:
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận: -
Trong thực tiễn khi muốn thay đổi về chất phải tính lũy đủ lượng, không nên chủ quan nôn nóng. -
Khi dá tính lũy đủ lượng thì cần chủ động thực hiện bước nhảy tránh thụ động, bảo thủ, trì trệ. -
Trong thực tế khi thực hiện bước nhảy, tuy vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan,
nhưng cũng phải chú ý đến điều kiện chủ quan. -
Nếu muốn giữ sự vật còn là chính nó thì phải quan tâm đến độ, không để lượng vượt quá giới hạn độ.