Quyền sống | Quyền con người | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Quyền con người (KHXH&NV_ĐHQGHCM)
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
-
Theo Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm
1966 cụ thể hoá quy định về quyền sống trong Điều 3 Tuyên ngôn toàn
thế giới về nhân quyền năm 1948, theo đó: “Mọi người đều có quyền cố
hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể
bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện” (khoản 1).
- Ở Việt Nam, quyền sống đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định ngay trong
Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, thông qua việc nhắc lại một mệnh đề trong
bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh
ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc”.
- Trong pháp luật Việt Nam, liên quan đến quyền sống, Điều 71 Hiến pháp năm
1992 ( (được sửa đổi năm 2002, sau đây viết tắt là Hiến pháp) quy định: “Công
dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”.
- Đảng và Nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách bảo đảm quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tham gia hầu hết các điều ước quốc
tế về quyền con người như Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân
biệt chủng tộc năm 1965, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm
1966, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ năm 1979, Công ước về quyền trẻ em năm 1989, Công ước về quyền
của người khuyết tật năm 2006
- Điều 10 Hiến pháp 1946 quy định rõ ràng các quyền tự do cá
nhân: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất
bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại
trong nước và ra nước ngoài”
- So với Hiến pháp 1946 thì Hiến pháp 1959 đã bổ sung những
quy định mới về quyền con người như: Quyền khiếu nại tố
cáo với cơ quan Nhà nước (Điều 29), Quyền làm việc (Điều
30), Quyền nghỉ ngơi (Điều 31)
- Hiến pháp năm 1980 đã ghi nhận thêm nhiều quyền mới của công dân Việt
Nam như quyền có quốc tịch Việt Nam (Điều 53); quyền tham gia quản lý công
việc của Nhà nước và của xã hội (Điều 56); quyền có việc làm (Điều 58); quyền
được bảo hiểm xã hội (Điều 59); quyền học “không phải trả tiền” (Điều 60);
quyền được bảo vệ sức khoẻ, khám chữa bệnh không phải trả tiền (Điều 61);
quyền có nhà ở (Điều 62); quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản,
danh dự và nhân phẩm (Điều 70); quyền được bảo đảm bí mật về điện thoại,
thư tín, điện tín (Điều 71); quyền được bảo hộ về quyền lợi của tác giả, của
người sáng chế, phát minh (Điều 72)... lOMoAR cPSD| 39651089
- Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 (UDHR)
“Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên
ngôn quốc tế nhân quyền. Có thể coi đây là văn kiện đầu tiên của
bộ luật quốc tế về quyền con người” [2, tr 22].
- Hiến chương Liên hợp quốc
Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ngày 24/10/1945,
Hiến chương Liên hợp quốc được ban hành với mục tiêu: “Phòng
ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai
lần gây cho nhân loại đau thương không kể xiết; Tin tưởng vào
những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người, ở quyền
bình đẳng giữa nam và nữ, ở quyền bình đẳng giữa các quốc gia
lớn và nhỏ; Tạo mọi điều kiện cần thiết để giữ gìn công lý và tôn
trọng những nghĩa vụ do những điều ước và các nguồn khác do luật
quốc tế đặt ra; Khuyến khích sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện
sống trong một nền tự do rộng rãi hơn”.