-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3 theo chương trình GDPT 2018
Sáng kiến kinh nghiệm rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3 theo chương trình GDPT 2018 được soạn dưới dạng file PDF gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Chủ đề: Tài liệu chung Tiếng Việt 3
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC
SINH LỚP 3 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong trường tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và
phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới.
Môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh, bởi đó là môn
học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày.
Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế
giới khoa học, góp phẩn rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen
đạo đức tốt đẹp của con người mới.
Dạy học Tiếng Việt là dạy tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ
quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Với cộng đồng
đó là phương tiện để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai
trò quan trọng. K.A.V Sin – Xki chỉ rõ “Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của
mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược
lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh qua nó chỉ thông qua công cụ
này”. Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, cẩn thận trong
các giờ học Tiếng Việt.
Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói,
đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kĩ năng trên.
Đối với học sinh lớp 3 thì đây là một phân môn khó, bởi ở lứa tuổi của các em
vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn
khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của học sinh như bố mẹ chỉ lo làm ăn
buôn bán, con cái giao cho người giúp việc, một số học sinh bố mẹ đi làm ăn xa,
không có điều kiện quan tâm đến con cái, việc diễn đạt ngôn ngữ của các em
còn hạn chế, việc tiếp thu kiến thức còn chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ,…
Điều này ảnh hưởng đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói
riêng. Để làm được một bài tập làm văn, học sinh cần phải huy động các kiến
thức về tập đọc, từ và câu, về những kiến thức đã học, về môi trường xung
quanh, về vốn hiểu biết,… Nói chung, phân môn Tập làm văn đòi hỏi tổng hợp
các kiến thức mà học sinh đã được học ở các phân môn Tiếng Việt khác. Bởi
vậy, Tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp. Tập làm văn còn
mang tính hiện thực sáng tạo vì một bài tập làm văn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy
của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 3, ngay từ đầu năm học, các em đựơc
làm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Trong
quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài
chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, có em viết
không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý.
Khi dạy Tập làm văn, giáo viên thường gặp khó khăn là học sinh thụ
động, ít phát biểu, có chăng cũng chỉ là những học sinh có năng khiếu hoạt động Trang 1
hoặc các em chỉ trả lời câu hỏi mà không có sự liên kết thành đoạn, diễn đạt
lủng củng, … nói đã khó, viết càng khó hơn. Do đó, tôi suy nghĩ nên làm cách
nào để giúp các em hứng thú khi học phân môn này.
Với mong muốn được đóng góp kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc
hướng dẫn học sinh lớp 3 viết đoạn văn ngắn. Tôi đã mạnh dạn tìm ra “Một số
giải pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3 – Trường tiểu học….”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra phương pháp tốt nhất để giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói, viết văn. Trau dồi vốn Tiếng việt,
vốn văn học, phát triển tư duy, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho học
sinh. Đáp ứng với mục tiêu đào tạo của bậc Tiểu học “Giáo dục con người phát triển toàn diện”.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung, chương trình, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, đặc biệt là
phân môn Tập làm văn lớp 3 và một số tài liệu tham khảo.
- Một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 3 viết đoạn văn ngắn trong giờ Tập làm văn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm hướng dẫn học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận.
Việc rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 3 liên quan đến một
số vấn đề lý luận mà chúng ta cần quan tâm:
1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3:
Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 3, các em vừa chuyển hoạt
động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Các em hiếu động, ham chơi, sự tập
trung cho học tập và chú ý chưa cao. Tư duy của các em nặng về trực quan cụ
thể, tư duy trừu tượng chưa phát triển. Do đó, khi tổ chức dạy học, giáo viên
phải linh hoạt sáng tạo thì mới có hiệu quả.
1.2. Đặc điểm về chương trình, sách giáo khoa:
Như chúng ta đã biết, ở lớp 1 học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ tập nói
hoặc viết câu có nội dung theo chủ đề bài học hoặc tìm tiếng nói có âm vần vừa
học. Các em được ghép tiếng và nói những câu đơn giản, riêng lẻ có nội dung
gần gũi với cuộc sống của các em hoặc ở các bài tập đọc. Đến lớp 3, các em đã
phải viết đoạn từ 2 đến 3 câu rồi cao hơn từ 4 đến 5 câu kể về một sự việc đơn
giản mình cũng chứng kiến (tham gia) hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh
các em. Ở học kỳ I, chủ yếu các em được viết đoạn từ 3 đến 5 câu kể về người
thân như: Cô giáo, ông, bà, anh, chị, em và rộng hơn là toàn thể gia đình. Song
đến học kỳ II, các em được viết đoạn tả con vật (chim), tả cảnh (biển), tả cây Trang 2
cối, tả người (ảnh Bác Hồ). Tuần 34 và 35 học sinh được kể về những việc làm
mà bản thân chứng kiến hoặc tham gia, ….
Xen kẽ giữa các bài tập có yêu cầu kể (tả) nói trên có 2 dạng bài kể (tả) con
vật được viết đầy đủ song sáo trộn trật tự câu nhằm mục đích củng cố về liên kết câu, gắn kết ý …
Mở đầu ngay ở tuần 1, sách giáo khoa đã giới thiệu cách kể theo nội dung
tranh sau đó viết thành đoạn. Đây chính là hình thức giúp học sinh vận dụng linh
hoạt kỹ năng vốn hiểu biết khi học phân môn kể chuyện vào viết đoạn văn ngắn.
1. 3. Vị trí, nhiệm vụ, nội dung của phân môn tập làm văn lớp 3: 1.3.1. Vị trí:
Ở tiểu học nhất là lớp 3, Tập làm văn là một trong những phân môn có
tầm quan trong đặc biệt (ở lớp 2 các em chưa được học, lên lớp 3 học sinh mới
bắt đầu được học, được làm quen).
Phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt được
phát triển từ thấp đến cao, từ luyện đọc cho đến luyện nói, luyện viết thành bài
văn theo suy nghĩ của từng cá nhân. Tập cho các em ngay từ nhỏ có những hiểu
biết sơ đẳng đó cũng là rèn cho các em tính tự lập, tự trọng. Con người văn hóa
sẽ hình thành từ các em từ những việc nhỏ nhặt, tưởng như không quan trọng đó. 1.3.2. Nhiệm vụ:
Làm văn có nghĩa là tạo lập văn bản. Nhiệm vụ chính của phân môn Tập
làm văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản. Ở đây thuật ngữ “văn
bản” được dùng để chỉ sản phẩm hoàn chỉnh của lời nói trong một hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể. Đó không nhất thiết là một bài văn gồm nhiều câu; nhiều đoạn;
cũng không nhất thiết phải ở dạng viết; càng không phải chỉ là loại văn kể
chuyện hay miêu tả theo phong cách nghệ thuật. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ
thể, sản phẩm lời nói mà một người tạo lập được có thể chỉ là một câu chào, một
lời cảm ơn hay một vài dòng thăm hỏi, chúc mừng trên tấm thiếp,… Đối với lớp
3, dạy Tập làm văn là trước hết là rèn luyện cho học sinh kỹ năng phục vụ học
tập và giao tiếp hàng ngày, cụ thể là:
- Dạy các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn,
xin lỗi, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành,…
- Dạy một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống, như: khai bản tự thuật
ngắn, viết những bức thư ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh,…
Cuối cùng cũng như các phân môn và môn học khác, phân môn Tập làm
văn, thông qua nội dung dạy học của mình, có nhiệm vụ trau dồi cho học sinh
thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng
những tình cảm lành mạnh cho các em. 1.3.3. Nội dung:
Nội dung các bài học về Tập làm văn ở lớp 3 giúp các em thực hành rèn
luyện các kỹ năng nói, viết, nghe phục vụ cho học tập và giao tiếp hàng ngày, cụ thể :
- Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi,….
- Thực hành về kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày, như: viết
bản tự thuật ngắn, lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, … Trang 3
- Thực hành rèn kỹ năng diễn đạt (nói, viết) như: kể về người thân, tả biển, tả cây cối, …
- Thực hành rèn kỹ năng nghe.
Với cách biên soạn này, giờ dạy Tập làm văn trở nên linh hoạt hơn, gắn
với cuộc sống đời thường hơn và giúp học sinh hứng thú trong học tập.
2. Thực trạng của việc dạy học sinh lớp 3 viết đoạn văn ngắn trong
giờ tập làm văn ở trường tiểu học Hoàng Hoa Thám.
2.1. Về phía giáo viên:
Đội ngũ giáo viên dạy khối 3 của trường trẻ, nhiệt tình, say mê công việc
và luôn có tinh thần học hỏi. Tất cả giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn
và trên chuẩn. Song vẫn còn có giáo viên năng lực còn hạn chế, việc cập nhật,
đổi mới phương pháp dạy học chưa thường xuyên; sự đầu tư nhiều thời gian cho
việc nghiên cứu bài dạy để khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp dạy phù
hợp cho học sinh chưa nhiều mà còn lệ thuộc vào đáp án, gợi ý, dẫn đến học
sinh ngại học phân môn này. Có giáo viên khi dạy môn này hướng dẫn còn qua
loa, đại khái, thậm chí còn hướng dẫn một cách chủ quan, không dựa trên một
cơ sở khoa học, nên đã dẫn đến tình trạng học sinh nói còn rụt rè, viết câu lủng
củng hoặc sai. Nói chung, giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tổ chức các
hoạt động học tập cho phân môn này.
2.2. Về phía học sinh:
Hầu hết các em đều tiếp thu bài tốt, hiểu bài ngay. Tuy nhiên, kỹ năng
nghe, nói của các em không đồng đều, có một số em nói còn nhỏ, khả năng diễn
đạt suy nghĩ, diễn đạt bài học còn chậm, yếu .
Mặt khác, do thực tế học sinh ở lớp 3 mới được làm quen với phân môn
Tập làm văn nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập phân
môn một cách khoa học và hợp lý. Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng
ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập. Cụ thể là: các em viết câu rời rạc, trình
bày ý lộn xộn, chưa liên kết, lủng củng, thiếu lôgic; tính sáng tạo trong thực
hành viết văn chưa cao, thể hiện ở bố cục bài văn, cách chấm câu, sử dụng hình
ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động.
Hơn nữa, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn
có quan điểm “trăm sự nhờ thầy, trăm sự nhờ cô” cũng làm ảnh hưởng đến chất
lượng học tập của phân môn này.
Ngay từ tháng 9, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 3A về
viết đoạn văn ngắn và thu được kết quả như sau:
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 4-6 câu) nói về em cô giáo (hoặc
thầy giáo) cũ của em.
Kết quả khảo sát Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn Thành Chưa hoàn thành học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 35 2 5,7 9 25,7 17 48,6 7 20,0
Qua khảo sát cho thấy học sinh chưa biết cách diễn đạt câu văn có hình
ảnh, vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít, do vậy chất lượng bài viết
của các em chưa cao, ý văn nghèo nàn, câu văn lủng củng. Kết quả này cũng thể
hiện phương pháp dạy học của giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của
học sinh trong giờ học.Vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm mà Trang 4
bản thân tôi rút ra được từ thực tế giảng dạy để đồng nghiệp tham khảo, vận
dụng vào quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giờ dạy.
3. Một số giải pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3.
3.1. Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3.
Theo tôi, muốn hướng dẫn học sinh lớp 3 rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn
hiệu quả, hay thì việc đầu tiên là giáo viên phải nghiên cứu kĩ, nắm vững
chương trình Tập làm văn lớp 3. Phân môn Tập làm văn là phân môn vận dụng
tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Nội
dung quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở lớp 3, được dạy chính thức ở
31 tiết học. Nội dung cụ thể:
- Các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin
lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia
buồn,… Biết sử dụng chúng trong một số tình huống giao tiếp ở gia đình, trong
trường học và nơi công cộng.
- Các kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày như: khai bản tự
thuật ngắn, viết những bức thư ngắn để nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận
và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu,…
- Nói, viết về những vấn đề thuộc chủ điểm: kể một sự việc đơn giản, tả
sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi.
Nội dung chương trình phân môn Tập làm văn được sắp xếp một cách
khoa học, hợp lí. Mức độ kiến thức được nâng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp. Chính vì vậy, trong dạy học phân môn Tập làm văn ở lớp 3, giáo
viên muốn dạy kiến thức mới thì cần dựa trên cơ sở những kiến thức học sinh đã
được học, được biết ở phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện,... để tổ
chức tốt các hoạt động dạy học, giúp học sinh được trải nghiệm, phân tích, khám
phá, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới.
Nắm vững nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn lớp 3 giúp giáo
viên có cái nhìn tổng thể về nội dung môn học, các kiến thức và kĩ năng cần đạt
của học sinh. Từ đó, giáo viên lựa chọn, sử dụng các biện pháp và hình thức dạy
học phù hợp giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn.
3.2. Xác định mục tiêu, chuẩn kiến thức kỹ năng của phân môn và
của mỗi tiết dạy.
Sau khi nắm nội dung chương trình phân môn Tập làm văn, giáo viên cần
xác định rõ mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt trong mỗi bài dạy. Phân
môn Tập làm văn trong chương trình Tiếng Việt ở lớp 3 nhằm giúp học sinh:
- Rèn luyện kĩ năng nói, viết, nghe, đọc, phục vụ cho việc học tập và giao tiếp.
- Trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công
việc; bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp.
Trong mỗi tiết dạy, sự thành công của giáo viên có hay không thể hiện ở
việc giáo viên xác định đúng mục tiêu của bài học đối với các loại bài. Vì vậy,
tôi xác định rõ mục tiêu của từng bài dạy, tiết dạy để có những yêu cầu cụ thể
cho học sinh cần phải đạt được sau khi dạy. Trang 5
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn ở tuần 2, sau bài học, học sinh biết cách
chào hỏi và tự giới thiệu; viết được một bản tự thuật ngắn.
Hay khi dạy tiết Tập làm văn ở tuần 23, sau bài học, học sinh biết đáp lại
lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản; Biết sắp xếp các câu đã cho thành một đoạn văn hợp lí.
Khi đã nắm vững mục tiêu của từng bài dạy, giáo viên sẽ lựa chọn được
các phương pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức dạy học tốt nhất, phù hợp nhất
giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu giờ học, có kĩ năng viết đoạn văn hay.
3.3. Chú trọng lồng ghép, tích hợp khi dạy phân môn Tập làm văn.
Khi dạy tập làm văn giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các
phân môn của Tiếng Việt: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập viết để
giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn. Mối quan hệ
này thể hiện rất rõ trong cấu trúc của sách giáo khoa, các bài học được biên soạn
theo chủ đề, chủ điểm hay đơn vị học xoay quanh một chủ điểm ở tất cả các
phân môn. Việc làm này cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật hiện
tượng để học sinh có kiến thức, không bị bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa
được luyện tập trên lớp.
Tăng cường củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh: Qua các phân môn
được học trong cùng một chủ điểm, giáo viên kết nối nội dung kiến thức có liên
quan trong chủ điểm đó. Giúp học sinh có hiểu biết về đề tài, vận dụng kĩ năng
thực hành để bài viết đạt kết quả.
Ví dụ: Khi học về chủ đề ‘‘Ông bà”; ‘‘Cha mẹ”; ‘‘Anh em” (từ tuần 10
đến tuần 15) với rất nhiều những bài học thắm đượm tình cảm thương yêu trong
gia đình, cùng với những tiết học phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng
vốn từ ngữ cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ và biết chắc người
thân của mình là những ai, ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho học
sinh thông qua các nhân vật trong bài tập đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp của
nội dung bài, hướng cho học sinh liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của
mình, tôi còn cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống, lựa chọn, ghi
nhớ các từ ngữ phù hợp với đề tài (ông bà, cha mẹ, anh em) để chuẩn bị cho bài
tập làm văn sắp tới (viết về người thân). Tôi luôn nói với các em sự cần thiết
phải học thuộc và lựa chọn những từ ngữ đã học để các em vận dụng vào bài tập
làm văn, khơi gợi và kích thích tinh thần học tập của các em.
Chẳng hạn, khi học Tập làm văn (tuần 10): Kể về ông bà (hoặc một người
thân) của em. Trước hết, tôi cho học sinh nắm rõ yêu cầu bài bằng cách cho học
sinh đọc kĩ các gợi ý như:
a) Ông bà (hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi?
b) Ông bà (hoặc người thân) của em làm nghề gì?
c) Ông bà (hoặc người thân) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào?
Với gợi ý (a), (b) học sinh sẽ nói được ngay không mấy khó khăn. Nhưng
với gợi ý (c) tôi sẽ gợi ý để học sinh nhớ lại trong bài tập đọc, luyện từ và câu có
những từ ngữ nào nói về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ, nguời thân
đối với con cái để các em có thể vận dụng những từ ngữ đó để có một bài nói
hoàn chỉnh, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgic, câu văn có hình ảnh cảm xúc. Trên
cơ sở đó bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc, đồng
thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt hoạt trong cuộc sống, hình Trang 6
thành cho học sinh kiến thức về mối quan hệ yêu thương gắn bó giữa những người trong gia đình.
Khi viết bài, tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp
mà các em vừa sử dụng ở bài luyện nói để viết đoạn văn hoàn chỉnh theo đúng
luật chính tả. Xuất phát từ các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả,
Tập viết xoay quanh chủ đề “Ông bà”, học sinh biết kể về ông bà (hoặc một
người thân) của em (Tập làm văn - Tuần 10) và viết được đoạn văn hoàn chỉnh,
thể hiện tình cảm, thái độ đối với người trong gia đình qua việc sử dụng từ ngữ, câu văn có hình ảnh.
Đối với các chủ điểm khác tôi cũng dạy học theo quan điểm này.
3.4. Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động học tập trong tiết tập
làm văn, dạy học theo hướng tập trung vào học sinh, chú trọng hình thức dạy học cá nhân.
Tổ chức tốt các hình thức dạy học sẽ cuốn hút học sinh vào các hoạt động
học tập một cách chủ động tích cực. Muốn rèn kĩ năng cho học sinh thì giáo viên
phải tổ chức giờ học theo hướng tập trung vào học sinh, tạo nhiều cơ hội cho
học sinh hoạt động. Giáo viên sử dụng các hình thức dạy học như: Thảo luận
nhóm, đàm thoại với nhau, với chính thầy cô hoặc hoạt động cá nhân (độc thoại)
về một vấn đề. Các hình thức tổ chức hoạt động học có thể là: Đóng hoạt cảnh,
chơi trò chơi, thi tiếp sức. Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức tích cực, tự giác
“học mà chơi, chơi mà học”. Không khí học tập thoải mái khiến học sinh mạnh
dạn, tự tin khi nói. Các em dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá
trước đông người một cách lưu loát, rành mạch, dễ hiểu.
Trong chương trình lớp 3, mỗi tiết Tập làm văn là một hệ thống bài tập có
tính định hướng, gợi mở, với nhiều dạng bài. Vì vậy, giáo viên vẫn bám sát mục
tiêu của tiết dạy, bài dạy nhưng linh hoạt, chủ động hơn trong cách tổ chức các
hoạt động day-học, phân bố thời gian hợp lý tạo được không khí học tập phát
huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài Tâp làm văn (Tuần 10) Kể về ông bà (hoặc một người
thân) của em. Ở bài này tôi tiến hành như sau:
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Kể về ông, bà (hoặc một người thân ) của em.
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài:
Em kể về người thân của mình theo các câu hỏi gợi ý trong sách giáo
khoa theo nhóm đôi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên cho một vài học sinh nói trước lớp. Các bạn nhận xét, giáo viên
hướng dẫn sửa từ, câu.
Học sinh có thể viết được đoạn văn hoàn chỉnh như sau: Bé Bống nhà em
sắp sửa được hai tuổi. Bé có đôi mắt đen, tròn xoe và nước da trắng hồng. Mái
tóc của bé màu đen hơi nâu, loăn xoăn trông thật mềm mại. Bé đang bi bô tập
nói. Cả nhà em ai cũng rất yêu bé.
Sau đó để cho nhiều em được nói hơn giáo viên tổ chức trò chơi học tập cho học sinh.
* Ở phần này có thể cho học sinh chơi trò chơi: Thi kể về người thân. Trang 7
- Hình thức chơi: Mỗi lượt khoảng 10 em lên hái hoa. Lần lượt từng học
sinh lên bốc thăm (treo trên cây hoa ) kể về người thân theo yêu cầu trong các lá thăm:
. Kể về ông nội (hoặc ông ngoại) của em.
. Kể về bà nội (hoặc bà ngoại) của em.
. Kể về bố em. Kể về mẹ em.
. Kể về anh (hoặc chị) của em. . Kể về em của em…
Theo các câu hỏi gợi ý sau: Người thân là ai? Khoảng bao nhiêu tuổi?
Thường làm gì ở nhà? Yêu thích gì nhất? - Trình tự chơi:
+ Học sinh bốc thăm (hái hoa).
+ Học sinh về chỗ viết đoạn kể theo yêu cầu trong khoảng 5 – 7 phút.
- Thu 10 bài hoàn thành sớm nhất.
- Người viết đọc to bài làm.
- Lớp bình chọn bài làm tốt nhất.
- Trao phần thưởng cho học sinh làm bài tốt.
Chú ý: Nếu học sinh bốc được lá thăm không phù hợp với mình (Ví dụ
không có bà mà bốc được lá thăm yêu cầu kể về bà) thì cho học sinh đó được
đổi lá thăm khác (hái hoa khác).
3.5. Thực hành rèn luyện về kĩ năng diễn đạt (nói, viết)
Để thực hành nói, viết đạt hiệu quả trước hết giáo viên giúp học sinh có
một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng. Trong chương trình, hầu hết các bài đều có
câu hỏi gợi ý rõ, đầy đủ. Đối với những bài không có câu hỏi, giáo viên có thể
soạn, cung cấp những câu hỏi gợi mở cho các em.
* Hướng dẫn học sinh hình thành đoạn văn trên cơ sở các câu hỏi gợi ý: Các bước tiến hành:
+ Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho
học sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau.
+ Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng; cung cấp và gợi ý để
các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các
câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hoá để bài văn sinh động hơn (khuyến khích
học sinh năng khiếu vận dụng, không bắt buộc tất cả đối tượng học sinh thực
hiện vì đây là phần kiến thức chưa học, giáo viên hướng dẫn mẫu và cung cấp
các từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá nhưng không đưa ra những thuật ngữ này
đối với học sinh lớp 3).
+ Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lí để
hoàn chỉnh bài làm miệng.
+ Cho một số học sinh làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn học sinh viết
liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn.
+ Giới thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm học trước nhằm kích
thích tinh thần học tập của học sinh.
Trong khi học sinh trình bày miệng đoạn văn, giáo viên chú ý hướng dẫn
học sinh nhận xét bài của bạn. Đồng thời, giáo viên cũng chú ý quan sát, lắng
nghe để giúp học sinh nhận xét, sửa các lỗi về dùng từ, đạt câu, diễn đạt rõ ý, Trang 8
lưu loát. Giáo viên cũng chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh, giúp học sinh nói
mạch lạc, tự tin, rõ ràng đoạn văn của mình
* Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn: Học
sinh dựa vào bài đã làm miệng viết thành đoạn văn hoàn chỉnh theo các bước:
- Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết (có thể diễn đạt bằng một câu).
- Phát triển đoạn văn: kể về đối tượng: có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có
thể diễn đạt bằng một hoặc hai câu tuỳ theo năng lực học sinh.
- Câu kết thúc: có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ,
mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của
đối tượng đó với cuộc sống, với mọi người.
- Hướng dẫn học sinh viết bài: Giáo viên nêu yêu cầu của bài viết: Chỉ
viết câu trả lời. Câu phải có đủ bộ phận chính. Đầu câu phải viết hoa, cuối câu
phải có dấu kết thúc câu. Giữa các câu (nếu có thể) dùng dấu phẩy hoặc viết từ
nối ở đầu câu sau nhằm giúp cho bài làm thêm liền mạch.
- Cuối cùng, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài đã viết để sửa chữa, bổ
sung. Giáo viên chấm bài.
Sau đây là một số kiểu bài viết đoạn văn ngắn trong chương trình Tập làm văn lớp 3:
3.5.1 Quan sát tranh - trả lời câu hỏi:
Trong giờ Tập làm văn, học sinh được học kể sáng tạo qua tranh vẽ. Việc
kể chuyện theo tranh vừa kích thích trí tưởng tượng vừa giúp các em tập đặt câu
cho rõ ràng, mạch lạc để diễn đạt được ý mình muốn nói. Việc kể chuyện không
theo bài tập đọc có trước này là kiểu kể chuyện sáng tạo. Ở tuần 1, các bức tranh
liên hoàn khuyên bạn không hái hoa ở công viên (trang 12), dắt cụ già qua
đường (trang 150) giúp học sinh nhận thức và xử lý được nhiều tình huống,
đồng thời rèn khả năng sáng tạo. Nhưng các bài khuyên bạn không vẽ bậy lên
tường (trang 47), Bút của cô giáo (trang 62) lại đơn giản hơn vì có lời thoại.
a. Hoạt động chính của học sinh khi học kiểu bài này:
- Quan sát tranh có định hướng: Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác quan sát tranh.
- Diễn đạt những điều quan sát được bằng ngôn ngữ có tính tạo hình:
Hướng dẫn học sinh tìm từ ngữ để thể hiện một cách có hình ảnh những điều đã quan sát được.
- Diễn đạt thành lời văn có hình ảnh về những điều quan sát đã được tổ
chức theo một lôgíc: Hướng dẫn học sinh nói thành câu văn kể (tả) những điều đã quan sát.
b. Cách làm bài văn quan sát tranh-trả lời câu hỏi:
- Học sinh quan sát kĩ bức tranh (toàn cảnh và từng chi tiết). Dựa vào vốn
hiểu biết thực tế, học sinh tưởng tượng các màu sắc, hình thù, âm thanh, mùi
vị… để khi viết câu trả lời nêu được một ý trọn vẹn, gắn bó với nhau và câu văn
sinh động. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn tranh, đối chiếu tranh với nội
dung đã chuẩn bị để bổ sung từ ngữ diễn đạt chi tiết mới.
- Đọc kĩ từng câu hỏi, nắm chắc yêu cầu từ đó suy nghĩ các hình ảnh đã
quan sát được và trả lời sao cho gọn, chính xác, hay. Trang 9
- Sắp xếp các ý theo trình tự, nối với nhau cho liền mạch, bài văn hoàn chỉnh.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời miệng trong nhóm: Học sinh trả
lời miệng từng câu hỏi dựa vào bài chuẩn bị ở trong nhóm, bổ sung, sửa chữa
câu trả lời của bạn, ghi chép vào phần chuẩn bị từ ngữ, diễn đạt mới.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời miệng trước lớp và chuẩn hoá
cách diễn đạt trong câu trả lời, giới thiệu cách lựa chọn từ ngữ, phân tích câu trả
lời tốt nhờ biết tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, nhân hoá. Ghi các từ ngữ làm
điểm tựa cho từng câu trả lời lên bảng (từ nối ý, từ ngữ gợi hình ảnh).
- Hướng dẫn học sinh viết bài: Giáo viên nêu yêu cầu của bài viết: Chỉ
viết câu trả lời. Câu phải có đủ bộ phận chính. Đầu câu phải viết hoa, cuối câu
phải có dấu kết thúc câu. Giữa các câu (nếu có thể ) thì viết từ nối ở đầu câu sau
nhằm giúp cho bài làm thêm liền mạch.
- Cuối cùng, GV yêu cầu HS đọc lại bài đã viết để sửa chữa, bổ sung.
Ví dụ: Tuần 25: Bài: Đáp lời đồng ý. quan sát tranh, trả lời câu hỏi
*Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Nhìn tranh (sách giáo khoa) và trả lời câu hỏi (a, b, c)
- Quan sát kĩ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, toàn cảnh đến từng bộ phận, màu sắc.
- Tìm hiểu hệ thống câu hỏi: đọc lần lượt từng câu hỏi.
+ Câu hỏi (a) yêu cầu trả lời bằng ý bao quát (cảnh gì?)
+ Câu hỏi (b, c, d) yêu cầu trả lời bằng nhận xét hay liệt kê những chi tiết cụ thể.
- Nhìn tranh, trả lời rõ ràng, đủ ý từng câu.
Nhớ là có rất nhiều cách diễn tả vẻ đẹp của cảnh biển đó.
*Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài:
Em nhìn tranh và trả lời từng câu hỏi trong sách giáo khoa; có thể lựa
chọn từ ngữ gợi ý để diễn đạt thành câu.
+ Tranh vẽ cảnh gì? (cảnh biển buổi sáng; cảnh biển buổi sớm mai thật đẹp)
+ Sóng biển như thế nào? (nhấp nhô từng đợt; dập dềnh; nối đuôi nhau chạy vào bờ cát).
+ Trên mặt biển có những gì? (mấy chiếc thuyền đánh cá đang giương
buồm ra khơi; mấy con thuyền đang căng buồm ra khơi đánh cá).
+ Trên bầu trời có những gì? (mặt trời “đỏ ối” đang nhô lên, mấy đám
mây bông bồng bềnh “nhởn nhơ” trôi, từng đàn hải âu bay rập rờn; mặt trời toả
nắng rực rỡ, mây lững lờ trôi, đàn hải âu đang chao lượn trông thật đẹp).
- Để hỗ trợ cho học sinh, giáo viên cần cung cấp cho học sinh nhiều từ
ngữ gợi tả, từ láy, từ tượng thanh, tượng hình,…
Ví dụ: Mặt biển xanh và rộng thành mặt biển xanh ngắt và rộng mênh
mông. Nối các câu văn lại bằng những từ ngữ liên kết như: và, thì, nếu, vậy là…
Học sinh có thể viết được đoạn văn hoàn chỉnh như sau: Tranh vẽ cảnh
đánh cá trên biển. Sóng biển dạt dào xô vào bờ cát trắng. Trên mặt biển có
những cánh buồm nhiều màu sắc như những cánh bướm bay giữa trời xanh và
những chú chim hải âu đang chao liệng trên sóng biển. Trên bầu trời, ông mặt Trang 10
trời đỏ ối đang nhô lên, những đám mây trắng, mây hồng bồng bềnh trôi. Cảnh biển thật là đẹp.
Chú ý: Để làm tốt bài tập làm văn: Quan sát tranh – Trả lời câu hỏi, các
em cần quan sát kĩ, có tưởng tượng thêm và bộc lộ nhận xét, cảm nghĩ, của bản
thân về nội dung bức tranh. Nói, viết phải thành câu rõ ý, đúng ngữ pháp. Trả lời
xong đủ các câu, em đọc lại toàn bộ, gắn bó các câu với nhau để ý sau, ý trước
nối tiếp thành đoạn văn, bài văn.
3.5.2. Kể về người:
Kể về người có những dạng bài sau: Kể về người thân trong gia đình; kể
về một bạn lớp em; kể về gia đình; kể về người qua tranh ảnh (kể về Bác Hồ).
a. Hướng dẫn chung về kể người:
- Giới thiệu về người mà mình muốn kể: người đó tên là gì?
- Kể về hình dáng (cao - thấp, béo – gầy, thon thả....)
- Kể về những đặc điểm nổi bật (mái tóc, khuôn mặt, nước da, đôi mắt, hàm răng...)
- Kể về tính tình (ngoan, lễ phép, thật thà,…)
- Kể về hoạt động: làm việc gì?...
- Tình cảm của em đối với người em kể.
b. Kể về người thân trong gia đình; kể về một bạn lớp em; kể về gia đình
Khi kể về người thân, về bạn nhìn chung là giống như hướng dẫn chung
về kể người riêng viết về em bé thi khác một chút vì em bé có những nét ngộ
nghĩnh , đáng yêu riêng. Giáo viên có thể cho học sinh đọc lại bài Bé Hoa để các
em học tập cách tả em bé.
Khi kể về gia đình các em chú ý là kể về nhiều người. Họ làm những việc
gì thường ngày? Tình cảm của mọi người trong gia đình như thế nào?
Ví dụ 1: Viết đoạn văn khoảng 5 câu kể về gia đình em.
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu (theo gợi ý ở sách giáo khoa)
* Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài:
Dựa vào các câu hỏi gợi ý để kể lại theo yêu cầu của đề bài ra.
Chú ý: Cần nói thành từng câu thật rõ ràng; khi kể cho bạn nghe, em có
thể xưng tôi hoặc tớ, mình,…
Học sinh có thể viết đoạn văn: Bố em là bộ đội, thường xuyên công tác xa
nhà. Mẹ em là giáo viên, dạy ở trường Tiểu học . Chị Mai của em là học sinh
trường Trung học cơ sở Cù Chính Lan, còn em là học sinh lớp 2A trường Tiểu
học Hoàng hoa Thám. Em rất yêu quý những người thân trong gia đình của mình.
Ví dụ 2: Viết khoảng 5 câu kể về một người bạn lớp em.
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu (theo gợi ý ở sách giáo khoa)
* Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài:
Dựa vào các câu hỏi gợi ý để kể lại theo yêu cầu của đề bài ra (bằng
miệng, sau đó giáo viên sửa chữa từ ngữ và cho học sinh viết bài hoàn chỉnh vào vở). Chẳng hạn:
Hằng Nga là người bạn thân nhất của em. Bạn có mái tóc đen nhánh cắt
ngắn trông thật gọn gàng. Bạn rất tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người nên ai cũng Trang 11
yêu quý bạn. Bạn còn là người viết chữ đẹp nhất lớp em. Em học tập được ở bạn
rất nhiều điều hay.
Sau khi học sinh đã thực hành nói trong nhóm, thực hành nói trước lớp
giáo viên hướng dẫn các em sửa cách dùng từ ngữ, viết bài hoàn chỉnh vào vở.
c. Tả người thông qua tranh ảnh:
Ví dụ: Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học, trả lời các câu hỏi nêu ở sách giáo khoa.
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học, trả lời
các câu hỏi nêu ở sách giáo khoa.
- Dựa vào ảnh Bác Hồ treo ở lớp học, em hãy quan sát, suy nghĩ và tìm ý
(từ ngữ) để diễn đạt.
+ Xác định vị trí nơi treo ảnh Bác Hồ (Ví dụ: phía trên bảng lớp; phía trên bảng
lớp và khẩu hiệu; phía trên bảng lớp và dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ
đại”; chính giữa bức tường lớn của lớp em,...)
+ Gương mặt Bác Hồ trong ảnh: Râu tóc Bác như thế nào? Vầng trán Bác ra
sao? (cao cao, rộng…). Đôi mắt Bác trông thế nào? (sáng ngời, hiền từ, thông
minh, như đang mỉm cười với chúng em…).
+ Nhìn ảnh Bác Hồ trong lớp học, em muốn hứa với Bác điều gì? (chăm học,
chăm làm, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, đoàn kết, thật thà…).
*Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài:
Trả lời từng câu hỏi trong sách giáo khoa theo kết quả đã quan sát, tìm ý
của em; cố gắng diễn đạt thành các câu văn mạch lạc, rõ ý. Học sinh có năng
khiếu có thể tập viết những câu văn sinh động theo cách cảm nhận riêng. Ngoài
ra, học sinh còn phải thể hiện được tình cảm của mình đối với Bác.
Ví dụ: Trong lớp em, ảnh Bác Hồ dược treo trang trọng ở chính giữa bức
tường, phía trên bảng lớp. Trong ảnh, em thấy Bác Hồ có mái tóc bạc phơ và
chòm râu dài trắng như cước. Đôi mắt hiền từ dưới vầng trán cao của Bác như
đang âu yếm nhìn chúng em. Nhìn ảnh Bác, em thầm tự hứa với Bác sẽ thực
hiện tốt 5 điều Bác dạy để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
3.5.3. Kể về con vật, về loài chim:
*Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu, luyện nói theo câu hỏi gợi ý: Viết về một con vật
Chú ý: Em có thể kể về một trong những con vật được vẽ gợi ý trong sách
giáo khoa, tập một, trang 137 (bò, chó, gà, ngựa, trâu, mèo) hoặc một con vật
nuôi nào khác mà em biết; chỉ cần kể ngắn gọn vài nét tiêu biểu về con vật (khoảng 4 - 5 câu)
*Bước 2: Hướng dẫn học sinh kể (bằng lời)
- Chọn con vật mà em biết để kể lại theo những câu hỏi gợi ý sau:
+ Con vật nuôi trong nhà mà em biết là con gì?
+ Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật (về hình dáng, hoạt động…)
+ Vì sao em thích con vật đó?
* Bước 3: Hướng dẫn học sinh làm bài:
Hướng dẫn học sinh làm bài theo các câu hỏi gợi ý trên. Chú ý dùng
những từ ngữ có hình ảnh, màu sắc để kể nhằm làm cho bài văn thêm sinh động. Trang 12
Ngoài ra còn hướng dẫn học sinh lập sơ đồ trước khi làm tập làm văn. Tôi
xin gợi ý một cách lập sơ đồ thông qua bài viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích.
Ví dụ: Tả một chú gà.
Giáo viên cho học sinh nói về hình dáng, hoạt động của con gà và tình
cảm của mình đối với con gà. Giáo viên ghi nhanh các ý học sinh trả lời lên bảng thành sơ đồ: Chú gà ở Mào Gáy to Con Lông Ăn Em yêu
Từ sơ đồ mạng đã thành lập ở trên, giáo viên yêu cầu học sinh tạo thành
câu, cứ thế tiếp nối nhau lập thành đoạn văn. Trong lúc đó, giáo viên có thể ghi
lại trên bảng, thế là đã có nhiều đoạn văn mẫu khác nhau. Có thể câu văn lúc ấy
còn lủng củng nhưng ta có thể sửa chữa.
Hoặc có thể hình thành một đoạn văn qua trò chơi “tiếp sức”, “sắm vai
người thân”,… để tạo sự hứng khởi trong học tập cho học sinh đồng thời giúp
các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác. Thông qua trò chơi, học sinh còn
được phát triển cả về thể lực và nhân cách, giúp cho học sinh học Tiếng Việt
một cách nhẹ nhàng hơn và tạo sự thân thiết giữa thầy và trò, giữa trò với trò,
khuyến khích học sinh lồng cảm xúc vào bài làm.
Ví dụ: Khi tả một chú gà, giáo viên cho hai em lên sắm vai, một em là
“chú gà”, một em là “người tả”. Cùng lúc đó, GV cho HS vẽ sơ đồ trên vở nháp.
- “Người tả” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà “Nhà em có nuôi một chú gà”.
- Còn “chú gà” thì vừa nói vừa diễn tả: “Tôi có bộ lông nhiều màu sắc.
Tôi có cái mào trên đầu. Tôi gáy rất to…”
- Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà: “Em thường
rải thóc cho gà ăn …”
- Khuyến khích học sinh diễn đạt tự do, suy nghĩ chân thật, thể hiện thoải
mái. Sau đó mới dần dần uốn nắn thì cách hành văn của các em mới tự nhiên.
Ví dụ: Khi các em nói về hoạt động của chú gà trống như sau: “Nó đập
cánh và gáy to lắm”. Ta có thể khuyến khích các em là tả đúng rồi nhưng nếu sử
dụng một số từ gợi tả thì chắc chắn câu văn sẽ hay hơn nhiều như “nó vỗ cánh
và rướn cổ gáy vang”. Trang 13
Lưu ý: Trong đoạn văn tránh lặp lại từ nhiều lần mà phải thay những từ
ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự.
3.5.4. Kể về cây cối:
*Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Dựa vào gợi ý (sách giáo khoa), viết một đoạn văn
ngắn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một loài cây mà em thích.
- Trước hết, cần lựa chọn một loài cây mà em thích:
+ Đó là cây gì? trồng ở đâu?
+ Hình dáng của cây thế nào? (dáng đứng (thân: cao - thấp, thẳng – cong, trơn
xù xì; Lá: tán lá, hình dáng, màu sắc...) hoa, quả…)
+ Ích lợi của cây (tìm từ ngữ để diễn tả cho đúng ý): làm đẹp cuộc sống, để trang
trí, để ăn, lấy bóng mát, lấy gỗ.
+ Tình cảm của em với cây: (tưới nước, vun gốc, tỉa lá, bắt sâu…)
- Có thể xem lại bài thực hành luyện tập về Tập làm văn tuần 28 (bài tập
2, 3) để nắm được cách tả ngắn về cây cối.
*Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Viết đoạn văn ngắn (4, 5 câu) về một loài cây mà em thích.
- Viết nháp rồi sửa lại từ ngữ, câu văn trước khi chép cho sạch sẽ, đúng chính tả vào vở.
3.6. Thực hiện nghiêm túc việc chấm, chữa bài và nhận xét bài làm cho học sinh.
Đối với học sinh lớp 3, bài viết của các em vẫn còn lỗi chính tả, lỗi dùng
từ, viết câu còn vướng mắc rất nhiều. Chính vì vậy, tôi luôn có ý thức là cần
phải rèn cho các em thói quen viết đúng trong mỗi tiếng, mỗi từ, mỗi câu, sử
dụng câu đúng, từ hay,… Trình bày đoạn văn rõ ràng, sạch đẹp hơn. Để đạt
được điều này tôi đã làm tốt công việc chữa và nhận xét bài làm của học sinh.
Chấm và chữa bài là công việc lao động vất vả, phức tạp đòi hỏi người giáo viên
phải có tinh thần trách nhiệm cao, thái độ cẩn trọng, đúng đắn. Giáo viên tiếp
xúc với sản phẩm tinh thần của học sinh. Kiểm nghiệm thành quả lao động và
giảng dạy, giáo dục của mình. Khi chấm chữa bài giáo viên phải có thái độ
thương yêu, tôn trọng học sinh. Đoạn văn là kết quả lao động của các em. Vì thế
nó hay hoặc dở vẫn phải tôn trọng. Tránh tuyệt đối tình trạng “Làm cho xong
việc” mà coi thường sản phẩm của học sinh làm ra. Trong khi chấm tôi chỉ ra
chính xác các loại lỗi mà học sinh đã phạm phải. Ghi và chí rõ đó là lỗi gì? Sai
thế nào? Cụ thể hơn tôi ghi vào cuốn sổ công tác để tiện cho việc sửa chữa, khắc
phục đối với bài viết của học sinh khi trả bài. Việc ghi lại lỗi sai đó nhằm mục
đích phục vụ cho công việc giảng dạy lí thuyết hay sử dụng tư liệu khi trả bài.
Qua việc chấm bài, tôi nắm được thực tế bài làm của học sinh (Bài viết đúng nội
dung hay chưa? Học sinh còn mắc những loại lỗi nào?), tôi đánh giá, nhận xét
trên sự sáng tạo của học sinh, tôn trọng ý tưởng của học sinh. Tuy nhiên cũng
cần phải điều chỉnh, sửa chữa nếu chưa phù hợp. Tôi đặc biệt chú trọng đến cách
trình bày, diễn đạt của các em (nhất là với những học sinh yếu). Khi thấy bài
làm của học trò trình bày vấn đề lủng củng, không rõ ràng hoặc sử dụng từ ngữ
không phù hợp, tôi sẽ nhận xét khéo và gợi ý, tập cho các em và cả các bạn khác
cùng cân nhắc, diễn đạt lại vấn đề sao cho trôi trảy, rõ ràng, đủ ý và dễ hiểu. Tập
cho học sinh biết viết câu đầy đủ bộ phận. Đầu tiên tôi cho cả lớp cùng thực hiện Trang 14
chung trên một vài bài, sau đó là cùng thực hiện trong nhóm, dần dần là mỗi cá
nhân sẽ tự kiểm tra, rà soát trên bài làm của mình.
Đọc cho học sinh nghe những đoạn văn hay của bạn để các em học tập
những câu văn, ý văn hay tập vận dụng vào bài làm của mình và giúp các em
nhận thấy sự khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một đề bài, những bài làm
thể hiện sự suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và tôn trọng. Ngoài
ra, tôi còn thường xuyên tổ chức cho các em nhận xét, đánh giá bài của bạn
(cách dùng từ, đặt câu, ...) rồi rút kinh nghiệm, vận dụng vào bài của mình. Trao
đổi, bàn bạc, suy nghĩ tìm ý hay, cách chỉnh sửa những ý chưa hay, chưa phù
hợp, học tập ở bài làm của bạn để bổ sung, chỉnh sửa bài làm của mình. Để thực
hiện được vấn đề đó phải phát huy vai trò chủ đạo của thầy và chủ động của trò
trong quá trình dạy học.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy, áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy học
sinh lớp tôi rất hứng thú học văn, nhất là học về “Viết đoạn văn ngắn”. Các em
đã mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, ham học, tự tin, chất lượng học tập
được nâng lên một cách rõ rệt. Khi viết văn, các em đã biết cách diễn đạt rõ
ràng, viết câu đủ ý, có hình ảnh và có sự sáng tạo.
Khảo sát chất lượng lần 2 vào cuối tháng 2 và thu được kết quả như sau:
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 4-6 câu) về em bé của em (hoặc
em bé nhà hàng xóm).
Kết quả khảo sát
Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 35 8 22,9 15 42,9 12 34,2 0 0
- So với kết quả khảo sát đầu năm học thì kết quả kiểm tra ở học kì 2 có
nhiều tiến bộ rõ rệt. Số học sinh đạt ở mức điểm từ 7-10 tăng lên rất nhiều, từ
31,4% lên 65,7%, không còn học sinh có mức điểm dưới 5.
- Các em đã hạn chế được những lỗi sai cơ bản trong khi viết văn như lỗi
về chính tả, cách dùng từ, viết câu, cách điễn đạt,….
- Thực hiện viết được đoạn văn hay, sinh động và hấp dẫn người đọc.
- Khắc phục được những sai lầm, các em tự tin hơn trong học tập. Đó
chính là động lực thúc đẩy góp phần nâng cao chất lượng môn học.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:
Bất kì mỗi ai nhìn đoạn văn của học sinh với những dòng chữ đều tăm
tắp, sạch sẽ, diễn đạt rõ ràng, đủ số câu, ý phong phú, lôi cuốn, hấp dẫn người
đọc thì cũng đều thấy thích thú và vui mừng. Chúng ta như đặt niềm tin vào
tương lai con trẻ. Việc dạy cho học sinh biết cách học tốt phân môn Tập làm văn
cũng là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như tính Trang 15
cẩn thận, chịu khó, tự tin, óc tư duy, sáng tạo,… Bên cạnh đó, tôi nhận thấy rằng
những em tiếp thu chậm, việc viết đoạn văn sạch sẽ, rõ ràng là yêu cầu không
quá cao, nhưng muốn viết hay thì yêu cầu trẻ phải kiên nhẫn, gắng công khổ luyện nhiều hơn.
Qua thực hiện các giải pháp trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Hình thành cho các em thói quen học tập, làm việc một cách khoa học.
- Quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng dạy học, câu hỏi gợi ý dẫn dắt học
sinh hình thành kĩ năng và kiến thức mới.
- Đặt các tình huống có vấn đề giúp học sinh luôn suy nghĩ, tìm tòi để
phát triển tư duy, học cách ghi nhớ để nhớ lâu kiến thức.
- Sử dụng nhiều hình thức: thi đua, khen thưởng, trò chơi học tập khuyến
khích các em nỗ lực trong học tập.
- Giáo viên cần phải thương yêu, gần gũi giúp đỡ học sinh, luôn quan tâm
tìm hiểu xem các em vấp phải khó khăn gì trong việc làm bài để từ đó khắc phục
những khó khăn các em vướng mắc.
- Thực hiện việc chấm bài thường xuyên, nhận xét cụ thể những ưu điểm,
tồn tại của học sinh để học sinh ngày càng tiến bộ.
Có thể nói, để gặt hái được nhiều thành công trong mọi việc đều phải có
lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, ngoài những biện
pháp trên thì người thầy phải khơi dậy ở các em lòng say mê học tập, thổi vào
học sinh luồng sinh khí mới với những hoài bão và ước mơ cao đẹp. Giáo viên
liên tục khích lệ những em học tốt môn học này nhằm động viên phong trào học
tập ngày một tốt hơn trong nhà trường hiện nay.
Cần giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, vì cha mẹ học
sinh là nhân tố quan trọng giúp các em thực hiện tốt việc học tập. 2. Kiến nghị:
- Phòng GD&ĐT tạo điều kiện cho giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các
trường tiểu học thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn, được hội
thảo, tham quan học tập,…để ngày một nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, kĩ năng sư phạm, tăng sự hiểu biết, bổ sung kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Thường xuyên tổ chức các tiết dạy mẫu phân môn tập làm văn theo phạm
vi cấp cụm, thành phố để giáo viên có cơ hội học hỏi, giao lưu, nâng cao về
năng lực chuyên môn và cách sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp.
Với khả năng nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm trong dạy học còn hạn
chế, sáng kiến kinh nghiệm của bản thân chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót, tôi
rất mong được sự đóng góp chân thành của Hội đồng khoa học các cấp, của đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
, ngày 20 tháng 8 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Trang 16
……………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG Trang 17