Seminar môn Luật Hiến pháp 2 | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Câu 1: Theo anh chị, tại sao từ "Kiểm soát" được bổ sung vào khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013? Vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 2013?Tài liệu giúp bạn tham  khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
9 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Seminar môn Luật Hiến pháp 2 | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Câu 1: Theo anh chị, tại sao từ "Kiểm soát" được bổ sung vào khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013? Vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được thể hiện như thế nào trong Hiến pháp năm 2013?Tài liệu giúp bạn tham  khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

53 27 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 47886956
SEMINAR LUẬT HIẾN PHÁP 2
Họ tên:Mai Đặng Minh Nhật
Lớp : QN27.01
Mã sinh viên: 2722150951
Câu 1: Theo anh chị, tại sao từ "Kiểm soát" được bổ sung vào
khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013?
Vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được thể hiện như thế nào
trong Hiến pháp năm 2013?
Trả lời
Kế thừa và phát triển những giá trị cốt lõi từ các bản Hiến pháp
trước, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện chủ quyền của Nhân dân ở một
tầm khái quát mới, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Điều 2 Hiến pháp 2013 đã
bổ sung quy định quan trọng đó là có sự “kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Có thể thấy, với quy định mang tính nguyên tắc này, Hiến pháp 2013 đã
có sự kế thừa về bản chất và mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy trong
Hiến pháp 1992, đồng thời một lần nữa khẳng định tầm quan trọng hơn
bao giờ hết của việc kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay. Kiểm soát
quyền lực nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc
gia nào trên thế giới nhằm đảm bảo cho việc tổ chức, thực hiện quyền
lực nhà nước hoạt động đúng mục đích, hiệu quả, vì lợi ích của Nhân
dân. Nếu việc kiểm soát quyền lực nhà nước không được thực hiện tốt
thì quốc gia đó sẽ khó có thể phát triển một cách ổn định và bền vững.
lOMoARcPSD| 47886956
Về kiểm soát quyền lập pháp
Trong các bản Hiến pháp trước cũng như Hiến pháp 2013, chưa có
quy định nào về kiểm soát quyền lập pháp của Quốc hội và không xác
định một cơ quan chuyên trách nào kiểm soát việc thực hiện quyền lực
của Quốc hội. Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định “ Quốc hội là cơ quan
đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Với việc quy định này,
có người sẽ cho rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên Quốc
hội cao hơn Chính phủ và Tòa án Nhân dân tối cao, tức là quyền lập
pháp sẽ cao hơn quyền hành pháp và quyền tư pháp. Nếu hiểu như vậy là
hiểu chưa đúng tinh thần của Hiến pháp 2013. Tại khoản 3 Điều 2 Hiến
pháp 2013 quy định “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Trong Nhà nước pháp
quyền XHCN, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Quốc hội là
thiết chế do Nhân dân bầu ra, các cơ quan và cá nhân đứng đầu các
quyền hành pháp và tư pháp do Quốc hội bầu ra. Vì thế, Quốc hội được
coi như là thiết chế trung tâm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy
nhà nước.
Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 đã trao quyền chủ động và độc lập hơn
cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Chính phủ trong thực hiện quyền
lập pháp. Hiến pháp 2013 đã quy định Chính phủ có quyền chủ động xây
dựng kế hoạch trình dự án, thực hiện quyền trình các dự án luật thì
Chính phủ cũng có thể rút lại các dự án đó trong trường hợp do luật
định. Trong quá trình làm luật của Quốc hội, Chính phủ tổ chức triển
khai, tiếp nhận các phản hồi và thảo luận để hoàn thiện các dự án luật.
Mặc dù, Quốc hội có quyền đề xuất và quyết định các sửa đổi dự án luật
theo đệ trình của Chính phủ nhưng Chính phủ có quyền thảo luận các đề
xuất, ý kiến của Quốc hội để các dự án luật có tính khả thi khi áp dụng.
Do vậy, trong quá trình đề xuất, xây dựng dự án luật, cần đề cao trách
nhiệm của Chính phủ trong việc tham vấn Quốc hội cũng như nâng cao
hiệu quả giám sát của Quốc hội nhằm bảo đảm chất lượng của các dự án
lOMoARcPSD| 47886956
luật. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, việc kiểm soát hoạt động lập pháp
chỉ mang tính một chiều. Mặc dù quá trình xây dựng dự án luật có rất
nhiều chủ thể tham gia nhưng có thể thấy cơ bản là do Chính phủ chủ trì
thực hiện, vì thế chất lượng của các dự án luật phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng hoạt động của Chính phủ.
Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp
2013 có quy định về ủy quyền lập pháp. Theo đó, Điều 100 Hiến pháp
2013 quy định “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng, Thủ
trưởng các cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và
xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”. Thực tế, trong
thời gian vừa qua, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật gặp rất
nhiều bất cập, thậm chí có một số văn bản có dấu hiệu vi hiến. Do vậy,
để đảm bảo cho Chính phủ thực thi lập pháp ủy quyền, tránh lạm quyền
trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội cần tăng
cường giám sát nhằm đảm bảo cơ chế về ủy quyền lập pháp được thực
hiện hiệu quả.
Về kiểm soát quyền hành pháp
Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện
quyền hành pháp. Theo đó, Chính phủ có quyền ban hành các chính
sách, văn bản độc lập để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Mặc
dù Chính phủ là do cơ quan quyền lực nhà nước lập ra nhưng không có
nghĩa rằng quyền hành pháp là quyền tái sinh từ cơ quan quyền lực.
Quyền hành pháp là một trong ba nhánh quyền lực tạo nên sự thống nhất
của quyền lực nhà nước nhưng trong quá trình thực thi quyền lực, quyền
hành pháp của Chính phủ luôn phải chịu sự kiểm soát, giám sát tối cao
của Quốc hội. Tính chất quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội xuất
phát từ tính chất trực tiếp đại diện cao nhất cho ý chí, nguyện vọng và lợi
ích của toàn dân. Điều này được Hiến định trong các nội dung sau: Quốc
hội “xét báo cáo công tác của Chính phủ”, “quy định tổ chức và hoạt
động của Chính phủ”, “bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội”. Còn
Chính phủ “chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội”. So với quyền lập pháp
lOMoARcPSD| 47886956
quyền tư pháp, thì quyền hành pháp có đặc trưng cơ bản là “hành động
để đưa pháp luật vào cuộc sống”. “Hành động” này chính là việc Chính
phủ đề xuất chính sách, pháp luật để Quốc hội phê chuẩn, thông qua. Từ
đó Chính phủ lại tổ chức triển khai chính sách, pháp luật đó. Vì vậy,
Chính phủ luôn là chủ thể chính bảo đảm hiệu quả hoạt động của các
nhánh quyền lực trong cơ cấu quyền lực nhà nước. Trong việc thực hiện
quyền hành pháp, mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ còn được
thể hiện ở quyền quyết định và hoạch định chính sách. Theo đó, Quốc
hội quyết định những chính sách dài hạn, mang tầm định hướng quốc
gia, còn Chính phủ quyết định những chính sách ngắn hạn, mang tính
chất điều hành các mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Khoản 2 Điều 96
Hiến pháp 2013 một lần nữa đã khẳng định vai trò hoạch định chính
sách của Chính phủ “Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền
để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn…” .
Bên cạnh đó, cơ chế kiểm soát quyền lực trong việc thực hiện quyền
hành pháp còn thể hiện thông qua việc Quốc hội tham gia vào việc quy
định tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Quốc hội có quyền bầu, bãi
nhiệm, miễm nhiệm Thủ tướng chính phủ, có quyền phê chuẩn việc bổ
nhiệm, miễm nhiệm, cách chức các Phó thủ tướng, các bộ trưởng…
Về kiểm soát quyền tư pháp
Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét
xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của nước ta quy định
trong toàn hệ thống chính trị, Tòa án là cơ quan duy nhất có chức năng
xét xử và thực hiện quyền tư pháp, tức là có chức năng xét xử các vụ án,
giải quyết các việc có tranh chấp theo thẩm quyền quy định. Hiến pháp
2013 quy định cơ chế kiểm soát quyền tư pháp từ phía cơ quan lập
pháp, thể hiện qua việc Quốc hội có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm
đối với các chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, lấy phiếu tín
nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh do mình bầu, như Chánh án
Toàn án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy
nhiên, việc kiểm soát quyền lực này chủ yếu mang tính một chiều giữa
lOMoARcPSD| 47886956
cơ quan quyền lực nhà nước với cơ quan tư pháp mà hầu như chưa có
chiều kiểm soát ngược lại.
Cơ chế kiểm soát thứ hai đối với kiểm soát quyền tư pháp là từ phía
Chủ tịch Nước. Khoản 7 Điều 70 và khoản 3 Điều 88 Hiến pháp 2013 thì
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tich nước bổ nhiệm, miễn
nhiệm và cách chức theo phê chuẩn của Quốc hội. Thẩm phán các cấp
khác do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn
và giám sát Thẩm phán quốc gia. Quy định này thể hiện nguyên tắc tổ
chức bộ máy nhà nước trong Nhà nước pháp quyền, nâng cao vị thế của
cơ quan tư pháp với cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp; đảm bảo
nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Với vai trò là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân thực
hiện chức năng kiểm soát việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
theo nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Theo đó, Tòa án nhânn thực
hiện quyền sáng kiến lập pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật nếu thông
qua hoạt động xét xử thấy văn bản luật trái Hiến pháp, mâu thuẫn với
luật khác hoặc không phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra, Tòa án nhân dân
có thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính đối với các hành vi hành
chính, quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước; các
phán quyết về các vi phạm quyền con người…
Ở nước ta, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều bắt nguồn từ
Nhân dân. Cả ba quyền này tuy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau
nhưng đều là những yếu tố tạo nên sự thống nhất của quyền lực nhà
nước. Hiến pháp 2013 ra đời là một bước tiến quan trọng trong việc
hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo dựng cơ chế phân công, phối hợp và
kiểm soát quyền lực, bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả.
Câu 2: Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai?
Giải thích tại sao?
1 Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ
Quốc hội chỉ có quyền đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ
các văn bản trái pháp luật của Chính phủ.
lOMoARcPSD| 47886956
2 Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính
phủ có quyền bổ nhiệm, điều động, đình chỉ công tác, cách chức
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trả lời
1 Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ
Quốc hội chỉ có quyền đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ
các văn bản trái pháp luật của Chính phủ.
Nhận định này là sai
Theo Khoản 4 Điều 74 Hiến pháp 2013 quy định
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội có quyền đình chỉ việc thi hành
văn bản của Chính phủ và quyền bãi bỏ các văn bản đó nếu xét
thấy nó trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội.
Các loại văn bản đó không phải trái với Pháp luật mà là trái với Hiến
pháp, Luật và Nghị quyết.
Luật : là văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành
Pháp luật: là những nguyên tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do
NN ban hành và nhìn nhận, được NN đảm bảo quyền thực hiện, gồm 3
hình thức văn bản chính: văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp và
tập quán pháp.
2 Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính
phủ có quyền bổ nhiệm, điều động, đình chỉ công tác, cách chức
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Nhận định này là sai
Vì quyền này thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp trên, tức là Uỷ ban
nhân dân cấp trung ương hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trực
tiếp.
Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo và điều hành các
hoạt động của Chính phủ, đồng thời có quyền bổ nhiệm, điều
động và đình chỉ công tác cán bộ, công chức trong hệ thống hành
chính nhà nước. Tuy nhiên, trong trường hợp cách chức Chủ tịch
lOMoARcPSD| 47886956
và Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, quyền này thuộc về
Uỷ ban nhân dân cấp trên theo quy định của pháp luật hiện hành.
Câu 3: Anh (Chị) hãy trình bày mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa
Tòa án nhân dân cùng cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Trả lời
Trong hoạt động tư pháp, Tòa án nhân dân và Việm kiếm sát nhân
dân vừa có mối quan hệ phối hợp, vừa có mối quan hệ ức chế lẫn nhau
Mối quan hệ phối hợp giữa tòa án và Viện kiểm sát nhân dân:
Tòa án nhân dân và Việm kiếm sát nhân dân đều có chung nhiệm vụ
là đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã
hội và cùng có trách nhiệm là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện
điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm và không
làm oan người vô tội, tôn trọng quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính từ mục đích chung đó đã hình thành
nên mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Toà án. Mối quan hệ
phối hợp đó cơ bản là quan hệ giữa chức năng xét xử và chức năng buộc
tội. Bản thân hai chức năng này có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau.
Không thể xét xử nếu không có sự buộc tội, hay nói cách khác, ở đâu có
buộc tội, thì ở đó phát sinh hoạt động xét xử và bào chữa. Nếu Viện
kiểm sát làm tốt chức năng buộc tội thì hỗ trợ đắc lực cho chức năng xét
xử và ngược lại thì tác dụng không tốt. Ngay từ khi thu thập chứng cứ,
đánh giá chứng cứ nhằm xác định tội trạng và khung hình phạt truy tố,
cũng như thủ tục tố tụng được tiến hành chặt chẽ đặt nền móng cho Toà
án thực hiện hiệu quả hoạt động tố tụng. Tại phiên toà, nếu kiểm sát viên
làm tốt vai trò công tố nhà nước thì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
xét xử. Ngược lại Toà án thực hiện chức năng xét xử đúng đắn tạo điều
kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhà nước và
kiểm sát hoạt động tư pháp.
Cơ sở của sự phối hợp là chỉ khi xảy ra việc giải quyết vụ án hình sự
và dựa trên các nguyên tắc cơ bản Bộ luật Tố tụng hình sự đã định, trong
đó là nguyên tắc xác định sự thật vụ án và nguyên tắc phối hợp giữa các
lOMoARcPSD| 47886956
cơ quan tố tụng hình sự với các cơ quan, tổ chức nhà nước. Bên cạnh đó
quan hệ phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự còn
xuất phát từ yêu cầu phải thực hiện đúng đắn thẩm quyền của người tiến
hành tố tụng; việc thực hiện các quy định của pháp luật do có sự bất cập,
chưa hoàn thiện, do đó đòi hỏi có sự phối hợp hoạt động để đạt hiệu quả
trong hoạt động tố tụng và áp dụng thống nhất căn cứpháp luật, tránh
oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Mối quan hệ chế ước giữa Tòa án và Viện kiểm sát:
Sự tác động qua lại của hai chủ thể (Tòa án nhân dân và Viện kiểm
sát nhân dân) trong những điều kiện nhất định giúp cho việc thực thi
công vụ đúng đắn, tránh lạm quyền; tránh sai sót, vi phạm pháp luật dẫn
đến việc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhà nước và
xã hội.
Quan hệ chế ước giữa các chủ thể đó thể hiện ở chỗ: Khi Viện kiểm
sát là cơ quan có độc quyền truy tố một người ra toà nhưng việc kết tội
lại thuộc về Toà án. Tại phiên toà xét xử nhân danh nhà nước thực hành
quyền công tố, nhưng kiểm sát viên chỉ đưa ra ý kiến đề xuất quan điểm
giải quyết vụ án còn quyết định về tội trạng, mức hình phạtvẫn là hội
đồng xét xử. Nhưng mọi hoạt động xét xử của Toà án phải đảm bảo
đúng yêu cầu là có truy tố về hành vi về con người thì mới được xét xử.
Toà án không thể tuỳ tiện làm trái thủ tục tố tụng, do đó pháp luật quy
định Viện kiểm sát ngoài chức năng công tố còn có chức năng kiểm sát
hoạt động tư pháp, đó là giám sát việc tuân thủ của hội đồng xét xử tại
phiên toà, cũng như giám sát hoạt động tố tụng của người có thẩm
quyền. Trong trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng tại phiên toà thì kiểm
sát viên có quyền ý kiến trực tiếp.
Như vậy có thể thấy, dù Toà án có quyền độc lập trong việc phán
quyết, tuy nhiên nếu trái pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị,
kháng nghị để đảm bảo cho việc chấp hành pháp luật của Toà án. Pháp
luật nước ta còn quy định, nếu kiến nghị của Viện kiểm sát không được
Toà án tiếp thu, thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Toà án cấp trên và
lOMoARcPSD| 47886956
báo cáo Viện kiểm sát cấp trên để kiến nghị được đảm bảo thực hiện.
Qua hoạt động giám sát của Viện kiểm sát còn giúp cho Toà án tránh
được những sai sót, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế.
Về bản chất của mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát là phối
hợp, chế ước nhưng không làm mất đi tính độc lập trong thực thi chức
năng mỗi ngành và phối hợp nhưng không bao biện lẫn nhau. Chúng tôi
tán thành nhận định rằng: “Ở giai đoạn xét xử, tuy Toà án (hoặc hội
đồng xét xử) là cơ quan giữ vai trò chỉ đạo việc xét xử, là cơ quan quyết
định quá trình xét xử, nhưng Viện kiểm sát và Toà án lại hoàn toàn độc
lập với nhau. Mỗi cơ quan tự chịu trách nhiệm về công việc của mình.
Toà án không làm thay hay can thiệp vào công việc của Viện kiểm sát
(kiểm sát viên) và ngược lại, Viện kiểm sát cũng không can thiệp vào
công việc xét xử của Toà án, mặc dù Viện kiểm sát có quyền và trách
nhiệm kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án”.
Trong quan hệ phối hợp cơ bản là để giải quyết những vướng mắc,
bất cập trong hoạt động tố tụng hình sự. Trong quan hệ chế ước, cơ bản
là nhằm tránh lạm quyền trong thực hiện chức năng tiến hành tố tụng đối
với Toà án và Viện kiểm sát. Trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay,
thì mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát cần được xây dựng theo
hướng phối hợp, chế ước nhưng phải đảm bảo tính độc lập của người
tiến hành và trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng chức năng xét xử của
Toà án và tăng cường yếu tố tranh tụng.
| 1/9

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47886956
SEMINAR – LUẬT HIẾN PHÁP 2
Họ tên:Mai Đặng Minh Nhật Lớp : QN27.01
Mã sinh viên: 2722150951
Câu 1: Theo anh chị, tại sao từ "Kiểm soát" được bổ sung vào
khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013?
Vấn đề kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được thể hiện như thế nào
trong Hiến pháp năm 2013?
Trả lời
Kế thừa và phát triển những giá trị cốt lõi từ các bản Hiến pháp
trước, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện chủ quyền của Nhân dân ở một
tầm khái quát mới, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Điều 2 Hiến pháp 2013 đã
bổ sung quy định quan trọng đó là có sự “kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Có thể thấy, với quy định mang tính nguyên tắc này, Hiến pháp 2013 đã
có sự kế thừa về bản chất và mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy trong
Hiến pháp 1992, đồng thời một lần nữa khẳng định tầm quan trọng hơn
bao giờ hết của việc kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay. Kiểm soát
quyền lực nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc
gia nào trên thế giới nhằm đảm bảo cho việc tổ chức, thực hiện quyền
lực nhà nước hoạt động đúng mục đích, hiệu quả, vì lợi ích của Nhân
dân. Nếu việc kiểm soát quyền lực nhà nước không được thực hiện tốt
thì quốc gia đó sẽ khó có thể phát triển một cách ổn định và bền vững. lOMoAR cPSD| 47886956
Về kiểm soát quyền lập pháp
Trong các bản Hiến pháp trước cũng như Hiến pháp 2013, chưa có
quy định nào về kiểm soát quyền lập pháp của Quốc hội và không xác
định một cơ quan chuyên trách nào kiểm soát việc thực hiện quyền lực
của Quốc hội. Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định “ Quốc hội là cơ quan
đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Với việc quy định này,
có người sẽ cho rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên Quốc
hội cao hơn Chính phủ và Tòa án Nhân dân tối cao, tức là quyền lập
pháp sẽ cao hơn quyền hành pháp và quyền tư pháp. Nếu hiểu như vậy là
hiểu chưa đúng tinh thần của Hiến pháp 2013. Tại khoản 3 Điều 2 Hiến
pháp 2013 quy định “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Trong Nhà nước pháp
quyền XHCN, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Quốc hội là
thiết chế do Nhân dân bầu ra, các cơ quan và cá nhân đứng đầu các
quyền hành pháp và tư pháp do Quốc hội bầu ra. Vì thế, Quốc hội được
coi như là thiết chế trung tâm, có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 đã trao quyền chủ động và độc lập hơn
cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Chính phủ trong thực hiện quyền
lập pháp. Hiến pháp 2013 đã quy định Chính phủ có quyền chủ động xây
dựng kế hoạch trình dự án, thực hiện quyền trình các dự án luật thì
Chính phủ cũng có thể rút lại các dự án đó trong trường hợp do luật
định. Trong quá trình làm luật của Quốc hội, Chính phủ tổ chức triển
khai, tiếp nhận các phản hồi và thảo luận để hoàn thiện các dự án luật.
Mặc dù, Quốc hội có quyền đề xuất và quyết định các sửa đổi dự án luật
theo đệ trình của Chính phủ nhưng Chính phủ có quyền thảo luận các đề
xuất, ý kiến của Quốc hội để các dự án luật có tính khả thi khi áp dụng.
Do vậy, trong quá trình đề xuất, xây dựng dự án luật, cần đề cao trách
nhiệm của Chính phủ trong việc tham vấn Quốc hội cũng như nâng cao
hiệu quả giám sát của Quốc hội nhằm bảo đảm chất lượng của các dự án lOMoAR cPSD| 47886956
luật. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, việc kiểm soát hoạt động lập pháp
chỉ mang tính một chiều. Mặc dù quá trình xây dựng dự án luật có rất
nhiều chủ thể tham gia nhưng có thể thấy cơ bản là do Chính phủ chủ trì
thực hiện, vì thế chất lượng của các dự án luật phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng hoạt động của Chính phủ.
Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp
2013 có quy định về ủy quyền lập pháp. Theo đó, Điều 100 Hiến pháp
2013 quy định “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng, Thủ
trưởng các cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và
xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”. Thực tế, trong
thời gian vừa qua, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật gặp rất
nhiều bất cập, thậm chí có một số văn bản có dấu hiệu vi hiến. Do vậy,
để đảm bảo cho Chính phủ thực thi lập pháp ủy quyền, tránh lạm quyền
trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội cần tăng
cường giám sát nhằm đảm bảo cơ chế về ủy quyền lập pháp được thực hiện hiệu quả.
Về kiểm soát quyền hành pháp
Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện
quyền hành pháp. Theo đó, Chính phủ có quyền ban hành các chính
sách, văn bản độc lập để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Mặc
dù Chính phủ là do cơ quan quyền lực nhà nước lập ra nhưng không có
nghĩa rằng quyền hành pháp là quyền tái sinh từ cơ quan quyền lực.
Quyền hành pháp là một trong ba nhánh quyền lực tạo nên sự thống nhất
của quyền lực nhà nước nhưng trong quá trình thực thi quyền lực, quyền
hành pháp của Chính phủ luôn phải chịu sự kiểm soát, giám sát tối cao
của Quốc hội. Tính chất quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội xuất
phát từ tính chất trực tiếp đại diện cao nhất cho ý chí, nguyện vọng và lợi
ích của toàn dân. Điều này được Hiến định trong các nội dung sau: Quốc
hội “xét báo cáo công tác của Chính phủ”, “quy định tổ chức và hoạt
động của Chính phủ”, “bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội”. Còn
Chính phủ “chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội”. So với quyền lập pháp và lOMoAR cPSD| 47886956
quyền tư pháp, thì quyền hành pháp có đặc trưng cơ bản là “hành động
để đưa pháp luật vào cuộc sống”. “Hành động” này chính là việc Chính
phủ đề xuất chính sách, pháp luật để Quốc hội phê chuẩn, thông qua. Từ
đó Chính phủ lại tổ chức triển khai chính sách, pháp luật đó. Vì vậy,
Chính phủ luôn là chủ thể chính bảo đảm hiệu quả hoạt động của các
nhánh quyền lực trong cơ cấu quyền lực nhà nước. Trong việc thực hiện
quyền hành pháp, mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ còn được
thể hiện ở quyền quyết định và hoạch định chính sách. Theo đó, Quốc
hội quyết định những chính sách dài hạn, mang tầm định hướng quốc
gia, còn Chính phủ quyết định những chính sách ngắn hạn, mang tính
chất điều hành các mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Khoản 2 Điều 96
Hiến pháp 2013 một lần nữa đã khẳng định vai trò hoạch định chính
sách của Chính phủ “Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền
để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn…” .
Bên cạnh đó, cơ chế kiểm soát quyền lực trong việc thực hiện quyền
hành pháp còn thể hiện thông qua việc Quốc hội tham gia vào việc quy
định tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Quốc hội có quyền bầu, bãi
nhiệm, miễm nhiệm Thủ tướng chính phủ, có quyền phê chuẩn việc bổ
nhiệm, miễm nhiệm, cách chức các Phó thủ tướng, các bộ trưởng…
Về kiểm soát quyền tư pháp
Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét
xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của nước ta quy định
trong toàn hệ thống chính trị, Tòa án là cơ quan duy nhất có chức năng
xét xử và thực hiện quyền tư pháp, tức là có chức năng xét xử các vụ án,
giải quyết các việc có tranh chấp theo thẩm quyền quy định. Hiến pháp
2013 quy định cơ chế kiểm soát quyền tư pháp từ phía cơ quan lập
pháp, thể hiện qua việc Quốc hội có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm
đối với các chức danh Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, lấy phiếu tín
nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh do mình bầu, như Chánh án
Toàn án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy
nhiên, việc kiểm soát quyền lực này chủ yếu mang tính một chiều giữa lOMoAR cPSD| 47886956
cơ quan quyền lực nhà nước với cơ quan tư pháp mà hầu như chưa có
chiều kiểm soát ngược lại.
Cơ chế kiểm soát thứ hai đối với kiểm soát quyền tư pháp là từ phía
Chủ tịch Nước. Khoản 7 Điều 70 và khoản 3 Điều 88 Hiến pháp 2013 thì
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tich nước bổ nhiệm, miễn
nhiệm và cách chức theo phê chuẩn của Quốc hội. Thẩm phán các cấp
khác do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn
và giám sát Thẩm phán quốc gia. Quy định này thể hiện nguyên tắc tổ
chức bộ máy nhà nước trong Nhà nước pháp quyền, nâng cao vị thế của
cơ quan tư pháp với cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp; đảm bảo
nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Với vai trò là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân thực
hiện chức năng kiểm soát việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
theo nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Theo đó, Tòa án nhân dân thực
hiện quyền sáng kiến lập pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật nếu thông
qua hoạt động xét xử thấy văn bản luật trái Hiến pháp, mâu thuẫn với
luật khác hoặc không phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra, Tòa án nhân dân
có thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính đối với các hành vi hành
chính, quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước; các
phán quyết về các vi phạm quyền con người…
Ở nước ta, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều bắt nguồn từ
Nhân dân. Cả ba quyền này tuy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau
nhưng đều là những yếu tố tạo nên sự thống nhất của quyền lực nhà
nước. Hiến pháp 2013 ra đời là một bước tiến quan trọng trong việc
hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo dựng cơ chế phân công, phối hợp và
kiểm soát quyền lực, bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả.
Câu 2: Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai?
Giải thích tại sao? 1
– Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ
Quốc hội chỉ có quyền đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ
các văn bản trái pháp luật của Chính phủ.
lOMoAR cPSD| 47886956 2
– Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính
phủ có quyền bổ nhiệm, điều động, đình chỉ công tác, cách chức
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trả lời
1
– Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ
Quốc hội chỉ có quyền đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ
các văn bản trái pháp luật của Chính phủ.
• Nhận định này là sai
• Theo Khoản 4 Điều 74 Hiến pháp 2013 quy định
• Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội có quyền đình chỉ việc thi hành
văn bản của Chính phủ và quyền bãi bỏ các văn bản đó nếu xét
thấy nó trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội.
Các loại văn bản đó không phải trái với Pháp luật mà là trái với Hiến
pháp, Luật và Nghị quyết.
Luật : là văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành
Pháp luật: là những nguyên tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do
NN ban hành và nhìn nhận, được NN đảm bảo quyền thực hiện, gồm 3
hình thức văn bản chính: văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp và tập quán pháp. 2
– Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính
phủ có quyền bổ nhiệm, điều động, đình chỉ công tác, cách chức
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
• Nhận định này là sai
• Vì quyền này thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp trên, tức là Uỷ ban
nhân dân cấp trung ương hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp.
• Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo và điều hành các
hoạt động của Chính phủ, đồng thời có quyền bổ nhiệm, điều
động và đình chỉ công tác cán bộ, công chức trong hệ thống hành
chính nhà nước. Tuy nhiên, trong trường hợp cách chức Chủ tịch lOMoAR cPSD| 47886956
và Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, quyền này thuộc về
Uỷ ban nhân dân cấp trên theo quy định của pháp luật hiện hành.
Câu 3: Anh (Chị) hãy trình bày mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa
Tòa án nhân dân cùng cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Trả lời
Trong hoạt động tư pháp, Tòa án nhân dân và Việm kiếm sát nhân
dân vừa có mối quan hệ phối hợp, vừa có mối quan hệ ức chế lẫn nhau
• Mối quan hệ phối hợp giữa tòa án và Viện kiểm sát nhân dân:
Tòa án nhân dân và Việm kiếm sát nhân dân đều có chung nhiệm vụ
là đấu tranh, phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã
hội và cùng có trách nhiệm là mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện
điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm và không
làm oan người vô tội, tôn trọng quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính từ mục đích chung đó đã hình thành
nên mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Toà án. Mối quan hệ
phối hợp đó cơ bản là quan hệ giữa chức năng xét xử và chức năng buộc
tội. Bản thân hai chức năng này có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau.
Không thể xét xử nếu không có sự buộc tội, hay nói cách khác, ở đâu có
buộc tội, thì ở đó phát sinh hoạt động xét xử và bào chữa. Nếu Viện
kiểm sát làm tốt chức năng buộc tội thì hỗ trợ đắc lực cho chức năng xét
xử và ngược lại thì tác dụng không tốt. Ngay từ khi thu thập chứng cứ,
đánh giá chứng cứ nhằm xác định tội trạng và khung hình phạt truy tố,
cũng như thủ tục tố tụng được tiến hành chặt chẽ đặt nền móng cho Toà
án thực hiện hiệu quả hoạt động tố tụng. Tại phiên toà, nếu kiểm sát viên
làm tốt vai trò công tố nhà nước thì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
xét xử. Ngược lại Toà án thực hiện chức năng xét xử đúng đắn tạo điều
kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhà nước và
kiểm sát hoạt động tư pháp.
Cơ sở của sự phối hợp là chỉ khi xảy ra việc giải quyết vụ án hình sự
và dựa trên các nguyên tắc cơ bản Bộ luật Tố tụng hình sự đã định, trong
đó là nguyên tắc xác định sự thật vụ án và nguyên tắc phối hợp giữa các lOMoAR cPSD| 47886956
cơ quan tố tụng hình sự với các cơ quan, tổ chức nhà nước. Bên cạnh đó
quan hệ phối hợp giữa Toà án và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự còn
xuất phát từ yêu cầu phải thực hiện đúng đắn thẩm quyền của người tiến
hành tố tụng; việc thực hiện các quy định của pháp luật do có sự bất cập,
chưa hoàn thiện, do đó đòi hỏi có sự phối hợp hoạt động để đạt hiệu quả
trong hoạt động tố tụng và áp dụng thống nhất căn cứpháp luật, tránh
oan sai, bỏ lọt tội phạm.
• Mối quan hệ chế ước giữa Tòa án và Viện kiểm sát:
Sự tác động qua lại của hai chủ thể (Tòa án nhân dân và Viện kiểm
sát nhân dân) trong những điều kiện nhất định giúp cho việc thực thi
công vụ đúng đắn, tránh lạm quyền; tránh sai sót, vi phạm pháp luật dẫn
đến việc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhà nước và xã hội.
Quan hệ chế ước giữa các chủ thể đó thể hiện ở chỗ: Khi Viện kiểm
sát là cơ quan có độc quyền truy tố một người ra toà nhưng việc kết tội
lại thuộc về Toà án. Tại phiên toà xét xử nhân danh nhà nước thực hành
quyền công tố, nhưng kiểm sát viên chỉ đưa ra ý kiến đề xuất quan điểm
giải quyết vụ án còn quyết định về tội trạng, mức hình phạtvẫn là hội
đồng xét xử. Nhưng mọi hoạt động xét xử của Toà án phải đảm bảo
đúng yêu cầu là có truy tố về hành vi về con người thì mới được xét xử.
Toà án không thể tuỳ tiện làm trái thủ tục tố tụng, do đó pháp luật quy
định Viện kiểm sát ngoài chức năng công tố còn có chức năng kiểm sát
hoạt động tư pháp, đó là giám sát việc tuân thủ của hội đồng xét xử tại
phiên toà, cũng như giám sát hoạt động tố tụng của người có thẩm
quyền. Trong trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng tại phiên toà thì kiểm
sát viên có quyền ý kiến trực tiếp.
Như vậy có thể thấy, dù Toà án có quyền độc lập trong việc phán
quyết, tuy nhiên nếu trái pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị,
kháng nghị để đảm bảo cho việc chấp hành pháp luật của Toà án. Pháp
luật nước ta còn quy định, nếu kiến nghị của Viện kiểm sát không được
Toà án tiếp thu, thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Toà án cấp trên và lOMoAR cPSD| 47886956
báo cáo Viện kiểm sát cấp trên để kiến nghị được đảm bảo thực hiện.
Qua hoạt động giám sát của Viện kiểm sát còn giúp cho Toà án tránh
được những sai sót, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế.
Về bản chất của mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát là phối
hợp, chế ước nhưng không làm mất đi tính độc lập trong thực thi chức
năng mỗi ngành và phối hợp nhưng không bao biện lẫn nhau. Chúng tôi
tán thành nhận định rằng: “Ở giai đoạn xét xử, tuy Toà án (hoặc hội
đồng xét xử) là cơ quan giữ vai trò chỉ đạo việc xét xử, là cơ quan quyết
định quá trình xét xử, nhưng Viện kiểm sát và Toà án lại hoàn toàn độc
lập với nhau. Mỗi cơ quan tự chịu trách nhiệm về công việc của mình.
Toà án không làm thay hay can thiệp vào công việc của Viện kiểm sát
(kiểm sát viên) và ngược lại, Viện kiểm sát cũng không can thiệp vào
công việc xét xử của Toà án, mặc dù Viện kiểm sát có quyền và trách
nhiệm kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án”.
Trong quan hệ phối hợp cơ bản là để giải quyết những vướng mắc,
bất cập trong hoạt động tố tụng hình sự. Trong quan hệ chế ước, cơ bản
là nhằm tránh lạm quyền trong thực hiện chức năng tiến hành tố tụng đối
với Toà án và Viện kiểm sát. Trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay,
thì mối quan hệ giữa Toà án và Viện kiểm sát cần được xây dựng theo
hướng phối hợp, chế ước nhưng phải đảm bảo tính độc lập của người
tiến hành và trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng chức năng xét xử của
Toà án và tăng cường yếu tố tranh tụng.