Sinh học 10 Bài 24: Khái quát về virus - Kết Nối Tri Thức

Giải Sinh 10 Bài 24: Khái quát về virus sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, dễ dàng biết cách trả lời các câu hỏi trang 141→144

Dừng lại và suy ngẫm trang 142 SGK Sinh 10
Câu 1
Virus là gì? Tại sao virus lại không được xem là một vật chất sống hoàn chỉnh?
Lời giải
- Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được
nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.
- Virus không được xem là một vật chất sống hoàn chỉnh do chúng chưa được cấu tạo
đầy đủ thành phần như một tế bào, chúng chỉ được cấu tạo từ 2 thành phần chính là:
lõi là acid nucleic và vỏ protein (còn được gọi là vỏ capsit).
Câu 2
Tất cả các loại virus đều có chung đặc điểm gì?
Lời giải
Tất cả virus đều có chung đặc điểm:
+ Tất cả các loại virus đều chưa có cấu tạo tế bào, nên mới chỉ được coi là một dạng
sống.
+ Cấu tạo chung của tất cả các loại virus đều có 2 phần chính là lõi acid nucleic và vỏ
protein.
+ Virus sống kí sinh bắt buộc và chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.
Câu 3
Nêu một số vật trung gian truyền bệnh virus ở người mà em biết.
Lời giải
- Vật trung gian truyền bệnh hay còn gọi là vector là sinh vật mang mầm bệnh (thường
là ký sinh trùng) và truyền ký sinh trùng từ người này sang người khác.
- Một số vật trung gian truyền bệnh là:
+ Tất cả động vật có vú, chim, động vật chân đốt và côn trùng đều có nguy cơ truyền
bệnh cho con người.
+ Muỗi là các vật chủ trung gian được chú ý nhất bởi cách thức truyền bệnh phổ biến
nhất của chúng là qua máu.
+ Một số vật trung gian khác: gián, chuột,…
Câu 4
Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA
lớp vỏ capsid còn có thêm những protein gì? Giải thích.
Lời giải
Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA
lớp vỏ capsid còn có thêm những protein như:
+ Một số loại virus có thêm các gai glycoprotein (carbohydrate + protein) giúp chúng
tiếp cận với tế bào chủ.
+ Một số loại enzyme mà tế bào chủ không có, đó là các enzyme cần thiết cho quá
trình tổng hợp ARN như enzyme sao mã ngược, enzyme giúp tích hợp hệ gen virus
vào tế bào chủ, enzyme giúp lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào chủ.
Luyện tập và vận dụng trang 144 SGK Sinh 10
Câu 1
Tại sao dùng chế phẩm thể thực khuẩn phun lên rau, quả lại có thể bảo vệ được rau,
quả lâu dài hơn? Dùng chế phẩm này liệu có an toàn cho người dùng? Giải thích.
Lời giải
- Các chế phẩm thể thực khuẩn phun lên rau quả có thể bảo vệ được rau quả lâu dài
hơn vì loại virus đặc biệt này sống ký sinh trong cơ thể vi khuẩn và cuối cùng làm tan
rã vi khuẩn, do đó làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật.
- Thực khuẩn thể là vị cứu tinh cho những người bị bệnh nhiễm khuẩn nhưng không
còn hoặc ít đáp ứng với kháng sinh. Mọi loại chế phẩm bảo vệ thực vật cần có thời
gian phân rã để có thể đưa ra thị trường.
Câu 2
Dựa trên quy trình nhân lên của virus, em hãy đề xuất cách ngăn cản virus xâm nhập
vào tế bào.
Lời giải
Một số cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào ở người:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng chống lại virus xâm
nhập;
- Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà;
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn;
- Tiêm vaccine hoặc thuốc kháng virus;…
| 1/3

Preview text:


Dừng lại và suy ngẫm trang 142 SGK Sinh 10 Câu 1
Virus là gì? Tại sao virus lại không được xem là một vật chất sống hoàn chỉnh? Lời giải
- Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được
nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.
- Virus không được xem là một vật chất sống hoàn chỉnh do chúng chưa được cấu tạo
đầy đủ thành phần như một tế bào, chúng chỉ được cấu tạo từ 2 thành phần chính là:
lõi là acid nucleic và vỏ protein (còn được gọi là vỏ capsit). Câu 2
Tất cả các loại virus đều có chung đặc điểm gì? Lời giải
Tất cả virus đều có chung đặc điểm:
+ Tất cả các loại virus đều chưa có cấu tạo tế bào, nên mới chỉ được coi là một dạng sống.
+ Cấu tạo chung của tất cả các loại virus đều có 2 phần chính là lõi acid nucleic và vỏ protein.
+ Virus sống kí sinh bắt buộc và chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống. Câu 3
Nêu một số vật trung gian truyền bệnh virus ở người mà em biết. Lời giải
- Vật trung gian truyền bệnh hay còn gọi là vector là sinh vật mang mầm bệnh (thường
là ký sinh trùng) và truyền ký sinh trùng từ người này sang người khác.
- Một số vật trung gian truyền bệnh là:
+ Tất cả động vật có vú, chim, động vật chân đốt và côn trùng đều có nguy cơ truyền bệnh cho con người.
+ Muỗi là các vật chủ trung gian được chú ý nhất bởi cách thức truyền bệnh phổ biến
nhất của chúng là qua máu.
+ Một số vật trung gian khác: gián, chuột,… Câu 4
Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và
lớp vỏ capsid còn có thêm những protein gì? Giải thích. Lời giải
Nếu vật chất di truyền của virus là RNA thì mỗi hạt virus, ngoài các phân tử RNA và
lớp vỏ capsid còn có thêm những protein như:
+ Một số loại virus có thêm các gai glycoprotein (carbohydrate + protein) giúp chúng
tiếp cận với tế bào chủ.
+ Một số loại enzyme mà tế bào chủ không có, đó là các enzyme cần thiết cho quá
trình tổng hợp ARN như enzyme sao mã ngược, enzyme giúp tích hợp hệ gen virus
vào tế bào chủ, enzyme giúp lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào chủ.
Luyện tập và vận dụng trang 144 SGK Sinh 10 Câu 1
Tại sao dùng chế phẩm thể thực khuẩn phun lên rau, quả lại có thể bảo vệ được rau,
quả lâu dài hơn? Dùng chế phẩm này liệu có an toàn cho người dùng? Giải thích. Lời giải
- Các chế phẩm thể thực khuẩn phun lên rau quả có thể bảo vệ được rau quả lâu dài
hơn vì loại virus đặc biệt này sống ký sinh trong cơ thể vi khuẩn và cuối cùng làm tan
rã vi khuẩn, do đó làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật.
- Thực khuẩn thể là vị cứu tinh cho những người bị bệnh nhiễm khuẩn nhưng không
còn hoặc ít đáp ứng với kháng sinh. Mọi loại chế phẩm bảo vệ thực vật cần có thời
gian phân rã để có thể đưa ra thị trường. Câu 2
Dựa trên quy trình nhân lên của virus, em hãy đề xuất cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào. Lời giải
Một số cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào ở người:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng chống lại virus xâm nhập;
- Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà;
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn;
- Tiêm vaccine hoặc thuốc kháng virus;…