-
Thông tin
-
Quiz
Sinh học 11 Cánh diều bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Sinh học 11 Cánh diều bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật được biên soạn dưới dạng file PDF giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ các kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Sinh Học 11 320 tài liệu
Sinh học 11 Cánh diều bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Sinh học 11 Cánh diều bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật được biên soạn dưới dạng file PDF giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập đầy đủ các kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn học đón xem!
Chủ đề: Chủ đề 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (CD) 12 tài liệu
Môn: Sinh Học 11 320 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh Học 11
- Chương 2: Cảm ứng ở sinh vật (CTST) (9)
- Chương 3: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (CTST) (5)
- Chương 4: Sinh sản ở sinh vật (CTST) (5)
- Chương 5: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể (CTST) (3)
- Chủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (CD) (22)
Preview text:
Sinh học 11 Cánh diều bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển ở động vật Mở đầu
Để tăng năng suất của vật nuôi, người nông dân thường sử dụng những biện pháp gì? Tại sao? Bài làm
Để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, chúng ta có thể áp dụng một
số biện pháp kĩ thuật sau:
Cải tạo giống thông qua việc áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi, ...
Cải thiện môi trường sống của động vật bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm
bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tắm nắng cho gia súc non, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí, ...
I. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển ở động vật
Quan sát hình 19.1 và hình 19.2, đọc thông tin, hoàn thành bảng 19.1.
Bảng 19.1. Hormone ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng và ở người Côn trùng Người Tên Cơ quan Tác dụng Tên Cơ quan Tác dụng hormone tiết hormone tiết ? ? ? ? ? ? Bài làm Côn trùng Người Tên Cơ quan Tác dụng Tên Cơ quan Tác dụng hormone tiết hormone tiết Juvenile Thể allata Ở nồng độ GH Tuyến yên Kích thích cao, kích phân chia thích lột tế bào xác, ức chế Kích thích sự biến tổng hợp thái. Khi protein làm giảm xuống tăng kcish một ngưỡng thước tế nhất định, bào sâu sẽ hóa Kích thích nhộng phát triển xương Ecdysteroid Thể Gây lột xác, Thyroxine Tuyến giáp Kích thích Cardiaca kích thích quá trình hóa nhộng trao đổi và hóa chất bướm Ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của hệ thần kinh Testosterone Tinh hoàn Kích thích sự phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nam ở giai đoạn dậy thì Estrogen Buồng Kích thích trứng sự phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nữ ở giai đoạn dậy thì
II. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển ở động vật
III. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn
Để cải thiện chất lượng cuộc sống ở người và tăng năng suất vật nuôi cần có những biện pháp nào? Bài làm
Tác động đến nhân tố bên trong:
● Di truyền: ở vật nuôi, chọn lọc và cải tạo giống; ở người, tư vấn di truyền thai kì
● Giới tính: ở vật nuôi, chọn lọc giới tính vật nuôi; ở người, thực hiện bình đẳng giới
● Hormone: ở vật nuôi, sử dụng một số loại hormone giúp kích thích sinh
trưởng; ở người, sử dụng liệu pháp hormone trong điều trị một số bệnh
Tác động đến nhân tố bên ngoài:
● Dinh dưỡng: ở vật nuôi, sử dụng thức ăn phù hợp, bổ sung thêm vitamin,
enzyme tiêu hóa, ...đúng cách; ở người, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng
● Điều kiện môi trường: ở vật nuôi, kiểm soát điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm, ... chuồng trại; ở người, nâng cao đời sống vật chất, ổn định quy mô dân số
● Tác nhân gây bệnh: ở vật nuôi, vệ sinh chuồng trại, tiêm vaccine; ở
người, bảo vệ môi trường, tiêm vaccine, luyện tập thể dục, thể thao đều đặn Tìm hiểu thêm
Việc chăn nuôi cần tuân thủ theo quy chuẩn như VietGAP (Vietnamese Good
Agriculltural Practices), VietGAHP (Vietnamese Good Husbandry Practices) haowjc
Global GAP (Global Good Agricultural Practices), ... Quy trình chăn nuôi theo những
tiêu chuẩn này cần đảm bảo những tiêu chí gì? Bài làm
An toàn Thực phẩm - không gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng;
An toàn sinh học và môi trường - ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác
nhân sinh học từ chăn nuôi gây hại đến con người, gia súc, hệ sinh thái và môi trường xung quanh;
An toàn lao động cho người sản xuất, chăn nuôi;
An tâm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm;
Đúng điều kiện vệ sinh, đây là một yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi, các trang
trại nuôi cần có đầy đủ các trang thiết bị vệ sinh, tiêu độc, khử trùng cũng như các
quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trong quá trình nuôi để đảm bảo ngăn ngừa
dịch bệnh xâm nhập, lây lan, cũng như tiêu diệt các mầm bệnh.
Đúng loại, nghĩa là loại thuốc thú y, kháng sinh, vắc xin và thức ăn sử dụng trong
chăn nuôi phải có trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không
sử dụng các loại bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cho vật nuôi;
Đúng cách, nghĩa là việc sử dụng vắc xin, kháng sinh, thuốc thú y phải theo đúng
liều lượng và đúng lúc. Việc sử dụng kháng sinh, thuốc cần theo hướng dẫn của kỹ
sư chăn nuôi thú y và của nhà sản xuất và sử sụng theo đúng thời điểm để đảm bảo
hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh động vật.
Đúng thời gian cách ly, nghĩa là ở thời điểm thu hoạch vật nuôi thương phẩm (bán
lấy thịt/sữa) phải đảm bảo thời gian cách ly vật nuôi không sử dụng thuốc thú y hoặc
kháng sinh (ví dụ: thời gian cách ly 14 ngày mới được phép bán) để đảm bảo không
còn tồn dư dư lượng kháng sinh hoặc thuốc thú y trên sản phẩm vật nuôi cho người ăn (thịt/sữa). Luyện tập
Câu hỏi 1: Nếu một người bị nhược năng tuyến yên (giảm khả năng tiết hormone
của tuyến yên) trong giai đoạn trước tuổi dậy thì thì chiều cao của người đó sẽ thay
đổi như thế nào so với chiều cao của người bình thường? Giải thích? Bài làm
Nếu một người bị nhược năng tuyến yên (giảm khả năng tiết hormone của tuyến
yên) trong giai đoạn trước tuổi dậy thì thì người đó sẽ có chiều cao thấp hơn so với
người bình thường. Bởi vì, hormone tăng trưởng có tên là Growth hormone (gọi tắt
là hormone GH), còn được gọi là somatotropic hormone (SH) hoặc somatotropin -
hormone này do thùy trước tuyến yên tiết ra.
Câu hỏi 2: Nêu ví dụ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở gia súc. Bài làm
Bệnh tụ huyết trùng: Tụ huyết trùng là bệnh trên gia súc xuất hiện khi điều kiện thời
tiết thay đổi đột ngột hoặc trong điều kiện đường hô hấp của gia súc yếu. Thời gian
ủ bệnh thường từ 1 - 25 ngày, tùy thuộc vào từng loại gia súc như lợn, bò, trâu...
Bệnh ký sinh trùng đường máu: Nguyên nhân gây bệnh: Các loại ký sinh trùng
đường máu thường xuất hiện và sinh sống trong máu của gia súc, phá hủy hồng
cầu khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của các loại động vật này. Bệnh thường lây lan,
truyền từ con có bệnh sang con khỏe mạnh thông qua các loại ve, ruồi….
Bệnh lở mồm, long móng: Nguyên nhân gây bệnh: Lở mồm, long móng là một trong
những bệnh truyền nhiễm phổ biến trên gia súc, do virus gây ra và có khả năng lây
lan nhanh và trở thành dịch bệnh trên diện rộng. Do đó, việc phòng ngừa bệnh là
điều vô cùng cần thiết.
Câu hỏi 3: Nêu cơ sở khoa học của một số thành tựu giúp điều khiển sinh trưởng
và phát triển đang được sử dụng trong chăn nuôi. Bài làm
Sử dụng nanobiotic - Ag (hạt bạc có kích thước từ 0,1 - 100 nm) giúp kích thích hoạt
động chuyển hóa tế bào; hệ thống chiếu sáng, làm mát chuồng trại có cảm biến tự
động; gắn chíp điện tử để theo dõi sức khỏe của con vật,... Vận dụng
Câu hỏi 1: Sử dụng thực phẩm có tồn dư hormone tăng trưởng hoặc thuốc kháng
sinh có thể gây ra hậu quả gì? Bài làm
Sử dụng thực phẩm có tồn dư hormone tăng trưởng hoặc thuốc kháng sinh có thể
gây ra việc giảm sức khỏe và chất lượng của vật nuôi và gây bệnh tật cho con người.
Câu hỏi 2: Tìm hiểu một số biện pháp giúp nâng cao năng suất trong chăn nuôi ở
địa phương em. Theo em, các biện pháp đó ưu, nhược điểm gì? Bài làm
Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: chọn
đối tượng vật nuôi thích hợp, với quy mô đàn hợp lý, chọn giống có chất lượng cao,
xây dựng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật; đầu tư thức
ăn đủ số lượng, chất lượng cao và cho ăn, uống đúng qui định; chăm sóc chu đáo;
phòng trị bệnh nghiệm ngặt; tiêu thụ sản phẩm kịp thời; ghi chép theo dõi các khoản
thu, chi và điều chỉnh các khoản chi mua vật tư khi thị trường biến động lớn theo
hướng có lợi; quay vòng vốn nhanh và giảm các khoản vốn vay vv…
Câu hỏi 3: Thiến động vật (cắt bỏ tinh hoàn ở cá thể đực) có làm tăng năng suất
trong chăn nuôi không? Giải thích Bài làm
Thiến động vật theo cách truyền thống (mổ cắt bỏ tinh hoàn không gây tê) lúc sơ
sinh lại làm giảm khả năng sinh trưởng vì gây stress cho động vật, có thể tạo herni
bìu (ruột kẹt vào da bìu tinh hoàn), có thể nhiễm trùng vết thiến nếu không chăm sóc
kỹ, và quan trọng là không khai thác được tác động tốt của hormone sinh dục đực
(testosterone) lên tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ thân thịt và tỷ lệ thịt nạc.
Câu hỏi 4: Nêu một số biện pháp giúp nâng cao tầm vóc và thể lực cho con người? Bài làm
Chế độ ăn uống cân bằng
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên Ngủ đủ giấc
Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời ở thời điểm thích hợp
-----------------------------------------