Sinh học 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được sưu tầm và đăng tải, hi vọng sẽ giúp mọi người nắm bắt kiến thức nhanh chóng hơn. Chúc mọi người học tốt!
Preview text:
BÀI 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN
NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP Sinh học 12
I. TẠO GIỐNG THUẦN DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
- Biến dị tổ hợp xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ bố, mẹ
thông qua quá trình giao phối. Biến dị tổ hợp là nguyên nhân của sự đa dạng về
kiểu gen, phong phú về kiểu hình của giống
- Bằng cách cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo các dòng thuần chủng. Sau
đó cho lai các dòng thuần để tạo ra các tổ hợp gen mong muốn
II. TẠO GIỐNG LAI CÓ ƯU THẾ LAI CAO: 1. Ưu thế lai:
- Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát
triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.
2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai:
- Theo giả thuyết siêu trội: ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con
lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ.
- Khi cho con lai có ưu thế lai cao tự thụ phấn thì ưu thế lai sẽ giảm dần qua các
thế hệ do các gen trở về trạng thái đồng hợp tử.
3. Phương pháp tạo ưu thế lai:
- Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau.
- Lai các dòng thuần với nhau để tìm các tổ hợp có ưu thế lai cao. Ưu thế lai
thường biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau → không dùng con lai để
làm giống mà chỉ đem bán thương phẩm.
Document Outline
- BÀI 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP Sinh học 12