-
Thông tin
-
Hỏi đáp
So sánh nhân vật Mị và người đàn bà hàng chài | Văn mẫu 12
Cảm nhận người đàn bà hàng chài và Mị gồm 4 mẫu siêu hay gồm bài ngắn gọn, đầy đủ, bài làm của học sinh giỏi. Qua đó giúp cho các em học sinh lớp 12 có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng luyện văn ngày một tốt hơn. Hi vọng thông qua tài liệu này các bạn có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, một giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính các em.
Văn mẫu 12 498 tài liệu
Ngữ Văn 12 841 tài liệu
So sánh nhân vật Mị và người đàn bà hàng chài | Văn mẫu 12
Cảm nhận người đàn bà hàng chài và Mị gồm 4 mẫu siêu hay gồm bài ngắn gọn, đầy đủ, bài làm của học sinh giỏi. Qua đó giúp cho các em học sinh lớp 12 có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng luyện văn ngày một tốt hơn. Hi vọng thông qua tài liệu này các bạn có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, một giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính các em.
Chủ đề: Văn mẫu 12 498 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 841 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài
Dàn ý so sánh Mị và người đàn bà hàng chài 1. Mở bài
● Giới thiệu tác giả Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu cùng hai truyện ngắn Vợ
chồng A Phủ và Chiếc thuyền ngoài xa.
● Giới thiệu nhân vật Mị và nhân vật người đàn bà làng chài. 2. Thân bài a. Nhân vật Mị
- Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
● Cô gái xinh đẹp và tài hoa: có tài thổi sáo làm biết bao chàng trai phải si mê
ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Trai đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị.
● Có một tình yêu trong sáng.
● Cô gái chăm chỉ, cần cù, hiếu hạnh, khát khao được sống tự do, không tham
cuộc sống sang giàu, rất ý thức về nhân cách của mình.
- Khi Mị về làm dâu gạt nợ nhà thống lí
● Mị lâm vào một tình cảnh éo le, bất hạnh, bị tròng bởi dây trói “con nợ bắt
buộc” và “con dâu bị ép buộc”.
● Tâm trạng Mị trong những ngày đầu làm dâu: Buồn tủi, đau khổ, rất đơn độc và
thấm thía nỗi đau của một người con gái bị cướp đoạt; định tìm cái chết để tự
giải thoát mình nhưng vì lòng hiếu thảo, thương bố nên Mị đã cố gắng chịu
đựng, dũng cảm quay trở về nhà thống lí.
● Tâm trạng Mị những ngày sau: Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá
ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Mị sống lầm lũi, âm
thầm, trở thành người nô lệ cam chịu, nhẫn nhục đến mức tê liệt cả ý thức,
buông xuôi, phó mặc cho hoàn cảnh.
● Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân: Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn,
sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại, vùi lấp, nay đã trỗi dậy; Mị
cứ lén lấy hũ rượu cứ uống ừng ực từng bát. Tai Mị văng vẳng nghe tiếng sáo
gọi bạn đầu làng… Mị thấy vui sướng, phơi phới, tràn đầy sức sống nhưng
cũng đau đớn, tuyệt vọng nghĩ đến cái chết để khỏi đối diện với thực tại. Mị
muốn đi chơi nhưng bị A Sử đàn áp thô bạo. Sáng tỉnh dậy, Mị cảm giác sợ và
đau đớn khi nghĩ về thân phận mình.
- Tâm trạng của Mị khi giải thoát cho A Phủ: Nhìn những giọt nước mắt của A Phủ,
Mị xúc động thấy thương cho A Phủ và nhớ lại nỗi đau chính mình. Sức sống cùng sự
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài
đánh thức tâm hồn, lòng thương người cùng cảnh ngộ đã giúp Mị vượt qua nỗi sợ, Mị
quyết định cởi dây trói cho A Phủ và tự giải thoát mình.
→ Sức sống luôn tiềm tàng trong tâm hồn Mị dẫn đến sức phản kháng mãnh liệt, táo
bạo để giành lại tự do ở Mị. Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn con người được hồi
sinh, nó tất yếu chuyển hóa thành hành động phản kháng táo bạo.
b. Nhân vật người đàn bà làng chài - Ngoại hình
● Trạc ngoài bốn mươi, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ.
Khuôn mặt mệt mỏi sau những đêm thức trắng, tấm lưng bạc phếch, rách rưới,
nửa thân dưới ướt sũng.
● Sinh nhiều con, cuộc sống túng quẫn, lão chồng trở nên hung bạo đánh đập vợ để trút giận. - Tính cách, phẩm chất
● Nhẫn nhục, chịu đựng: Thường xuyên bị chồng đánh bằng roi mây một cách
tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị không hề
khóc than, không van xin cũng không chống trả.
● Khi đứng trước quan tòa, vị chánh án khuyên bà bỏ chồng, bà van xin “quý tòa
bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”.
→ Bà cam chịu, nhẫn nhịn vì con, muốn con có một gia đình và nuôi chúng nó khôn lớn.
● Giàu tình yêu thương: Sự cam chịu, nhẫn nhịn của bà bắt nguồn từ tình yêu
thương con vô bờ bến. Thương con, chị không muốn con chứng kiến cảnh bạo
hành nên xin chồng đánh trên bờ, gửi thằng Phác lên rừng, chị cảm thấy có tội
với nó khi vì thương chị mà nó hận bố nó.
● Vị tha, bao dung: Bị người chồng đánh đập mà bà vẫn không hề căm giận, oán
trách hay muốn trả mối hận. Thậm chí bà còn biết ơn người đã cùng bà chèo
chống con thuyền trách nhiệm để nuôi con. Bà nhận mọi lỗi lầm về mình, bà
nghĩ sự hung bạo của chồng cũng vì bà mà ra.
● Thấu hiểu lẽ đời: Bà ý thức được thiên chức của người phụ nữ và quy luật ngàn
đời của tạo hóa: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”.
→ Người đàn bà là chân dung thành công của Nguyễn Minh Châu, để lại ấn tượng
mạnh trong lòng mọi người. Người đàn bà là biểu tượng nghệ thuật đầy ám ảnh mà
Nguyễn Minh Châu muốn truyền tải tư tưởng nhân đạo qua tác phẩm.
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài 3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật cùng ý nghĩa của hai truyện ngắn.
So sánh Mị và người đàn bà hàng chài - Mẫu 1
Phụ nữ là đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam, nhất là những phụ nữ có số
phận nhỏ bé, chịu nhiều đắng cay, tủi nhục. Đặc biệt trong giai đoạn 1945 đến hết thế
kỉ XX, đề tài này đã được thể hiện khá đặc sắc qua nhiều nhân vật. Nổi trội hơn cả là
hiện tượng Mị trong “vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và nhà văn Nguyễn Minh Châu,
với hình ảnh người đàn bà hàng chài qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. Mỗi
nhân vật đều mang một hoàn cảnh, số phận đáng thương nhưng ở họ vẫn toát lên
những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.
Góp vào nền văn học nước nhà, Tô Hoài với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, tác phẩm
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu càng tô đậm hơn hình tượng người
phụ nữ. Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung- tiếng nói nhân đạo đối với họ.
Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm , đồng cảm với những số phận bất
hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ.
Đến với “Vợ chồng A Phủ”, ta bắt gặp hình ảnh Mị-một người phụ nữ dân tộc Mèo
bất hạnh với sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Đọc “Vợ nhặt” của Kim Lân, ta cảm thấy
xót xa cho cô vợ với niềm khao khát được sống, được tồn tại đến cháy bỏng.Rồi ta lại
khóc thương cho số phận của người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”
của Nguyễn Minh Châu- một người phụ nữ cam chịu và giàu đức hi sinh.
“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn được rút từ tập truyện Tây Bắc của Tô Hoài,
viết vào năm 1953, ngay sau chuyến thâm nhập thực tế của tác giả. Đây là truyện ngắn
đặc sắc nhất của Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi p nói chung.Tác phẩm là một bức
tranh chân thực về cuộc sống của dân nghèo miền núi dưới ách áp bức bóc lột của thế
lực phong kiến thực dân. Đồng thời là một bài ca về sức sống khát vọng, tự do của con
người miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng và cuộc đời của họ. Tiêu biểu nhất
cho những con người ấy là Mị, một nhân vật có số phận bi đát,đáng thương nhưng
mang đầy phẩm chất tốt đẹp.
Mở đầu tác phẩm Tô Hoài giới thiệu Mị là một cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước
cửa, cạnh tàu ngựa “lúc nào cũng vậy dù thái cỏ ngựa, dệt vải,chẻ củi hay cõng nước
dưới khe suối lên cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Đó là hình tượng con người
nô lệ bị chà đạp. Nhưng Mị là ai?_ Cô là con dâu gạt nợ nhà Pá Tra, một số phận bất hạnh.
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài
Mị vốn là một cô gái dân tộc Mèo, con nhà nghèo. Một cô gái vừa đẹp người , đẹp nết.
Không những vậy lại cần cù, đảm đang, hiếu thảo, ham sống, giàu lòng yêu đời và rất
mực tài hoa. Tiếng sáo của Mị đã có sức lôi cuốn hấp dẫn đặc biệt đối với bao chàng
trai Mèo. Nhưng tương lai tươi sáng, tuổi trẻ với biết bao hạnh phúc, và tình yêu đã
không đến với cô gái nghèo khổ này. Mị mang bi kịch một cô gái với niềm khao khát
tự do, hạnh phúc nhưng phải rơi vào nghịch cảnh trớ trêu, bị dồn vào bước đường
cùng không lối thoát. Chỉ vì món nợ truyền kiếp - ngày trước bố mẹ Mị cưới nhau
phải vay nhà thống lý Pá Tra và cho đến lúc già, mẹ cô chết, vẫn chưa trả được nợ nên
Mị phải đem thân làm dâu trừ món nợ ấy.Kể từ khi làm dâu cho nhà thống lý,Mị phải
sống những chuỗi ngày đau thương,tủi nhục tăm tối. Danh nghĩa là con dâu nhà quan,
nhưng thực chất Mị là một thứ nô lệ không công. Mị không chỉ bị hành hạ về thể xác
mà còn bị đày đọa về tinh thần. Đã mấy tháng liền, đêm nào Mị cũng khóc. Cô gái tội
nghiệp ấy đã có lúc định kết liễu đời mình bằng nắm lá ngón, nhưng có chết thì món
nợ vẫn còn, bố Mị còn khổ sở hơn bây giờ gấp nhiều lần.Vì thương bố nên Mị đành
phải quay về chấp nhận cuộc đời làm nô lệ. Dưới nhiều tầng áp bức của cường quyền,
thần quyền và hủ tục phong kiến miền núi, Mị phải sống kiếp sống như một con vật,
thậm chí không bằng con vật. Thật không ở đâu mạng sống, nhân cách con người lại bị rẻ rúng như vậy.
Bị giam hãm đày đọa trong cái địa ngục khủng khiếp của cả nhà thống lý, Mị đang
chết dần, chết mòn với năm tháng. Thân xác héo khô, tâm hồn lạnh lẽo, trống vắng.
Mị gần như tê liệt sức sống. Mị mất hết ý thức về thời gian, sự chuyển biến thời gian
sớm hay tối đối với Mị chẳng có ý nghĩa gì nữa: không dĩ vãng, không hiện tại và
không cả tương lai. “Ở lâu trong cái khổ Mị quen với nó rồi”, “cô ngày càng không
nói, lùi lũi như con rùa trong xó cửa”. Cuộc đời Mị chỉ còn thu lại qua cái khung cửa
sổ bằng bàn tay “mờ mờ, trăng trắng không biết là sương hay là nắng”. Mị hầu như
mất hết ý thức về bản thân và những mong muốn đổi thay cho số phận của mình, thậm
chí Mị cũng không có cả ý thức về cái chết nữa.
Bức tranh “chiếc thuyền ngoài xa” chụp cảnh một gia đình làm nghề chài lưới. Trong
đó có người chồng, người cha vũ phu; có thằng Phác thương mẹ, muốn ngăn cản việc
cha nó đánh mẹ…tất cả đều gây cho người đọc một ấn tượng đặc biệt. Nhưng không
hiểu sao, đôi mắt và trái tim ta như bị hút theo cái người đàn bà hàng chài không tên
đó. Chị không đẹp, hay nói cách khác, bệnh tật, những trận đòn và cuộc sống lao động
khắc nghiệt đã bẻ gãy những nét duyên dáng của một người phụ nữ. Chị trạc ngoài
bốn mươi, khuôn mặt thô kệch, mặt rỗ. Lúc nào cũng xuất hiện với gương mặt mệt
mỏi, người đàn bà ấy đã trải qua một cuộc đời nhọc nhằn lam lũ. Số phận lận đận của
chị dường như đã được báo hiệu ngay ở cái tuổi thanh xuân “Từ nhỏ tôi đã là một đứa
con gái xấu xí, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa”, “cũng vì xấu, trong phố không ai
lấy, tôi có mang với một anh con trai làng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về
đan lưới”. Những dòng tâm tự được nói ra với giọng điệu bằng bằng như một tiếng
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài
thở dài, kìm nén bao cảm xúc. Người đàn bà ấy chầm chậm kể ra bất hạnh nhan sắc
của đời mình, đối với người phụ nữ ai chẳng muốn mình xinh đẹp. Biết đâu trong
những lúc suy nghĩ về cuộc đời của mình, chị một lần đã nghĩ đến hai chữ “giá
như…”. Vâng, giá như có nhan sắc, số phận đã không run rủi đưa đẩy chị đến với
người chồng miền biển này; giá như không quá khổ cực trong cuộc sống, ghe thuyền
chật hẹp vất vả, chồng chị đã không đến nỗi dữ dằn, hung tợn…Nhưng tất cả những gì
tốt đẹp và hạnh phúc sinh ra không phải dành cho người đàn bà hàng chài khốn khổ
này. Cái cuộc đời quá cơ cực của chị luôn phải đối mặt với hai cơn bão táp: bão táp từ
biển khơi lạnh lùng và bão táp từ người chồng vũ phu, thô bạo. Người đàn bà ấy khốn
khổ và chật vật để cho từng bữa cơm, manh áo cho gia đình. Đói khổ đã trở thành nỗi
ám ảnh luôn thường trực trong cuộc sống của chị. “Người đàn bà bỗng chép miệng,
con mắt như đang nhìn suốt cả cuộc đời mình: Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm
được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia
vào các vụ bắt, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn
ăn cây xương rồng luộc chấm muối…”
Cả cuộc đời người đàn bà ấy gói gọn trong nỗi lo đói khổ, lo miếng cơm manh áo
hàng ngày. Bão táp biển khơi đã làm chai sạm, rỗ đi, thô kệch cái vẻ phụ nữ của chị.
Nhưng còn đáng sợ hơn là bão táp từ những trận “đòn” hằng ngày vẫn đổ lên trên thân
xác và tâm hồn chị. Vẻ bề ngoài và những cử chỉ của lão đàn ông - chồng chị đã phơi
ra ngoài tất cả những sự dữ dằn và khắc nghiệt của mình, “Tấm lưng rộng và cong
như như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước
chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng
nhìn dán vào tấm lưng bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn
bà”. Ánh mắt ấy khiến cho người đọc luôn ám ảnh, đằng sau tất cả những khó khăn đè
nặng, lão đàn ông nhìn chằm chằm người đàn bà, nhìn vợ mình không phải như một
điểm tựa yêu thương mà nhìn như một nguồn căn của mọi sự đau khổ, khốn khó đã đè
nặng lên lão. Cái ánh mắt hằn học như muốn ăn tươi nuốt sống, trút hết mọi những
oán hờn lên người phụ nữ yếu đuối này. Ta hiểu, những khó khăn một phần đến từ đàn
con nheo nhóc, nhưng người phụ nữ ấy có tội gì đâu!Chị đã phải con mình lên chịu
đựng những bi kịch đời thường, chịu đựng những trần đòn roi như trước đây chi vẫn
thường hay chịu. “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, mật độ dày đặc,
những trận đòn vẫn như mưa đổ xuống. À ơi…!ai ru câu ca dao “thân em như tấm lụa
đào à ơi…!” có làm cho chị cúi đầu nuốt dòng nước mắt đắng cay chua xót cho số
phận của mình.Chị sinh ra cũng như bao người phụ nữ khác, có mạnh mẽ thì cũng chỉ
là gồng mình gắng gượng,tâm hồn của chị vẫn thật yếu đuối mỏng manh. Ai nói rằng
những giọt nước mắt của người đàn bà rơi xuống, nhưng bây giờ không phải chỉ vì
những trận đòn roi, mà một bàn tay nào đó đã bóp vụn trái tim và sự nhạy cảm trong
tâm hồn con người ấy.Giữa xã hội phát triển đó vẫn còn là một câu hỏi xót xa!
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài
Như vậy, hình tượng người phụ nữ đã xuất hiện trong nền văn học Việt Nam giai đoạn
1945 đến hết thế kỉ XX đầy ấn tượng và đặc sắc. Đó là những số phận đáng thương,
những cuộc đời nghiệt ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác
những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào
những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm lên tất cả đó là những vẻ đẹp
phẩm chất thật đáng trọng- thứ ánh sáng đẹp đẽ của tâm hồn người phụ nữ.Bằng tình
yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có
của người phụ nữ họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số
phận bất hạnh đi tìm đến hạnh phúc.
Như nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết: “ Sự sống nảy sinh trong cái chết, hạnh phúc
hiện hữu từ trong những cái hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ
có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới
ấy”. Và có lẽ đây là dư âm vang sâu nhất trong tâm hồn mỗi độc giả khi đọc các tác phẩm “
Như vậy, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt, một niềm khao khát sống, niềm tin yêu và
đức hi sinh cao cả đã phát họa nên bức chân dung về vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của
người phụ nữ trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX.
Người phụ nữ đã đến và để lại cho nền văn học Việt Nam bức tượng đài bất hủ của
những con người không bao giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn đi tìm, hướng
tới những gì tốt đẹp, tươi sáng trong cuộc đời. Họ luôn là những mẫu hình lí tưởng về
người phụ nữ Việt Nam thời kì đó, cho hôm nay và cả về sau.Họ luôn trường tồn
trong tâm thức người đọc là “Những con người đáng thương nhưng đáng trọng.”
So sánh Mị và người đàn bà hàng chài - Mẫu 2
Số phận người phụ nữ đưa vào trong trang văn vừa đẹp, cũng vừa thấm đẫm tính nhân
văn và cũng khắc họa được nỗi khổ của họ. Trong đó, nói đến người miền núi, ta nhớ
tới Mị – một cô gái vùng sơn cước có trái tim yêu tự do và khát khao hạnh phúc. Và
người đàn bà hàng chài – một sự tìm kiếm vẻ đẹp bên trong con người của Nguyễn
Minh Châu. Họ đã để lại cho ta những ấn tượng sâu sắc và khó phai mờ.
Tô Hoài là cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Vợ chồng A Phủ là tác
phẩm được viết in trong truyện Tây Bắc. là kết quả của chuyến đi Tô Hoài cùng bộ
đội vào giải phóng miền Tây Bắc. Tác phẩm được viết dưới một cuộc sống xã hội tăm
tối nhưng khát khao sống của người dân thì mãnh liệt.
Mị là nhân vật chính trong câu truyện, trước khi về nhà thống lí Pá Tra, cô được xem
là một cô gái tài sắc vẹn toàn. Trong lời kể của Tô Hoài đã để lại cho ta nhiều ấn
tượng sâu sắc về một cô Mị “ai ở xa về, có việc vào nhà Pá Tra thường trông thấy một
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài
cô gái ngồi quay sợi đay bên tảng đá cạnh tàu ngựa” hình ảnh cô thật bé nhỏ và đơn
độc, cô sống như một cỗ máy và tâm hồn khát khao tự do, hạnh phúc ,một cô Mị trẻ
trung đã chết và bị vùi lấp mất rồi.
Cô bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, trở thành con dâu gạt nợ, mang số phận của một kiếp
tôi đày. Cô phải trả món nợ truyền kiếp của gia đình cho cha, nhưng dù có thế cũng
không dập tắt được hết một trái tim yêu đời. Vì lòng hiếu thảo, cô đã hi sinh tuổi xuân của mình.
“có đến mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc” cô khóc không chỉ vì khổ về thể xác,
mà còn khổ vì đời sống tinh thần quá mức khó khăn. Nhiều lúc Mị chỉ muốn ăn lá
ngón cho chết ngay mà không buồn nghĩ nữa. Mị hiện lên với những sự bất hạnh của
người phụ nữ thời miền núi xưa, là nạn nhân của thần quyền.
Còn người đàn bà hàng chài, sống trong hoàn cảnh đất nước đã hòa bình. Nhưng nỗi
đau của bạo hành gia đình lại bị đánh đập hành hạ. “cao lớn, với những đường nét thô
kệch” người phụ nữ cho ta ấn tượng với những hình ảnh đầy khắc khổ, nhọc nhằn và
lam lũ. “tấm lưng áo bạc có miếng vá, nửa thân ướt sũng” gợi bao nhiêu xót xa, bao
nhiêu thương cảm của người đọc.
Người đàn bà đã tự kể “từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt sau một trận
đậu mùa nữa” hoàn cảnh éo le, nên người đàn bà lấy phải một người chồng có công
việc khó khăn và cực nhọc. Vì thế khát vọng nhất của đời bà là có đủ gạo để nuôi con.
Vì quá khổ nên hệ quả là nguwofi chồng trở nên dữ tợn và biến người đàn bà thành nô
lệ cho những hành động man rợ của mình.
Hai hoàn cảnh, số phận khác nhau nhưng đều thương tâm đến đau lòng. Họ phía sau là
một trái tim đẹp, khao khát sống, hi sinh và hạnh phúc, họ nhân hậu bao dung, đầy
đức tính tốt đẹp và đáng quý, đáng trân trọng biết nhường nào.
Nhân vật Mị và người đàn bà đều là kiếp người bé nhỏ, là nạn nhân của hoàn cảnh.
Tội ác của phong kiến chúa đất đã biến Mị từ một cô gái trẻ đẹp thành một nạn nhân
con dâu gạt nợ kiếp tôi đày. Còn người đàn bà thì là nạn nhân của tình trạng đói nghèo
và nhận thức tăm tối. Khát vọng sống mãnh liệt đã khiến họ vượt qua tất cả, những
đức tính cao đẹp hiện lên rõ nét.
Qua hai nhân vật, nhà văn Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu không chỉ cho ta thương
cảm về nhân vật. Mà còn khẳng định khát vọng sống, sự hi sinh thầm lặng. Họ khiến
ta thêm trân trọng những người nghệ sĩ, những người luôn tìm cách bênh vực và bảo
vệ lẽ phải, cái thiện.
So sánh nhân vật Mị và người đàn bà hàng chài - Mẫu 3
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài
Đại thi hào Nga M. Gorki cho rằng "Văn học là nhân học" Còn Nam Cao nhà văn hiện
thực xuất sắc của chúng ta quan niệm: "Một tác phẩm văn học có giá trị phải vượt lên
mọi bờ cõi và giới hạn ca ngợi tình thương bác ái, sự công bình... làm cho người gần
người hơn do tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người do con người tạo
ra để phục vụ con người. Vì thế nhà văn chân chính đồng thời phải là nhà nhân đạo từ
trong cốt tủy". Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu là những tác phẩm thành công với tinh thần vì con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Tô Hoài là cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Vợ chồng A
Phủ in trong "Truyện Tây Bắc" là kết quả của chuyến đi Tô Hoài cùng bộ đội vào giải
phóng Tây Bắc 1952. Tác phẩm viết về cuộc sống tăm tối và khát vọng sống mãnh liệt
của người dân miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ cũng là cây bút tiên phong thời
kì đổi mới. Nếu ở giai đoạn kháng chiến chống Mĩ sáng tác của ông mang cảm hứng
sử thi. Lãng mạn thì từ những năm 80 của thế kỉ XX, ông chuyển dần sang cảm hứng
triết luận về những giá trị nhân bản đời thường. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn
xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu ở thời kì sau, viết về một lần giáp mặt của một
người nghệ sĩ với đầy nghịch lý của một gia đình làng chài qua đó thể hiện nỗi lòng
xót thương nỗi âu lo với người và những trăn trở.
Vợ chồng A Phủ và Chiếc thuyền ngoài xa, Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu những tác
phẩm khác nhau về đề tài, về phong cách nghệ thuật xuất hiện trên văn đàn cách nhau
tới 30 năm có lẽ, song đã gặp nhau trong mối quan tâm về người, đặc biệt là thân phận người phụ nữ.
Mị là nhân vật chính của Tây Nguyên "Vợ chồng A Phủ" trong lời kể trầm buồn mở
đầu tác phẩm, hình ảnh Mị đã mang đến cho người đọc một sự ám ảnh sâu sắc: "Ai ở
xa về, có việc vào nhà Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi đay bên tảng
đá cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, hay đi cõng nước dưới
khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Đó là tư thế vẻ mặt của một
người cam chịu làm nô lệ, không dám ngẩng đầu, cô chìm vào trong lao động khổ sai
và lần như lần nào các vật vô tri: quay sợi, tảng đá, tàu ngựa
Theo lời kể chuyện, cuộc đời Mị dần hiện lên như một cuốn phim. Thuở thiếu nữ, Mị
là một cô gái Mèo xinh đẹp, thùy mị, nết na, tài hoa, hiền lành, yêu đời và vui sống.
Mị làm siêu lòng bao chàng trai Mông: "những đêm tình mùa xuân đến, trai đứng
nhẵn cả bức vách đầu buồng Mị" Mị rất nhạy cảm với cái đẹp bao nhiêu rung động
của tâm hồn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng, của người tình Mị gửi vào tiếng
sáo: "có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị". Mị cũng có một tình
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài
yêu, có điệu gõ vách hẹn hò và ngón tay đeo nhẫn. Tâm hồn thiếu nữ xinh đẹp và tài
hoa ấy đã rộng mở để đón nhận hương hoa của cuộc đời.
Nhưng tất cả đã chấm dứt trong cái đêm ai oán khi Mị bị bắt cóc về nhà thống lý Pá
Tra trong tiếng nhạc sinh tiền cúng ma, cô đã trở thành con dâu nhà thống lý để trả
món nợ hôn nhân từ đời cha mẹ để lại. Mị trở thành con dâu gạt nợ là người con gái
hiếu hạnh và cũng là cô gái trong trắng, yêu đời, khao khát được sống được yêu
thương, Mị đã tìm cách cứu cha, cứu mình, cô van xin cha: "con nay đã biết cuốc
nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà
giàu". Lòng hiếu hạnh của cô gái Mông trong trắng ngây thơ không chống lại được
hoàn cảnh và uy quyền của cha con nhà thống lý. Cô bị chúng biến thành nô lệ trung thân.
Những ngày đầu làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra, Mị thấm thía nỗi đau của một
cuộc đời bị tước đoạt: "Có đến mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc". Mị tìm đến lá
ngón mong kết thúc cuộc sống không đáng sống. Cô Mị hiếu thảo trước khi ăn lá ngón
đã về lạy cha để vĩnh biệt và xin người cha khốn khổ cho mình được chết. Vì những
lời nói thống thiết của cha già, Mị không thể chết. Mị đành ném nắm lá ngón, quay lại
nhà thống lý, chấp nhận cuộc đời nô lệ.
Ngày tháng trôi qua lạnh lùng "ở lâu trong cái khổ Mị cũng quen rồi". Tháng ngày của
Mị là công việc, những công việc giống nhau, nối tiếp nhau, lặp đi lặp lại một cách
nhàm chán". Ăn tết xong thì đi lên núi hái thuốc phiện, giữa năm giặt đay se đay, đến
mùa thì đi nương bẻ bắp". Mị đã trở thành công cụ trong nhà thống lý Pá Tra "dù làm
gì trong tay cô lúc nào cũng có bó đay để tuốt thành sợi". Những nhọc nhằn về thể xác
đã khiến tinh thần Mị tê liệt. Nhà văn đã dùng phép so sánh nghệ thuật đau đớn "Mị
như con trâu con ngựa. Mị không bằng con trâu con ngựa. Mị như con rùa lùi lũi trong
xó cửa" cách so sánh ấy đã cực tả nỗi đau của kiếp người là kiếp vật. Có thể nói rằng
Mị đã bị bóc lột một cách trọn vẹn, bị tước đoạt cả về ý thức thời gian không gian "ở
cái buồng Mị nằm, kín mít, có một cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra
cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng"
Mị còn mang một nỗi ám ảnh ghê gớm: "Con ma nhà thống lý", dù bị A Sử tra tấn tàn
bạo, Mị không bao giờ nghĩ đến chuyện phản kháng.
Mị là hiện thân của sự bất hạnh của người phụ nữ miền núi thời phong kiến, nạn nhân
của thần quyền và thần quyền.
Người đàn bà của làng chài là hiện thân của người phụ nữ lao động vùng biển thời hậu
chiến. Nếu nhân vật Mị hiện trước mắt người đọc qua lời trần thuật của Tô Hoài thì
người đàn bà làng chài xuất hiện qua một tình huống mang tính nhận thức. Đó là tình
huống của nghệ sĩ Phùng chụp được một tấm ảnh đẹp như một bức tranh mực tàu của
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài
một danh họa thời cổ, chụp chiếc thuyền ngoài xa. Khi chiếc thuyền vào bờ người
nghệ sĩ đã phải chứng kiến một cảnh đời cay cực ngang trái: "Người chồng tới tấp
đánh vợ, đứa con ngăn bố với tốc độ thù ghét".
Người đàn bà trong mắt của nghệ sĩ luôn săn tìm cái đẹp là "người đàn bà trạc ngoài
bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những
đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới,
tái ngắt và dường như đang buồn ngủ". Người phụ nữ ấy gây ấn tượng về cuộc đời
nhọc nhằn lam lũ. Nhà văn miêu tả nhân vật của mình một cách chân thật đến từng chi
tiết khiến người đọc cảm giác người đàn bà từ chiếc thuyền lưới vó bước thẳng vào
trang giấy. Hình ảnh chị với "tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt
sũng" gợi bao xót xa thương cảm.
Người đàn bà đã tự kể về mình "từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt sau
một trận đậu mùa nữa" một ngoại hình thiệt thòi, việc lấy chồng của chị cũng là việc
không bình thường: "cũng vì xấu. Trong phố không ai lấy. Tôi chủ động có mang với
một anh chàng trai nhà hàng chài giữa phố hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới". Lời
tâm sự của chị dấy lên trong lòng người đọc sự đồng cảm với người phụ nữ kém may
mắn. Hạnh phúc đến với chị khó khăn, chật vật biết nhường nào. Khát vọng lớn nhất
của chị là có được chiếc thuyền rộng rãi và có đủ gạo để nuôi sống đàn con. Trong
cảnh túng quấn, người chồng thay đổi tâm tính. Anh ta cho rằng nỗi khổ của mình là
do đám vợ con đông đúc gây nên. Anh đã không bỏ mặc vợ con nhưng càng lao vào
con đường kiếm sống gian nan, anh ta càng rơi vào bế tắc. Hệ quả tất yếu là anh ta trở
nên dữ tợn, biến vợ thành nô lệ cho những hành động xâm hại lỗ mãng của mình.
Tác giả dành khá nhiều chi tiết để làm nổi bật vẻ cam chịu của người đàn bà, từ khuôn
mặt mệt mỏi, cặp mắt nhìn xuống chân đến vẻ mặt lúng túng khi đi vào công sở: "Nếu
như có một thoáng nào đó người đàn bà lộ ra cái vẻ sắc sảo chỉ đến thế mà thôi, chỉ
vừa đủ để kích thích trí tò mò của chúng tôi" rồi lại trở về trong phút chốc ngồi trước
mặt chúng tôi vẫn là người đàn bà đầy lúng túng sợ sệt. Đặc biệt lạ là hành động vái
lạy của chị. Lần thứ nhất như lời van xin của đứa con trai đừng làm điều gì dại dột với
bố khi thằng bé bênh mẹ, lao vào trả thù bố. Lần thứ hai hành động đó lặp lại với Đẩu
vị chánh án đang ra sức bảo vệ công lý, với những đề nghị khẩn thiết: "Quý tòa bắt tội
con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó".
Nếu trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài nhân vật Mị với so sánh tiềm tàng đã phản
kháng, chờ có cơ hội thoát khỏi những đọa đầy thì người đàn bà thầm lặng chịu mọi
đớn đau dù bị chồng thường xuyên đánh đập: "ba ngày một trận nhẹ...." Chị hiểu rằng
những trận đòn của chồng bắt nguồn từ sự ức chế tâm lý: "... là lão xách tôi ra đánh ...
cũng như đàn ông khác uống rượu". Chị nhớ rất rõ điểm tốt của chồng để biện hộ cho
những hành động tội ác của anh ta: "Lão chồng tôi khi ấy là một chàng trai cục tính
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài
nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi". Chị tha thiết xin quý tòa đừng bắt
mình phải ly dị lão chồng vũ phu ấy. Với chị đàn bà vùng biển: "Phải gánh lấy cái
khổ", "đàn bà ở thuyền đôi chúng tôi phải sống cho con chứ, không thể sống cho mình
như ở trên đất được". Điều duy nhất chị dành cho mình là việc xin chồng đưa mình lên
bờ mà đánh vì "không muốn các con phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ". Nếu có một
lúc nào đó khuôn mặt người đàn bà sáng lên nụ cười hạnh phúc là lúc chị nhớ đến "ở
trên thuyền cũng có lúc chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ". Đó là những giây phút hiếm
hoi quá ít ỏi so với những trận đòn cơm bữa của chồng, sự hòa thuận vui vẻ đó như
những đốm sáng lóe lên trong cuộc đời tăm tối dài dằng dặc của chị.
Song nếu như người đàn bà thuận theo sự giúp đỡ của Phùng và Đẩu sẽ ly dị lão
chồng độc ác thì: cuộc đời người đàn bà sẽ đi về đâu? Ai sẽ giúp mụ nuôi những đứa
con. Như thế với cái nhìn của người ngoài, người đàn bà ấy bất hạnh, trong khi đàn bà
ấy ý thức rằng được ở với người chồng vũ phu đã là một may mắn hạnh phúc. Đó là
cái hạnh phúc dựa trên nỗi đắng cay, hạnh phúc được nhờ sự hy sinh.
Nguyễn Minh Châu chỉ gọi nhân vật của mình là người đàn bà một cách phiếm định,
đó là dụng ý của nhà văn. Ông muốn nói hộ người đàn bà vô danh ở những vùng biển
suốt một dải non sông, bao nỗi niềm đau thương, bao nhiêu giọt nước mắt tủi hổ của
người đàn bà mà đời không nhìn thấy. Thấp thoáng trong chị là bóng dáng biết bao
người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hy sinh.
Nhân vật Mị và người đàn bà làng chài đều là những nhân vật bé nhỏ nạn nhân của
hoàn cảnh. Tội ác của phong kiến chúa đất đã biến Mị thành con dâu gạt nợ kiếp
người thành kiếp vật, còn người đàn bà là nạn nhân của tình trạng đói nghèo và nhận
thức tăm tối. Khát vọng sống mãnh liệt đã khiến Mị vùng dậy, đổi đời nhờ cách mạng.
Với người đàn bà làng chài, Nguyễn Minh Châu khiến người đọc luôn day dứt về số
phận người phụ nữ thời hậu chiến. Công cuộc giải phóng dân tộc chúng ta đã hoàn
thành vẻ vang nhưng ở đâu đó vẫn còn những phận người khốn khổ chưa được giải
thoát. Hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến chống đói nghèo tăm
tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm. Và chừng nào chưa thoát được
đói nghèo, người phải chung sống với cái xấu cái ác. Và nữa qua nhân vật người đàn
bà Nguyễn Minh Châu còn gửi gắm những quan điểm nghệ thuật: mối quan hệ khăng
khít giữa nghệ thuật và đời sống, yêu cầu hiểu biết và bản lĩnh trung thực của người
nghệ sĩ, chủ nghĩa nhân đạo trong như thế trong thể xa lạ với sự vật cụ thể của con người.
Qua hai nhân vật, các nhà văn Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu không chỉ mang đến
cho người đọc niềm thương cảm sâu sắc với thân phận người đàn bà mà còn giúp
chúng ta cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của họ: lòng yêu đời, khát vọng
sống mạnh mẽ, sự hy sinh thầm lặng nhẫn lại để vun đắp hạnh phúc gia đình. Những
Văn mẫu lớp 12: So sánh Mị và người đàn bà hàng chài
nhân vật, những thân phận ấy ám ảnh ta để thêm phần trân trọng tấm lòng của người
nghệ sĩ, những người luôn "một mối hoài thương trực rẽ, hạnh phúc của những người
chung quanh mình" Nguyễn Minh Châu.
Liên hệ người đàn bà hàng chài và Mị - Mẫu 4
Có thể nói truyền thống văn học Việt Nam ta từ xưa đến giờ luôn mang một giá trị
nhân đạo sâu sắc. Và đến thời hiện đại ta gặp những nhà văn tài hoa đã thật sự mang
được hơi thở của lòng nhân đạo đến trong từng tác phẩm. Trong những nhà văn ấy,
Nguyễn Minh Châu và Tô Hoài đã gặp nhau với hai tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài
xa” và “Vợ chồng A Phủ”. Hai tác phẩm đều nêu cao tinh thần vì con người và hơn
hết là người phụ nữ.
Có thể thấy ngoại hình hai người phụ nữ cũng khác nhau: người đàn bà hàng chài thì
“cao lớn”, “thô kệch”, “rỗ mặt”; Mị là một cô gái trẻ trung yêu đời, “có biết bao người
mê”. Số phận của họ cũng đi về hai hướng khác nhau. Mị thì sống trong thời chiến
tranh, bị những kẻ thống trị hà hiêp, cướp mất quyền tự do con người. Tuy người đàn
bà hàng chài sống trong thời hòa bình nhưng cái nghèo đói vẫn đeo bám bà từng ngày,
khiến gia đình bà không lúc nào yên ổn. Và từ mỗi tình huống trên mỗi nhân vật bộc
lộ những nhân cách khác nhau. Mặc dù không muốn nhưng Mị phải sống trong cảnh
nô lệ, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Trong Mị lúc nào cũng có một sức sống
tiềm tàng vẫn cháy âm ỉ và sẵn sàng bộc lộ khi gặp cơ hội. Và ngọn lửa tình thương
nơi Mị cũng chưa bao giờ tắt. Khi nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh” của A Phủ, tình
thương trở thành lòng đồng cảm nơi Mị khiến cô “cắt nút dây mây” giải thoát cho
cuộc đời hai con người.
Còn với người đàn bà, bà phải sống trong cảnh như vậy hoàn toàn là do ý nguyện của
bà. Hoàn toàn khác với vẻ bề ngoài của mình, bên trong bà là một tâm hồn lớn, một
con người sâu sắc! Tất cả những gì bà làm, bà chịu đựng chưa bao giờ vì bản thân
mình tất cả đều vì chồng con. Không những phải chịu đựng như thế bà vẫn không bao
giờ trách chồng mình mà luôn nhận lỗi về mình trong khi có thật sự lỗi là ở người phụ
nữ tội nghiệp này? Từ những điều người phụ nữ này nói đã làm Đẩu-vị Bao Công phố
huyện miền biển phải vỡ ra vì sự sâu sắc và kinh nghiệm sống của một con người
tưởng như lạc hậu, kém hiểu biết.
Qua đây chúng ta nhận thấy cả hai người phụ nữ trên đều đại diện cho xã hội lúc bấy
giờ. Cả hai đều đại diện cho những con người Việt Nam với những nhân phẩm tốt đẹp
đầy kiên cường và đầy lòng vị tha. Và tác giả cũng cho chúng ta một cái nhìn tôn
trọng hơn với những người phụ nữ, họ thật sự là một phần không thể thiếu của xã hội này.