So sánh nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ? | Hóa học 12
Hãy So sánh nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ? Câu hỏi tự luận môn Hóa học 12 giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Nguyễn Xuân Trường 12I THPT Trần Phú
SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI CỦA CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ
1. Định nghĩa độ linh động của nguyên tử H ( hidro) :
Là khả năng phân ly ra ion H(+) của hợp chất hữu cơ đó.
2. Thứ tự ưu tiên so sánh :
- Để so sánh ta xét xem các hợp chất hữu cơ (HCHC) cùng nhóm chức chứa nguyên tử linh động
( VD : OH , COOH ....) hay không.
-Nếu các hợp chất hứu cơ có cùng nhóm chức thì ta phải xét xem gốc hydrocacbon của các
HCHC đó là gố đẩy điện tử hay hút điện tử.
+ Nếu các HCHC liên kết với các gốc đẩy điện tử ( hyđrocacbon no )thì độ linh động của nguyên
tử H hay tính axit của các hợp chất hữu cơ đó giảm.
+Nếu các HCHC liên kết với các gốc hút điện tử ( hyđrocacbon không no ,hyđrocacbon thơm )
thì độ linh động của nguyên tử H hay tính axit của các hợp chất hữu cơ đó tăng.
3.So sánh tính axit ( hay độ linh động của nguyên tử H ) của các hợp chất hữu cơ khác nhóm chức..
Tính axit giảm dần theo thứ tự:
Axit Vô Cơ > Axit hữu cơ > H2CO3 > Phenol > H2O > Rượu.
4. So sánh tính axit ( hay độ linh động của nguyên tử ) của các hợp chất hữu cơ cùng nhóm chức..
-Tĩnh axit của HCHC giảm dần khi liên kết với các gốc hyđrocacbon( HC) sau :
Gốc HC có liên kết 3 > gốc HC thơm > gốc HC chứa liên kết đôi > gốc HC no .
-Nếu HCHC cùng liên kết với các gốc đẩy điện tử ( gốc hyđrocacbon no) thì gốc axit giảm dần
theo thứ tự : gốc càng dài càng phức tạp ( càng nhiều nhánh ) thì tính axit càng giảm.
VD : CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH(CH3)COOH .
-Nếu các hợp chất hữu cơ cùng liên kết với các gốc đẩy điện tử nhưng trong gốc này lại chứa các
nhóm hút điện tử(halogen ) thì tính axit tăng giảm theo thứ tự sau :
+ Cùng 1 nguyên tử halogen , càng xa nhóm chức thì thì tính axit càng giảm .
VD : CH3CH(Cl)COOH > ClCH2CH2COOH
+ Nếu cùng 1 vị trí của nguyên tử thì khi liên kết với các halogen sẽ giảm dần theo thứ tự :
F > Cl > Br > I ..................
VD : FCH2COOH >ClCH2COOH >............................
Phương pháp so sánh nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ. 1. Định nghĩa :
Nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ là nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi bão hòa trên bề mặt chất
lỏng bằng áp suất khí quyển.
2. Các yêu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ.
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đên nhiệt độ sôi là khối lượng phân tử của HCHC và liên kết hiđro của HCHC đó.
3. So sánh nhiệt độ sôi giữa các hợp chất.
- Nếu hợp chất hữu cơ đều không có liên kết hiđro thì chất nào có khối lượng phân tử lớn hơn thì nhiệt độ sôi cao hơn.
-Nếu các hợp chất hữu cơ có cùng nhóm chức thì chất nào có khối lượng phân tử lớn hơn thì nhiệt độ sôi cao hơn.
- Chất có liên kết hiđro thi có nhiệt độ sôi cao hơn chất không có liên kết hiđro.
Nguyễn Xuân Trường 12I THPT Trần Phú
-Nếu các HCHC có các nhóm chức khác nhau thì chất nào có độ linh động của nguyên tử H lớn
hơn thì có nhiệt độ sôi cao hơn nhưng 2 hợp chất phải có khối lượng phân tử xấp xỉ nhau. II,Bài tập
1: Cho các chất sau: C2H5OH; HCOOH; CH3COOH.
Thứ tự nhiệt độ sôi sắp xếp tương ứng với các chất trên là
A. 118,20C - 78,30C - 100,50C. B. 118,20C - 100,50C - 78,30C.
C. 100,50C - 78,30C - 118,20C. D. 78,30C - 100,50C - 118,20C.
2: Cho các chất: C2H5OH(1); n-C3H7OH (2); C2H5Cl(3); (CH3)2O (4); CH3COOH (5).Sắp xếp các chất trên
theo chiều nhiệt độ sôi giảm dần là
A. (5)>(2)>(1)>(3)>(4) B. (2)>(5)>(1)>(4)>(3)
C. (5)>(1)>(2)>(4)>(3) D. (5)>(1)>(2)>(3)>(4)
3: Cho biết nhiệt độ sôi của các dẫn xuất clometan thay đổi như thế nào?
A. CCl4> CHCl3> CH2Cl2> CH3Cl.
B. CCl4> CHCl3> CH2Cl> CH3Cl2.
C. CHCl3> CCl4> CH2Cl2> CH3Cl.
D. CHCl3> CH2Cl2 > CCl4> CH3Cl.
4: Nhiệt độ sôi của các chất tăng dần theo dãy sau:
(CH3)4C < (CH3)2CHCH(CH3)2 < CH3(CH2)¬4CH3
Điều giải thích nào sau đây đúng?
A. Do sự tăng dần độ phân cực của các phân tử.
B. Do độ bền liên kết hiđro giữa các phân tử trong dãy trên tăng dần.
C. Do sự tăng dần của diện tích tiếp xúc bề mặt.
D. Do khối lượng các chất trên tăng dần.
5:Cho Các chất sau: CH3COOH(1), HCOOCH3(2), CH3CH2COOH(3),CH3COOCH3(4), C3H7OH(5), được
sắp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là:
A. 2<5<4<1<3 B. 2<5<4<3<1
C. 2<4<5<1<3 D. 4<2<1<5<3
6: Nhiệt độ sôi của chất nào sau đây thấp nhất?
A. Octan B. Pentan C. Hexan D. Heptan.
7: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. n-Pentan B. isopentan C. xiclopentan. D. neopentan
8: Cho các chất sau: n-pentan(1); isopentan(2); neopentan(3) .
Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần là
A. (3)<(2)<(1) B. (1)<(2)<(3)
C. (1)<(3)<(2) D. (2)<(1)<(3)
9: Cho các chất sau: (CH3)4C (1); CH3(CH2)4CH3(2); (CH3)2CHCH(CH3)2 (3)
CH3(CH2)3CH2OH (4); (CH3)2CH(OH)CH2CH3 (5).
Sắp xếp thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là
A. (1)<(2)<(3)<(4)<(5) B. (1)<(3)<(2)<(5)<(4) C. (2)<(3)<(1)<(5)<(4)
D .(2)<(1)<(3)<(4)<(5)
10: Xem ba chất: (I): CH3(CH2)3CH3; (II): CH3CH2CH(CH3)2; (III): C(CH3)4. Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần
Nguyễn Xuân Trường 12I THPT Trần Phú của ba chất trên là:
A. (III) < (I) < (II) B. (II) < (III) < (I)
C. (I) < (II) < (III) D. (III) < (II) < (I)
11: Cho các chất sau: CH3COONa (1); CH3COOH(2); C2H5OH(3); CH3CHO(4).
Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. (1)<(4)<(3)<(2) B. (4)<(1)<3)<(2)
C. (4)<(3)<(2)<(1) D. (4)<(3)<(1)<(2)
12: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi?
A. n-C4H9NH2 >C4H9OH > C2H5N(CH3)2
B. C2H5N(CH3)2 >n-C4H9NH2 >C4H9OH
C. C4H9OH > n-C4H9NH2 > C2H5N(CH3)2
D. C2H5N(CH3)2> n-C4H9NH2 >C4H9OH
13: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi lớn nhất?
A. CH3COONa B. CH3COOH C. CH3COOC2H5 D. C3H7OH
14: Trong các chất thơm sau: Anilin; Phenol; Benzen; Benzylclorua. Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhât?
A. Anilin B. Benzylclorua C. Phenol D. Benzen
15: theo thứ tự độ phân cực tăng dần của liên kết O – H trong phân tử của các chất sau: C2H5OH (1);
CH3COOH (2); CH2=CHCOOH (3); C6H5OH (4); CH3C6H4OH (5); C6H5CH2OH (6) là
A. (6) < (1) < (5) < (4) < (2) < (3) B. (1) < (6) < (5) < (4) < (2) < (3)
C. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6) D. (1) < (3) < (2) < (4) < (5) < (6)
16: Cho các chất sau: C2H5OH (1), CH3COOH (2), HCOOH (3), C6H5OH (4)
Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử hiđro trong các nhóm chức của 4 chất trên là
A. 4 < 1 < 2 < 3 B. 1 < 4 < 2 < 3
C. 1 < 4 < 3 < 2 D. 4 < 1 < 3 < 2
17: 21˚C; 65˚C; 78˚C; 100,5˚C; 118˚C là nhiệt độ sôi của axit fomic, axit axetic, anđehit axetic, rượu
etylic, rượu metylic. Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự trên là:
A. CH3OH < CH3CH2OH < CH3CHO < HCOOH < CH3COOH
B. CH3CHO < CH3OH < CH3CH2OH < HCOOH < CH3COOH
C. CH3COOH < HCOOH < CH3CHO < CH3CH2OH < CH3OH
D. CH3OH < CH3CHO < CH3CH2OH < HCOOH < CH3COOH
18: Cho các rượu sau:n-Butylic(1); sec- Butylic(2); iso -Butylic(3);
tert -Butylic(4); Thứ tự giảm giần nhiệt độ sôi là
A. (4)>(3)>(2)>(1) B. (1)>(3)>(2)>(4)
C. (4)>(2)>(3)>(1) D. (1)>(2)>(3)>(4)
19: Chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất: CH3CHO, C2H5OH, H2O là
A. C2H5OH , H2O,CH3CHO B. H2O, CH3CHO, C2H5OH
C. CH3CHO, C2H5OH, H2O D. H2O, C2H5OH, CH3CHO
20: Xem các chất: (I): HCHO; (II): CH3CHO; (III): CH3CH2OH;
(IV): CH3OCH3; (V): HCOOCH3; (VI): CH3COOH; (VII): NH3; (VIII): PH3
Nhiệt độ sôi lớn hơn trong mỗi cặp chất như sau:
A. (II) > (I); (III) > (IV); (V) > (VI); (VII) > (VIII)
B. (II) > (I); (III) > (IV); (VI) > (V); (VIII) > (VII)
Nguyễn Xuân Trường 12I THPT Trần Phú
C. (I) > (II); (IV) > (III); (VI) > (V); (VIII) > (VII)
D. (II) > (I); (III) > (IV); (VI) > (V); (VII) > (VIII) 21: Cho các chất sau:
CHO-CH2OH(1); CHO-CHO(2); HOOC-CH2OH(3); HOOC-COOH (4); CHO-COOH(5).
Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất trên là
A. (1)>(2)>(3)>(4)>(5) B. (5)>(4)>(3)>(2)>(1)
C. (4)>(5)>(3)>(1)>(2) D. (4)>(3)>(5)>(1)>(2)
22: Cho các chất sau: Butan(1); bu-1-en(2); cis-bu-2-en(3); trans –bu-2-en(4).
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là
A. (2)<(1)<(3)<(4) B. (1)<(2)<(3)<(4)
C. (1)<(2)<(4)<(3) D. (1)<(2)<(3)=(4)
23: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Etanol B. Đimetylete C. Metanol D. Phenol
24: Trong các chất sau đây, độ linh động của nguyên tử H là mạnh nhất trong phân tử:
A. CH3CH2OH B. H2O C. CH4 D. CH3OCH3
25: Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. 1-Aminobutan B. Metyl n-propyl ete
C. Rượu tert-butylic D. Butanol-1
26: Nhiệt độ sôi các chất tăng dần như sau:
A. CH3CH2Cl < CH3COOCH3 < CH3COOH
B. CH3OH < CH3CH2COOH < NH3 < HCl
C. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F
D. CH3CH2Cl < CH3COOH < CH3CH2OH
27: các chất sau : H2O; CH4; CH3Cl, C2H5OH. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. C2H5OH. B. CH4 C. H2O D. CH3Cl
28: HF có nhiệt độ sôi cao nhất so với các HX(X là Cl, Br, I) vì lý do nào sau đây?
A. HF có liên kết hiđro nhỏ nhất. B. HF có liên kết hiđro bền nhất.
C. HF có phân tử khối nhỏ nhất. D. HF có liên kết cộng hóa trị rất bền.
29: chất sau có cùng khối lượng phân tử: C2H5OH, HCOOH, CH3OCH3
Nhiệt độ sôi của chúng tăng dần theo thứ tự
A. HCOOH, CH3OCH3, C2H5OH B. CH3OCH3, HCOOH, C2H5OH
C. CH3OCH3, C2H5OH, HCOOH D. C2H5OH, HCOOH, CH3OCH3
30: Trong số các chất sau chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. C2H5OH B. CH3COOH C. C2H6. D. CH3CHO
31: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. CH3CH2OH B. CH3CHO C. CH3CH2NH2 D. CH3COOH
32:Cho các chất sau: CH3COOH(A), C2H5COOH(B), CH3COOCH3(C), CH3CH2OH(D). Chiều tăng dần nhiệt
độ sôi (từ trái qua phải) của các chất trên là A. D, A, C, B B. D, A, C, B C. B, A, D, C D. C, D, A, B
Nguyễn Xuân Trường 12I THPT Trần Phú
33: Cho các chất sau (I): CH3COOH; (II): CH3CH2OH; (III): C6H5OH (phenol); (IV): HO-C2H4-OH; (V): H2O.
Sự linh động của nguyên tử H trong nhóm –OH trong phân tử các chất tăng dần theo thứ tự sau
A. (II) < (V) < (IV) < (III) < (I) B. (V) < (II) < (IV) < (III) < (I)
C. (II) < (IV) < (V) < (III) < (I) D. (III) < (V) < (IV) < (II) < (I)