Soạn bài Anh em thuận hòa (trang 127 Tiếng việt 2 Sách Cánh diều
Soạn bài Anh em thuận hòa trang 127 sách Cánh diều lớp 2 tập 1 giúp các em học sinh chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc hiểu, luyện tập, góc sáng tạo.
Chủ đề: Chương 2: Em đi học (CD)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Anh em thuận hòa lớp 2 phần Chia sẻ
Câu 1 (trang 127 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Quan sát một bức tranh về tình cảm anh, chị, em. Đặt tên cho bức tranh đó Gợi ý đáp án: Đặt tên cho bức tranh: •
Tranh 1: Anh sưởi ấm cho em •
Tranh 2: Chị buộc tóc cho em •
Tranh 3: Hai chị em chơi trò thổi bóng •
Tranh 4: Chị kể chuyện cho em nghe
Câu 2 (trang 127 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Giới thiệu tranh, ảnh em bé (anh, chị) trong gia đình Gợi ý: •
Đó là tranh, ảnh em bé hay anh, chị của em? •
Em bé (anh, chị) là con trong gia đình hay con của cô (chú, bác)? •
Em bé (anh, chị) bao nhiêu tuổi? Gợi ý đáp án: Ví dụ: •
Đó là một bức tranh về chị gái •
Chị gái chính là chị ruột trong gia đình em •
Năm nay chị gái em tròn 10 tuổi
Soạn bài đọc 1: Để lại cho em trang 128 Đọc hiểu
Câu 1 (trang 128 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Chị để lại những đồ vật gì cho em bé dùng? Gợi ý đáp án:
Những đồ vật chị để lại cho em bé dùng là: • Dép đỏ • Mũ len • Đôi tất, áo.
Câu 2 (trang 128 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Chị còn để lại cho em bé điều gì tốt đẹp? Gợi ý đáp án:
Chị còn để lại điều tốt đẹp cho em là: cái ngoan, cái sạch sẽ.
Câu 3. Em đã làm được những việc gì giúp em bé của em (hoặc các em nhỏ ít tuổi hơn em)? Gợi ý đáp án:
Những việc em đã làm hoặc giúp đỡ em bé của em: • Tặng em đồ chơi •
Quần áo còn tốt không dùng nữa em đem tặng các bé • Chơi cùng bé.... Luyện tập
Câu 1 (trang 128 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Dựa vào nội dung bài thơ, hãy cùng bạn hỏi đáp về đặc điểm của một số sự vật: đôi
dép, đôi tất, hai bàn tay Gợi ý đáp án: Hỏi đáp
- Đôi tất chị để lại cho em thế nào?
-> Đôi tất chị để lại cho em rất xinh
- Đôi dép chị để lại cho em thế nào
-> Đôi dép chị để lại cho em còn mới, có màu đỏ
- Hai bàn tay chị như thế nào?
-> Hai bàn tay chị sạch sẽ, thơm tho.
Câu 2 (trang 129 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Đọc khổ thơ 3, hãy tưởng tượng và nói lời chị âu yếm, dỗ em khi em ốm Gợi ý đáp án:
Lời nói âu yếm của chị: "Em ốm rồi đấy, hãy mặc quần áo ấm và đeo khăn vào để đỡ ho nhé!" Bài viết 1
Câu 1 (trang 129 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều) Nghe - viết: Bé Hoa
Câu 2 (trang 129 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố:
a. Chữ l hay n? Chân đen mình trắng
Đứng ...ắng giữa đồng ...àm bạn nhà nông Thích mò tôm cá (Là con gì?)
b. Chữ i hay iê? Cá gì đầu bẹp có râu
Cả đời ch...m dưới bùn sâu k...m mồi? (Là con gì?)
c. Vần ăc hay ăt?
Thường có m.... ở sân trường
Cùng em năm tháng thân thương bạn bè
Nấp trong tán lá tiếng ve
S... hoa đỏ rực gọi hè đến mau (Là cây gì?) Gợi ý đáp án: a. Chữ l hay n? Chân đen mình trắng
Đứng nắng giữa đồng
Làm bạn nhà nông Thích mò tôm cá => Là con cò b. Chữ i hay iê?
Cá gì đầu bẹp có râu
Cả đời chìm dưới bùn sâu kiếm mồi? => Là con cá trê c. Vần ăc hay ăt?
Thường có mặt ở sân trường
Cùng em năm tháng thân thương bạn bè
Nấp trong tán lá tiếng ve
Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau
=> Là cây phượng
Câu 3 (trang 130 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều) Tìm các tiếng
a. Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau: - Trái ngược với lạnh - Không quen
b. Chứa vần in hoặc iên, có nghĩa như sau: - Trái ngược với dữ
- Qủa (thức ăn) đến độ ăn được
c. Chứa vần ăc hoặc ăt, có nghĩa như sau:
- Trái ngược với (dao, kéo( lụt (cùn)
- Dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật Gợi ý đáp án:
a. Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:
- Trái ngược với lạnh: nóng - Không quen: lạ
b. Chứa vần in hoặc iên, có nghĩa như sau:
- Trái ngược với dữ: hiền
- Qủa (thức ăn) đến độ ăn được: chín
c. Chứa vần ăc hoặc ăt, có nghĩa như sau:
- Trái ngược với (dao, kéo( lụt (cùn): sắc
-Dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật: cắt
Soạn bài đọc 2: Đón em trang 130 Đọc hiểu
Câu 1 (trang 131 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Hằng ngày, sau khi tan học, Dũng làm gì? Gợi ý đáp án:
Hằng ngày, sau khi tan học, Dũng qua trường mầm non đón bé Lan
Câu 2 (trang 131 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Những từ nào ở đoạn 2 và đoạn 3 cho thấy Dũng rất thương em? Gợi ý đáp án:
Từ ngữ cho thấy Dũng rất thương em: lo lắng quay lại trường đón em, vừa mừng vừa
thương, xuýt xoa: "Ôi! em ngoan quá!".
Câu 3 (trang 131 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Vì sao trên đường về, Lan vừa ôm cổ anh vừa hát líu lo? Gợi ý đáp án:
Trên đường về, Lan vừa ôm cổ anh vừa hát líu lo vì Lan được anh tới trường đón và cõng về nhà.
Câu 4 (trang 131 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Theo em, Dũng thấy vui hơn mọi ngày vì điều gì? Chọn ý em thích
a. Vì Dũng đã có mặt lúc em gái mong anh đến
b. Vì Dũng thấy em gái vui hơn hẳn mọi ngày
c. Vì Dũng đã đón được em gái ở trường Gợi ý đáp án:
Dũng thấy vui hơn mọi ngày vì:
Đáp án: A. Vì Dũng đã có mặt lúc em gái mong anh đến. Luyện tập
Câu 1 (trang 131 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Các từ ngữ vội vàng, lo lắng, vừa mừng vừa thương, vui, cho thấy Dũng là người anh như thế nào? Gợi ý đáp án:
Các từ ngữ vội vàng, lo lắng, vừa mừng vừa thương, vui, cho thấy Dũng là người anh
rất thương em, luôn quan tâm và lo lắng cho em gái của mình.
Câu 2 (trang 131 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Theo em, lúc bé Lan "rơm rớm nước mắt, ôm chầm lấy anh", Dũng sẽ nói gì để an ủi em? Gợi ý đáp án:
Theo em, lúc bé Lan "rơm rớm nước mắt, ôm chầm lấy anh", Dũng sẽ nói: Anh đến
đây rồi, em đừng khóc nữa nhé. Chúng ta cùng về nhà nào." Bài viết 2
Câu 1 (trang 133 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Hãy kể về em bé (hoặc anh, chị) của em Gợi ý:
a. Em nói về ai? Em bé (anh, chị) của em mấy tuổi?
b. Em bé (anh, chị) của em có gì đáng yêu (hình dáng, tính tình...)?
c. Tình cảm giữa em với em bé (anh, chị) như thế nào? Gợi ý đáp án: Kể về em bé của em:
a. Em sẽ nói về em gái của em. Em tên là Mai Anh, năm nay em 4 tuổi.
b. Em gái em rất đáng yêu, tính tình vui vẻ, năng động, người mũm mím.
c. Em rất yêu em gái của em. Em sẽ chăm sóc và yêu thương em của mình.
Câu 2 (trang 131 Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều)
Dựa vào những điều em vừa nói, hãy viết 4 - 5 câu về em bé (hoặc anh, chị) của em.
Trang trí đoạn viết bằng ảnh, tranh em vẽ em bé (hoặc anh, chị).