Soạn bài Cái trống trường em (trang 48)| Tiếng việt 2 sách Kết nối Tri Thức

Soạn bài Cái trống trường em giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 48, 49, 50.

Soạn bài Cái trống trường em Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc - Bài 11: Cái trng trường em
Khởi động
Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết điều gì?
Gợi ý trả lời:
Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết giờ vào học, giờ ra chơi, giờ ra về.
Bài đọc
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
Cái trống trường em
a hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng lin
Trng nm ngẫm nghĩ.
Buồn không hả trng
Trong nhng ngày hè
Bọnnh đi vng
Ch còn tiếng ve?
Cái trống lng im
Nghng đầu trên gia
Chc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!
Kìa trống đang gi:
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Vào năm học mi
Ging vang tưng bng.
(Thanh Hào)
T ng:
Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng.
Trả lời câu hỏi
1. Bạn học sinh kể gì về trống trường trong nhng ngày hè?
2. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?
3. Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ trò chuyện với trống trường như người bạn?
4. Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Bạn học sinh kể về trống trường nghỉ ngơi 3 tháng các bạn học sinh đi
vắng chỉ còn trống với tiếng ve.
2. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu một năm học mới bắt đầu.
3. Khổ thơ thứ 2 cho thấy bạn nhỏ tchuyện với trống trường như người bạn.
4. Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường thân thiết như người bạn.
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Những từ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người?
ngẫm nghĩ mừng vui buồn đi vắng
2. Nói và đáp
a) Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường.
b) Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè.
Gợi ý trả lời:
1. Những từ nói về trống trường như nói vcon người: ngẫm nghĩ, mừng vui,
buồn
2.
a) Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường: Tạm biệt trống trường chúng
tớ tạm xa cậu vài tháng nhé!
b) Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè: Hẹn gặp lại cậu sau kì nghỉ hè. Cc
cậu có một mùa hè vui vẻ!
Soạn bài phần Viết - Bài 11: Cái trống trường em
1. Viết chhoa: Đ
Tr li:
Cách viết: Viết ch Đ hoa theo cách giống như chữ viết hoa D thêm nét
n ngang đưng k ngang 3.
2. Viết ứng dụng: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Tr li:
Viết ch hoa Đ đầu câu.
Cách nối ch viết hoa vi ch viết thường: Nét 1 của ch i cách nét cong
ch cái hoa Đ là 1,2 li.
Độ cao của các ch cái: ch cái hoa Đ, chữ g, h, k cao 2,5 li (ch g 1,5 li
ới đưng k ngang), ch cái đ cao 2 li; ch cái s cao 1,25 li; các ch
còn lại cao 1 li.
Cách đặt du thanh các chữ cái: du hỏi đặt trên chữ cái ô, o, du huyn
đặt trên chữ cái a.
Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bng khong cách viết mt ch cái o.
V trí đặt du chm cuối câu: ngay sau ch cái n của tiếng “khôn”.
Soạn bài phần Nói và nghe - Bài 11: Cái trống tờng em
Câu 1 (trang 50 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)
Nói những điều em thích về ngôi trường của em.
G:
- Trường em tên là gì? Ở đâu?
- Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày?
Gợi ý trả lời:
Mu 1: Trường em có vườn hoa rộng rãi trồng rt nhiều loài hoa rực r sắc màu.
Sân trưng trng rt nhiu loài cây ta bóng t cho chúng em ngi ghế đá đọc
sách, trò chuyện vi nhau. Gi ra chơi các bạn ùa ra sân chơi rất nhiều trò chơi
khác nhau. Em rất thích đến trường vì ở trường rt vui.
Mu 2: Trường ca em là trưng tiu hc Ngc Hồi. Trên sân trường những
cây bàng rất cao lớn. Mùa hè, dưới gốc cây là nhng khong sân mát rười rượi.
Em thích nhất là được cùng các bạn ci nhảy dây, ô ăn quan và đc truyn
ới bóng mát cây bàng.
Câu 2
Em muốn trường mình có nhng thay đổi gì?
Gi ý trả li:
Mu 1: Em muốn trường mình thư vin rộng rãi hơn đ chúng em th
ngi hc nhóm thoi mái cùng nhau.
Mu 2: Em muốn trường em trồng thêm nhiều y xanh trên n, đ chúng em
có thêm nhiu bóng mát vào mùa hè.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 11: Cái trống trường em
Nói với người thân những điu em muốn trường mình thay đổi.
Tr li:
Mu 1: Em muốn trường mình tvin rộng rãi hơn đ chúng em th
ngi hc nhóm thoải i cùng nhau. Em muốn lp hc nhiều ánh sáng hơn, n
trường có nhiều y hơn nữa và bữa ăn trưa có nhiều rau hơn.
Mu 2: B ơi, con ước phía sau trường có một vườn hoa hướng dương, đ
cui gi học con được ra đó ngắm hoa và tưới nước cho hoa như các bn nh
trường khác.
| 1/6

Preview text:

Soạn bài Cái trống trường em Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc - Bài 11: Cái trống trường em Khởi động
Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết điều gì? Gợi ý trả lời:
Tiếng trống trường báo hiệu cho em biết giờ vào học, giờ ra chơi, giờ ra về. Bài đọc
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ. Buồn không hả trống Trong những ngày hè Bọn mình đi vắng Chỉ còn tiếng ve? Cái trống lặng im Nghiêng đầu trên gia Chắc thấy chúng em Nó mừng vui quá! Kìa trống đang gọi: Tùng! Tùng! Tùng! Tùng! Vào năm học mới Giọng vang tưng bừng. (Thanh Hào) Từ ngữ:
Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng. Trả lời câu hỏi
1. Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?
2. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì?
3. Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ trò chuyện với trống trường như người bạn?
4. Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào? Gợi ý trả lời:
1. Bạn học sinh kể về trống trường nghỉ ngơi 3 tháng hè các bạn học sinh đi
vắng chỉ còn trống với tiếng ve.
2. Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu một năm học mới bắt đầu.
3. Khổ thơ thứ 2 cho thấy bạn nhỏ trò chuyện với trống trường như người bạn.
4. Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường thân thiết như người bạn.
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Những từ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người?
ngẫm nghĩ mừng vui buồn đi vắng 2. Nói và đáp
a) Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường.
b) Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè. Gợi ý trả lời:
1. Những từ nói về trống trường như nói về con người: ngẫm nghĩ, mừng vui, buồn 2.
a) Lời tạm biệt của bạn học sinh với trống trường: Tạm biệt trống trường chúng
tớ tạm xa cậu vài tháng nhé!
b) Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè: Hẹn gặp lại cậu sau kì nghỉ hè. Chúc
cậu có một mùa hè vui vẻ!
Soạn bài phần Viết - Bài 11: Cái trống trường em
1. Viết chữ hoa: Đ Trả lời:
Cách viết: Viết chữ Đ hoa theo cách giống như chữ viết hoa D có thêm nét
lượn ngang ở đường kẻ ngang 3.
2. Viết ứng dụng: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Trả lời:
• Viết chữ hoa Đ đầu câu.
• Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ i cách nét cong chữ cái hoa Đ là 1,2 li.
• Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa Đ, chữ g, h, k cao 2,5 li (chữ g 1,5 li
dưới đường kẻ ngang), chữ cái đ cao 2 li; chữ cái s cao 1,25 li; các chữ còn lại cao 1 li.
• Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu hỏi đặt trên chữ cái ô, o, dấu huyền đặt trên chữ cái a.
• Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng khoảng cách viết một chữ cái o.
• Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái n của tiếng “khôn”.
Soạn bài phần Nói và nghe - Bài 11: Cái trống trường em
Câu 1 (trang 50 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)
Nói những điều em thích về ngôi trường của em. G:
- Trường em tên là gì? Ở đâu?
- Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày? Gợi ý trả lời:
Mẫu 1: Trường em có vườn hoa rộng rãi trồng rất nhiều loài hoa rực rỡ sắc màu.
Sân trường trồng rất nhiều loài cây tỏa bóng mát cho chúng em ngồi ghế đá đọc
sách, trò chuyện với nhau. Giờ ra chơi các bạn ùa ra sân chơi rất nhiều trò chơi
khác nhau. Em rất thích đến trường vì ở trường rất vui.
Mẫu 2: Trường của em là trường tiểu học Ngọc Hồi. Trên sân trường có những
cây bàng rất cao lớn. Mùa hè, dưới gốc cây là những khoảng sân mát rười rượi.
Em thích nhất là được cùng các bạn chơi nhảy dây, ô ăn quan và đọc truyện
dưới bóng mát cây bàng. Câu 2
Em muốn trường mình có những thay đổi gì? Gợi ý trả lời:
Mẫu 1: Em muốn trường mình có thư viện rộng rãi hơn để chúng em có thể
ngồi học nhóm thoải mái cùng nhau.
Mẫu 2: Em muốn trường em trồng thêm nhiều cây xanh trên sân, để chúng em
có thêm nhiều bóng mát vào mùa hè.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 11: Cái trống trường em
Nói với người thân những điều em muốn trường mình thay đổi. Trả lời:
Mẫu 1: Em muốn trường mình có thư viện rộng rãi hơn để chúng em có thể
ngồi học nhóm thoải mái cùng nhau. Em muốn lớp học nhiều ánh sáng hơn, sân
trường có nhiều cây hơn nữa và bữa ăn trưa có nhiều rau hơn.
Mẫu 2: Bố ơi, con ước gì phía sau trường có một vườn hoa hướng dương, để
cuối giờ học con được ra đó ngắm hoa và tưới nước cho hoa như các bạn nhỏ ở trường khác.