-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 47 - Kết nối tri thức 6
Để giúp bạn đọc hiểu hơn về bài học, chúng tôi xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6: Củng cố, mở rộng (trang 47), thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.
Tài liêu được giới thiệu giúp các bạn học sinh lớp 6 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Bài 7: Thế giới cổ tích (KNTT) 46 tài liệu
Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 47 - Kết nối tri thức 6
Để giúp bạn đọc hiểu hơn về bài học, chúng tôi xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6: Củng cố, mở rộng (trang 47), thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.
Tài liêu được giới thiệu giúp các bạn học sinh lớp 6 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Chủ đề: Bài 7: Thế giới cổ tích (KNTT) 46 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Củng cố, mở rộng (trang 47)
Câu 1. Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về các đặc điểm của truyện cổ tích: Các yếu STT Đặc điểm tố
Những xung đột trong gia đình, xã hội phản ánh số phận của các 1 Chủ đề
cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.
Đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường 2
Nhân vật được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác) Cốt
Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan 3 truyện
hệ nhân quả giữa các sự kiện.
Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ 4 Lời kể
chỉ không gian, thời gian không xác định. Yếu tố 5
Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo kì ảo
Câu 2. Sưu tầm một số bản kể hoặc các hình thức kể khác (truyện, thơ, kịch, phim
hoạt hình...) của các truyện cổ tích Thạch Sanh và Cây khế. So sánh và nêu nhận
xét về sự giống nhau và khác nhau giữa các bản kể hoặc các hình thức kể đó.
- Một số bản kể hình thức khác của truyện cổ tích Thạch Sanh: Thạch Sanh (Kho
tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi); Thạch Sanh Lý Thông (thơ, Dương Thanh Bạch).
- Một số bản kể hình thức khác của truyện cổ tích Cây khế: Ăn khế trả vàng (phim)... - So sánh:
• Giống nhau: Các nhân vật chính, sự kiện chính trong truyện.
• Khác nhau: Hình thức thể hiện (thơ, phim…); Cách kể các sự kiện hoặc kết thúc…
Câu 3. Hãy thử phác họa “thế giới cổ tích” như em biết bằng đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu). Mẫu 1
Tôi đang bước trên con đường. Phía xa là một thôn nhỏ. Con đường đất dẫn tôi đi
vào sâu trong thôn. Những căn nhà mái ngói gợi nhớ về một thời xa xưa. Mọi
người trong làng mỗi người một công việc. Đàn ông mặc quần áo nâu. Phụ nữ mắc
áo tứ thân. Tôi tiếp tục đi đến một căn nhà nhỏ, tôi nhận ra cây khế ở phía góc
vườn đang sai trĩu quả. Một con chim to lớn đang đậu ở trên cây. Nó ăn hết quả
này đến quả khác. Tôi nhận ra mình đã lạc vào thế giới trong truyện cổ tích Cây
khế mà tôi đã được đọc. Mẫu 2
Tôi đang bước đi. Tôi cứ đi mãi thì đến một khu rừng. Tiếng chim hót nghe thật
vui tai. Những loài vật trong khu rừng đang trò chuyện. Thật kì lạ, tôi có thể nghe
hiểu tiếng của chúng. Thì ra, khu rừng đang tổ chức một cuộc thi chạy. Tôi hào
hứng bước về nơi tổ chức cuộc thi. Rất nhiều loài vật tham gia. Bác Voi được bầu
làm trọng tài. Cuộc thi diễn ra rất sôi nổi. Cuối cùng, thỏ trắng đã chiến thắng. Sự
việc vừa xảy ra khiến tôi nhớ đến thế giới trong truyện cổ tích.