Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 33 KNTT
Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 33 KNTT được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này” (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 33 KNTT
Câu 1 trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Những yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục của một văn bản nghị luận :
- Luận về sáng rõ, hệ thống luận điểm chặt chẽ.
- Lập luận chặt chẽ; kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng
- Giọng điệu khách quan, khoa học, thuyết phục
- Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong một bài văn nghị luận
Câu 2 trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Về văn học:
+ Sáng tác của Nguyễn Trãi được coi là tập đại thành của văn học nước nhà, trải dài
trên nhiều thể loại, và ở thể loại nào Nguyễn Trãi cũng để lại những kiệt tác.
+ Nguyễn Trãi đã góp phần làm phong phú kho tàng văn chính luận bằng những tác
phẩm đạt đến độ mẫu mực.
+ Nguyễn Trãi đã vận dụng một cách thuần thục thể thơ Đường luật trong các tác
phẩm của mình, đồng thời sáng tạo ra một thể thơ riêng của dân tộ,c đó là thể thơ
thất ngôn xen lẫn lục ngôn.
+ Nguyễn Trãi sử dụng rất nhiều những hình ảnh thân thuộc, bình dị của đời
sống, khác với văn chương trung đại tôn thờ ở những hình ảnh mỹ lệ, kỳ vĩ tượng
trưng. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ là những cảnh kỳ vĩ, hùng
tráng mà còn có cả những cảnh giản dị, đời thường.
+ Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi đậm đà màu sắc dân tộc; ông sử dụng rất nhiều
những từ láy, thành ngữ, tục ngữ, thi liệu từ trong ca dao.
- Về các lĩnh vực khác: Chị đóng góp về mặt văn học Nguyễn Trãi còn có những
đóng góp trên các lĩnh vực văn hóa khác như:
+ Lịch sử với cuốn “Lam Sơn Thực Lục”
+ Địa lý với cuốn “Dư địa chí”
+ Quân sự, chính trị với tập “Quân Trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô sách”.
Câu 3 trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật qua bài thơ “Bạch Đằng hải
khẩu” của Nguyễn Trãi:
Sóc phong xung hải khí lăng lăng,
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,
Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.
Quan hà bách nhị do thiên thiết,
Hào kiệt công danh thử địa tằng.
Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,
Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.
- Bài thơ gồm có tám câu, mỗi câu có bảy chữ.
- Gieo vần ở cuối câu 1,2,4,6,và 8; chủ yếu gieo vần bằng (trong bài “Bạch Đằng
hải khẩu”, Nguyễn Trãi gieo vần “ăng”)
- Bài thơ thuộc thể bằng (tiếng thứ hai của câu thứ nhất là vần bằng - “phong”).
- Đảm bảo đúng luật bằng - trắc: “nhất - tam - ngũ bất luận, nhị - tứ - lục phân
minh”, tức tiếng thứ 2 và tiếng thứ 6 trong dòng thơ phải khác thanh với tiếng thứ 4.
Ví dụ, trong câu thơ thứ nhất, gieo thanh ở tiếng thứ 2,4 và 6 là: Bằng - Trắc - Bằng.
- Niêm luật: gieo thanh của câu 1 giống với câu 8 (bằng - trắc - bằng), câu 2 giống
câu 3 (trắc- bằng - trắc), câu 4 giống câu 5 (bằng - trắc - bằng), câu 6 giống câu 7 (trắc - bằng - trắc).
- Bài thơ kết cấu theo 4 phần: 2 câu Đề (giới thiệu cảnh Bạch Đằng), 2 câu Thực
(miêu tả cảnh Bạch Đằng), 2 câu Luận (suy tưởng về địa thế núi non và anh hùng
trên sông nước Bạch Đằng), 2 câu Kết (kết luận, nghĩ về thế sự).
- Luật đối: đối thanh và đối nghĩa giữa câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6.
Câu 4 trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
Học sinh chọn và học thuộc lòng một số đoạn trong bản dịch Bình Ngô đại cáo và
các bài thơ của Nguyễn Trãi có trong bài học này (Bảo kính cảnh giới – bài 43, Dục Thuý sơn).
Câu 5 trang 33 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2
a) Viết về đề tài: Nguyên nhân của việc hút thuốc lá và giải pháp khắc phục thực trạng này.
Hằng nằm, có rất nhiều bài báo viết về hậu quả nghiêm trọng của việc hút thuốc lá,
song tình trạng hút thuốc lá vẫn tiếp diễn thường xuyên trong đời sống hàng ngày.
Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, nửa đêm, ở bất kỳ đâu, trên xe bus, tàu
hỏa, ngoài đường, trong văn phòng, trường học, bệnh viện, ta đều có thể bắt gặp
những mẩu thuốc lá còn đang cháy dở, hay khói thuốc phì phèo trên miệng một ai
đó. Người ấy có thể là một chú trung niên, một cô đứng tuổi, một anh thanh niên,
một cô thiếu nữ, hoặc một đứa trẻ mười mấy tuổi. Đã có hàng ngàn bài báo viết về
tác hại của thuốc lá, đã có các biện pháp chính phủ đưa ra, đã có hàng nghìn người
đã mắc bệnh, tử vong vì thuốc lá. Vì sao người ta đã biết tác hại ghê gớm của thuốc
lá, nhưng vẫn tiếp tục hút? Khách quan mà nói, trong thuốc lá có chất gây nghiện,
người càng hút nhiều càng bị lệ thuộc vào thuốc; chất kích thích trong thuốc lá càng
khiến người ta thấy hưng phấn. Nhưng lý do chính là từ bản thân người sử dụng.
Bởi hút thuốc lá là một hình thức giải tỏa căng thẳng giá rẻ hơn nhiều so với các
hình thức giải trí khác. Chỉ mất mười mấy đến vài chục nghìn cho một bao thuốc lá,
đến một đứa trẻ đang học trung học cơ sở cũng có thể nhìn hai bữa sáng để mua
được hai mươi điếu. Để đối phó với áp lực trong cuộc sống, để giảm căng thẳng, để
tăng sức sáng tạo, tăng sự hưng phấn…, họ mượn những lý do đó để bao biện cho
việc hút thuốc lá. Nhiều người trẻ coi hút thuốc là một cách thể hiện bản thân, bắt
kịp cái mới, bắt “trend”. Những người lớn hút thuốc tạo tấm gương xấu cho giới trẻ;
vô tình tạo ra một tâm lý chỉ có người trưởng thành mới được hút thuốc, hút thuốc
là người lớn. Họ cứ hút thuốc, dù ngay trên bao thuốc đã ghi rõ tác hại khủng khiếp
của ung thư phổi vì thuốc lá, bởi hậu quả của thuốc lá không đến ngay lập tức, nên
người ta chủ quan, hút thuốc thành thói quen, khó có thể bỏ. Để giải quyết hiện
tượng này, để giảm thiếu tối đa những ca bệnh do thuốc lá gây nên, quan trọng nhất
vẫn là thay đổi ý thức của mỗi người. Họ phải hiểu rằng thuốc lá để lại hậu quả vô
cùng nghiêm trọng, một người hút thuốc là bao người khác cùng gánh hậu quả. Họ
phải hiểu rằng, một điếu họ hút là một cái đẩy tay đánh lùi sự nỗ lực của xã hội
trong cuộc chiến chống lại khói thuốc. Ngoài ra, Nhà nước phải siết chặt quy định
cấm hút thuốc hơn nữa, cấm quảng cáo thuốc lá, áp dụng lệnh phạt tiền cho những
trường hợp hút thuốc nơi công cộng; tăng giá thuốc lá… Những giải pháp ấy đã rất
quen thuộc, nhưng để thực hiện được nó cần sự chung sức của cả cộng đồng, vì một
ngày mai không khói thuốc lá.
b) Đề cương thuyết trình: Nguyên nhân của việc hút thuốc lá và giải pháp khắc phục thực trạng này.
- Câu dẫn: Hằng nằm, có rất nhiều bài báo viết về hậu quả nghiêm trọng của việc
hút thuốc lá, song tình trạng hút thuốc lá vẫn tiếp diễn thường xuyên trong đời sống hàng ngày.
- Thực trạng và hậu quả của việc hút thuốc lá: tình trạng hút thuốc lá diễn ra thường
xuyên, ở nhiều lứa tuổi, ở nhiều địa điểm, ở nhiều thời điểm…
- Nguyên nhân vì sao người ta tiếp tục hút thuốc lá? + Nguyên nhân khách quan:
.) Trong thuốc lá có chất gây nghiện, người càng hút nhiều càng bị lệ thuộc vào
thuốc; chất kích thích trong thuốc lá càng khiến người ta thấy hưng phấn
.) Môi trường: những người hút thuốc tạo tấm gương xấu cho giới trẻ; không có sự
giáo dục kỹ lưỡng từ gia đình và nhà trường + Nguyên nhân chủ quan:
* Nghèo đói: thuốc lá rẻ, những người có thu nhập thấp chọn thuốc lá để đối phó
với những áp lực trong cuộc sống
* Ý thức con người: tự bao biện cho việc hút thuốc lá là để giảm căng thẳng, hút
thuốc là cách thể hiện bản thân, đua đòi, ham cái mới…
* Hậu quả của thuốc lá không đến ngay lập tức, nên người ta chủ quan, hút thuốc
thành thói quen, khó có thể bỏ - Giải pháp:
+ Nhà nước siết chặt quy định cấm hút thuốc, cấm quảng cáo thuốc lá, áp dụng lệnh
phạt tiền cho những trường hợp hút thuốc nơi công cộng; tăng giá thuốc lá…
+ Thay đổi ý thức của mỗi người:
* Người dân ý thức được hậu quả của hút thuốc lá
* Người dân ý thức được trách nhiệm của mình trong việc đồng lòng chống lại “ôn dịch thuốc lá”