Soạn bài Em học vẽ (trang 58)| Tiếng việt 2 sách Kết nối Tri Thức
Soạn bài Em học vẽ giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 58, 59, 60, 61, 62.
Chủ đề: Chương 2: Đi học vui sao (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Em học vẽ Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc - Bài 14: Em học vẽ Khởi động
Giới thiệu với bạn một bức tranh mà em thích. Gợi ý trả lời:
Đây là tranh vẽ gia đình mình khi đón chào thêm thành viên mới. Bố và mình
vui mừng ngồi bên giường ngắm nhìn mẹ và em bé. Ánh mắt của mẹ và bố tràn
đầy niềm hạnh phúc khi nhìn em bé. Mình cũng rất vui. Kể từ thời khắc đó,
mình đã là chị rồi đấy. Bài đọc Em học vẽ Hôm nay trong lớp học
Với giấy trắng, bút màu Nắn nót em ngồi vẽ Lung linh bầu trời sao. Vẽ ông trăng trên cao Rải ánh vàng đầy ngõ Vẽ cánh diều no gió Vi vu giữa trời xanh. Vẽ biển cả trong lành
Có một con thuyền trắng
Giương cánh buồm đỏ thắm Đang rẽ sóng ra khơi. Vẽ cả ông mặt trời
Và những chùm phượng đỏ
Trên sân trường lộng gió Gọi ve về râm ran. (Phan Thị Diên) Trả lời câu hỏi
1. Bạn nhỏ vẽ những gì trong bức tranh bầu trời đêm?
2. Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có gì đẹp?
3. Đọc khổ thơ tương ứng với bức tranh dưới đây:
4. Tìm tiếng cùng vần ở cuối các dòng thơ. Gợi ý trả lời:
1. Bạn nhỏ vẽ ông trăng và cánh diều trong bức tranh bầu trời đêm.
2. Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có một con thuyền đang rẽ sóng ra khơi.
3. Khổ thơ tương ứng với bức tranh dưới đây: Khổ thơ 4
4. Tiếng cùng vần ở cuối các dòng thơ: sao-cao, ngõ-gió, trắng-thắm, xanh-lành, khơi-trời, đỏ-gió.
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ sự vật.
2. Đặt câu nêu đặc điểm với 1 trong 3 từ lung linh, vi vu, râm ran.
M: Bầu trời sao lung linh. Gợi ý trả lời:
1. Những từ ngữ chỉ sự vật trong bài thơ: giấy trắng, bút màu, bầu trời, sao
2. Ví dụ: Mùa hè tiếng ve râm ran.
Soạn bài phần Viết - Bài 14: Em học vẽ
Câu 1 (trang 60 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)
Nghe-viết: Em học vẽ (2 khổ thơ đầu) Em học vẽ Hôm nay trong lớp học
Với giấy trắng, bút màu Nắn nót em ngồi vẽ Lung linh bầu trời sao. Vẽ ông trăng trên cao Rải ánh vàng đầy ngõ Vẽ cánh diều no gió Vi vu giữa trời xanh.
Câu 2 (trang 60 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)
Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông:
a) Trăm ___e không bằng một thấy
b) Có công mài sắt, có __ày nên kim. Gợi ý trả lời:
a) Trăm nghe không bằng một thấy
b) Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Câu 3 (trang 60 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức) Chọn a hoặc b Gợi ý trả lời: a) rùa, gió, dưa b) bàn, bảng, đàn
Soạn bài phần Luyện tập - Bài 14: Em học vẽ Luyện từ và câu
Câu 1 (trang 60 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)
Nói tên các đồ dùng có ở góc học tập. Gợi ý trả lời:
Tên các đồ dùng có ở góc học tập: bàn, ghế, cặp sách, bút chì, bút màu, tranh, sách vở, đèn học.
Câu 2 (trang 61 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)
Đặt một câu nêu công dụng của đồ dùng học tập. M: Số thứ tự Từ Câu
Bút màu dùng để vẽ tranh 1 bút màu ....... 2 ....... Gợi ý trả lời: Số thứ tự Từ Câu
Bút màu dùng để vẽ tranh 1 bút màu Sách dùng để đọc 2 sách
Bút máy dùng để viết chữ 3 bút máy
Câu 3 (trang 61 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức) Gợi ý trả lời: Luyện viết đoạn
Câu 1 (trang 61 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)
Nhìn tranh, nói tên đồ vật và nêu công dụng của chúng. Gợi ý trả lời:
Tên đồ vật và công dụng của chúng: ● Thước dùng để kẻ
● Bút chì dùng để vẽ ● Màu dùng để tô ● Tẩy dùng để tẩy ● Giấy dùng để vẽ
Câu 2 (trang 62 Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức)
Viết 3-4 câu giới thiệu một đồ vật dùng để vẽ. Gợi ý trả lời:
Chiếc bút chì của em có màu vàng. Chiếc bút dài có một gang tay, hình dáng
dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Cuối
thân bút chì được gắn một cục tẩy bé bé rất tiện dụng.
Soạn bài phần Đọc mở rộng - Bài 14: Em học vẽ Câu 1
Tìm đọc một câu chuyện về trường học. Chia sẻ thông tin về câu chuyện dựa trên các gợi ý sau: Trả lời: Mẫu 1:
Em đã được đọc câu chuyện Người thầy cũ của tác giả Phong Thu. Chuyện
mở đầu bằng khung cảnh nhộn nhịp trong một giờ ra chơi ở một trường học. Có
một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của
Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Vẫn còn
nhớ câu chuyện mắc lỗi mà thầy không phạt. Nhưng đối với bố Dũng, đó lại là
hình phạt lớn nhất. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và
thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng. Mẫu 2:
Câu chuyện: Đẹp mà không đẹp
“Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi:
- Bác Thành ơi, bác xem con ngựa của cháu vẽ có đẹp không?
- Trên bức tường trắng, hiện ra những nét than đen vẽ hình một con ngựa đang leo núi.
Bác Thành nhìn bức vẽ rồi trả lời:
- Cháu vẽ đẹp đấy, nhưng còn có cái không đẹp! Hùng vội hỏi:
- Cái nào không đẹp, hở bác ? Bác Thành bảo :
- Cái không đẹp là bức tường của nhà trường đã bị vẽ bẩn, cháu ạ !”
(theo Lục Văn Vận)
• Tên câu chuyện là: Đẹp mà không đẹp.
• Câu chuyện mở đầu: Hùng vẽ bức tranh con ngựa lên bức tường trắng
bằng nét than đen. Thấy bác Thành đi qua, Hùng hỏi bác em vẽ có đẹp không?
• Điều gì diễn ra tiếp theo: Bác Thành nhìn bức vẽ khen đẹp nhưng vẫn có chỗ chưa đẹp.
• Câu chuyện kết thúc: Hùng hỏi bác Thành chỗ nào chưa đẹp. Bác trả lời
cái không đẹp là bức tường của nhà trường đã bị Hùng vẽ bẩn. Câu 2
Nói về nhân vật mà em thích trong câu chuyện. Trả lời: Mẫu 1:
Nhân vật mà em thích trong câu chuyện Thầy giáo cũ của tác giả Phong Thu là
chú bộ đội – bố của Dũng. Bởi vì đây là người học trò hết lòng kính yêu thầy
giáo của mình. Sau bao nhiêu năm không gặp nhưng vẫn nhớ thầy, chào hỏi lễ
phép, biết ơn và ghi nhớ những bài học mà thầy đã dạy mình. Nhân vật khiến
em thấy xúc động và đã dạy cho em một bài học đáng nhớ. Mẫu 2:
Nhân vật em thích trong câu chuyện là bác Thành vì bác đã chỉ ra chỗ chưa đẹp
trong bức tranh của bạn Hùng để bạn Hùng hiểu không nên vẽ bậy lên tường của nhà trường.