Soạn bài Giới thiệu về một tác phẩm văn học
Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài: có thể được khai thác từ bài viết, có thể chọn đề tài mới.
- Tìm ý và sắp xếp:
Nếu chọn tác phẩm giới thiệu trong bài Viết, bạn cần dựa vào các yêu
cầu của bài nói để tổ chức lại cho phù hợp.
Nếu chọn đề tài mới, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi gợi ý để hình
thành dàn ý cho bài nói.
Thực hành nói
Mở đầu: giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và lí do lựa chọn.
Triển khai: giới thiệu đề tài, tóm tắt nội dung chính, nêu ý kiến đánh giá
về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
Kết luận: Khẳng định giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Trao đổi, đánh giá
- Người nói: giải thích thêm những vấn đề người nghe chưa rõ.
- Người nghe: chia sẻ nội dung bạn tâm đắc trong bài nói.
* Hướng dẫn:
- Mở đầu: Xin kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp… Sau đây, tôi sẽ
giới thiệu về tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Nội dung chính:
Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805 - 1809). Ông
sáng tác “Truyện Kiều” dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc.
Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công
và sức hấp dẫn cho tác phẩm. Truyện thuộc thể loại truyện thơ Nôm, bao gồm 3254
câu thơ lục bát. Bố cục của truyện gồm ba phần: Gặp gỡ và đính ước, gia biến và
lưu lạc, đoàn tụ.
Truyện kể về cuộc đời của Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời
nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một
mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau.
Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước
khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người
là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu
vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông,
đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải
- một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân
báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết.
Đau đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu.Lại nói Kim
Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến
cố thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp
lại Kiều. Chàng liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đoàn tụ. Túy Kiều nối lại duyên
với Kim Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Thông qua tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh hiện thực về một
xã hội bất công, tàn bạo cũng như là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của
con người. Đồng thời truyện Kiều là tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân
phẩm và khát vọng chân chính của con người. Bên cạnh đó, tác phẩm còn thể hiện
được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du với đỉnh cao của ngôn ngữ dân tộc và thể
thơ lục bát; nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc và nghệ thuật dẫn chuyện
đến miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người. Có thể
khẳng định, truyện Kiều là một trong những kiệt tác của nền văn học Việt Nam.
- Kết thúc: Trên đây là bài thuyết trình của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng
nghe. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.

Preview text:

Soạn bài Giới thiệu về một tác phẩm văn học Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài: có thể được khai thác từ bài viết, có thể chọn đề tài mới. - Tìm ý và sắp xếp:
● Nếu chọn tác phẩm giới thiệu trong bài Viết, bạn cần dựa vào các yêu
cầu của bài nói để tổ chức lại cho phù hợp.
● Nếu chọn đề tài mới, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi gợi ý để hình thành dàn ý cho bài nói. Thực hành nói
● Mở đầu: giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và lí do lựa chọn.
● Triển khai: giới thiệu đề tài, tóm tắt nội dung chính, nêu ý kiến đánh giá
về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
● Kết luận: Khẳng định giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Trao đổi, đánh giá
- Người nói: giải thích thêm những vấn đề người nghe chưa rõ.
- Người nghe: chia sẻ nội dung bạn tâm đắc trong bài nói. * Hướng dẫn:
- Mở đầu: Xin kính chào thầy cô và các bạn, tôi là…, học sinh lớp… Sau đây, tôi sẽ
giới thiệu về tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du. - Nội dung chính:
Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805 - 1809). Ông
sáng tác “Truyện Kiều” dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc.
Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công
và sức hấp dẫn cho tác phẩm. Truyện thuộc thể loại truyện thơ Nôm, bao gồm 3254
câu thơ lục bát. Bố cục của truyện gồm ba phần: Gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ.
Truyện kể về cuộc đời của Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời
nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một
mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau.
Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước
khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người
là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu
vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông,
đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải
- một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân
báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết.
Đau đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu.Lại nói Kim
Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến
cố thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp
lại Kiều. Chàng liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đoàn tụ. Túy Kiều nối lại duyên
với Kim Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Thông qua tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh hiện thực về một
xã hội bất công, tàn bạo cũng như là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của
con người. Đồng thời truyện Kiều là tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân
phẩm và khát vọng chân chính của con người. Bên cạnh đó, tác phẩm còn thể hiện
được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du với đỉnh cao của ngôn ngữ dân tộc và thể
thơ lục bát; nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc và nghệ thuật dẫn chuyện
đến miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người. Có thể
khẳng định, truyện Kiều là một trong những kiệt tác của nền văn học Việt Nam.
- Kết thúc: Trên đây là bài thuyết trình của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng
nghe. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.
Document Outline

  • Soạn bài Giới thiệu về một tác phẩm văn học
    • Chuẩn bị nói
    • Thực hành nói
    • Trao đổi, đánh giá