-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Kể một câu chuyện tưởng tượng | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Kể một câu chuyện tưởng tượng | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 4: Con người trong thế giới kì ảo (Truyện truyền kì)
Môn: Ngữ Văn 9
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 9 Tập 1 trang 119 Chân trời sáng tạo
Đề bài: Chọn kể câu chuyện tưởng tượng theo một trong hai dạng đề tài sau:
● Dạng đề 1: Kể một câu chuyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng của em.
● Dạng đề 2: Kể một câu chuyện phỏng theo truyện đã đọc. Với dạng này,
truyện đã có sẵn bối cảnh, nhân vật, cốt truyện. Em sử dụng trí tưởng
tượng của mình để thay đổi, bổ sung một, hai hoặc cả ba yếu tố như bối
cảnh, nhân vật, cốt truyện tức là “cải biên” để có một câu chuyện mới.
Các bước kể câu chuyện tưởng tượng
Bước 1: Chuẩn bị bài nói (kể chuyện)
- Chọn kể câu chuyện tưởng tượng theo một trong hai dạng đề đã cho
- Những điều cần chú ý khi chuẩn bị:
● Dạng đề 1: Cần lưu ý câu chuyện cần đảm bảo có ba yếu tố: bối cảnh,
nhân vật, cốt truyện:
● Bối cảnh: không gian, thời gian diễn ra câu chuyện.
● Nhân vật: có thể là người, thần tiên, ma, quỷ, loài vật, cây cối,
đồ vật,..., một câu chuyện cần có nhân vật chính và một vài nhân vật phụ.
● Cốt truyện: chuỗi sự kiện, hành động của nhân vật có quan hệ
với nhau theo quan hệ nhân quả hoặc nối tiếp. Khi cần, có thể
sử dụng yếu tố kì ảo một cách hợp lí, nhất là khi em định kể
một câu chuyện huyền ảo như các truyện truyền kì đã học.
● Dạng đề 2: truyện đã có sẵn bối cảnh, nhân vật, cốt truyện, cần sử dụng
trí tưởng tượng của mình để thay đổi, bổ sung một, hai hoặc cả ba yếu tố
như bối cảnh, nhân vật, cốt truyện tức là “cải biên” để có một câu chuyện mới.
- Xác định mục đích, thời gian, không gian nói, đối tượng nguời nghe để có cách kể phù hợp.
Bước 2: Luyện tập, trình bày
Lưu ý khi luyện tập và trình bày:
● Lời kể phải tự nhiên, ngữ điệu phù hợp với văn nói và kết hợp sử dụng
các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể để câu chuyện được truyền cảm, hấp dẫn.
● Có thể tự quay một đoạn phim về cách kể chuyện của bản thân để xem
lại và điều chỉnh.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Sau khi kể chuyện, dùng bảng kiểm sau để tự đánh giá kĩ năng kể chuyện của mình
và kĩ năng kế chuyện của bạn: Tiêu chí Đạt Chưa đạt
Phần mở đầu Chào hỏi người nghe
Giới thiệu ngắn gọn về bản thân
Nêu nhan đề câu chuyện sẽ kể
Tóm tắt nội dung truyện trong vài câu ngắn (nếu cần) Phần
nội Giới thiệu nhân vật và/ hoặc bối cảnh dung
Thuật lại các sự kiện, diễn biến câu chuyện
theo quan hệ nhân quả hoặc quan hệ tiếp nối.
Kết hợp kể với miêu tả, biểu cảm.
Làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính. Kết thúc
Kết thúc câu chuyện hợp lí
Nêu câu hỏi để người nghe tự rút ra ý nghĩa,
chủ đề hay thông điệp từ câu chuyện Cảm ơn người nghe
Kĩ năng trình Sử dụng hình ảnh, từ ngữ, kiểu câu phù hợp bày, tương
tác với người Sử dụng hợp lí các phương tiện phi ngôn ngữ nghe
Cách mở đầu và kết thúc ấn tượng, hấp dẫn.