-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 22 | Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo tập 1
Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 22 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. Nội dung của tài liệu được soạn dưới dạng file PDF . Chúc các em học tốt, thi tốt. Chi tiết như sau.
Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (CTST) 26 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 22 | Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo tập 1
Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 22 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo. Nội dung của tài liệu được soạn dưới dạng file PDF . Chúc các em học tốt, thi tốt. Chi tiết như sau.
Chủ đề: Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (CTST) 26 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 22
Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về cuộc sống
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm nhận của bản thân về cuộc sống
- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị
- Giao vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ
- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản
- Đảm bảo đủ số chữ (bốn hoặc năm chữ) ở mỗi dòng thơ theo yêu cầu của thể loại
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: Nắng hồng (Bảo Ngọc)
1. Bài thơ đươ ̣c viết theo thể thơ nào?
2. Để miêu tả bức tranh sống đô ̣ng của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh
và các biê ̣n pháp nghê ̣ thuâ ̣t nào?
3. Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biê ̣n pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả
sự vâ ̣t, hiê ̣n tượng?
4. Làm thơ không phải chỉ là miêu tả sự vâ ̣t, hiê ̣n tươ ̣ng mà còn phải thể hiê ̣n cảm
xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuô ̣c sống. Hai khổ thơ cuối có đáp ứng được
yêu cầu trên không? Hãy lí giải.
5. Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng những loại vần nào?
6. Từ cách viết của tác giả trong bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm mô ̣t
bài thơ bốn chữ hoă ̣c năm chữ?
Hướng dẫn trả lời:
1. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.
2. Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh
và biện pháp nghệ thuật sau:
- Hỉnh ảnh: mặt trời trốn đi, cây khoác tấm áo nâu, áo trời xám ngắt, sẻ núp trong
mái nhà, ong không đến vườn hoa, mưa phùn giăng đầy, khói đung đưa, gió lạnh
đầy, cóng buốt bàn tay...
- Biện pháp nghệ thuật:
Nhân hóa (mặt trời "trốn", cây "khoác tấm áo", se sẻ "giấu tiếng hát, núp trong mái nhà"...)
So sánh (bằng lăng như sương mờ, chiếc áo choàng như đốm nắng)
Ẩn dụ (giọt nắng hồng)
3. Khi sáng tác thơ, văn cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật,
hiện tượng vì các biện pháp tu từ này sẽ giúp cho:
Hình ảnh trở nên sống động, hấp dẫn, thú vị hơn đối với người đọc
Giúp người đọc dễ dàng liên tưởng tưởng tượng các sự vật hiện tượng đó hơn
Giúp tăng tính biểu cảm, gợi hình cho câu văn, câu thơ và tác phẩm
4. Hai khổ thơ cuối đã thể hiện được đặc điểm: vừa miêu tả sự vật, hiện tượng vừa
thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống. Lý giải cụ thể:
- Miêu tả sự vật, hiện tượng:
sương giăng đầy như đang ôm lấy mẹ
chiếc áo của mẹ đỏ rực như màu của đốm nắng giữa trời sương
nụ cười của mẹ ấm áp và khiến con cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ
- Cách nhìn mới lạ, thú vị: thấy mẹ trở về đem theo cho người con niềm vui, sự
hạnh phúc khi ở bên mẹ; người mẹ là nguồn sống, chở che cho con, yêu thương,
bao dung cho con như là một mặt trời, một mùa xuân của con. Vậy nên, con cảm
thấy nụ cười của mẹ giống như chứa cả mùa xuân sáng bừng
5. Tác giả đã sử dụng 2 loại vần:
Vần lưng: giấu - sâu; dáng - đang...
Vần chân: đâu - nâu; lửa - đưa; rồi - trôi...
6. Gợi ý các điều em học được về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ qua bài thơ Nắng hồng:
Mỗi câu thơ chỉ gồm 4 chữ hoặc 5 chữ (thống nhất toàn bài)
Khi miêu tả bức tranh thiên nhiên, hiện tượng thì sử dụng các hình ảnh miêu tả
nổi bật và các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa...
Câu thơ không chỉ miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và
cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống
Kết hợp gieo vần chân và vần lưng để tạo nhịp điệu cho bài thơ
Hướng dẫn quy trình viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Bước 1: Trước khi viết
Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ Bước 3: Làm thơ
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
Bảng kiểm hình thức và nội dung bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Phương diện Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt
- Bài thơ gồm cóc ác dòng thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Các dòng thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp 2/2 Hình thức
(nếu là thơ bốn chữ); nhịp 2/3 hoặc 3/2 (nếu là thơ năm chữ )
- Sử dụng các từ có vần giống nhau hoặc gần giống nhau
- Sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân
hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ...
- Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính
xác điều người viết muốn nói
Có độ dài tối thiểu hai khổ thơ
- Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc,
một cách nhìn về cuộc sống Nội dung
- Nhan đề phù hợp vơi nội dung văn bản
-------------------------------------------------