-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 1)
Xin gửi tới quý thày cô và các em học sinh Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | SGK Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo (Tập 1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài học của mình. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 5: Khát vọng công lí (Truyện thơ Nôm)
Môn: Ngữ Văn 9
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 9 Tập 1 trang 126 Chân trời sáng tạo
A. Chuẩn bị đọc Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
B. Trải nghiệm cùng văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
C. Suy ngẫm và phản hồi Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
A. Chuẩn bị đọc Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Em nghĩ gì về những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn? Trả lời: Gợi ý:
Những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn là những người
dũng cảm, mạnh mẽ và tài giỏi. Không chỉ vậy, họ còn là những người giàu tình yêu
thương, có tinh thần trượng nghĩa, dám đứng lên bảo vệ người khác, chống lại cái ác.
B. Trải nghiệm cùng văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Tưởng tượng 1 trang 127 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Em hình dung ra
sao về cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ này? Trả lời: Gợi ý:
Em hình dung đó trận đánh mà Lục Vân Tiên vô cùng dũng mãnh, nhanh nhẹn, một
mình dẹp tan bọn cướp, khiến chúng không thể chống trả được
Suy luận 2 trang 128 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Việc Vân Tiên bảo
Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra...” cho thấy chàng là người như thế nào? Trả lời:
Việc Vân Tiên bảo Nguyệt Nga “khoan khoan ngồi đó chớ ra...” cho thấy chàng là
người chính nhân quân tử, hành động đúng theo khuôn phép, chuẩn mực của xã hội
đương thời và biết lo nghĩ cho Kiều Nguyệt Nga, e sợ cô bị mang điều tiếng xấu.
Suy luận 3 trang 129 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Hai dòng thơ cuối của
văn bản gợi cho em suy nghĩ gì? Trả lời: Gợi ý:
Hai câu thơ cuối gợi lên cho em về định nghĩa về người anh hùng của xã hội lúc bầy
giờ: Người anh hùng là người thấy việc nghĩa thì ra tay giúp đỡ trên tinh thần tự
nguyện, không cần được trả ơn. Điều đó khiến em rất khâm phục và nể trọng những
người anh hùng ấy.
C. Suy ngẫm và phản hồi Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Câu 1 trang 130 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em, nhan đề Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản không? Vì sao? Trả lời:
- Nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện được nội dung bao quát của văn bản không - Bởi vì:
● Nhan đề đã nêu tên được nhân vật chính của câu chuyện: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga
● Nhan đề đã nêu được sự kiện chính, bao quát lên toàn bộ nội dung câu
chuyện: Lục Vân Tiên đánh cướp giải cứu Kiều Nguyệt Nga
Câu 2 trang 130 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tóm tắt các sự việc được
kể và xác định bố cục của văn bản. Trả lời:
- Tóm tắt các sự việc được kể trong câu chuyện:
Gặp một nhóm cướp đang tấn công xe ngựa, Lục Vân Tiên một mình bẻ cây làm
gậy, xông vào đám cướp. Một mình chàng tả xung hữu đột, đập tan nhóm cướp, giải
cứu thành công Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên ở bên trong xe ngựa. Sau màn
tự giới thiệu, cô định bước xuống xe để tạ ơn, nhưng Lục Vân Tiên đã từ chối. Vì
chàng cho rằng mình làm việc nghĩa là tự nguyện, nếu mong chờ ơn nghĩa thì không phải là anh hùng.
- Xác định bố cục của văn bản: Phần 1 14 câu thơ
- Lục Vân Tiên một mình đánh bọn cướp, cứu đầu Kiều Nguyệt Nga
Phần 2 Phần còn lại - Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều
Nguyệt Nga và quan niệm về người anh hùng của anh
Câu 3 trang 130 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Nhân vật Lục Vân Tiên
hiện lên với những phẩm chất nào? Đó có phải là phẩm chất của người anh hùng
không? Vì sao? Phân tích một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân
Tiên để làm rõ ý kiến của em. Trả lời:
- Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với những phẩm chất: dũng cảm, gan dạ và mạnh
mẽ, tốt bụng, có học thức, hành động quang minh lỗi lạc, trọng lễ giáo phong kiến
- Các phẩm chất của Lục Vân Tiên là phẩm chất của một người anh hùng. Vì các
phẩm chất đó đã khiến Lục Vân Tiên một mình đánh đám cướp hung dữ để giải cứu
người không hề quen biết, sau đó không cần nàng trả ơn
- Phân tích một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân Tiên để làm rõ ý kiến của em: "Bẻ cây làm gậy
→ Thể hiện sự gan dạ, dũng cảm, nhanh nhẹn của Lục
nhằm làng xông vô" Vân Tiên.
Dù không có vũ khí và chỉ có một mình nhưng anh vẫn
lập tức bẻ cây làm vũ khí để lao vào đánh cướp cứu
người, không chút chần chừ hay sợ hãi
"Kêu rằng: Bớ đảng → Thể hiện sự quang minh lỗi lạc, đường đường chính hung đồ
chính của một vị quân tử:
Chớ quen làm thói hồ
● Hô lên để bọn cướp biết rằng anh chuẩn bị đồ hại dân"
tấn công, không mang tiếng là nhân cơ hội đánh lén
● Nêu rõ lí do đánh bọn cướp là vì cứu người,
không mang tiếng là đánh người vô cớ
"Vân Tiên tả đột hữu → Thể hiện sự mạnh mẽ, tài giỏi của Lục Vân Tiên: xung
Chỉ có một mình và có một cây gậy nhưng anh vẫn
... Bị Tiên một gậy
đánh bại bọn cướp gian ác mà không hề bị thương thác rày thân vong"
"Hỏi: "Ai than khóc ở → Thể hiện sự quan tâm của anh dành cho người bị trong xe này?""
hại - thể hiện tâm hồn giàu tình yêu thương
"Khoan khoan ngồi → Thể hiện anh là một người quân tử, thấu hiểu và đó chớ ra
tuân thủ theo lễ giáo phong kiến
Nàng là phận gái ta là phận trai"
"Làm ơn há dễ trông → Thể hiện sự hào sảng của một bậc anh hùng hào người trả ơn
kiệt, giúp người không cần báo đáp
...Nào ai tính thiệt so hơn làm gì"
Câu 4 trang 130 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Phân tích đặc điểm của
nhân vật Kiều Nguyệt Nga (lưu ý những cử chỉ, lời nói của nàng khi đáp lời Lục Vân Tiên). Đang cập nhật...
Câu 5 trang 130 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Xác định chủ đề của văn
bản và phân tích các căn cứ giúp em xác định chủ đề đó. Đang cập nhật...
Câu 6 trang 130 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tác giả muốn gửi gắm
thông điệp gì qua văn bản? Ngày nay, thông điệp ấy có còn giá trị không? Vì sao? Đang cập nhật...
Câu 7 trang 130 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm hiểu sự nghiệp, quá
trình sáng tác thơ văn của tác giả Nguyễn Đình Chiểu và chỉ ra một số điểm tương
đồng, khác biệt (nếu có) giữa:
a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên và các tác phẩm khác của
ông như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,...
b. Tình cảm, cảm xúc của tác giả khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều
Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên và khi nhắc đến “trang dẹp loạn” trong bài
thơ Chạy giặc (xem thêm Ngữ văn 8, tập hai, bộ sách Chân trời sáng tạo). Đang cập nhật...