-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Nhớ đồng Kết nối tri thức
Bài thơ Nhớ đồng đã thể hiện nỗi niềm nhớ thương về quê hương, cùng với khao khát trở về với tự do, cách mạng. Hôm nay, sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Nhớ đồng.Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình 16 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Soạn bài Nhớ đồng Kết nối tri thức
Bài thơ Nhớ đồng đã thể hiện nỗi niềm nhớ thương về quê hương, cùng với khao khát trở về với tự do, cách mạng. Hôm nay, sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Nhớ đồng.Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Chủ đề: Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình 16 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Soạn bài Nhớ đồng Chuẩn bị đọc
Vùng đất hoặc con người nào để lại trong em ấn tượng sâu đậm? Gợi ý:
- Nêu ra vùng đất hoặc con người để lại ấn tượng sâu đậm cho em.
- Ví dụ: Vùng đất thủ đô Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến. Nơi đây có
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, ẩm thực phong phú. Con người thanh lịch, hiếu khách…
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
- Cảm xúc của tác giả: Nỗi nhớ đồng da diết.
- Dựa vào: Câu hỏi tu từ kết hợp với biện pháp điệp ngữ “đâu” và các hình ảnh
của đồng quê hiện lên đầy chân thực, sinh động như “gió cồn thơm đất nhả
mùi”, “ruồng che mát thở yên vui”, “từng ô mạ xanh mơn mởn”, “những nương khoai ngọt sắn bùi”.
Câu 2. Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?
⚫ Tạo nhịp điệu cho bài thơ.
⚫ Gây được sức ám ảnh lớn, tiếng hò dường như bao trùm cả bài thơ.
⚫ Gợi ra nỗi cô đơn, tù túng của người tù.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai. - Thể thơ: bảy chữ
- Cách gieo: vần chân (mùi - vui - bùi; đời - hơi, đồng - sông, xưa - mưa) - Cách ngắt nhịp: 4/3
Câu 2. Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và
nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.
- Những câu thơ được lặp lại:
⚫ Gì sâu bằng những trưa thương nhớ?
⚫ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
⚫ Gì sâu bằng những trưa hiu quanh
- Những từ ngữ được lặp lại: Đâu…; Những…; Tôi…
- Tác dụng: Góp phần tạo nhạc tính cho bài thơ; gợi ra nỗi nhớ nhung da diết,
trải dài mênh mông với đồng quê; làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống trải trong
hoàn cảnh ngục tù của nhân vật trữ tình.
Câu 3. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ đã biểu đạt được những nội dung gì?
Bạn hiểu và đánh giá như thế nào về cách tác giả đan cài, phối hợp, sắp xếp các cụm hình ảnh?
- Hệ thống hình ảnh trong bài đã bộc lộ được nỗi nhớ quê hương, đồng đội cùng
khao khát được tự do của tác giả.
- Tác giả đan cài, phối hợp, sắp xếp các cụm hình ảnh: đầu tiên là cụm hình ảnh
về bức tranh đồng quê, tiếp đến là cụm hình ảnh về những người nông dân lao
động cần cù, rồi tới cụm hình ảnh về những người đồng đội, cuối cùng là tác giả
nhớ chính mình ở những ngày xưa đã xa.
=> Trình tự từ bao quát đến cụ thể.
Câu 4. Từ “đâu” xuất hiện bao nhiêu lần và đóng vai trò gì trong cấu tứ của bài thơ?
- Từ “đâu” xuất hiện 10 lần trong bài, thể hiện hoạt động làm sống dậy quá khứ,
hiện lên cả một không gian thân quen đã trở thành tách biệt.
- Từ “đâu” được đặt ở đầu dòng thơ, đóng vai trò thúc giục, khuấy động tâm trí
của nhân vật trữ tình, góp phần quan trọng trong việc tạo nên tính mạch lạc và
liên kết của văn bản, giúp cho việc bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình thêm
thuận lợi, góp phần tạo nên sự độc đáo trong cấu tứ của bài thơ.
Câu 5. Phân tích tác dụng nghệ thuật của việc sử dụng luân phiên câu hỏi, câu
kể và câu cảm trong văn bản.
Tác dụng nghệ thuật của việc sử dụng luân phiên câu hỏi, câu kể và câu cảm
trong văn bản: gợi ám ảnh trong lòng người đọc về nỗi nhớ thương da diết, sư
cô đơn trong sâu thẳm nhà thơ.
Câu 6. Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ mang tính tượng trưng rõ nét hơn
cả? Hãy làm rõ tính tượng trưng ở hình ảnh ấy. Ví dụ:
Hình ảnh “đường con bước vạn đời” và “xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi” bổ
sung cho nhau tạo nên hình tượng khái quát không chỉ thể hiện con đường, mái
nhà mà còn ngụ ý chỉ cuộc sống tù túng, đơn điệu, nhạt nhòa, cần thay đổi.
Câu 7. Bài thơ cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật
trữ tình? Nêu cảm nhận của bạn về những cảm xúc, tâm tình được tác giả bộc lộ trong bài thơ.
⚫ Tâm trạng: nỗi niềm nhớ thương quê hương, những ngày tháng tự do.
⚫ Phẩm chất: chân thành, trung hậu, có tình cảm gắn bó sâu nặng với gia đình,
quê hương, đặc biệt là những người lao khổ.
⚫ Lí tưởng: mong thay đổi cuộc sống mòn mỏi, tù đọng; hướng về cách mạng với niềm tin lớn.
=> Cảm nhận: cảm phục phục, ngưỡng mộ về những cảm xúc, tâm tình được
tác giả bộc lộ trong bài thơ
Kết nối đọc - viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình
ảnh đã làm nên thế giới cảm xúc “nhớ đồng” trong bài thơ. Gợi ý:
Bài thơ Nhớ đồng là lời người chiến sĩ cộng sản trong những năm tháng ngục tù.
Một tiếng hò vang vọng đã đánh thức và khơi dậy nỗi niềm nhớ thương về hình
ảnh cánh đồng, hay cũng chính là quê hương. Bức tranh thiên nhiên hiện lên
trong tâm tưởng của người tù với những chi tiết, hình ảnh quen thuộc. Không
chỉ là cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, mà còn có
những người nông dân cơ cực, bóng dáng người mẹ già. Từng lời thơ vang lên
bộc lộ nỗi niềm nhớ thương da diết, đầy cảm xúc và chân thành. Điệp ngữ “gì
sâu bằng…” muốn nói về nỗi nhớ sâu thẳm trong cõi lòng của nhân vật trữ tình.
Còn điệp ngữ “đâu những… ” gợi ra nỗi day dứt tìm kiếm trở về với cuộc sống
khi xưa, tìm kiếm sự yên bình nơi quê hương trong sự ngậm ngùi, chua xót. Tất
cả đã làm nên thế giới cảm xúc trong “nhớ đồng” trong bài thơ.