Soạn bài Nhớ đồng | Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Soạn bài Nhớ đồng Kết nối tri thức được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu để trả lời các câu hỏi trong sgk Văn 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Chủ đề: Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trước khi đọc
Câu 1: Theo trải nghiệm của bạn, một nỗi nhớ thường được khởi đầu và
phát triển như thế nào?
Theo trải nghiệm của em, nỗi nhớ thường khởi điểm từ sự mong muốn,
khát khao một điều gì đó hay mong muốn được gặp ai đó và chắc chắn,
tình cảm mà mình dành cho nó là rất nhiều. Để rồi khi làm bất cứ điều gì,
ta cũng đều sẽ nghĩ, nhớ về điều gì đó hay về ai đó, rồi khi gặp được, cảm
xúc sẽ dâng trào được biểu hiện rõ nét qua nét mặt, cử chỉ của bản thân.
Câu 2: Hãy tưởng tượng về cách bạn mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội
dung thể hiện nỗi nhớ của bản thân. Điều gì sẽ được nói đến trước hết? Vì sao?
Khi mở đầu một sáng tác ngôn từ có nội dung thể hiện nỗi nhớ, điều được
nói đến trước hết chắc hẳn là nói nỗi nhớ đó là gì. Bởi trước khi bắt đầu
một bài viết, việc đặt luôn ý chính của tác phẩm lên đầu sẽ giúp người đọc
dễ nắm bắt được thông tin về tác phẩm. Việc nhắc đến nỗi nhớ đó là gì và
diễn giải ở phía dưới sẽ giúp người đọc dễ dàng hiểu và dựa trên mạch thơ
của người viết để hiểu sâu hơn về tâm tư, tình cảm của người viết đặt trong đó. Đọc văn bản
Câu 1: Tiếng hò có mối quan hệ như thế nào với nỗi nhớ?
Tiếng hò gợi ra những âm thanh của cuộc sống. Tiếng hò là cảm hứng của toàn bài.
Câu 2: Các hình ảnh hiện lên ở đây có đặc điểm gì?
Cồn thơm, ruộng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi,
chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp....
→ Tất cả đều đơn sơ, gần gũi, quen thuộc, thân thương, nhưng đều bị ngăn cách.
Câu 3: So với khổ thơ thứ nhất, khổ thơ này có điểm gì giống và khác?
Khổ thơ thứ nhất không mang nặng sắc thái biểu cảm như khổ thơ thứ hai
này. Ở kkhổ thơ thứ hai từ "Ôi" xuất hiện ngay đầu câu thơ làm cho câu
văn mang nặng nỗi nhớ khắc khoải.
Câu 4: Hãy tưởng tượng về hình ảnh "bàn tay... vãi giống tung trời".
Đó là những người dân cày quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Đó người nông dân với luống cày vất vả, gian nan, lưng còng theo năm
tháng. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất trong
sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những
người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.
Câu 5: Đối tượng được gọi là "hồn thân" ở đây gồm những ai?
Hồn thân ở đây có thể là những người chiến sĩ chìm đắm trong nỗi nhớ
nhung, trong dòng hồi ức miên man không dứt.
Câu 6: "Tôi" ở khổ thơ này có sự phát triển như thế nào so với "tôi" ở khổ thơ trên?
Từ “tôi” ở khổ thơ này khác với khổ thơ trên ở chỗ”
- “Tôi” ở khổ thơ thứ 11 là tôi khi đã tìm ra chân lý của đời mình, tìm thấy
lý tưởng của đời mình, đang phấn đấu, thực hiện nó. Đó là một cái tôi đầy
vui vẻ, yêu đời, tràn ngập niềm tin vào cuộc sống ẩn sau hình ảnh “con chim cà lơi”.
- “Tôi” ở khổ thơ thứ 10 là cái tôi đang tìm kiếm lý tưởng của đời mình.
Đứng trước nhiều lựa chọn, không biết đi đâu, về đâu, băn khoăn rồi lại
chán nản. Đó là một cái tôi đang chìm trong đen tối, buồn tủi bởi chưa tìm
ra được chân lý của đời mình.
Câu 7: Hình ảnh "cánh chim buồn nhớ gió mây" biểu đạt cảm xúc gì của nhân vật trữ tình? Sau khi đọc
Câu 1: Theo bạn, nhan đề Nhớ đồng đã bao quát được toàn bộ nội dung
cảm xúc của bài thơ hay chưa? Vì sao? Nên hiểu như thể nào về nghĩa của
từ "đồng" trang nhan đề?
Nhan đề Nhớ đồng đã bao quát được toàn bộ nội dung cảm xúc của bài
thơ bởi bài thơ mang nặng nỗi nhớ da diết về cuộc sống bên ngoài của
người tù cộng sản. Từ "đồng" có thể hiểu là quê hương của người tù cách mạng.
Câu 2: Bạn có nhận xét gì về đặc điểm hình thức và nội dung của các khố
thơ 1, 4, 7, 13 trong văn bản? Các khổ thơ này được phân bố theo "quy luật” nào?
Đặc điểm hình thức và nội dung của các khổ thơ 1,4,7,13 đều sử dụng các
câu cảm thán để biểu đạt nỗi nhớ của mình.
Câu 3: Hệ thống hình ảnh trong bài thơ đã biểu đạt được những nội dung
gì? Bạn hiểu và đánh giá như thế nào về cách tác giả đan cài, phối hợp,
sắp xếp các cụm hình ảnh?
- Hệ thống hình ảnh trong bài thơ biểu đạt nội dung về nỗi nhớ quê hương
da diết. Đó là nỗi nhớ bình dị thể hiện qua những hình ảnh rất đỗi quen
thuộc mà ta có thể dễ dàng bắt gặp tại bất kỳ một vùng nông thôn Việt
Nam tại thời điểm đó. Đây cũng là tình cảm của tác giả đối với quê hương
của mình, là sự trân trọng của một người con xa quê tự ý thức được về
quê hương và nghĩa vụ của mình phải bảo vệ những thứ bình dị, tuyệt đẹp ấy.
→ Cách tác giả đan cài, phối hợp, sắp xếp các cụm hình ảnh đều hợp tình,
hợp lý. Đầu tiên là những sự vật bình dị, gắn bó mật thiết với quê hương
như hình ảnh rặng tre, cánh đồng, những mái nhà… rồi đến “hồn thân” –
những người dân chất phác đã ngã xuống vì độc lập dân tộc… Tất cả đều
đi theo một trình tự hợp lý, phù hợp với tâm tư, tình cảm lúc bấy giờ của
tác giả khi đang bị giam giữ, nhớ về quê hương, về con đường cách mạng
mà buồn da diết bởi tình cảnh bị giam, không thể cùng với nhân dân, với
anh em đồng chí tiếp tục sự nghiệp cách mạng.
Câu 4: Từ “đâu” xuất hiện bao nhiêu lần và đóng vai trò gì trong cấu tứ của bài thơ?
Từ “đâu” xuất hiện 10 lần trong tác phẩm. Nó thể hiện một tâm trạng ngổn
ngang, vô định, không biết đi đâu, về đâu của một người thanh niên luôn
sôi sục lòng yêu quê hương, đất nước với ý chí cách mạng mạnh mẽ nhưng
lại chịu cảnh giam cầm, tù đày. Tấm lòng ấy chỉ có thể thốt thành lời,
thành thơ chứ không thể thành hành động thực tế. Điều đó khiến tác giả
không khỏi băn khoăn, trăn trở về con đường sau này của cách mạng, của
tương lai dân tộc. Đồng thời, từ “đâu” cũng thể hiện sự hồi tưởng về những
năm tháng huy hoàng, tự do của tác giả.
Câu 5: Phân tích tác dụng nghệ thuật của việc sử dụng luân phiên câu hỏi,
câu kể và câu cảm trong văn bản.
Việc sử dụng luân phiên những câu hỏi như “Đâu những nương khoai
ngọt sắn bùi?”; “Vãi giống tung trời những sớm mai?” gợi lên tâm trạng
ngổn ngang của tác giả, bất giác nhớ về quê hương với những hình ảnh
rất đỗi quen thuộc thân thương. Ẩn sâu trong đó ta thấy được sự mong
ngóng về một ngày được gặp lại những khung cảnh ấy, để thỏa mãn được
nỗi nhớ, tâm tư của tác giả.
Những câu kể cũng được đan xen hết sức tài tình. Đó là kể về hình ảnh
quê hương trong tâm trí của tác giả. Là cồn đất thơm, những ô mạ xanh,
những rặng tre, những xóm nhà tranh… Để từ đó, giúp người đọc hình
dung ra được quê hương trong tác giả, nó giản dị, ấm no và hạnh phúc đến như thế nào.
Cuối cùng, việc đan xen những câu cảm thán bên cạnh câu kể và câu hỏi
giúp làm tăng thê, giá trị biểu cảm của bài thơ. Bởi đó là những câu bộc
lộ cảm xúc đang dâng trào của tác giả, là sự thể hiện cho một nỗi nhớ đã
lên đến đỉnh điểm, thốt lên thành lời của một thanh niên với tấm lòng yêu
nước sôi sục được cống hiến, góp sức mình cho Tổ quốc.
Câu 6: Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ mang tính tượng trưng rô nét
hơn cả? Hãy làm rõ tính tượng trưng ở hình ảnh ấy.
Theo em, hình ảnh trong bài thơ mang tính tượng trưng hơn cả đó là hình
ảnh về “ruộng đồng”. Đó là hình ảnh điểm hình của nông thôn Việt Nam
tại thời điểm đó – nơi nổi bật lên những cánh đồng xanh bất tận, trải dài
gợi lên một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân khi mùa màng bội
thu, ai cũng có cơm ăn, áo mặc. Hay ẩn trong đó từ “đồng” còn để chỉ
những người đồng chí, bạn bè, những người cùng chí hướng cách mạng
với tác giả. Họ vẫn đang ngày đêm chiến đấu trên mặt trận tư tưởng. Từ
đó, giúp người đọc thấy được khát khao cháy bỏng của người thanh niên yêu nước.
Câu 7: Bài thơ cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của
nhân vật trữ tình? Nêu cảm nhận của bạn về những cảm xúc, tâm tình
được tác giả bộc lộ trong bài thơ.
Bài thơ cho thấy tâm trạng buồn mang theo nỗi niềm nhớ quê hương da
diết, mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng, nhớ cuộc sống tự do, được
cống hiến hết mình cho Tổ quốc, cho nhân dân. Qua đó, ta thấy được lý
tưởng của một người chiến sĩ cách mạng đang sôi sục, chảy sâu trong con
người của tác giả. Đó là lý tưởng của một người thanh niên khi đã được
giác ngộ, tìm ra chân lý của đời mình, luôn cống hiến hết mình để thực
hiện lý tưởng cao đẹp ấy, phụng sự cho Tổ quốc. Một khát khao cháy bỏng
bảo vệ được quê hương, những hình ảnh rất đỗi bình dị, thân thương.
→ Để từ đó, nổi bật lên trên bài thơ đó là nỗi nhớ da diết của một người
con đối với quê hương. Nhớ về cuộc sống tự do như một chú chim được
cất cao tiếng hót giữa bầu trời xanh thẳm, được tự do làm điều mình thích.
Nghĩ về những ngày tháng tươi đẹp ấy, tác giả thấy buồn man mác bởi
hiện thực tàn khốc, chịu đựng cảnh cầm tù không biết tương lai sẽ thế nào.
Bởi vậy trong nỗi niềm thương nhớ, khát khao của tác giả, ta vẫn bắt gặp
một nỗi buồn man mác, thầm kín.
Kết nối Đọc - Viết
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các
chi tiết, hình ảnh đã làm nên thế giới cảm xúc "nhớ đồng" trong bài thơ. Bài làm
Bài thơ “Nhớ đồng” là một sự tổng hòa giữa tâm trạng, cảm xúc lẫn lý
tưởng của tác giả - một người thanh niên trẻ đang chịu cảnh tù đày. Bài
thơ được đi theo một tuần tự hợp lý, từ hình ảnh quê hương hiện lên đến
việc tìm ra chân lý, lý tưởng cách mạng của tác giả. Từ đó, ta có thể hiểu
nhờ vào tình yêu quê hương, yêu từ những thứ nhỏ bé, bình dị nhất đã
giúp tác giả tìm ra triết lý sống cho mình. Những tình cảm nhỏ bé đã vun
đắp cho tâm hồn của người thanh niên, đưa anh đến gần với lý tưởng cách
mạng. Nó như một điều kiện cần, căn bản cần có của một người chiến sĩ
cách mạng đó là tình yêu quê hương, đất nước. Bởi vậy, những hình ảnh
đó trong bài thơ đã góp một phần quan trọng giúp ta hiểu được tâm tư,
tình cảm của tác giả, nỗi nhớ cùng niềm khát khao cháy bỏng của một
người thanh niên trẻ yêu nước da diết.
--------------------------------