-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Soạn bài “Tôi đi học” đầy đủ | Ngữ văn 8 Bài 1: Truyện ngắn sách Cánh Diều
Soạn bài Soạn bài “Tôi đi học” đầy đủ | Ngữ văn 8 Bài 1: Truyện ngắn sách Cánh Diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 1: Truyện ngắn (CD)
Môn: Ngữ Văn 8
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Soạn bài “Tôi đi học” đầy đủ | Ngữ văn 8
I. Tìm hiểu tác giả - tác phẩm 1. Tác giả
- Thanh Tịnh (1911 – 1988) , tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven
sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.
- Trước khi viết văn, làm thơ thì ông từng làm nghề dạy học.
- Tác phẩm của ông có phong cách tình cảm, nhẹ nhàng, trong trẻo.
- Các tác phẩm chính: Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập
truyện ngắn, 1943), Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956),…
- Năm 2007, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm
- Tác phẩm "Tôi đi học" in trong tập "Quê mẹ", xuất bản năm 1941.
- Nội dung chính: tác phẩm là dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
II. Tìm hiểu câu hỏi SGK
1. Tìm hiểu câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Những hình ảnh nào gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”?
- Những hình ảnh khơi gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi” gồm thời tiết cuối thu, lá rụng
đầy ngoài đường, trên không có những đám mây bàng bạc.
Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD):
Tranh minh họa liên quan đến nội dung của văn bản như thế nào?
Tranh minh họa là hình ảnh người mẹ đang dắt tay con đến trường. Bầu trời trong
xanh cho thấy đây là mùa thu. Điều này gắn với nội dung văn bản là buổi tựu trường
trong kí ức nhân vật "tôi".
Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Chú ý sự thay đổi trong cảm nhận về cảnh vật của nhân vật “tôi”
Nhân vật “tôi” cảm thấy không gian, cảnh vật quen thuộc bỗng trở nên khác lạ dù đó
vẫn là con đường làng thân thuộc bởi chính “tôi” cảm thấy có sự thay đổi trong chính lòng mình.
Câu 4 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Phần (2) kể về chuyện gì?
Phần (2) kể về tâm trạng lo âu, bỡ ngỡ cùng với sự ngượng ngùng, rụt rè của “tôi”
và những học sinh lớp 1 khác khi ông đốc trường Mỹ Lý dặn dò cho năm học mới và
đưa các em vào lớp học.
Câu 5 (trang 16 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Chú ý các hình ảnh so sánh.
- Các hình ảnh so sánh:
+ Họ như chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngùng e sợ.
+ Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để
khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
+ Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng.
⇒Tác dụng: làm nổi bật trạng thái e dè, ngượng nghịu rất đỗi đáng yêu của những
học sinh mới và khiến cách diễn đạt trở nên sinh động.
Câu 6 (trang 16 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Tâm trạng nhân vật “tôi” thế nào khi được gọi tên?
Khi nghe ông đốc đọc tên từng người, nhân vật "tôi" cảm thấy như quả tim ngừng
đập. Cậu quên cả mẹ đang đứng đằng sau. Khi nghe đến tên mình thì giật mình và lúng túng.
Câu 7 (trang 16 SGK sgk Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Chú ý hình ảnh và lời nói của ông đốc.
- Hình ảnh: ông đốc nhìn học sinh với cặp mắt hiền từ và cảm động.
- Lời nói: ân cần, nhẹ nhàng căn dặn các em học sinh.
Câu 8 (trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Tại sao các bạn nhỏ lại khóc?
Các bạn nhỏ khóc vì phải rời xa vòng tay quen thuộc của người thân để xếp hàng vào lớp.
Câu 9 (trang 17 sgk Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3) như thế nào?
- Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3):
+ Cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ dâng lên man mác trong lòng khi chú bé khi vào lớp học,
cảm thấy một mùi hương lạ xông lên trong lớp.
+ Thấy lạ lạ và hay hay khi mắt hướng về những tấm hình treo trên tường.
+ Không cảm thấy xa lạ khi ngồi cạnh một người bạn mà chưa hề quen biết.
+ Thấy yêu thương và gắn bó với lớp học một cách bất ngờ nên “tôi” đã chăm chỉ
vòng tay lên bàn nhìn thầy viết và đánh vần theo.
⇒ Diễn biến tâm lí của “tôi” rất hợp lí, cho thấy những rung động tự nhiên mà tinh tế
của trẻ thơ khi lần đầu tiếp xúc với trường, lớp. Từ đó, ta thấy được tình yêu mà “tôi” dành cho mái trường.
2. Tìm hiểu câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Theo em, cốt truyện “Tôi đi học” thuộc dạng nào dưới đây? Chọn phương án trả lời đúng:
A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ
B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ
C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước
D. Kể lại sự việc có nội dung giàu tính triết lí
Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai và được nhớ lại theo trình tự
nào? Nêu một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1).
- Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của nhân vật “tôi” và được nhớ lại
theo trình tự thời gian. Từ không gian và thời gian hiện tại, tôi hồi tưởng về quá khứ.
Từ kí ức con đường cùng mẹ tới trường → Cảm giác khi nhìn thấy ngôi trường trong
ngày khai giảng → Tâm trạng hồi hộp khi ngồi vào chỗ của mình trong tiết học đầu tiên.
- Một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1):
+ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc.
+ Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con
đường làng dài và hẹp.
+ Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi
tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm.
Câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra
tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật.
- Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp:
+ Khi đi trên con đường tới trường: cảm thấy con đường thân quen bỗng dưng khác
lạ. Nhân vật “tôi” thấy mình thật trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen.
“tôi” tự cầm sách vở để chứng minh rằng mình đã lớn.
+ Khi ở sân trường: hồi hộp xen lẫn bỡ ngỡ, thích thú. Trước kia, trường là một nơi
xa lạ nhưng giờ đây, “tôi” cảm thấy trường của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm.
Khi đứng giữa sân trường rộng lớn, cậu học trò nhỏ bỗng lo sợ vẩn vơ rồi đứng nép
bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa và đi từng bước nhẹ.
+ Khi trống trường vang lên: cảm thấy mình bơ vơ, vụng về và đầy lúng túng. Lúc
nghe ông đốc đọc tên từng người, chú bé hồi hộp đến mức cảm thấy như “quả tim ngừng đập”.
+ Khi trong lớp học: hồi hộp, bỡ ngỡ, thấy mọi tấm hình treo trên tường đều lạ lạ và hay hay.
⇒ Tác dụng của việc sử dụng câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc
họa tâm trạng nhân vật: đã giúp thể hiện rõ nét diễn biến tâm trạng của nhân vật
“tôi” một cách chân thực sâu sắc, xúc động trong lần đầu tiên đến trường.
Câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Truyện ngắn “Tôi đi học” là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Theo em, điều gì tạo
nên đặc điểm ấy (về nội dung, hình thức, ngôn ngữ)?
- Nội dung: tác phẩm kể câu chuyện ngày đầu đến trường thông qua dòng hồi tưởng
với diễn biến tâm trạng đa dạng của nhân vật "tôi". Điều này khiến câu chuyện trở
nên giàu cảm xúc, nhân vật có thể bộc lộ cảm xúc một cách rõ ràng. Các mối quan
hệ xã hội như người thân, thầy cô, bạn bè,… xoay quanh “tôi” đều rất tình cảm. Xen
lẫn vào đó là những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mà thanh bình của làng quê Việt.
Tất cả tạo nên chất trữ tình đằm thắm cho tác phẩm.
- Hình thức: tác phẩm kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm. Bố cục
được sắp xếp theo dòng hồi tưởng của nhân vật về buổi tựu trường đầu tiên nên dễ cảm nhận.
- Ngôn ngữ: giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, giàu cảm xúc. Tác giả sử dụng một
loạt những hình ảnh so sánh độc đáo, từ láy khi miêu tả khung cảnh thiên nhiên và
tâm trạng con người nên tái hiện rõ nét cảm xúc đa tầng của “tôi” trong ngày tựu trường.
Câu 5 (trang 18 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Văn bản “Tôi đi học” nói hộ được những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người
đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?
- Văn bản “Tôi đi học” nói lên tâm trạng của rất nhiều con người trong ngày đầu đi
học. Từ những tò mò, âu lo đến bỡ ngỡ, rụt rè, cảm giác trưởng thành rồi tình yêu,
sự hy vọng dành cho mái trường, tất cả đều được Thanh Tịnh tái hiện rất tinh tế.
- Trong thời đại hiện nay, những giá trị mà nhà văn đề cập trong tác phẩm vẫn còn
nguyên vẹn. Nó cho thấy tầm quan trọng của gia đình và nhà trường trong việc kiến
tạo nhân cách con người, đề cao vai trò của giáo dục và bồi đắp cho con người tình yêu với tri thức.
Câu 6 (trang 18 SGK Ngữ văn 8 tập 1 CD)
Bằng sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” ngồi
cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với “tôi” điều gì?
Nếu bản thân trở thành “người bạn tí hon” ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm
ấy, em sẽ nói với “tôi” rằng “Hãy cùng nhau có một năm học thật tuyệt vời dưới mái trường này nhé”.
-----------------------------------------------------------------------------------