Soạn bài Tấm lòng người mẹ | Ngữ văn 11 Cánh diều
Xin gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Tấm lòng người mẹ Cánh diều để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Cánh diều nhé.
Preview text:
Câu hỏi giữa bài
Câu 1. Truyện sử dụng ngôi kể nào? Bài làm
Truyện sử dụng ngôi thứ ba
Câu 2. Câu đầu và câu cuối phần 1 nói lên điều gì về Phăng - tin? Bài làm
Câu đầu và câu cuối phần 1 nói lên Phăng - tin là một cô gái nghèo và
đang sống trong cảnh nợ nần.
Câu 3. Phần 2 kể về sự việc gì? Bài làm
Phần 2 kể về việc Phăng - tin cắt đi mái tóc của mình để mua chiếc áo
leo ấm áp cho con mình nhưng vợ chồng Tê -nác - đi - ê lại không đưa
cho Cô - dét mặc mà cho Ê - pô -nin.
Câu 4. Sự việc nào được kể trong phần 3? Bài làm
Phần 3 kể lại sự việc Phăng - tin bị vợ chồng Tê - nác - đi - ê lừa phải
dùng răng của mình đổi lấy 2 đồng vàng chữa bệnh cho con.
Câu 5. Phần 4 cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng - tin sau khi bán tóc, bán răng? Bài làm
Phần 4 cho thấy cuộc sống của Phăng - tin sau khi bán tóc, bán răng
càng lúc càng khó khăn. Chị không cần biết xấu hổ là gì nữa, cũng
không thiết làm dáng nữa. Cuộc sống tủi khổ, cùng nỗi lo cho con khiến
chị phải đi làm gái điếm. Câu hỏi cuối bài
Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì? Bài làm
Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là kể về tình mẫu tử
thiêng liêng của người mẹ Phăng-tin, cô bất chấp tất cả để mong cho con
mình được no đủ, hạnh phúc.
Câu 2. Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về
không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Bài làm
Truyện kể về Phăng - tin một người phụ nữ nghèo khổ giữa trời đông giá
rét bị đuổi ra khỏi xưởng, gánh trên vai số nợ lớn đang cố gắng nỗ lực
sống, làm việc kiếm tiền để gửi về quê cho gia đình chủ trọ đang chăm
sóc con của mình. Hết lần này đến lần khác chị bị dồn ép và phải trả giá
bằng nhiều thứ chỉ để có tiền gửi về nuôi và chưa bệnh cho con. Thế
nhưng chị không biết đứa con của mình phải sống khổ cực ra sao và số
tiền mình liều mạng có được đều vào túi hai vợ chồng tham lam.
Những chi tiết như chị cắt đi mái tóc để có tiền mua áo cho con, hay nhổ
răng để có tiền cho con chữa bệnh, hay trở về làm gái bán hoa để kiếm
tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi - ê đều làm nổi bật lên tình mẫu tử
thiêng liêng, cao quý. Một người mẹ có thể hi sinh rất nhiều thứ để đứa
con mình được sống hạnh phúc hơn.
Câu 3. Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm
những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng? Bài làm
Phăng - tin là một người phụ nữ nghèo khổ gánh trên vai số nợ lớn đang
cố gắng nỗ lực sống, làm việc kiếm tiền để gửi về quê cho gia đình chủ
trọ đang chăm sóc con của mình. Hết lần này đến lần khác chị bị dồn ép
và phải trả giá bằng nhiều thứ chỉ để có tiền gửi về nuôi và chưa bệnh
cho con. Thế nhưng chị không biết đứa con của mình phải sống khổ cực
ra sao và số tiền mình liều mạng có được đều vào túi hai vợ chồng tham lam.
Chị đã cắt đi mái tóc để có tiền mua áo cho con, nhổ răng để có tiền cho
con chữa bệnh, làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác
- đi - ê đều thể hiện chị là một người mẹ vĩ đại, một người mẹ hết mực
yêu thương con của mình, dù có phải đánh đổi bao nhiêu thứ vẫn chỉ
mong con mình được sống tốt và khỏe mạnh hơn.
Câu 4. Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể. Bài làm
Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” thể hiện quan điểm nhức nhối, bất bình
trước khung cảnh xã hội phong kiến Pháp xưa đầy dãy những oan trái,
bất công, đầy đọa những con người vô tội. Qua đó, tác giả gửi gắm khát
vọng về cuộc sống hòa bình, công bằng, văn minh trong xã hội.
Câu 5. So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và
nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy
sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn
khổ, tủi nhục của hai tác giả này. Bài làm
Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai
số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc
con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng
và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa
đọa. Điều này giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam
Cao. Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có
nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm
trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa
của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở
để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì
Phăng-tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn
lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống.
Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức
xa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm". Trong
khi đó, Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.
Câu 6. Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã
hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ? Bài làm
Nội dung đoạn trích cho em hiểu được bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp
thời bấy giờ đầy những vấn đề nhức nhối, đầy dãy những oan trái, bất
công, đầy đọa những con người vô tội.