Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau sách KNTT
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau sách KNTT được tổng hợp gửi tới bạn đọc. Bài viết hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 10 KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
Chủ đề: Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau sách KNTT Yêu cầu
- Xác định rõ vấn đề cần thảo luận
- Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận (những ý kiến đã nêu, những điều đã
được làm rõ, những điều cần được trao đổi thêm,...)
- Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu.
- Nêu được quan điểm, nhận định của bản thân về vấn đề (góc nhìn riêng và những
phân tích, đánh giá cụ thể)
- Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.
Chuẩn bi thảo luận 1. Chuẩn bị nói - Lựa chọn đề tài
+ Đề tài nói cần được thống nhất trong cả lớp trước khi tiết học diễn ra hoặc ngay đầu tiết học.
+ Nếu tiếp tục triển khai một đề tài nào đó của phần viết trong bài học này, cần có
những điều chỉnh cần thiết vì diễn đạt. Ví dụ: xung quanh điện thoại thông minh,
nếu “bài luận thuyết phục” khuyên ta “cai nghiện” điện thoại thông minh thì bài nói
tham gia thảo luận sẽ hướng tới trả lời câu hỏi: chúng ta nên sử dụng điện thoại
thông minh thế nào cho hợp lý?
+ Để cuộc thảo luận đạt chất lượng tốt, có được nhiều ý kiến hay, nên chọn những
đề tài gắn với đời sống của các bạn, đồng thời có ý nghĩa chung với cộng đồng. Ví
dụ: xây dựng văn hóa đọc, tôn trọng sự khác biệt, tham gia thiện nguyện,.... -Tìm ý và sắp xếp ý
+ Để ý kiến tham gia thảo luận thực sự có nội dung, cần chú ý trả lời các câu hỏi
theo trình tự: vấn đề chúng ta bạn có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta đã có ý kiến
khác nhau ra sao? Điều này có nguyên nhân từ đâu? Ý kiến của tôi là gì và tôi đã
dựa vào cơ sở nào để nêu ý kiến đó? Chúng ta nên thống nhất với nhau trên những phương diện nào?
-Xác định từ ngữ then chốt
+ Với những cuộc thảo luận thuộc loại nàu, từ ngữ thường được dùng là: quan điểm
(quan điểm của tôi là....), góc độ (tôi nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác với
bạn,...), khía cạnh (còn một khía cạnh khác cần phải chú ý là,...), theo tôi, tôi cho rằng.... 2. Chuẩn bị nghe
- Tìm hiểu trước về vấn đề thảo luận để có cơ sở nắm bắt đúng ý những người nói
và đánh giá được chuẩn xác các ý tham gia thảo luận. Những điều cụ thể cần tìm
hiểu trước: vấn đề gì sẽ được thảo luận trong tiết học: vấn đề đó lâu nay đã được
bàn đến như thế nào? Có khía cạnh gì cần được trao đổi lại và khơi sâu thêm?
- Phác thảo trước theo sổ tay hay vở ghi chép những loại nội dung cần ghi lại theo dõi cuộc thảo luận.
Bài nói mẫu tham khảo
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là ............................................ học sinh
lớp...........trường...................
Hôm nay, tôi rất vui khi được tham dự buổi thảo luận: “Học tập – trách nhiệm hay
nghĩa vụ của người học sinh” . Chủ đề hôm nay tôi muốn bàn luận với các bạn đó
là: Hãy từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà. Có lẽ chủ đề này vô cùng gần gũi
và thiết thực với các bạn phải không nào?
Henry Brooks Adams từng nói: “Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái”. Quả
đúng là như vậy, phương pháp học tập đúng đắn sẽ tạo nên hiệu quả tích cực. Học
tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm
chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng
vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.
Vậy bạn có biết tại sao học sinh chúng ta ngày càng lười làm bài tập không?
Với tôi, tôi cảm thấy bài tập về nhà rất khó và làm tốn rất nhiều thời gian, vì vậy tôi
thường trì hoãn việc làm bài của mình. Vậy còn các bạn thì sao? Nhiều học sinh cho
rằng học tập là một nhiệm vụ bắt buộc nên luôn thực hiện nó một cách đối phó.
Cũng có nhiều học sinh cho rằng thời gian học tập trên lớp là đủ và không muốn
phải tiếp tục học khi về nhà. Và cũng có những học sinh cảm thấy áp lực trong học
tập, chán ghét và sợ hãi việc học. Đó là những lí do hình thành thói quen không làm
bài tập về nhà ở phần lớn học sinh hiện nay. Sau mỗi buổi học trên lớp, giáo viên
thường giao cho học sinh một số câu hỏi bài tập để củng cố thêm kiến thức. Tuy
nhiên, chỉ cần bước chân ra khỏi lớp học, đôi khi chúng ta sẽ quên ngay mọi lời giáo
viên nói. Và khi trở về nhà, chúng ta bị thu hút bởi những cuộc vui, bởi những trò
chơi điện tử hay đơn giản là vì lười nên không muốn làm gì cả. Thói quen làm bài
tập ở nhà của học sinh hiện nay chủ yếu là đối phó. Chúng ta thường tìm lời giải
trên mạng rồi chép lại mang đến lớp nộp để giáo viên kiểm tra mà không hề tự cố
gắng làm bài. Hoặc chăm hơn một chút, có những học sinh sẽ tự ngồi làm bài tập về
nhà nhưng chỉ làm một cách qua loa, không đầu tư nhiều thời gian và công sức.
Cũng có những bạn sẽ không làm ở nhà mà đến lớp, sát giờ học mở vở ra mới nhận
ra có bài tập và vội vàng làm hoặc sẽ mượn bài của các bạn trong lớp chép. Và cũng
sẽ có những bạn không quan tâm đến việc có bài tập, không làm và đến lớp học với
một cái đầu trống rỗng. Có lẽ những biểu hiện trên đều đã từng xuất hiện trong
chính chúng ta ít nhất một lần trong đời.
Không làm bài tập ở nhà là một thói quen xấu. Vậy nếu không thể từ bỏ thói quen
ấy, điều gì sẽ xảy ra? Chắc hẳn chúng ta đều biết bất kì thói quen xấu nào cũng hình
thành nên những tính cách xấu. Nếu không làm bài tập ở nhà dần trở thành một thói
quen, chúng ta sẽ trở thành một con người lười biếng, ì trệ, luôn phụ thuộc vào
người khác. Không chỉ trong học tập mà trong bất kì công việc nào của cuộc sống,
thói quen trì hoãn sẽ khiến ta không bao giờ hoàn thành được điều mình mong
muốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không
hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Câu nói ấy đến nay
vẫn còn nguyên những giá trị. Học tập và tiếp nhận lí thuyết ở trên lớp thôi chưa đủ,
quan trọng chúng ta cần phải biết vận dụng những kiến thức được học vào thực
hành làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Tự mình hoàn thành bài tập ở nhà
chính là một cách giúp chúng ta rèn luyện thực hành. Nhờ đó, kiến thức tiếp thu
được ở trên lớp sẽ được hiểu sâu và kĩ hơn. Ngược lại, nếu không làm bài tập ở nhà,
kiến thức chúng ta tiếp thu sẽ nhanh chóng bị lãng quên, ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả học tập. Việc hằng ngày đến lớp mượn vở bạn bè để chép đôi khi còn gây phiền
hà với bạn bè xung quanh, đánh mất niềm tin ở bạn bè. Hơn nữa, nếu tất cả các học
sinh đều không cố gắng ôn luyện làm bài tập, giáo viên sẽ không thể có những bài
học hiệu quả. Việc thiếu ý thức làm bài tập ở nhà của học sinh không chỉ khiến bố
mẹ buồn phiền mà thầy cô, nhà trường cũng vô cùng lo lắng.
Không làm bài tập ở nhà đang dần trở thành một thói quen xấu có ở mọi học sinh.
Vậy chúng ta cần làm gì để loại bỏ thói quen ấy? Chúng ta biết rằng để từ bỏ một
thói quen không phải là công việc dễ dàng. Vì vậy, hãy bắt đầu rèn luyện từ những
điều nhỏ nhất. Trước hết, bạn hãy thiết kế cho mình một thời gian biểu hợp lý. Đối
với bài tập về nhà, bạn đừng để khi hôm sau có tiết thì hôm nay mới làm, hãy hoàn
thành nó vào ngay buổi tối mà các bạn học môn đó. Bởi đó là lúc kiến thức của bạn
đang được lưu trữ tốt nhất và việc làm bài tập sẽ khiến bạn nhớ bài lâu hơn, học tập
hiệu quả hơn. Như vậy, khi đến tiết học sau, bạn có thể chủ động và tự tin đến lớp
khi tất cả các bài tập đã được hoàn thành. Bạn hãy tự tạo cho mình một không gian
học tập hiệu quả bằng cách tách biệt với các thiết bị di động, những thứ có thể làm
mình bị sao nhãng, ảnh hưởng. Trong một buổi tối, bạn có thể dành ra 1-2 tiếng để
tự học và đặt thời gian nghỉ giữa giờ khoảng 10-15 phút. Với những bài tập khó,
bạn có thể nhắn tin nhờ thầy cô hướng dẫn hoặc trao đổi với bạn bè. Một cách học
hiệu quả đó chính là chúng ta học nhóm cùng với bạn bè của mình. Như vậy bạn
vừa có thể tiếp thu kiến thức từ bạn bè, vừa có thể tự rèn luyện bản thân, nhận ra
được những nhược điểm của mình và tìm cách khắc phục. Thay vì để bố mẹ, thầy
cô nhắc nhở làm bài tập, chúng ta nên chủ động và tự giác hoàn thành công việc của
mình. Bởi học tập là nghĩa vụ của học sinh, chúng ta phải có trách nhiệm với cuộc
sống của chính mình. Tuy nhiên, đừng nghĩ việc hoàn thành bài tập ở nhà như một
trách nhiệm nặng nề, hãy nghĩ đó là quá trình bạn đang hoàn thiện mình. Kiến thức
khi chúng ta tự học và chủ động tiếp nhận là những kiến thức được chúng ta lưu giữ
lâu và hiệu quả nhất.
Có thể các bạn sẽ cho rằng thời gian học ở trên lớp là quá nhiều vậy còn học ở nhà
làm gì? Hoặc các bạn sẽ cảm thấy việc học và làm bài tập liên tục như vậy sẽ giống
như một con “mọt sách”. Cũng có những bạn cho rằng giáo viên giao quá nhiều bài
tập khiến chúng ta cảm thấy áp lực và sợ hãi việc học. Những điều các bạn thắc mắc
đều hợp lý với tâm lý của phần lớn học sinh hiện nay. Vậy bạn thử nghĩ mà xem,
nếu một ngày giáo viên không giao cho các bạn những bài tập ôn luyện, nếu một
ngày bạn đã lãng quên hoàn toàn việc tự học ở nhà và nếu một ngày, kiến thức của
tất cả học sinh đều chỉ phụ thuộc vào những giờ phút học ít ỏi trên lớp, điều gì sẽ
xảy ra? Kiến thức đến với con người nếu không được ôn tập và rèn luyện sẽ nhanh
chóng tan biến. Như vậy, làm sao những học sinh có thể nắm vững tri thức để cống
hiến cho cộng đồng? Làm sao nền giáo dục có thể phát triển? Làm sao con người và
xã hội mới có thể trở nên văn minh? Việc không làm bài tập ở nhà có thể thấy chỉ là
một thói quen rất nhỏ nhưng nếu không tìm cách từ bỏ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến
tính cách con người cũng như trình độ phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần
nhận thấy rằng hệ thống giáo dục cần đổi mới phương pháp giao bài tập để học sinh
cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Thay vì giao bài tập về nhà, giáo viên có thể
giao nhiệm vụ chuẩn bị kiến thức cho buổi học sau. Như vậy, học sinh sẽ có được
tâm thế chủ động hơn khi đến lớp. Thay vì giao những bài tập viết, giáo viên có thể
giao học sinh những bài tập thực hành, làm việc theo nhóm để học sinh phát huy
khả năng tư duy, sáng tạo. Như vậy, dù học tập theo hình thức nào, ý thức tự giác,
chủ động của học sinh vẫn luôn là yếu tố vô cùng quan trọng.
Bài nói của tôi xin dừng lại tại đây. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Cuối cùng, tôi muốn gửi đến các bạn lời nhắn nhủ: Hãy rèn luyện cho bản thân sự tự
giác, chủ động không chỉ trong học tập mà còn trong mọi mặt đời sống. Thảo luận Người nói Người nghe
-Nêu sự hưởng ứng đối với các đề tài của
- Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra ý cuộc thảo luận.
kiến hồi đáp của mình để thúc đẩy
cuộc thảo luận đạt kết quả tích cực.
- Tóm tắt và đánh giá các ý kiến đã có về
vấn đề; nêu cách nhìn nhận riêng của
- Ghi vắn tắt vào sổ tay hay vở ghi
mình và làm rõ căn cứ của cách nhìn chép những điểm cần tranh luận với nhận đó. người nói.
- Tóm tắt lại ý kiến của bản thân, nêu
những điểm cần được đồng thuận, nhấn
mạnh sự bổ ích của cuộc thảo luận,....
- Với tư cách người nói, bạn hãy tự đánh giá về ý kiến tham gia thảo luận của mình
và chia sẻ với người nghe về những thuận lợi, khó khăn khi trình bày ý kiến đó.
- Với tư cách người nghe, bạn phải phân tích được ưu, nhược điểm của ý kiến phát biểu.
- Để có thể tự đánh giá và đánh giá một cách chính xác vì ý kiến thảo luận, cần chú
ý các nội dung được nêu trong bản sau