-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau - Kết nối tri thức Ngữ văn lớp10
1. Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài:
- Đề tài thảo luận có thể được triển khai từ đề tài của các bài viết đã thực hiện, cũng có thể là một đề tài mới.
- Nên chọn những vấn đề gần gũi, có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với môi trường học đường.
Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau - Kết nối tri thức Ngữ văn lớp10
1. Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài:
- Đề tài thảo luận có thể được triển khai từ đề tài của các bài viết đã thực hiện, cũng có thể là một đề tài mới.
- Nên chọn những vấn đề gần gũi, có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với môi trường học đường.
Chủ đề: Bài 6: Nguyễn Trãi – “Dành còn để trợ dân này” (KNTT) 28 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Soạn văn 10: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau
Chuẩn bị thảo luận 1. Chuẩn bị nói - Lựa chọn đề tài:
• Đề tài thảo luận có thể được triển khai từ đề tài của các bài viết đã thực
hiện, cũng có thể là một đề tài mới.
• Nên chọn những vấn đề gần gũi, có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với môi trường học đường.
- Tìm ý và sắp xếp ý: Xác định được những ý chính của bài thảo luận.
- Xác định từ ngữ then chốt: theo quan điểm của tôi, cách tiếp cận vấn đề, góc
nhìn khác biệt, quan điểm chung…
- Phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, video… 2. Chuẩn bị nghe
• Tìm hiểu trước về vấn đề cần thảo luận.
• Đặt trước một số câu hỏi cho người nói. Thảo luận - Người nói:
• Giới thiệu được vấn đề cần thảo luận.
• Tóm lược những ý kiến khác nhau về vấn đề, trình bày ý kiến cá nhân, sử
dụng lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho quan điểm của mình; trao
đổi thảo luận với những người có ý kiến khác
• Khái quát những điểm chung có thể thống nhất, nhấn mạnh tác dụng của
cuộc thảo luận đối với cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề xã hội. - Người nghe:
• Lắng nghe, ghi chép lại những ý kiến muốn trao đổi với người nói.
• Chuẩn bị nội dung trao đổi. * Hướng dẫn:
Ví dụ: Thảo luận về việc nuôi thú cưng có tác hại hay ích lợi.
- Ý kiến 1: Nuôi thú cưng đem đến nhiều ích lợi:
Thứ nhất, vật nuôi giúp con người biết sống trách nhiệm. Rõ ràng, các loài vật
nuôi cần có sự chăm sóc. Chúng cần được cho ăn uống, tắm rửa, vui chơi. Khi
chúng ta có ý thức chăm sóc vật nuôi, sẽ học cách sống trách nhiệm hơn. Thứ
hai, vật nuôi giúp con người cân bằng cảm xúc, giảm stress. Chúng giống như
một người bạn luôn biết cách chia sẻ, thấu hiểu. Những hành động như vuốt vẻ,
ôm hay hôn vật nuôi giúp con người cảm thấy dễ chịu và bình yên. Từ đó, cảm
xúc tiêu cực cũng dần tan biến. Sự gắn kết với các loài vật nuôi, cũng sẽ giúp
con người biết trân trọng, yêu thương thiên nhiên hơn. Cuối cùng, nuôi thú cưng
giúp con người bồi dưỡng sự tự tin. Khi thành công trong việc chăm sóc thú
cưng, chúng ta cũng sẽ cảm thấy bản thân mình tốt hơn. Để có thể chăm sóc vật
nuôi, con người cũng cần phải có điều kiện kinh tế. Bởi vậy, chúng ta sẽ biết
cách chi tiêu hợp lí, tiết kiệm hơn.
- Ý kiến 2: Nuôi thú cưng đem đến tác hại.
Thứ nhất, vật nuôi có thể mang các căn bệnh truyền nhiễm như dị ứng, viêm
da… Thứ hai, nhiều thú cưng còn tấn công con người, đặc biệt đối với trẻ em.
Thứ ba, nuôi một con vật cũng rất tốn kém: cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng, đầu
tư về công sức và tài chính mà không phải bất cứ ai, bất cứ gia đình nào cũng có
thể đáp ứng được. Đó là chưa kể khi đã nuôi một hay nhiều con vật, người ta sẽ
có tình cảm, sự gắn bó với chúng. Nhưng tuổi thọ của loài vật lại rất ngắn ngủi
so với con người. Khi một con vật ra đi, thật khó để ta tránh khỏi những mất mát, đau lòng…
- Ý kiến 3: Nuôi thú cưng vừa có lợi ích, vừa có tác hại
Tổng hợp của 2 ý kiến trên.