Soạn bài Thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống | Ngữ văn 8 Cánh Diều

Soạn bài Thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống | Ngữ văn 8 Cánh Diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Soạn bài Thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
Định hướng (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
1.1. Về nội dung, thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống cũng giống như viết
bài nghị luận về một hiện tượng của đời sống, chỉ khác cách thực hiện. Viết làm
bài văn bằng ngôn ngữ viết. Còn thảo luận trao đổi bằng lời nói, thực hiện trong
nhóm hoặc cả lớp.
1.2. Để thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống, các em cần chú ý:
- Nêu được hiện tượng cần thảo luận phù hợp với lứa tuổi.
- Nêu ý kiến (quan điểm) của người nói: đồng tỉnh hay phản đối với vấn đề đã
nêu.
- Phân tích chứng minh ý kiến của mình bằng các lẽ bằng chứng tin cậy, cụ
thể, giàu sức thuyết phục.
- Trong khi trình bày thể sử dụng công nghệ thông tin, tranh, ảnh để tăng hiệu
quả
2. Thực hành
Bài tập (trang 105 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Thảo luận về hiện tượng háo danh
“bệnh” thành tích trong đời sống.
a) Chuẩn bị
- Xem lại dàn ý đã làm phần Viết nội dung các văn bản đã học như Đổi tên cho
(Lưu Quang Vũ), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e),…Có thể thêm, bớt các
nội dung cần thiết của dàn ý để đáp ứng yêu cầu của việc thảo luận.
- Xác định đối tượng nghe, bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung phù hợp.
- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,…và máy chiếu. màn hình (nếu
có).
b) Nói nghe
- Việc thảo luận cần theo hình thức: Một học sinh trình bày ý kiến của mình, sau đó,
các bạn khác nêu câu hỏi hoặc phát biểu ý kiến nhân (có thể bổ sung, tán thành
hoặc phản đối ý kiến của người trình bày,…).
- Tham khảo các yêu cầu đã nêu Bài 1, phần Nói nghe, mục c (trang 35) đối
chiếu với dàn ý đề văn đã làm bài này.
*Bài nói tham khảo
HS tham khảo các ý dưới đây, sau đó xây dựng thành bài thảo luận:
- Bệnh thành tích khác hoàn toàn với ý thức phấn đấu để đạt thành tích bởi một bên
chỉ chú trọng đến cái bên ngoài, một bên chú ý đầy đủ đến các mặt bên ngoài
bên trong; một bên chỉ chú ý đến lợi ích nhân, một bên hướng tới khẳng định
mình bằng những đóng góp thật sự giá trị.
- Biểu hiện của háo danh, “bệnh thành tích”: thành tích, chạy theo thành tích
bất chấp điều kiện nhu cầu thực tế tạo ra những thành tích giả tạo cốt để tạo uy
tín nhân, để che mắt luận hoặc đế nhận sự khen thưởng của cấp trên...
- Nguyên nhân khách quan:
+ chế đánh giá, khen thưởng của Nhà nước chủ yếu dựa vào thành tích đạt
được trong quá trình hoạt động của các tập thể, nhân.
+ Khả năng quản của các quan chủ quản chưa thật chặt chẽ nên khi đánh giá
lại chủ yếu dựa vào những báo cáo hoặc thành tích bề nổi, chưa thực sự xem xét
phân tích để đánh giá chính xác thực chất.
+ Tâm hội vẫn chú trọng đến thành tích, kết quả chưa thực sự coi trọng
phương pháp, quá trình.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Do hạn chế về tưởng nên dễ bị cám dỗ, cuốn hút bởi những yếu tố bề nổi, bên
ngoài.
+ Do kém cỏi trong nhận thức nên không thấy được mối quan hệ cần thiết phải
giữa danh thực, thành tích bề nổi giá trị thực sự bên trong.
+ Do thiếu ý thức trách nhiệm nên không chú ý đến việc xây dựng nền tảng, gốc rễ
cho một sự phát triển bền vững chỉ chạy theo những kết quả giả tạo đế thỏa
mãn nhu cầu nhân ích kỉ.
- Hậu quả:
+ Với sự phát triển nhân cách con người: Sự tồn tại của bệnh thành tích sẽ làm hình
thành cả một lớp người chạy theo thành tích, sống trong những điều giả tạo góp
phần tạo nên một thế giới giả tạo. Tất cả những thứ giả tạo sẽ hủy hoại hoặc chí ít
cũng làm lệch lạc sự phát triển nhân cách của con người.
+ Với môi trường hội sự phát triển của đất nước:
* Môi trường hội: tạo thành một môi trường với những cạnh tranh không lành
mạnh, những quan hệ không lành mạnh.
* Sự phát triển của đất nước: khi thành tích chỉ giả hoặc không giá trị thật,
không những không tạo động lực cho sự phát triển của đất nước còn thể đem
đến những rạn nứt, suy thoái nghiêm trọng.
c) Kiểm tra chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu Bài 1, phần Nói nghe, mục d (trang 36) đối
chiếu với dàn ý đề văn đã làm bài này.
-----------------------------------------------------------------------------------
| 1/2

Preview text:

Soạn bài Thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
Định hướng (trang 105, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
1.1. Về nội dung, thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống cũng giống như viết
bài nghị luận về một hiện tượng của đời sống, chỉ khác ở cách thực hiện. Viết là làm
bài văn bằng ngôn ngữ viết. Còn thảo luận là trao đổi bằng lời nói, thực hiện trong nhóm hoặc cả lớp.
1.2. Để thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống, các em cần chú ý:
- Nêu được hiện tượng cần thảo luận phù hợp với lứa tuổi.
- Nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói: đồng tỉnh hay phản đối với vấn đề đã nêu.
- Phân tích và chứng minh ý kiến của mình bằng các lí lẽ và bằng chứng tin cậy, cụ
thể, giàu sức thuyết phục.
- Trong khi trình bày có thể sử dụng công nghệ thông tin, tranh, ảnh để tăng hiệu quả 2. Thực hành
Bài tập (trang 105 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
Thảo luận về hiện tượng háo danh và
“bệnh” thành tích trong đời sống. a) Chuẩn bị
- Xem lại dàn ý đã làm ở phần Viết và nội dung các văn bản đã học như Đổi tên cho
xã (Lưu Quang Vũ), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e),…Có thể thêm, bớt các
nội dung cần thiết của dàn ý để đáp ứng yêu cầu của việc thảo luận.
- Xác định đối tượng nghe, bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung phù hợp.
- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,…và máy chiếu. màn hình (nếu có). b) Nói và nghe
- Việc thảo luận cần theo hình thức: Một học sinh trình bày ý kiến của mình, sau đó,
các bạn khác nêu câu hỏi hoặc phát biểu ý kiến cá nhân (có thể bổ sung, tán thành
hoặc phản đối ý kiến của người trình bày,…).
- Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (trang 35) và đối
chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này. *Bài nói tham khảo
HS tham khảo các ý dưới đây, sau đó xây dựng thành bài thảo luận:
- Bệnh thành tích khác hoàn toàn với ý thức phấn đấu để đạt thành tích bởi một bên
chỉ chú trọng đến cái bên ngoài, một bên chú ý đầy đủ đến các mặt bên ngoài và
bên trong; một bên chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân, một bên hướng tới khẳng định
mình bằng những đóng góp thật sự có giá trị.
- Biểu hiện của háo danh, “bệnh thành tích”: vì thành tích, chạy theo thành tích mà
bất chấp điều kiện và nhu cầu thực tế tạo ra những thành tích giả tạo cốt để tạo uy
tín cá nhân, để che mắt dư luận hoặc đế nhận sự khen thưởng của cấp trên... - Nguyên nhân khách quan:
+ Cơ chế đánh giá, khen thưởng của Nhà nước chủ yếu dựa vào thành tích đạt
được trong quá trình hoạt động của các tập thể, cá nhân.
+ Khả năng quản lí của các cơ quan chủ quản chưa thật chặt chẽ nên khi đánh giá
lại chủ yếu dựa vào những báo cáo hoặc thành tích bề nổi, chưa thực sự xem xét
phân tích để đánh giá chính xác thực chất.
+ Tâm lí xã hội vẫn chú trọng đến thành tích, kết quả mà chưa thực sự coi trọng phương pháp, quá trình. - Nguyên nhân chủ quan:
+ Do hạn chế về tư tưởng nên dễ bị cám dỗ, cuốn hút bởi những yếu tố bề nổi, bên ngoài.
+ Do kém cỏi trong nhận thức nên không thấy được mối quan hệ cần thiết phải có
giữa danh và thực, thành tích bề nổi và giá trị thực sự bên trong.
+ Do thiếu ý thức trách nhiệm nên không chú ý đến việc xây dựng nền tảng, gốc rễ
cho một sự phát triển bền vững mà chỉ chạy theo những kết quả giả tạo đế thỏa
mãn nhu cầu cá nhân ích kỉ. - Hậu quả:
+ Với sự phát triển nhân cách con người: Sự tồn tại của bệnh thành tích sẽ làm hình
thành cả một lớp người chạy theo thành tích, sống trong những điều giả tạo và góp
phần tạo nên một thế giới giả tạo. Tất cả những thứ giả tạo sẽ hủy hoại hoặc chí ít
cũng làm lệch lạc sự phát triển nhân cách của con người.
+ Với môi trường xã hội và sự phát triển của đất nước:
* Môi trường xã hội: tạo thành một môi trường với những cạnh tranh không lành
mạnh, những quan hệ không lành mạnh.
* Sự phát triển của đất nước: khi thành tích chỉ là giả hoặc không có giá trị thật, nó
không những không tạo động lực cho sự phát triển của đất nước mà còn có thể đem
đến những rạn nứt, suy thoái nghiêm trọng.
c) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 36) và đối
chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
-----------------------------------------------------------------------------------