-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Thi nói khoác | Ngữ văn 8 Bài 4: Hài kịch và truyện cười sách Cánh Diều
Soạn bài Thi nói khoác | Ngữ văn 8 Bài 4: Hài kịch và truyện cười sách Cánh Diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 4: Hài kịch và truyện cười (CD) 22 tài liệu
Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Soạn bài Thi nói khoác | Ngữ văn 8 Bài 4: Hài kịch và truyện cười sách Cánh Diều
Soạn bài Thi nói khoác | Ngữ văn 8 Bài 4: Hài kịch và truyện cười sách Cánh Diều được VietJack sưu tầm và soạn thảo để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 4: Hài kịch và truyện cười (CD) 22 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 8 1.2 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 8
Preview text:
Soạn bài Thi nói khoác | Ngữ văn 8 Bài 4: Hài kịch và truyện cười Chuẩn bị
Câu 1 (trang 100, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc trước văn bản Thi nói khoác và tìm hiểu thêm về truyện cười dân gian Việt Nam. Trả lời:
Truyện cười dân gian là một thể loại truyện dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng
cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả
kích cái xấu xa và mua vui giải trí. Đặc điểm chung của truyện cổ dân gian là ngắn
gọn, nặng về lí trí, có kết cấu chặt chẽ và kết thúc đột ngột, bất ngờ.
Câu 2 (trang 100, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chuẩn bị một truyện cười dân gian hoặc hiện đại có đề tài nói khoác để giới thiệu cho các bạn trong lớp. Trả lời:
- Truyện cười “Ngạo mạn”:
Có người thư sinh nọ quen thói ba hoa khoác lác, từng nói với bạn mình rằng: Đọc hiểu Câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nói khoác là gì? Trả lời:
Nói khoác là nói những điều quá xa sự thật hoặc không thể có trong thực tế để khoe
khoang hoặc để đùa vui tính hay và nói khoác đồng nghĩa với khoác lác, nói phét,
phét lác hay khoe khoang những cái mình không có, hoặc nói quá sự thật phóng đại
quy mô, tính chất, mức độ của sự vật.
Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Vì sao quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai? Trả lời:
Vì quan thứ nhất biết quan thứ hai nói xỏ mình, ông ấy biết quan thứ nhất nói dối.
Câu 3 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tranh minh họa cho biết gì về bối cảnh cuộc thi nói khoác? Trả lời:
Bức tranh minh họa cảnh 4 vị quan ngồi ăn chơi, rượu chè say xỉn, bên cạnh là lính
gác. Các quan nói chuyện mà ai cũng cười như thế nghe được chuyện gì thú vị lắm.
Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Vì sao quan thứ ba chịu thua quan thứ tư? Trả lời:
Quan thứ ba chịu thua quan thứ tư vì ông biết quan thứ tư đang chọc ngoáy lại ông.
Cái cây mà quan thứ 4 nói là dùng để làm cây cầu mà ông nói khoác. Quan thứ tư
đã nhìn thấy nó trước quan thứ ba trước cả khi cây cầu thành hình.
Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Kết thúc truyện có gì bất ngờ? Trả lời:
Bất ngờ ở chỗ anh lính trực tiếp nói rõ các quan nói khoác khi dám hét "Đồ nói láo
cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!" và anh coi đó là một nói khoác hùa theo các quan. Câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 102, sgk Ngữ văn 8, Tập 1):
Nhan đề Thi nói khoác gợi cho em những suy nghĩ gì về nội dung văn bản? Trả lời:
- Nhan đề gợi cho em nội dung văn bản sẽ nói về một cuộc thi và trong đó những
người tham gia sẽ nói khoác với nhau.
Câu 2 (trang 102, sgk Ngữ văn 8, Tập 1):
“Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật”. Em hãy làm sáng
tỏ nhận xét vừa nêu bằng truyện Thi nói khoác. Trả lời:
- Độ dài văn bản: ngắn gọn, xúc tích.
- Cốt truyện đơn giản, chỉ xoay quanh cuộc nói chuyện của bốn vị quan.
- Truyện chỉ bao gồm 4 vị quan và 1 anh lính.
Câu 3 (trang 102, sgk Ngữ văn 8, Tập 1):
Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều
có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba? Trả lời:
- Trong câu nói của ông quan thứ nhất, người đọc dễ dàng hình dung ra đó là một
con trâu và muốn trói được nó thì phải cần một cái dây thật to. Chiếc dây đó giống
với chiếc dây mà ông quan thứ hai nói.
- Trong câu nói của ông quan thứ ba nói khoác về cây cầu mà khi đứng tại hai bờ
không thể thấy được nhau; người cha bên bờ kia mất, con trai bên bờ này đi sang
đã đoạn tang được ba năm. Sau đó, vị quan thứ tư đáp đã thấy cái cây mà trứng
chim rơi xuống từ ngọn mà còn nở ra giữa chừng, đủ lông cánh bay đi à cái cây
dùng để làm cây cầu quan thứ ba thấy.
Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện này? Trả lời:
Điều khiến người đọc phải buồn cười trong câu chuyện này là cuộc nói chuyện khoác lác giữa các quan.
Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích gì (mua vui hoặc châm biếm,
đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội)? Trả lời:
Truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích châm biếm, đả kích, phê phán những
thói hư tật xấu trong xã hội.
-----------------------------------------------------------------------------------