-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15 - Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo
Để củng cố thêm kiến thức về phần tiếng Việt, học sinh sẽ được học bài thực hành tiếng Việt. Nội dung của tài liệu sẽ hướng dẫn giải chi tiết các câu hỏi trong SGK. Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo ngay sau đây.
Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (CTST) 25 tài liệu
Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 15 - Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo
Để củng cố thêm kiến thức về phần tiếng Việt, học sinh sẽ được học bài thực hành tiếng Việt. Nội dung của tài liệu sẽ hướng dẫn giải chi tiết các câu hỏi trong SGK. Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo ngay sau đây.
Chủ đề: Bài 6: Nâng niu kỉ niệm (CTST) 25 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 10 1.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 10
Preview text:
Soạn văn 10: Thực hành tiếng Việt (trang 15)
Câu 1. Chỉ ra và sửa lại lỗi về trật tự từ trong các câu sau:
a. Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có duy nhất ở Việt Nam trên kênh VTC.
b. Tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm ở trụ sở công an.
c. Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều. (Dẫn theo Nguyễn Đức Dân)
d. Anh ấy đóng cửa lại, từ tốn nói lời chào tôi rồi đi vào nhà.
đ. Đây là bộ phim về ngày tận thế nổi tiếng của Mỹ.
e. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp kiên cường, nhân dân ta đã thể
hiện một sức sống mãnh liệt. Gợi ý: a.
Lỗi sai về trật tự từ: ở Việt Nam trên kênh VTC
Sửa lỗi: Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có duy nhất
trên kênh VTC ở Việt Nam. b.
Lỗi sai về trật tự từ: ở trụ sở công an
Cách sửa: Ở trụ sở công an, tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm. c.
Lỗi sai về trật tự từ: úp cái nón lên mặt, nằm xuống
Cách sửa: Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều. d.
Lỗi sai về trật tự từ: đóng cửa lại, từ tốn nói lời chào tôi rồi đi vào nhà.
Cách sửa: Anh ấy từ tốn nói lời chào tôi, đóng cửa lại rồi đi vào nhà. đ.
Lỗi sai về trật tự từ: nổi tiếng của Mỹ
Cách sửa: Đây là bộ phim nổi tiếng của Mỹ về ngày tận thế. e.
Lỗi sai về trật tự từ: kiên cường
Cách sửa: Trong cuộc đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp, nhân
dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt.
Câu 2. Hãy tìm 2 câu sai về trật tự từ trên một tờ báo và chữa lại cho đúng.
- Tiết lộ ước mơ của nam sinh giành Huy chương Vàng Olympic hóa học quốc
tế (Dantri.com.vn, 19/7/2022)
=> Chữa lại: Ước mơ của nam sinh giành Huy chương Vàng Olympic hóa học
quốc tế được tiết lộ.
- Không ngừng vun đắp và củng cố quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (Vietnamnet.vn, 19/7/2022)
=> Chữa lại: Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào cần không ngừng vun đắp và củng cố.
Câu 3. Đọc các câu sau:
a1. Chàng lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ, cúi mình nhìn ra phía ao. (Thạch Lam)
a2. Chàng cúi mình nhìn ra phía ao, lẳng lặng ngồi dậy, tì trên cửa sổ.
b1. Thanh lách cách cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. (Thạch Lam)
b2. Thanh nhẹ nhàng bước vào, lách cách cửa gỗ để khép.
c1. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga,
ngày nào, đi trên đó. (Thạch Lam)
c2. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân của Nga xinh xắn, ngày nào, đi trên đó.
Câu a2, b2, c2 đã thay đổi trật tự từ so với câu a1, b1, c1. Việc thay đổi như vậy
có phù hợp không? Vì sao?
Gợi ý: Việc thay đổi như vậy không phù hợp. Vì điều đó sẽ làm ý nghĩa của câu
văn bị thay đổi, không đúng với lô-gíc.
Câu 4. Nhận xét về việc sắp xếp trật tự các vế trong câu sau:
Thanh bước lên thềm, đặt va li trên chiếc trường kỉ, rồi ngó đầu nhìn vào trong
nhà: bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở
ngoài trời vào; Thanh chưa nhìn rõ thấy gì cả; một lát, quen bóng tối, chàng mới
nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như
ngày chàng đi xưa. (Thạch Lam)
Các vế câu được sắp xếp một cách hợp lí, lô-gíc: Hành động xảy ra trước đến hành động xảy ra sau.
Câu 5. Phân tích nét độc đáo của các từ ngữ được sử dụng trong câu thơ:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm (Quang Dũng)
Các tiếng trong câu thơ đa số là thanh trắc (dốc, khúc, khuỷu, dốc, thẳm). Từ đó,
câu thơ đọc lên nghe trúc trắc, gợi hình dung về những con dốc hiểm trở.
Câu 6. Đọc đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến và thực hiện các yêu cầu:
a. Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn thơ.
b. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất và phân tích hiệu
quả của biện pháp đó. Gợi ý:
a. Các từ Hán Việt tạo không khí trang trọng, thiêng liêng khi nói về sự hy sinh của người chiến sĩ. b.
Biện pháp tu từ: Nói giảm, nói tránh (về đất - chết)
Tác dụng: Giảm đi sự mất mát, đau thương trước cái chết của người lính.
Từ đọc đến viết
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) kể về một kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bạn. Gợi ý:
Đối với mỗi học trò, có lẽ những kỉ niệm bên bạn bè, thầy cô và mái trường là
đáng nhớ nhất. Em vẫn còn nhớ về tiết học đầu tiên dưới mái trường Trung học
cơ sở. Đó chính là tiết học môn Ngữ văn của cô giáo chủ nhiệm - cô Thu Hà.
Tiếng trống trường vang lên, khoảng năm phút sau, cô giáo đã bước vào lớp.
Chúng em đã được làm quen với cô từ buổi tập trung nên không còn bỡ ngỡ nữa.
Tiết học nhanh chóng được bắt đầu với lời giới thiệu về môn học Ngữ văn. Sau
đó, chúng em đã được học văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Cô giáo cho
cả lớp mười lăm phút để đọc toàn bộ văn bản. Sau đó, cô đã tổ chức một trò
chơi. Chúng em sẽ phải giải các ô chữ để tìm ra từ khóa. Có tám ô chữ với tám
câu hỏi khác nhau. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được một phần thưởng. Người
giải được từ khóa sẽ nhận được một điểm mười vào điểm kiểm tra miệng. Cả
lớp vô cùng háo hức tham gia. Rất nhiều bạn nhận được phần thưởng. Người
may mắn nhất là bạn Thùy giải được ô chữ và nhận được điểm mười. Kết thúc
trò chơi, chúng em bắt đầu vào bài học. Những kiến thức về tác giả, tác phẩm
được cô giới thiệu một cách ngắn gọn. Sau đó, cô hướng dẫn cách phân tích văn
bản theo từng nhân vật. Cuối cùng, cô còn tổng kết lại giá trị nội dung và nghệ
thuật của văn bản. Thỉnh thoảng, cô cũng đưa ra những câu hỏi để chúng em có
thể trao đổi. Tiết học diễn ra rất sôi nổi. Với riêng em, sau tiết học, em đã nắm
được toàn bộ kiến thức về văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Bốn mươi lăm
phút trôi qua thật nhanh. Kết thúc giờ học, cô giáo đã dặn dò cả lớp về ôn lại bài
học. Và kỉ niệm này chính là một nguồn động lực to lớn của em trong những
ngày tháng học tập sau này.