-
Thông tin
-
Quiz
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 Kết nối tri thức | Ngữ văn 9
Câu 1. Đọc lại các chú thích ở chân trang của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” và cho biết những trường hợp sử dụng điển tích, điển cố. Nếu sách giáo khoa không giải thích. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Bài 1: Thế giới kì ảo (KNTT) 17 tài liệu
Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 Kết nối tri thức | Ngữ văn 9
Câu 1. Đọc lại các chú thích ở chân trang của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” và cho biết những trường hợp sử dụng điển tích, điển cố. Nếu sách giáo khoa không giải thích. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 1: Thế giới kì ảo (KNTT) 17 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 9
Preview text:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 17)
Điển tích, điển cố
Câu 1. Đọc lại các chú thích ở chân trang của văn bản “Chuyện người con gái Nam
Xương” và cho biết những trường hợp sử dụng điển tích, điển cố. Nếu sách giáo
khoa không giải thích, em có hiểu được ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển
tích, điển cố đó không? Vì sao? Hướng dẫn giải:
- Những điển tích, điển cố là: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ, mùa dưa chín quá kì,
nước hết chuông rền, ngõ liễu tường hoa, núi Vọng Phu, Tào Nga, Tinh Vệ, Ngựa
Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam, quăng thoi đứng dậy, tuy mẹ bậc đại hiền
cũng phải phân vân, mất búa đổ ngờ, ý dĩ đầy xe, Quang Võ đổ ngờ lão tướng, trói
lại mà giết, Tào Tháo đến phụ ân nhân,...
- Nếu SGK không giải thích, em không hiểu được ý nghĩa của các câu văn có sử
dụng điển tích, điển cố vì ý nghĩa của điển tích, điển cố xuất phát từ truyền thuyết,
câu chuyện xưa rất khó để hiểu được.
Câu 2. Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
- Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió;
khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu
còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa .
- Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ
Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ .
- Nương tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ mà có mối hận gieo mình nơi sông.
- Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam .
a. Cho biết các cụm từ in đậm có đặc điểm gì chung.
b. Đọc chú thích để biết nghĩa của các cụm từ in đậm trong các câu trên.
c. Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ cảnh. Hướng dẫn giải:
a. Các cụm từ in đậm đều là điển cố, điển tích b. HS tự đọc trong SGK c. Tác dụng
- Câu (1): điển tích là biểu tượng của tấm lòng thủy chung, khát vọng gắn bó bền
chặt, thông qua điển tích, Vũ Nương muốn nổi bật tình cảnh xót xa, tăng thêm bi kịch
- Câu (2). điển tích nói về những điều linh thiêng, kì lạ của người đàn bà sau khi
chết, thông qua điển tích, Vũ Nương muốn khẳng định tấm lòng trong sạch, thủy chung của mình.
- Câu (3). Phan Lang nhắc đến điển tích muốn khuyên Vũ Nương nên hành xử khác.
- Câu (4). thông qua điển tích, Vũ Nương muốn nói nàng vẫn nhớ nhà, nhớ quê hương.
Document Outline
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 17)
- Điển tích, điển cố