Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 67 - Chân trời sáng tạo 6
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 67 - Chân trời sáng tạo 6 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Vẻ đẹp quê hương (CTST)
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn văn 6: Thực hành tiếng Việt (trang 67) 1. Đọc đoạn ca dao sau:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cơ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.
a. Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có
thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải.
• Phồn hoa: nơi có cuộc sống náo nhiệt và giàu có, xa hoa.
• Không thể thay thế. Bởi “phồn vinh” dùng để chỉ sự thịnh vượng, đang
phát triển tốt đẹp (thường dùng cho quốc gia, đất nước).
b. Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Phố giăng
mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.
• Biện pháp tu từ so sánh: phố - mắc cửi, đường - bàn cờ.
• Tác dụng: Giúp người đọc thấy được sự đông đúc, nhộn nhịp của kinh thành Thăng Long.
c. Xác định và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn ca dao trên.
• Các từ láy: ngẩn ngơ.
• Tác dụng: Cho thấy sự ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ đẹp của chốn kinh thành.
d. Trong dòng thơ cuối, có thể sử dụng cụm từ “bút đây” thay cho “bút hoa”
được không? Sự lựa chọn từ “bút hoa” góp phần thể hiện sắc thái ý nghĩa gì của bài ca dao.
• Không thể dùng cụm “bút đây” thay cho “bút hoa”.
• Nguyên nhân: Từ “bút hoa” cho thấy sự khéo léo, tài năng của người viết ra bài thơ. 2. Đọc bài ca dao sau:
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn
a. Từ “sẵn” trong câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” có nghĩa là gì? Việc lựa
chọn từ “sẵn” trong bài ca dao này có phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện không? Vì sao?
- Nghĩa của từ “sẵn”: ở trạng thái có thể sử dụng được ngay hoặc hành động
được ngay, do đã được chuẩn bị
- Việc lựa chọn từ “sẵn” trong bài ca dao phù hợp với nội dung mà tác giả muốn
thể hiện. Từ sẵn đã cho thấy được sự giàu có, trù phú của thiên nhiên ở Tháp Mười.
b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên.
Điệp từ “sẵn”: nhấn mạnh vào sự giàu có của thiên nhiên Tháp Mười.
3. Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A: Từ điền vào Câu chỗ trống
1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động… những a. hoàn thành phương án giải quyết.
2. Bạn Nga… bạn Nam làm lớp trưởng b. con
3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang… bà một ít cam ạ! c. chú
4. Ngày chia tay mái trường Tiểu học, tôi đã… cho người bạn d. lung linh
thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm.
5. Một bài văn… cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. đ. long lanh
6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ… những bài tập e. đề xuất còn lại nhé!
7. Người thợ săn bị một… hổ tấn công. g. đề cử
8. … mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê h. biếu
lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái.
9. Đôi mắt nó… như hai hòn bi ve. i. hoàn chỉnh
10. Bóng trăng… trên mặt nước k. tặng Gợi ý: 1. e 2. g 3. h 4. k 5. i 6. a 7. b 8. c 9. đ 10. d 4. Đoạn đoạn văn sau:
Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la
của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha sâu lắng.
Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc của mỗi miền
quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào.
Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này:
“Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.
Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể
hiện nội dung của đoạn văn.
• Các từ láy là: mộc mạc tha thiết, ngọt ngào, bâng khuâng, xao xuyến.
• Tác dụng: Các từ láy góp phần thể hiện vẻ đẹp của bài ca dao, cũng như
tâm trạng của tác giả khi đọc bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”. * Viết ngắn:
Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo
để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn
văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem. Gợi ý: Mẫu 1
Việt Nam là một đất nước xinh đẹp. Điều đó đã được ghi lại qua những bức
ảnh. Tôi cảm thấy ấn tượng nhất với bộ ảnh “Vẻ đẹp Việt Nam từ trên cao” của
nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân. Tấm ảnh đầu tiên là những ngư dân đang thả lưới
vây bắt cá cơm trên vùng biển tại Hòn Yến, Phú Yên. Tiếp đến là tấm ảnh chụp
cảnh ra khơi tại vùng biển Vinh Thanh (huyện Phú Vang) - đây là một trong
những bãi biển mang vẻ đẹp nguyên sơ của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Một bức ảnh
rất đẹp nữa chụp khung cảnh cánh đồng lúa chín rộng lớn. Người nông dân
đang chở lúa sau khi gặt về bằng thuyền tại Phù Cát, Bình Định. Cuối cùng là
bức ảnh chụp rừng dừa nước tại Tịnh Khê, Quảng Ngãi với màu xanh tươi mát.
Tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi được chiêm ngưỡng bộ ảnh tuyệt đẹp này. Mẫu 2
Mảnh đất Việt Nam vô cùng đẹp đẽ. Tôi đã có dịp được chiêm ngưỡng một tập
ảnh về cảnh đẹp của đất nước. Bức ảnh mở đầu là một vùng núi Tây Bắc hùng
vĩ với những ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng. Tiếp đến, bức ảnh về bãi biển
Nhật Lệ ở Quảng Bình với nước biển trong xanh, bờ cát trải dài với vẻ đẹp
hoang sơ thật mê đắm lòng người. Kế tiếp, khung cảnh hồ Xuân Hương ở Đà
Lạt hiện lên đầy thơ mộng. Một bức ảnh nữa chụp cảnh chợ nổi Cái Răng (Cần
Thơ) với những thuyền đầy ắp trái cây, nông sản của miền Tây. Bức ảnh cuối
cùng, chợ Bến Thành là một biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh. Tập ảnh
đã giúp tôi khám phá được vẻ đẹp của cả ba miền Bắc - Trung - Nam.
* Bài tập ôn luyện:
Đề bài: Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng từ Hán Việt. Gợi ý:
Từ xưa đến này, vấn đề chủ quyền dân tộc vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc
gia. Chủ quyền dân tộc được hiểu là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn
và đầy đủ trên mọi mặt: từ lập pháp, hành pháp và tư pháp của một dân tộc
trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Một dân tộc sẽ thể hiện chủ quyền dân
tộc của mình trên mọi phương diện: cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự và
ngoại giao. Chủ quyền dân tộc là một đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu
của một quốc gia độc lập. Tôn trọng chủ quyền dân tộc là một nguyên tắc cơ
bản trong luật pháp quốc tế. Còn việc bảo vệ chủ quyền dân tộc, chủ quyền
quốc gia là trách nhiệm vô cùng quan trọng. Mỗi quốc gia có thể sử dụng toàn
bộ lực lượng quân đội an ninh, sử dụng mọi biện pháp để chống lại mọi hành vi
xâm phạm phá hoại chủ quyền quốc gia; từ đó giữ gìn toàn vẹn chủ quyền dân
tộc đối với lãnh thổ quốc gia. Từ xưa đến này, nhân dân Việt Nam đã phải đánh
đổi bằng xương máu để bảo vệ và giữ vững chủ quyền, lãnh thổ của đất nước.
Trong quá khứ, các cuộc đấu tranh của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê
Lợi, Quang Trung… đều là những minh chứng hùng hồn nhất. Đến hiện tại,
trách nhiệm bảo vệ chủ quyền dân tộc là của toàn thể nhân dân. Từ cụ già tóc
bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét
giặc. Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng
tiêu diệt giặc. Hay những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội. Cả
những người phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp
việc vận tải. Rồi nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất.
Ngay cả những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ…. Chính vì vậy
mỗi người dân hôm nay hãy có ý thức trách nhiệm trong công cuộc bảo vệ và
xây dựng đất nước ngày một vững mạnh và cường thịnh hơn nữa.
Từ Hán Việt: quốc gia, tư pháp